III
Bất cứ đâu Cha Piô đến, tiếng
đồn về sự
thánh thiện của ngài đă đến trước,
có một số người
gọi ngài là "tiên tri nhỏ."
Vào đầu năm 1916 ngài được sai
đến tu viện Thánh Anna cũ kỹ ở Foggia.
Trong thời gian đó, tu viện ở ngoại ô thành
phố và chung quanh là cánh đồng để ngài đi
bách bộ. Thỉnh thoảng ngài dừng chân ở
Nguyện Đường Bảy Thánh Giá gần đó.
Ngài dâng lễ trong nhà nguyện nhỏ bé của tu
viện hoặc ở bàn thờ chính hoặc ở bàn
thờ Đức Mẹ Pompei.
Trong khi ở Foggia,
ngài nhận được lá thư của một
phụ nữ hỏi ngài là em trai của bà nên đi lính
hay ở ngoài dân sự.
Cha Piô viết thư trả lời cho ông: "Sự
nghiệp nào ông chọn cũng không thành vấn
đề, v́ ông sẽ thành công. Thiên Chúa sẽ
đối xử với ông như ông đối xử
với người dưới quyền."
Chị ông và gia đ́nh khi nhận được
thư trả lời của ngài, họ rất ngạc
nhiên, cho đến khi một binh nh́ đến thăm
họ và cho biết em trai của bà đă đối
xử với các người dưới quyền
như người cha đối xử với con cái. Bà
tự hỏi, làm thế nào mà Cha Piô biết điều
đó? Em bà trở về đời sống dân sự,
và đă thành công.
Một linh mục thuộc giáo xứ Cagnano cũng
để ư theo dơi các lời tiên tri. Một ngày kia,
để được quen biết hơn với
vị tu sĩ Capuchin trẻ tuổi này, ngài mời Cha
Piô dùng cơm.
Bà bếp của vị linh mục này ngỏ ư, "Con
phải nói chuyện với Cha Piô. Ngài có tài đọc
được tâm hồn người khác...
người ta nói ngài là thánh."
Vị linh mục lắc đầu nói với bà,
"Tôi không nghĩ là ngài có thời giờ cho bà."
Trong suốt bữa cơm, bà bếp kiên nhẫn
chờ đợi. Khi Cha Piô từ giă, bà đi theo ngài
xuống cầu thang.
Đến giữa chừng, ngài quay lại nói với
bà, "Bà muốn nói ǵ với tôi? Bà có thể nói ngay bây
giờ." Trước khi bà kịp trả lời,
ngài nói thêm, "Bà muốn tận hiến cho Đức
Giêsu Nagiarét."
Bà gật đầu công nhận là trong vài ngày gần
đây bà đă lập đi lập lại câu nói ấy.
Nhưng bà có ư định khác, "Bà d́ của con
đang đau nặng."
Cha Piô trả lời, "Chúng ta sẽ cầu
nguyện và vâng theo ư Chúa."
"Con cũng có đứa cháu gái bị lở loét
ở đầu, và ở chân tay."
Ngài gật đầu. "Chúng ta sẽ cùng cầu
nguyện cho nó."
Không bao lâu, d́ của bà qua đời, nhưng
đứa cháu của bà, đang nằm liệt
giường và không thể đi đứng
được, cảm thấy như có ai hiện
diện bên cạnh và đẩy cô ra khỏi
giường.
Cô nói với cả nhà, "Như thể có luồng
gió lôi con đứng dậy."
Sau này cô xưng tội với Cha Piô, và khi xưng
tội xong, cô c̣n chần chừ muốn nói chuyện
với ngài nữa, nhưng ngài đột ngột
từ giă và đi vào trong nhà thờ. Cô bật khóc.
Một linh mục trẻ đi ngang hỏi, "Sao
con khóc?"
Cô nức nở một cách đau khổ, "Cha Piô
không muốn nghe con nói. Ngài
bỏ con mà đi."
"Chắc con
muốn nói với ngài là con ao ước đi tu làm bà
sơ phải không."
Cô ngước mắt
nh́n. "Dạ phải."
Vị linh mục
trẻ mỉm cười, nói đùa, "Bởi
vậy ngài mới bỏ đi."
Lát sau Cha Piô trở ra
và thấy cô vẫn c̣n đợi ngài. Cô vội chạy
đến, hôn tay ngài và cầm tay ngài đặt lên
đầu cô.
Ngài từ tốn nói,
"Cẩn thận. Vết thương đầu
sẽ làm con đau và tay cha cũng đau nữa."
Mắt cô tṛn xoe. Cô
đang cầm tay ngài đặt lên chỗ vết
thương trên đầu, mà cô đă cẩn thận
lấy tóc che đi. Cô sững sờ đứng nh́n
trong khi ngài thong thả bước đi.
Sau đó không lâu Cha Piô
biết rằng ḿnh hay bị sốt. Khí hậu nóng và
bất thường ở Foggia đă làm bệnh cũ
tái phát, và ngài bắt đầu thúng thắng ho.
Cha bề trên nhận
xét, "Có lẽ con phải trở về Pietrelcina."
Cha Piô suy nghĩ
về điều đó. Ngài cảm thấy vui khi
được biết ư kiến v́ lần này ngài
cảm thấy không muốn về Pietrelcina. Một
điều ǵ sâu thẳm trong tâm hồn ngài khao khát
sự b́nh an và yên tĩnh, sự cô độc để
suy niệm.
Cha Paolino, bề trên tu
viện ở San Giovanni Rotondo đề nghị rằng
khí hậu ở tu viện ấy sẽ có lợi hơn
cho Cha Piô. Mọi người đều tán thành và vào
ngày 22 tháng Bảy 1916, cha di chuyển đến đó. Không
khí miền cao nguyên thích hợp với cha, và chỉ hai
tháng sau cha đă cảm thấy khoẻ mạnh và
sẵn sàng trở về Foggia. Nhưng cha bề trên
nghĩ Cha Piô phải sống thường xuyên ở San
Giovanni Rotondo. V́ vâng lời cha đă thuyên chuyển
đến đây vào tháng Mười Hai.
"Mừng cha
trở lại," Cha Paolino nói. Ngài chăm chú nh́n Cha Piô
qua cặp kính tṛn nhỏ xíu bám trên sống mũi dài. Bộ
râu xám không được cắt tỉa của cha
đă dài tới một gang tay lủng lẳng ở
dưới cằm.
Cha Piô mỉm
cười, "Con cũng mừng được
trở lại đây."
Cha được
giới thiệu với các Thầy Agostino, Thầy
Fernando, Thầy Gaudenzio, và Thầy Archangelo. Với
Thầy Nicola th́ cha đă gặp khi đến đây
lần đầu.
Cha Paolino nói, "Pḥng
của cha số năm."
Pḥng của ngài, bên
cạnh pḥng cha giải tội, là Cha Agostino, trên cánh
cửa có khắc một hàng chữ: "Thập giá luôn
sẵn sàng chờ đợi bạn bất cứ
đâu." Đó là một căn pḥng rất đơn
sơ với cây thánh giá độc nhất treo trên
tường ngay đầu giường nhỏ bé. Trong
pḥng chỉ có một cái ghế và cái bàn gỗ mà trên
đó có tấm h́nh gia đ́nh của ngài với ảnh
Đức Mẹ bế Hài Nhi Giêsu. Cha bề trên ra
lệnh gắn máy sưởi trong pḥng của ngài
để khỏi bị lạnh, nhưng Cha Piô đă
yêu cầu tháo ra. Ngài không muốn một đặc ân
nào mà các anh em tu sĩ của ngài không có.
Đời sống
bắt đầu ổn định, và không bao lâu Cha Piô
đă quen với công việc hàng ngày là cử hành Thánh
Lễ, cầu nguyện chung với các tu sĩ khác. Ngài
tự thu ḿnh trong nhà nguyện hàng giờ để
cầu nguyện và suy niệm dưới chân thánh giá.
Tu Viện Đức
Mẹ Ban Ơn được xây cất năm 1540. Năm
1624 một trận động đất làm hư
hại, và tu viện được trùng tu lại vào
năm 1629. Trong khi xây cất lại, Camillo DeLellis
đến đó. Các thầy ḍng rất tử tế
với ông, và ông đă đáp trả bằng cách giúp
họ trong việc xây cất. Ông cất chỗ tạm
trú gần tu viện và sống ở đó một
thời gian ngắn. Sau này ông được phong thánh;
Thánh Camillus, người sáng lập nhiều bệnh
viện và có nhiều người thiện chí phục
vụ bệnh nhân.
Đă hai lần các cha
ḍng Capuchin đă buộc phải rời bỏ tu
viện. Lần thứ nhất là năm 1810, sau lệnh
đàn áp tôn giáo của Joseph Bonaparte, nhưng họ
trở lại vào năm 1814. Lần thứ hai vào năm
1867, sau khi bị đàn áp bởi những luật
lệ của Thái Tử Eugenio da Carignano. Trong bốn
mươi năm, tu viện được dùng làm nhà
ở cho người nghèo, nhưng vào ngày 4 tháng
Mười 1909, tu viện được mở cửa
lại.
Chính yếu tu viện
là một ngôi nhà nhỏ bé, nghèo nàn, làm bằng đá xanh
thô sơ. Để vào tu viện phải đi qua
một nhà thờ nhỏ. Dọc theo hành lang là h́nh các
thánh của ḍng. Cao trên bàn thờ là ảnh Đức
Mẹ Ban Ơn thật đẹp, và dưới đó
là ảnh Thánh Micae và Thánh Phanxicô.
Cách tu viện hơn
một dặm là thành phố cổ xưa San Giovanni Rotondo,
cheo leo trên ghềnh núi của Cao Nguyên Gargano. Với dân
số 20,000 mà phần lớn là nông dân và người
chăn cừu. Điều kiện sinh sống của
họ thật thô sơ, v́ thành phố này hầu như
tách biệt với thế giới v́ thiếu
đường xá và phương tiện di chuyển
nhanh chóng. Điện và nước, và ngay cả hệ
thống dẫn nước thô sơ cũng không có. Các
gia đ́nh đông con buộc phải sống trong các túp
lều tồi tàn như những cái hang khoét vào vách núi. Bệnh
tật lan tràn v́ sự ẩm ướt và điều
kiện sống quá nghèo nàn, khả năng của các bác
sĩ cũng bị hạn hẹp khi phải chữa
trị khẩn cấp trong nhà của bệnh nhân. Tên San
Giovanni có từ thời xa xưa khi một ngôi
đền h́nh tṛn được dâng cúng cho Giano. Ngôi
đền này đă thêm vào cho thành phố chữ
"Rotondo", có nghĩa là tṛn, và tên San Giovanni là tên nhà
thờ đầu tiên được xây cất ở
đây.
Dẫn đến
thành phố chỉ có một con đường dốc,
ngoằn ngoèo từ một cao nguyên lấm tấm
những cánh đồng lúa vàng. Cạnh đó, những
cây ô-liu từ gần một thế kỷ và cây hạnh
nhân tiếp nối nhau thành con đường dẫn
đến các ngọn đồi toàn đá gần
đỉnh núi mà trên ấy chỉ có những bụi cây
c̣i cọt.
Cha Piô cảm thấy
thoải mái với chỗ ở mới này, v́ nó thật
yên tĩnh.
Một thầy ḍng
hỏi ngài, "Cha chỉ ăn có thế thôi sao?" Thầy
đăm đăm nh́n vào đĩa rau "broccoli"
có vắt tí chanh. Rau "broccoli" mọc dại ở
ngoài đồng, không mất tiền mua và bởi
thế đó là món rau ăn hàng ngày.
Cha Piô gật
đầu. "Và cái này nữa," vừa nói cha
vừa lấy miếng bánh ḿ.
Thầy ḍng khuyên,
"Cha sẽ khoẻ hơn nếu cha ăn thêm chút
nữa."
Cha Piô nh́n thầy, che
giấu vẻ khó chịu. Ngài muốn họ chú ư vào
việc ăn uống chứ đừng để ư
đến sức khoẻ của ngài.
Thầy ḍng vẫn dai
dẳng, "Nếu chỉ ăn có như vậy th́
việc ăn chay sẽ làm cha yếu đi, tốt
hơn cha nên ăn thêm giữa những lần ăn
chay." Các thầy khác ngồi cùng bàn đồng ư.
Một thầy nói,
"Dĩ nhiên, đó là tuỳ ư cha."
Cha Piô để cái
nĩa rơi xuống bàn gây thành tiếng động. Cha
lạnh lùng nói, "Các thầy thật tử tế
đă nhắc nhở tôi." Ngài chụp vội lấy
sách nhật tụng để bên cạnh đĩa và
đi về pḥng.
Ngài ngồi xuống
cạnh giường, tự hỏi, "Tại sao ngay
cả những bạn bè cũng xía vào vào bổn
phận của ḿnh với Chúa? Ḿnh phải chiến
đấu với ma quỷ và tay sai của chúng chưa
đủ hay sao?"
Đêm ấy cha
chập chờn trong giấc ngủ, dằn vặt
về sự việc xảy ra. Cha biết rơ là việc
ăn chay hai mươi ngày sẽ ảnh hưởng
đến sức khoẻ, nhưng cha c̣n phải
tiếp tục hăm ḿnh.
Cha biến những
đêm mất ngủ trở nên hữu ích. Cha rất
thích viết và dùng thời giờ ban đêm để
viết cho những người cần sự giúp
đỡ nhưng không thể đến tu viện
được. Thường những lá thư th́ dài,
thân thiện, và kiên quyết nhấn mạnh đến
sự can đảm một cách anh hùng và sự kiên
nhẫn vác thập giá.
Cha viết: "V́ ḷng
thương xót mà Thiên Chúa đă đặt chúng ta trên
đường Calvariô để bước theo
Thầy chí thánh. Chính qua ḷng thương xót này mà chúng ta
được sống giữa đám đông dân chúng. Đừng
quên các linh hồn của họ, hăy gần với
họ, đừng hoảng hốt khi nh́n thấy
thập giá mà chúng ta phải vác, hay đoạn
đường dài mà chúng ta phải đi, hay dốc
độ của ngọn đồi. Hăy mạnh dạn
lên v́ biết rằng sau khi lên đến Calvariô sẽ
có một con đường khác, dẫn lên núi của
Thiên Chúa đến Giêrusalem Thiên Đàng, và con
đường ấy thật dễ dàng!"
Vào một dịp khác
cha viết: "Có một điều mà Thiên Chúa không
thể khước từ trong tạo vật tội
lỗi của Người, và đó là ḷng khao khát yêu
thương Chúa một cách chân thành... Hăy cố chịu
lễ hàng ngày, hăy gạt bỏ những ư tưởng
phi lư, hăy hân hoan tin tưởng và vâng lời cách mù quáng,
đừng sợ sự dữ. Vũ khí đưa
dẫn bạn đến sự chiến thắng là phó
thác sự phán đoán của chính ḿnh cho những
người có nhiệm vụ dẫn dắt bạn qua
những phấn đấu và phức tạp của
đời sống."
Cha Piô rất coi
trọng những lá thư ngài nhận được,
và trong thư hồi âm ngài luôn luôn viết những
lời an ủi, tín thác cũng như khuyên bảo.
|