Chương IV Năm Dấu Thánh III Vào năm 1919 sự ồn ào về
Cha Piô và năm dấu thánh đă gia tăng mănh liệt
đến độ các tu sĩ ở San Giovanni Rotondo phải
đau khổ v́ bị tấn công, nhưng họ không cô
đơn. Cha Piô cũng được sự hỗ trợ
của các linh mục ở Ái Nhĩ Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Anh,
và Ba Lan. Cũng có rất nhiều linh mục Ư tin rằng
Cha Piô được in năm dấu thánh. Trong các bác sĩ tâm lư học, tâm bệnh
học, và thần kinh học khám nghiệm năm dấu
thánh của Cha Piô, vị bác sĩ đầu tiên là Bs.
Luigi Romanelli, một bác sĩ nổi tiếng ở
Barletta; cuộc nghiên cứu của ông gồm năm lần
khám nghiệm. Được ḍng Capuchin mời,
Bs. Romanelli đă đến gặp Cha Piô vào tháng Sáu, 1919.
Trong bản phúc tŕnh y khoa ông diễn tả các vết
thương ở tay Cha Piô là những vết
thương thuộc về cơ thể học gần
các đốt bàn tay, hầu như h́nh tṛn, có đường
kính khoảng hai xăng-ti-mét. Những vết
thương này được che bởi cái vẩy màu nâu
đỏ, các mô ở chung quanh không chảy máu, không
mưng mủ, và không bị viêm. Vị bác sĩ nói, "Vết
thương ở tay ngài không chỉ ở ngoài da, v́ khi
tôi dùng tay bóp vào bàn tay ngài, tôi cảm thấy có một khoảng
trống." Ông kết luận, "Vết thương
ở tay Cha Piô thực sự là những vết
thương bởi sự đâm thâu qua. Đây có thể
là lư do tại sao Cha Piô không thể nắm bàn tay lại
được." Trong buổi tối hôm đó, Bs.
Romanelli đă làm lại cuộc thử nghiệm tàn bạo
đó, dù ông biết Cha Piô rất đau đớn. Ông lại
làm cuộc thử nghiệm đó vào buổi sáng và luôn quả
quyết rằng đó là những vết thương bị
đâm thâu qua. Bs. Romanelli cho biết, "Vết
thương ở chân ngài cũng có đặc tính giống
như ở tay, nhưng miệng vết thương rộng
hơn. Chân th́ khó khám nghiệm hơn v́ nó dầy. Chỉ
cần ấn nhẹ vào chân ngài thôi cũng đủ khiến
Cha Piô nhăn mặt v́ đau đớn. Nước mắt
dàn dụa trên mắt ngài chứng tỏ sự đau
đớn của thân xác ngài là có thực." Cái vẩy tṛn mầu nâu được
tạo bởi máu từ từ đông lại, và dần
dà những cái vẩy ấy rơi ra, để lộ vết
thương với mọi chi tiết. Đường viền
của vẩy thật sạch sẽ đến nỗi
khi nh́n dưới kính phóng lớn cũng không thấy có
nước hay có màu đỏ. Một ngày kia Bs. Romanelli khám nghiệm
vết thương ở ngực. Ông thấy vết
thương này dài gần ba "inches" và thon nhỏ ở
hai đầu, có máu chảy ra và có h́nh dạng thập giá
để ngược. Vết thương nằm ở
khoảng một "inches" bên dưới đầu
vú bên trái và ngay bên ngoài trái tim và cũng có đặc tính
như các vết thương khác. Mép vết thương
cho thấy đó không chỉ là vết thương ngoài
da. Các mô chung quanh vết thương không bị viêm,
nhưng rất đau khi bị chạm nhẹ. Khi một linh mục Capuchin từ
Linh mục Capuchin này tuyên bố,
"Vết thương của Đức Kitô là ở bên
phải. Chắc chắn là ngọn giáo từ dưới
đâm lên, xuyên từ bên phải vào tim mà không thấu qua
sườn bên kia." Các linh mục đi t́m Cha Piô, và hỏi,
"Có phải vết thương của cha nằm đối
diện với vết thương của Đức Kitô
không?" Cha Piô bắt gặp ánh mắt ḍ
xét của các linh mục. Ngài b́nh thản trả lời,
"Nếu được giống hệt như vết
thương của Đức Kitô th́ thật là quá
đáng." Bs. Romanelli nhận thấy khi
được chữa trị tốt đẹp th́ các vết
thương có vẻ lành lặn, nên ông ra lệnh cho Cha
Piô, "Tôi muốn cha rửa tay với nước khử
trùng và sau đó dùng găng tay sạch mà bọc, đừng
dùng lại găng cũ bị dơ bẩn." Cha Piô sẵn sàng nghe theo nhưng ngài
quá mệt mỏi để thi hành những ǵ được
sai bảo. Khi thấy sự săn sóc thiếu
chu đáo không ảnh hưởng ǵ đến vết
thương, Bs. Romanelli để Cha Piô rửa các vết
thương với xà-bông loại rẻ tiền nhất.
Và điều đó cũng chẳng làm vết
thương tệ hại thêm, hay biến chứng thêm.
Ông cho bôi một loại thuốc để giúp vết
thương mau lành. Sau cùng, ông dùng đủ mọi cách
để chữa trị, nhưng các vết thương
vẫn không thay đổi. Bs. Romanelli lắc đầu tuyệt
vọng. "Tôi không t́m thấy một chứng cớ bệnh
lư nào cho phép tôi xác định những vết
thương này về phương diện y khoa." Ông
đă tŕnh lên Văn Pḥng Ṭa Thánh bản phúc tŕnh dài và có kèm
theo h́nh ảnh. Bs.
Romanelli nói với Cha Bề Trên Paolino. "Tôi không thể
nào giải thích được, kể cả các vết
thương cũng như mùi thơm của Cha Piô." "Cái
ǵ của Cha Piô?" Cha Paolino hỏi. "Mùi
thơm. Một tu sĩ như Cha Piô lại dùng dầu
thơm th́ không bất thường sao?" Cha
Paolino kinh ngạc và đồng ư rằng đó là điều
khác thường. Về
sau, Bs. Romanelli viết thư cho cha bề trên báo cáo rằng
ông lại ngửi thấy mùi thơm đó khi vừa
bước xuống thang lầu nhà ông để chuẩn
bị đến tái khám cho Cha Piô. Đó không phải là
điều tự kỷ ám thị, ông nhấn mạnh là
không có ai cho ông biết trước về điều
đó. Và lần
nào mùi thơm cũng giống nhau. Cha Paolino thầm nghĩ có lẽ
chính ngài phải đích thân điều tra trước khi
sự việc ra ngoài tầm tay. Ngài chặn hai thầy
đang trên đường đến nhà nguyện, và hỏi,
"Hai con có thấy Cha Piô dùng dầu thơm không?" Hai thầy cùng nhăn mặt.
"Dầu thơm?" Một thầy cố nín cười
hỏi lại. Cha Paolino nhíu mày khó chịu. "Cha
không nghĩ đó là điều tức cười." Thầy vội vàng đáp,
"Thưa cha không. Cha có muốn chúng con hỏi dùm cho cha
không?" Cha Paolino lau mồ hôi lấm tấm
trên trán. "Không cần." Ngài thở dài, vội vă
bước đi. Cha Piô làm như không nghe thấy tiếng
xầm x́ to nhỏ của các tu sĩ, và ngài tránh những
cặp mắt ḍ xét khi ngài khó nhọc lê bước trên
hành lang. Khi nói chuyện với ai, ngài cũng tránh đề
cập đến vấn đề. Ngày kia, ngài nói với một linh mục,
"Chúng ta cần có một bệnh viện." Cha gật đầu. "Dạ
phải. Con đồng ư với cha." Cha Piô tư lự một lúc và cảm
thấy thích thú với ư tưởng này. Ngài cố thuyết
phục bất cứ ai mà ngài nói chuyện dù rằng họ
là những người không cần phải thuyết phục.
Ngài nói, "Từ ngày đầu tiên tôi đến San
Giovanni Rotondo này, t́nh trạng y tế ở Gargano thật
tệ hại đến nỗi có một ông nhà nghèo kia bị
thương, người ta phải đưa ông ấy từ
Gargano đến Foggia bằng xe ḅ. Điều đó có
nghĩa phải mất sáu tiếng đồng hồ, nên
ông ấy đă chết v́ ra máu nhiều quá." Mọi người đều tán
thành điều đó. T́nh trạng y tế của một
thành phố mà dân số ngày càng gia tăng đă bị quên
lăng từ lâu. Chữ "bệnh viện" ở
đây chỉ là một vài căn pḥng nhỏ trong phố,
và không đủ giường cho bệnh nhân nằm. Trong
các trường hợp khẩn cấp, vị bác sĩ
địa phương thường được gọi
đến nhưng chính ông phải mang theo dụng cụ
hành nghề. Với những trường hợp nguy kịch,
bệnh nhân phải đến các thành phố lân cận
như Foggia, San Severe, hay Monte Santangelo, và ở đó, việc
chữa trị lại bị tŕ hoăn v́ thiếu
phương tiện liên lạc để có được
thuốc men giúp đỡ nạn nhân. Trong một bữa trưa, bỗng
dưng Cha Piô nói lớn, "Tôi sẽ phải làm cái ǵ
đó cho t́nh trạng này." Mọi người nh́n ngài. Họ
ngồi ở những chiếc bàn gỗ xếp thành ṿng
tṛn trong pḥng ăn. Một phút im lặng trôi qua. Một
thầy ngồi đối diện với Cha Piô mỉm
cười, nh́n khuôn mặt rạng rỡ của ngài và
nói, "Cha làm ơn đưa cho con ổ bánh ḿ." |
|