Chương IV Năm Dấu Thánh V Trong lịch sử các thánh, sự
kiện có mùi thơm th́ không ǵ mới mẻ. Tay Thánh
Đa Minh phát ra mùi thơm khi dân chúng hôn tay ngài, và Thánh
Helena phát ra mùi thơm khi ngài rước lễ. Một số
thân thể các thánh phát ra mùi thơm sau khi chết, như
trường hợp của Thánh Coletta, Thánh Joseph Cupertino,
và Thánh Martin de Porres. Bất cứ ai đang trong t́nh trạng
mắc tội trọng, Thánh Philip Rôma đều ngửi
thấy mùi hôi thối khi ngài đến gần, mặc dù
thân thể người đó rất sạch sẽ. Trong trường hợp của
Cha Piô, mùi thơm nói lên sự hiện diện an ủi của
cha. Đó là để khuyến khích, chú ư đến
điều nguy hiểm ngay lập tức, hay nhớ
đến sự hiện diện, sự khuyên bảo và sự
hướng dẫn của cha. Nhiều người nhận
ra mùi thơm đó một cách riêng biệt, không phải ai
ai cũng nhận thấy cùng một lúc. Các tu sĩ ở tu viện Đức
Mẹ Ban Ơn lắng nghe các người khách bàn tán sôi nổi
về mùi thơm này. Một linh mục nói với hai thầy,
"Có nhiều người cho rằng nó giống mùi
át-xít 'carbolic'. Có người c̣n cho rằng nó giống mùi
nhang hay mùi thuốc lá nữa chứ." Một thầy phản đối,
"Không. Điều đó vô lư. Cha ấy đâu có dùng thuốc
khử mùi hôi." Hai người kia gật đầu
đồng ư. "Tôi nghe có người nói nó tùy thuộc
t́nh trạng linh hồn của người gặp ngài. Họ
nói những người trong t́nh trạng ơn sủng
th́ ngửi thấy mùi ngọt ngào, trong khi người mắc
tội trọng th́ chẳng ngửi thấy ǵ cả.
Nhưng tôi nghĩ đến một điều đang
được người ta công nhận rằng những
người không có đức tin và mắc tội trọng
được ngửi thấy mùi ngọt ngào này lần
đầu tiên khi gặp ngài, và điều này ảnh
hưởng đến sự trở lại của họ." Bà Grazia Formicelli, mẹ đỡ
đầu của Cha Piô, nói với một thầy rằng,
"Tôi cũng cảm nghiệm được điều
đó. Khi tôi đang ở trên núi hái dâu và đang đi giật
lùi. Bỗng dưng tôi ngửi thấy mùi thơm của
Cha Piô. Tôi ngẩng đầu lên, quay người lại,
và thấy ngay đằng sau là một vách núi thật dốc.
Chỉ cần thêm một bước nữa thôi là tôi lọt
xuống đó ngay." Sau này, khi bà đến San Giovanni
Rotondo để cám ơn Cha Piô đă cứu mạng bà,
cha đă xua tay và nói, "Đó là để bà nhớ
đừng bước giật lùi như con nít." Một người viết tiểu
sử Cha Piô, là Gian Carlo Pedriali, viết cuốn Tôi Đă Gặp
Cha Piô và kể lại lúc ông đến gặp cha v́ ṭ ṃ.
Ông viết, "Tôi đang đứng ở trước
nhà thờ với đứa con trai, đó là lần đầu
tiên trông thấy ngài với đám đông vây quanh. Tôi đứng
xa chỗ ấy lắm và một mùi thơm nhẹ nhàng
xông vào mũi. Ngay lúc đó đứa con trai hỏi tôi
đó là mùi ǵ vậy." Bà Josephine Marchetti ở Ngài Domenico Tognola, ở Zurich, Thụy
Sĩ viết cho tu viện San Giovanni Rotondo, và kể với
các thầy: "Một sáng kia tôi thức giấc và ngửi
thấy mùi thơm nồng nàn của hoa tím, hoa huệ tây
và hoa hồng. Tôi nhận ra mùi thơm đó có liên hệ
đến Cha Piô và tự hỏi không biết điều
đó có ư nghĩa ǵ. Và tôi chợt hiểu khi người
phát thư trao cho tôi lá thư của người em tôi, mà
đă ba mươi hai năm tôi không gặp chú ấy và
tưởng đă chết. Tôi từng xin Cha Piô cho tôi
được biết bất cứ tin tức ǵ về
em tôi, và ngài đă trả lời." Một chủng sinh, James Bulmann
người Hoa Kỳ, một sáng kia đến tu viện
Đức Mẹ Ban Ơn và được vinh dự
giúp lễ cho Cha Piô. Sau đó, chủng sinh này nói với
các thầy ḍng: "Trong khi giúp lễ, tôi ngửi thấy
mùi thơm tuyệt diệu chưa từng thấy. Tôi biết
rất ít về Cha Piô và cũng không biết ǵ về hiện
tượng này." Các thầy ḍng cười. Một
thầy nói, "Đó là dấu hiệu cho thấy Thiên
Chúa đă ban một ơn ǵ đặc biệt qua Cha
Piô." Một thầy khác nói xen vào,
"Đúng vậy, trong những người biết Cha
Piô, nhiều người cho rằng mùi thơm này chứng
tỏ là ngài đă nghe lời cầu xin của họ, hoặc
như một cảnh giác nên tiếp tục hay nên dứt
bỏ một hành động nào đó, hoặc như sự
thúc giục cầu nguyện hay tiếp tục trông cậy.
Họ coi như ngài muốn nói rằng ngài đang cầu
nguyện và đang chú ư đến khó khăn của họ,
và mùi thơm chứng tỏ là ngài đang hiện diện
về phương diện tinh thần dù rằng thân xác
ngài cách xa đó." Chủng sinh này hỏi, "Cha Piô
nói ǵ về tất cả những điều này." "Cha chẳng nói ǵ cả,"
thầy ḍng trả lời. "Ngài không thích đề cập
đến bất cứ điều ǵ." Người chủng sinh nói,
"Như vậy, tôi có thể nói đó là một hiện
tượng bí ẩn kỳ lạ." Các thầy quay lưng định
bước đi, chủng sinh này hỏi, "Các thầy
muốn biết tôi nghĩ ǵ không?" Mọi người
nh́n đến anh. "Tôi nghĩ tất cả chỉ
là một sự tưởng tượng được
phóng đại!" Các thầy giật ḿnh, nhưng
người chủng sinh phá lên cười. "Đời
sống sẽ tẻ nhạt nếu thỉnh thoảng
không có những mâu thuẫn, phải không?" Họ nh́n
anh hơi nghi ngờ, và quay bước. Những mâu thuẫn cũng xảy
ra trong lănh vực y học. Bs. Romanelli đă đến gặp
Bs. Festa vào tháng Bảy 1920 và họ không c̣n bất đồng
về vết thương như lúc trước. Cách
đây một năm, Bs. Romanelli chỉ thấy có một
vết thương dài chừng bảy đến tám
xăng-ti-mét. Ngược lại, cũng như Bs. Bignami,
Bs. Festa lại thấy hai vết thương, và đó là
vết thương ngoài da và có h́nh thập giá để
ngược. Bây giờ tất cả đều đồng
ư--đó là một thập giá để ngược. H́nh thập giá để ngược
ở ngoài da ít có ảnh hưởng đến lớp biểu
b́. Nhưng lớp da đó có nhiều điểm kỳ lạ.
Có một cái sẹo ngắn và hẹp che phủ phần
chính giữa vết thương. Các mô chung quanh không thấy
đỏ, không bị thâm nhiễm hay làm mủ. Nhưng bề
ngoài của cái sẹo khiến người ta tưởng
lầm, v́ chỉ cần chạm nhẹ thôi nó cũng khiến
đau ghê gớm và lan rộng hơn cả diện tích của
cái sẹo. Mặc dù vết thương ở
ngực có vẻ chỉ ở ngoài da, nhưng Bs. Festa cho
biết chính mắt ông thấy máu nhỏ ra từ vết
thương đó c̣n nhiều hơn ở các vết
thương khác. Ông nói, "Trong lần khám nghiệm
đầu tiên, vào lúc chín giờ tối, tôi lấy đi
mảnh vải--cỡ chừng bàn tay--đang đậy
vết thương ấy, nó ướt đẫm chất
lỏng màu đỏ, và tôi đặt một khăn tay mới
lên vết thương. Đến bảy giờ sáng hôm
sau, chiếc khăn tay mà tôi đặt vào tối hôm
trước, và cả mảnh vải cùng kích thước
mà Cha Piô đặt lên vết thương vào nửa
đêm, đều ướt sũng với chất bài tiết
đó, chứng tỏ thực sự có xuất huyết." Cha Piô thường giữ những
mảnh vải to bằng bàn tay ở chiếc bàn ngủ
bên cạnh giường. Trước khi cha bề trên
được lệnh từ Vatican là phải ǵn giữ
những mảnh vải này, Cha Piô muốn đốt chúng
đi. Bs. Festa đề nghị, "Hăy
giữ lấy những mảnh vải ấy và phân phát
cho người tín hữu." Cha Piô suy nghĩ trong giây
lát và đồng ư. Bs. Festa cho biết, "Tôi thu thập
rất nhiều mảnh vải ấy, và tỉ lệ máu
và nước thấm ở những mảnh vải này
đều giống nhau và có cùng một đặc tính, dù
lượng chất lỏng nhiều ít. Trong năm tôi
khám nghiệm Cha Piô, một ngày ngài phải dùng đến
ít nhất là ba mảnh vải, và một số ướt
sũng." Vị bác sĩ cũng nhận thấy
máu và nước tiết ra một cách tách biệt nhau ở
ngoài ŕa vết thương. Trên các mảnh vải người
ta có thể thấy chỗ máu và nước ḥa lẫn với
nhau. Và sau một thời gian, chất lỏng này trở
thành máu khô. Trong nhiều năm, Bs. Festa ghi nhận
lại những sự kiện của các mảnh vải
này, và thỉnh thoảng ông phúc tŕnh cho các cha Capuchin. Ông viết,
"Không có trường hợp nào mà sự ḥa lẫn của
chất lỏng này hoàn tất cả. Không có sự rữa
nát, hay có vi khuẩn xuất hiện hay có mùi hôi." Ông
cho biết, trong mọi trường hợp, vết máu trở
thành mầu nâu sau nhiều năm, nhưng nếu nh́n mảnh
vải ở chỗ sáng sủa, th́ nó có mầu đỏ
hơn là mầu nâu. Bs. Festa cho biết: "Ở ḷng
bàn tay trái của ngài, khoảng giữa lưng bàn tay, có một
vết thương gần như h́nh tṛn, gọn gàng, và
đường kính lớn hơn hai xăng-ti-mét. Nó
được che bởi cái vẩy mầu nâu. Miếng vẩy
này cứng dần v́ máu rỉ ra từ giữa vết
thương." Vết thương ở ḷng bàn
tay, dù được quan sát bằng kính phóng đại cũng
không thấy có mủ hay sưng. Và vết thương ở
bàn tay phải, Bs. Festa cho biết, cũng giống như ở
bàn tay trái. Trong khi khám nghiệm, ông thấy có giọt máu rỉ
ra ở chung quanh vết thương. Mọi bác sĩ đều nhận
thấy Cha Piô rất đau đớn, và ngài phải kéo
lê đôi chân mỗi khi đi đứng. Trước khi
một thang máy được thiết lập, việc
lên xuống cầu thang hàng ngày là một thống khổ
cho ngài. Một phụ tá nói với ngài,
"Những bậc thang quả là đường lên núi
Sọ cho cha." Ngài trả lời, "Đường
núi Sọ của tôi đâu chỉ có những bậc thang
này." Ngài cố tránh dây dưa vào những
bàn căi và tranh luận về các dấu thánh và sức mạnh
siêu nhiên mà người ta gán cho ngài. Nhưng ngài không thể
bưng tai bịt mắt mà không nghe biết về những
điều ấy, và khi được Ṭa Thánh ra lệnh
tuân phục để điều tra và khám nghiệm ngài cũng
không biết làm sao hơn. Việc bàn căi về vết
thương của ngài hầu như xảy ra hàng ngày. Một
người không đồng ư là Cha Agostino Gemelli, ngài là
linh mục, bác sĩ, tâm lư gia, khoa trưởng Đại
Học Công Giáo Milan, người cố vấn cho Đức
Giáo Hoàng Piô XI, và là người tư vấn cho các Thánh Bộ.
Ngài được coi là một linh mục rất đạo
đức và có uy tín về phương diện khoa học. Trong một chiều tối, Cha
Gemelli bất ngờ đến tu viện Đức Mẹ
Ban Ơn. Ngài nói với thầy ḍng tiếp
đón ngài, "Tôi muốn gặp Cha Piô." Thầy thưa, "Xin lỗi cha.
Cha Piô đang cầu nguyện. Xin cha ở lại qua
đêm và sáng hôm sau sẽ gặp ngài." Cha Gemelli đồng ư, và sáng sớm
hôm sau ngài đợi Cha Piô ở hành lang. Trong ánh sáng lờ
mờ của b́nh minh, cha nhận ra bóng dáng Cha Piô đang
lê bước đến ngài. Khi Cha Piô đến gần,
cha hơi sững sờ nh́n thấy khuôn mặt hiền từ
của Cha Piô mà cha tưởng rằng ngài sẽ nhăn
nhó ghê gớm v́ đau đớn. "Cha Piô," Cha Gemelli vừa ôm
lấy cánh tay cha vừa nói. "Tôi đến để
khám nghiệm vết thương của cha." Ngài nở
một nụ cười thật tươi, tỏ vẻ
ân cần. Cha Piô dừng bước. Cha cảm
thấy hơi căng thẳng. "Cha có giấy phép
không?" Nụ cười của Cha Gemelli
vụt tắt. "Giấy phép?" "Phải." Cha Gemelli quay mặt đi chỗ
khác. Ngài ấp úng, "Không. Tôi..." Và ngài bỏ lửng
câu nói. Cha Piô nh́n vào đôi mắt bối
rối ấy, và không nói một lời ngài tiếp tục
đến nhà nguyện cử hành Thánh Lễ. Cha Gemelli nói vói theo, "Chúng ta sẽ
nói về chuyện ấy sau." Nhưng ngài rời tu viện
mà không gặp Cha Piô. Về sau, Cha Gemelli tuyên bố một
cách công khai cũng như riêng tư rằng ngài đă khám
nghiệm vết thương của Cha Piô và ngài thấy
đó không phải là các vết thương trên da thịt
như của Thánh Phanxicô. Ngài cho rằng các dấu thánh của
Cha Piô đối với ngài chỉ là một đặc
tính thoái hóa của các tế bào hoặc đúng hơn được
gây ra bởi một sự lừa dối thực sự
và chính xác. Những lời nhận xét của Cha Gemelli lọt
vào tu viện. Một thầy hỏi Cha Piô,
"Cha có biết Cha Gemelli nói ǵ không?" Cha Piô gật đầu, thực sự
không lưu tâm. "Ai ai cũng nghiêm trọng nói với
tôi điều ấy cả." Thầy ấp úng, "Nhưng...
Làm thế nào mà cha chịu được? Người ấy
c̣n thuyết phục cả Đức Giáo Hoàng rằng các
vết thương của cha chỉ là vết
thương đương nhiên của một người
cuồng điên." Cha Piô nhún vai, "Họ có quyền
bày tỏ ư kiến." "Không, không," thầy lư luận.
"Nó không đơn giản là vấn đề quan
điểm. Người ấy viết báo làm xáo trộn
đủ mọi thứ. Tại sao ngay cả các nhà ḍng cũng
bị tấn công. Tỉ như các cha ḍng Tên người
Anh. Họ cũng bị tấn công v́ bênh vực cha." Cha Piô nh́n xuống đôi bàn chân. Chỉ
cần đứng lâu một vài phút th́ chúng đă sưng
và đau nhức. "Cha không hiểu sự quan trọng
của việc tấn công ấy," thầy kêu lên.
"Cha không trả lời những điều kết án ấy
sao?" Cha Piô nh́n lên trời
và lắc đầu. "Không." |
|