IV
Điều
không thể tránh khỏi là một ngày nào đó
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII sẽ nghe biết về Cha
Piô. Cũng không thể tránh khỏi là sẽ có những
tin tức thất thiệt.
Lần
đầu tiên Đức Thánh Cha nghe biết về Cha
Piô là sau Thế Chiến II, khi ngài c̣n là Đức
Hồng Y Roncalli, đại diện ṭa thánh ở Pháp.
Chính nơi đây ngài được nghe ông Emanuele
Brunatto quê quán Torino, nước Ư đă hết lời ca
tụng Cha Piô. Đức Hồng Y Roncalli lắng nghe và
không bao giờ quên những ǵ ngài đă nghe, và
một trong những điện văn đầu tiên
khi lên ngôi giáo hoàng là gửi cho Cha Piô phép lành của ngài.
Sớm hay
muộn, ngài cũng sẽ nghĩ đến Cha Piô
một lần nữa. Đức GM Girolamo Bortignon,
vị giám mục Padua, than phiền với người
bạn có uy thế ở Rôma rằng các sinh hoạt
ở San Giovanni Rotondo cần được điều
tra. Do đó Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đă gửi
Đức Ông Carlo Maccari đến để
điều tra và có những đề nghị.
Đức Ông
Maccari không ngạc nhiên khi thấy những người
được gọi là con cái thiêng liêng của Cha Piô
đă gây nên nhiều xáo trộn. Người ta chen
lấn, căi cọ để ngồi hàng đầu trong
nhà thờ. Họ đem theo kéo để cắt áo
của Cha Piô làm kỷ niệm, và đôi khi họ
giằng co tay áo của Cha Piô đến độ ngài
phải khó chịu la lên. Người ta cho biết
họ đă đánh nhau kịch liệt để dành
cái gối quỳ của Cha Piô khi Chầu Thánh Thể.
Và có những than phiền về các bà chen lấn và xô
đẩy trước cửa nhà thờ để
chờ khi cửa mở, họ được ngồi
hàng ghế đầu.
Tại bệnh
viện, Đức Ông thấy sổ sách không
được ghi chép đầy đủ, với
những số tiền tặng dữ vẫn c̣n
được ghi trong sổ tay chứ chưa chính
thức đưa vào sổ chi thu.
Trong ngôi làng
kế cận, ngài khám phá thấy nhiều khách sạn và
quán trọ xây dọc theo đại lộ Capuchin, và
một số người bán vé xưng tội cho các
người hàng hương thiếu kiên nhẫn
hoặc để lén lút đưa họ vào pḥng áo
(nơi chờ xưng tội). Ngài cũng
được biết có một con buôn chuyên bán
những cặp găng tay không có ngón, giống hệt
như của Cha Piô, được thấm máu súc
vật và nói dối là của Cha Piô.
Đức Ông
Maccari ở đó ba tháng và sau cùng ngài phúc tŕnh: "Dân
chúng th́ cuồng tín; ban giám đốc th́ chểnh
mảng, vô trật tự và thiếu khả
năng."
Để hoàn
tất phúc tŕnh đó, ngài thuyên chuyển Cha Justino de
Lecce, người bạn tâm giao của Cha Piô sang
Cerignola, và để kiểm soát đám đông ngài
nhấn mạnh đến việc chăng một giây
xích sắt ngay trước ṭa giải tội của Cha
Piô để ngăn cản đám đông đến quá
gần. Toàn bộ cuộc điều tra nhắm
đến Cha Piô. Các tu sĩ Capuchin ở San Giovanni
Rotondo bàng hoàng.
Trong một
bữa ăn, Cha Piô bảo với các tu sĩ:
"Đó chỉ là một thủ tục. Đừng
để ư làm ǵ."
Một linh mục
ngồi ở cuối pḥng thở dài: "Thủ
tục. Con thành thực không nghĩ như vậy.
Những cuộc thăm viếng của ṭa thánh
thường báo trước ngày tận thế." Cha
Piô liếc nh́n nhưng không nói ǵ cả.
"Hy vọng
là không-."
Cha Piô giơ tay
ra hiệu chấm dứt. Bỗng có tiếng cười
khúc khích phá tan sự im lặng với lời tuyên
bố là món súp hôm nay nhạt quá.
Cha Piô thầm
nghĩ và mỉm cười: "Thật đúng
vậy. Thế giới chưa chấm dứt, và món súp
chắc chắn quá nhạt nhẽo."
Thật
vậy, thế giới vẫn xoay vần như
thường lệ, mặc dù số khách đến tu
viện ngày càng đông hơn. Mùa thu năm ấy, hàng
trăm giám mục và hồng y cũng nối đuôi
đám đông để gặp Cha Piô. Họ đến
tham dự Công Đồng Vatican II ở Rôma và
đến từ Nam Mỹ, Phi Luật Tân, Ấn
Độ, Nhật Bản, Gia Nă Đại, Ba Lan, Nam
Tư, Hoa Kỳ, Madagascar, Việt Nam, Thánh Địa, và
các quốc gia khác. Một số vị dừng chân
ở San Giovanni Rotondo trước khi về lại nhà.
Một trong các vị là Đức Thượng Phụ
Chính Thống Giáo, là người chưa được
gặp Cha Piô khi ngài c̣n theo học ở Rôma. Các giám
mục thường tham dự Thánh Lễ của Cha Piô
và sau đó cử hành Thánh Lễ ở bàn thờ
cạnh hay trong nhà nguyện của bệnh viện. Có
lần cả mười giám mục lần lượt
cử hành Thánh Lễ. Một trong các hồng y xin Cha Piô
cầu nguyện cho họ.
Cha Piô trả
lời ngài, "Điều đầu tiên con cầu
nguyện hàng ngày là cầu cho đức giáo hoàng.
Người kế tiếp là Đức Hồng Y."
Như thể
cơ sở bệnh viện và cuộc thăm viếng
của ṭa thánh chưa đủ lôi kéo sự chú ư
đến Cha Piô, những tranh luận về sự
chữa lành của ngài vẫn tiếp tục không
ngừng.
Trước khi
bất cứ sự chữa lành nào được coi là
phép lạ, Giáo Hội phải thực hiện một
cuộc điều tra kỹ lưỡng và lâu dài. Trong
gần 125 năm lịch sử của đền
Đức Mẹ Lộ Đức, nước Pháp,
chỉ có 150 vụ chữa lành được coi là phép
lạ, mặc dù có đến 5,000 người
được chữa lành bệnh tật thể xác
ngay tức th́. Đối với Cha Piô cũng
thế--trong hàng trăm vụ được phúc tŕnh,
chỉ có một ít là được công nhận. Và không
phải bất cứ ai đến với ngài cũng
được khỏi bệnh; tuy nhiên, thông
thường khi một phép lạ xảy ra, đức
tin của toàn thể gia đ́nh được hồi
phục.
Nếu có
người muốn cám ơn Cha Piô, ngài thường
nói: "Tôi không làm phép lạ. Tôi chỉ cầu
nguyện cho bạn, và Thiên Chúa chữa lành bạn. Hăy
cám ơn Người, đừng cám ơn tôi."
Ông Giorgio
Bernucci, người phụ trách một mục của
tờ báo Vatican, "Observatore Romano" sống với
người mẹ già gần như bị mù. Một
sáng kia ông đến văn pḥng với vẻ buồn
bực, và khi bạn đồng nghiệp, Mario Cinelli,
hỏi tại sao, ông trả lời là mẹ ông bị
tai biến mạch máu năo và các bác sĩ cho biết bà
sắp chết.
Ông Cinelli xung
phong đi San Giovanni Rotondo để xin phép lành
đặc biệt cho bà, và chẳng bao lâu ông
đứng trước mặt Cha Piô, kể với ngài
về t́nh trạng mẹ của người bạn.
Cha Piô hỏi:
"Cha có thể làm ǵ cho bà ấy?"
"Xin cha
cầu nguyện," ông Cinelli trả lời.
Cha Piô đáp,
"Được. Cha sẽ cầu nguyện cho bà
ấy". Khi ông Cinelli trở về th́ mẹ của
người bạn đồng nghiệp đă khỏe
lại, và trong vài tuần sau bà thực sự lành
bệnh.
Mọi
người ở tu viện đều có liên can ít
nhiều đến việc dâng hiến một nhà
thờ mới ở tu viện. So với các nhà thờ
nhỏ và khiêm tốn của thế kỷ 17, nhà thờ
to lớn này chứa đến bốn ngàn người.
Những
tảng đá cẩm thạch được dùng trong
việc xây cất được lấy từ Sardina,
rặng núi Alp, Thụy Điển, Mễ Tây Cơ, Peru,
Pakistan, và nhiều nơi trên nước Ư. Một nhóm họa
sĩ chuyên vẽ cảnh Phúc Âm đă thực hiện
chặng Đàng Thánh Giá thật linh động. Các
bức bích họa, các cửa kính, các dăy cột trụ
đều góp phần cho phần mỹ thuật của
nhà thờ. Cung thánh được lát bằng đá
cẩm thạch và đá quư, và trên tường gian cung
thánh là một bức khảm thật lớn h́nh
Đức Mẹ Ban Ơn, và là công tŕnh của
Trường Vatican, được dâng cúng bởi hai
Sơ Thụy Sĩ, Lillian và Martha Gemsch.
Một ngày kia
trong cuộc đi thăm nhà thờ mới, Cha Piô
được đưa xuống xem hầm mộ.
Có người
nói, "Thưa cha. Con mong là cha sẽ sống lâu trăm
tuổi như trong huyền thoại, nhưng khi cha
chết, đây là nơi chôn cất của cha."
Cha Piô lắng
nghe, nh́n vào hầm mộ, quay sang người ấy, và
hỏi, "Tại sao con không nằm vào trong
ấy?"
Một
người đứng cạnh mỉm cười:
"Chúng con chúc cha sống lâu trăm tuổi."
Cha Piô nhăn
mặt, ngài nói: "Vậy con muốn trù ẻo cha hay
sao. Con muốn cha kéo dài cuộc lưu đầy này hay
sao? Cha chỉ ao ước là được về
hưu và chuẩn bị một cái chết tốt
lành."
Một phút im
lặng trôi qua. Không ai rơ ngài muốn nói ǵ hoặc
biết trả lời ngài thế nào. Ngài từng
nổi tiếng hay làm á khẩu kẻ đối
thoại.
Cha Piô
đặc biệt rất khó khăn với phụ
nữ v́ những thời trang hiện hành. Ngài luôn luôn là
kẻ thù không thương xót của sự trang
điểm phấn son.
Ngài nói, "Khoe
khoang là con của kiêu hănh, và nó c̣n tệ hại hơn
kiêu hănh. Có bao giờ bạn thấy cánh đồng
trồng bắp chưa? Có những trái vươn lên
cao, có những trái thấp dưới đất. Thử
hái một trái trên cao, trái kiêu hănh ấy, và bạn sẽ
thấy nó chẳng có hạt ǵ; nhưng nếu bạn
hái trái thấp dưới đất, trái khiêm
nhường, bạn sẽ thấy nó đầy
những hạt. Bởi đó, bạn có thể hiểu
là khoe khoang th́ rỗng tuếch."
Cha Piô
thường không tha thứ cho những phụ nữ
mặc áo hở cổ hay mặc váy đầm ngắn,
bó sát, và ngài cấm con cái thiêng liêng của ngài không
được mang vớ mỏng (stocking). Mỗi
năm ngài lại càng nghiêm khắc hơn. Ngài kiên
quyết đuổi họ ra khỏi ṭa giải
tội, nếu ngài cho là y phục của họ không
xứng hợp. Có nhiều buổi sáng ngài đuổi
hết người này đến người kia, cho
đến khi chỉ c̣n lại một ít người
được xưng tội.
Các tu sĩ trong
ḍng cũng băn khoăn với việc thanh lọc
quyết liệt này nên họ treo một tấm bảng
ở trước cửa nhà thờ với nội dung:
"Theo Cha Piô muốn, phụ nữ vào ṭa giải
tội phải mặc váy đầm dài quá đầu
gối tối thiểu một gang tay. Cấm không
được mượn váy đầm dài trong nhà
thờ để mặc xưng tội."
Việc
khuyến cáo này cũng không có hiệu quả. Vào giờ
phút chót, các phụ nữ trao đổi váy đầm,
áo khoác, và áo mưa một cách lén lút trong khung cảnh
lờ mờ của nhà thờ để cứu
chữa những khiếm khuyết.
Từ từ
các phụ nữ thay đổi, nhưng có lẽ
chưa đúng cho lắm. Cha Piô tiếp tục xua
đuổi họ trước khi chọ họ cơ
hội xưng tội. Ngài có thể quắc mắt nh́n
họ, và càu nhàu, "Về mặc quần áo
lại." Đôi khi ngài c̣n nói thêm, "Diêm dúa!" Ngài
không trừ một ai, kể cả những
người mới gặp lần đầu, hay các con
thiêng liêng quen biết.
Khi tuổi càng
cao, giờ giải tội của Cha Piô được
rút ngắn lại c̣n bốn tiếng, chia đều cho
quư ông và quư bà. Ngoài việc y phục xứng hợp,
họ c̣n phải biết tiếng Ư, mặc dù bằng
cách nào đó ngài có thể hiểu những người
nói tiếng ngoại quốc. Ngài chỉ biết
tiếng Ư, La Tinh, và một ít tiếng Pháp, nên ngài kiên tŕ
từ chối nghe xưng tội ngoại trừ
bằng tiếng Ư và La Tinh.
Nhiều khi Cha
Piô từ chối ban phép xá giải cho hối nhân, và ngài
đóng xập cánh cửa nhỏ ngay trước
mặt họ, người ta trách cứ ngài, hỏi
tại sao ngài lại làm như vậy.
Ngài hỏi
lại, "Quư vị không biết là tôi phải đau
khổ dường nào khi làm như vậy? Chúa buộc
tôi phải làm vậy. Tôi không kêu gọi ai, và cũng
không từ chối ai. Có ai đó gọi họ và từ
chối họ. Tôi chỉ là một công cụ vô dụng
của Người."
Ngay cả các
ông cũng phải theo một vài quy tắc. Họ không
được phép vào nhà thờ với áo cụt tay.
Thanh thiếu niên cũng như quư ông phải mặc
quần dài trong nhà thờ, nếu họ không muốn
bị đuổi khỏi nhà thờ. Nhưng phụ
nữ mặc váy ngắn là mục tiêu chính của ngài.
Thành tŕ của
Cha Piô có lẽ là nơi duy nhất trên thế giới mà
thời trang của thập niên 1930 vẫn c̣n
được dùng trong thập niên 1960.
|