http://nguoitinhuu.com/sachtruyen/PadrePio/header.jpg

Chương IX

CUC ĐIU TRA

I

Vào một buổi sáng oi bức mùa hè năm 1960, Cha Piô ở trong pḥng nói chuyện với một linh mục, một người trẻ thẳng tính vừa mới đến tu viện. Một bà giầu có ở miền bắc nước Ư đă tặng cho bệnh viện Cha Piô một viên đá quư để sinh lợi, và có người trong bệnh viện đă thay thế bằng một viên đá giả--mọi sự như đổ ụp xuống đầu Cha Piô.

"Con nghĩ là chúng ta có vấn đề, thưa Cha," vị linh mục trẻ vừa lắc đầu vừa nói. "Vấn đề rất nghiêm trọng."

Cha Piô thở dài và dựa người vào ghế. Ngài thật mệt mỏi sau một đêm mất ngủ v́ cái oi bức mùa hè, và đau nhức đến từng sớ thịt.

Vị linh mục nói tiếp: "Báo chí cho là đá giả. Và mọi người đọc báo đều biết. Tại sao bà ấy tặng cho bệnh viện?"

"Để cám ơn. Bà ấy nói là v́ tôi đă giúp bà ấy."

Vị linh mục trẻ lắc đầu quầy quậy. "Điều ấy không giúp ǵ cho cha cả." Đôi mắt Cha Piô nh́n người trẻ một cách thắc mắc.

"Điều con muốn nói là sự kiện ấy có liên hệ với cha một cách cá biệt."

Cha Piô mỉm cười và nhún vai. "Đừng bao giờ nghĩ rằng đời sống tu viện th́ buồn tẻ."

Linh mục trẻ không cười và nói: "Con không chắc là sự kiện ấy có làm đời sống tu viện sinh động hơn, hay liệu chúng ta có sống sót nếu nó bùng nổ."

"Con sẽ vượt qua mà, lo ǵ, và con sẽ thấy luôn luôn có những thử thách và xáo trộn--ngay cả trong tu viện."

Vị linh mục trẻ vuốt râu và đăm đăm nh́n Cha Piô. "Tu viện này đă từng phải chia sẻ những xáo trộn."

Cha Piô sững sờ. Ngài không trách bất cứ ai khi họ cảm thấy bất an với những biến động đă làm họ bị để ư nhiều, nhưng ngài chỉ cảm thấy không muốn bàn về điều đó cho đến cùng. Để chấm dứt câu chuyện, ngài đề nghị đi ăn trưa, mặc dù khi nghĩ đến việc ăn uống ngài đă cảm thấy muốn bệnh. Nhưng nếu ngài không xuống pḥng ăn, mọi người lại nghĩ ngài thật sự bệnh hoạn và họ sẽ bắt đầu bàn tán về ngài.

"Cha hôm nay thế nào?" một tu sĩ vừa hỏi, vừa giúp ngài ngồi xuống bàn.

"Khỏe," Cha Piô trả lời với hy vọng vị linh mục trẻ kia sẽ không nói ǵ.

"Cha không thực sự khỏe đâu," vị linh mục trẻ tự ư lên tiếng. "Cha Piô là người rất can đảm."

Chỉ cần có thế và mọi con mắt đổ dồn về Cha Piô và vị linh mục trẻ. Có người hỏi, "Cha không được khoẻ sao?"

Cha Piô gật đầu. "Hôm nay khá hơn nhiều, cám ơn cha."

Vị linh mục trẻ vẫn kiên tŕ, "Đó là tai tiếng về vụ viên đá quư."

Mọi người im lặng. Có người hỏi: "Có tin tức ǵ mới về vụ đó không?"

"Không," vị linh mục trẻ nói. "Tất cả những ǵ chúng ta biết là có người ở bệnh viện đă đánh tráo viên đá thật. Dĩ nhiên, báo chí sẽ khai thác vụ này."

"Ô ồ," một vài người kêu lên sửng sốt.

Một linh mục ngồi cạnh Cha Piô hỏi: "Chuyện ǵ sẽ xảy ra?"

"Văn Pḥng Ṭa Thánh sẽ không ngồi yên về vụ này. Chắc chắn là sẽ có thêm những cuộc điều tra và có thêm những giới hạn." Vị linh mục nh́n Cha Piô thông cảm. "H́nh như họ chưa buông tha cha."

Cha Piô giơ tay lên ngăn cản và lắc đầu. "Đừng, xin vui ḷng đừng chỉ trích Văn Pḥng Ṭa Thánh."

"Con không có ư xúc phạm, thưa cha. Con muốn nói là chúng con đều cảm thấy buồn về những đau khổ mà cha đă phải chịu trong quá khứ."

"Đừng để ư làm ǵ. Ít nhất chúng ta phải đợi cho đến khi Văn Pḥng thực sự thi hành điều ǵ đă. Bây giờ chỉ biết là chúng ta mất viên đá thật và mọi người đều biết đến chuyện đó."

Một tu sĩ nói, "Sẽ có nhiều tiếng xấu."

Cha Piô đứng dậy muốn rời pḥng. "Rồi sẽ qua đi," ngài nói và xin lỗi mọi người. "Tất cả rồi sẽ qua đi." Các tu sĩ nh́n ngài chậm chạp và đau khổ lê bước ra khỏi pḥng.

Sau khi ngài đi khỏi, có người kết luận: "Có lẽ rồi th́ mọi sự sẽ sáng tỏ."

"Cũng có thể không, như lần trước," một ai đó nói thêm vào.

Khi gần đến pḥng, Cha Piô nh́n thấy ở cuối hành lang có một linh mục đang mỉm cười vẫy tay. Vị linh mục kêu lớn, "Cha ơi. Con có tin vui." Cha Piô cười đáp trả và vội bước đến gần.

"Họ đă bắt được người lấy viên đá quư. Thế là xong. Thật tốt đẹp phải không cha?"

Cha Piô buồn rầu nh́n vị linh mục. "Đây mới là khởi đầu cho người lấy trộm."

"Con biết, nhưng đối với bệnh viện và đối với cha, mọi sự có lẽ sẽ êm xuôi."

"Đó là sự thay đổi tốt đẹp. Cha sợ biến cố ấy sẽ làm suy yếu đức tin của một vài người."

"Con không lo ǵ chuyện ấy." Cha Piô vỗ vai vị linh mục và bước vào pḥng.

Vị linh mục bỗng trông thấy các tu sĩ khác mới rời pḥng ăn, ngài cất tiếng hỏi, "Các cha có biết tin ǵ chưa? Họ đă bắt được người lấy viên đá quư rồi."

Vị linh mục trẻ, người khởi xướng câu chuyện này trong pḥng ăn, lên tiếng: "Tôi biết là họ sẽ t́m ra. Nhưng đó không phải là vấn đề."

"Tuy vậy, nhưng tôi mừng là mọi chuyện đă xong."

"Chưa xong đâu. Vẫn c̣n vấn đề gian lận và tiếng xấu ở bệnh viện--và, thành thật mà nói, tôi không hiểu tại sao Cha Piô có thể giao viên đá cho một người không đứng đắn. Nếu ngài nh́n thấy linh hồn người khác, như ngài đă có thể, th́ tại sao ngài lại không thấy linh hồn của người lấy trộm và đề pḥng mọi chuyện?" Mọi người đều im lặng.

Có người góp ư, "Tôi tin là ngài chỉ thấy và nghe biết khi Chúa muốn." Mọi người gật đầu, có vẻ an tâm.

Cha Piô được thư thả đôi chút và để tâm trí đến những biến cố khác, một trong những biến cố ấy thật không vui. Vào ngày 14 tháng Tám, Bs. Kisvarday từ trần. Ông là người cuối cùng trong ba người cộng tác nguyên thủy cho chương tŕnh xây cất bệnh viện. Ông được chôn cất gần mộ Bs. Sanguinetti, cũng là một sáng lập viên. Để tưởng nhớ ông, văn pḥng của ông trong bệnh viện vẫn được giữ như trước, với bức chân dung thật lớn của ông được treo trên tường. Bà giúp việc Paola vẫn đem hoa hồng từ khu vườn của ông đến văn pḥng, v́ trồng hoa là một thú vui của bác sĩ quá cố. Ông để lại căn nhà và mọi vật dụng riêng cho bà Paola, với di chúc rằng sau khi bà chết, những tài sản này sẽ thuộc về Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ.

Cha Piô đă nguôi ngoai phần nào về cái chết của người bạn cũ, nhưng những người khác lại phải suy nghĩ về một phúc tŕnh vừa mới gửi đến tu viện.

Ông Vincenzo Martini cho biết khi c̣n trẻ ở San Giovanni Rotondo ông học về ngành quản trị khách sạn. V́ công việc trong vùng khó khăn nên ông phải nhận việc ở Lucerne, Thụy Điển. Ở đây ông đă lập gia đ́nh và hai năm sau vợ ông vào nhà thương để sinh đứa đầu ḷng.

Lúc ấy ông đang làm việc ở khách sạn và được một bác sĩ ở bệnh viện gọi ông đến gấp. Các bác sĩ cho biết, v́ có khó khăn trong việc sinh nở, ông phải quyết định cứu đứa con hay cứu sinh mạng người mẹ. Vincenzo quyết định cứu sinh mạng vợ ḿnh. Các bác sĩ bảo ông phải kư giấy tờ ưng thuận, và ông đồng ư.

Đang khi lo thủ tục giấy tờ, một bác sĩ đến gặp ông mỉm cười, và nói, "Chúc mừng ông. Ông có đứa con trai nặng bốn kư!"

Vincenzo cho biết ông không nói được một lời, và vội vă đến pḥng sanh. Vợ ông c̣n đau v́ ảnh hưởng của thuốc, nhưng sau đó kể cho ông biết một bác sĩ mặc áo nâu đă đỡ đẻ cho bà. Vincenzo hỏi khắp bệnh viện về vị bác sĩ này nhưng không ai t́m ra. Sau cùng, ông nhớ đến Cha Piô, và đă lấy tấm h́nh của ngài đưa cho vợ xem, v́ bà chưa bao giờ gặp Cha Piô. "Có phải bác sĩ này không?"

"Phải, đúng rồi," bà vợ phấn khởi trả lời. "Chính ông này là bác sĩ đỡ đẻ cho em!"

Đôi vợ chồng thật cảm kích đến nỗi họ trở về San Giovanni Rotondo để sinh sống và được gần Cha Piô.

Chủ tịch hội Đạo Binh Xanh quốc tế, một tổ chức sùng kính Đức Mẹ, là Đức Ông Harold V. Colgan, đă xin Cha Piô nhận các hội viên--có đến hàng trăm ngàn người--là con cái thiêng liêng của ngài.

Ngài trả lời, "Nếu họ sống tốt lành."

Không lâu sau đó, một goá phụ nghèo, ở Bologna, đến San Giovanni Rotondo với năm đứa con. Năm năm trước đây bà đă gặp Cha Piô và đă xưng tội với ngài và xin ngài nhận bà như một người con thiêng liêng. Trong thời gian đó, hàng ngày bà cầu nguyện, "Xin Cha Piô ǵn giữ con cái của con, xin bảo vệ, và xin chúc lành cho chúng."

Bây giờ, bà lại đến xưng tội với Cha Piô và xin ngài: "Xin cha ǵn giữ con cái của con, xin bảo vệ, và xin chúc lành cho chúng."

Cha Piô nh́n bà cḥng chọc. "Con đă xin cha điều này bao nhiêu lần rồi?"

Bà do dự và có vẻ lúng túng. Bà nói, "Thưa cha. Con mới xin cha lần đầu."

Ngài lắc đầu. "Con đă xin cha điều này mỗi ngày trong năm năm qua."

Trước khi bà kịp hỏi thêm, ngài đă đóng cánh cửa nhỏ ở ṭa giải tội và đi sang pḥng thánh để giải tội cho các ông. Ngài nh́n những khuôn mặt lo âu, nghe họ kể lể những lỗi lầm và những ưu tư. Lần lượt, ngài khuyên bảo và an ủi họ, và cảm thấy như sinh lực thoát khỏi thân xác và linh hồn ngài, cho đến cuối ngày ngài cảm thấy thật mệt mỏi và kiệt lực.

Người cuối cùng xưng tội trong ngày hôm ấy là Signore DiMaggio, một luật sư từ Palmero, sống ở Rôma. Khi ông rời pḥng, ông nói: "Thưa cha, bây giờ con về lại Rôma và dịp tội lại đến với con. Con phải làm ǵ để giữ lời hứa với cha? Xin cha giúp con."

Cha Piô nói, "Hăy cầu nguyện. Đừng bao giờ ngưng cầu nguyện, và hăy biết chắc rằng một khi cha đă nâng đỡ được một linh hồn th́ cha sẽ không để họ sa ngă. Điều quan trọng nhất cho mọi người là: Hăy cảm tạ Thiên Chúa, nhất là v́ ơn đức tin. Điều tin tưởng tuyệt vời là sự tin tưởng mà tâm hồn lên tiếng kêu xin trong lúc tăm tối, trong sự hy sinh, trong sự đau khổ, trong nỗ lực lớn lao để làm việc thiện. Chính niềm tin ấy sẽ xua tan bóng tối của linh hồn như ngọn lửa; chính đức tin ấy sẽ dẫn con đến với Thiên Chúa qua những giông băo của đời sống."

Trên đường rời pḥng thánh, một thầy chào hỏi Cha Piô: "Một ngày thật vất vả phải không Cha?"

Cha Piô mỉm cười cách yếu ớt: "Có ngày nào thư thả đâu?"