II
Ông Mario San
Vico, một bác sĩ ở vùng Perugia, đến
thăm Cha Piô chỉ v́ ṭ ṃ. Ông hy vọng
được xem xét các vết thương của
ngài.
Khi đến
tu viện, Cha Piô nh́n đến ông và nói, "Con sẽ
cộng tác với cha để xây cất một
bệnh viện."
Bị tấn
công bất th́nh ĺnh, Bs. San Vico không nói nên lời. Ông
đăm đăm nh́n Cha Piô và ngài cũng nh́n ông
một cách nghiêm nghị. Ông định nói một
điều ǵ nhưng lại thôi và mỉm
cười, ông thầm nghĩ: tại sao không?
Cha Piô luôn
ấp ủ giấc mơ xây cất một bệnh
viện trong vùng. Trong tu viện, ngài luôn đề
cập đến điều này. Và khi đă
đến lúc phải bắt tay vào việc, Cha Piô t́m
được người cộng tác đắc
lực, đó là Bs. Carlo Kisvarday.
Bs. Carlo
Kisvarday là một y sĩ giầu có ở Zadar, Nam
Tư. Một ngày kia hai vợ chồng ông định
lái xe đến Bavaria, ở Konnersreuth, để
thăm cô Teresa Newmann, một thiếu nữ
được in dấu thánh.
Họ từ
Zadar đến Trieste và tạm dừng chân ở
Bresanone. T́nh cờ họ gặp một phụ nữ
nghèo và hai đứa con bị tê liệt v́ viêm tuỷ
xám (polio). Họ cảm thấy thương tâm và
ngạc nhiên khi nghe nói bà cũng có ư định
đến Konnersreuth để gặp cô Teresa Newmann.
Khi ông ngỏ lời đưa gia đ́nh bà lên xe
để cùng đi với họ, th́ bà cho biết bà
đă gặp Cha Piô, là người cũng
được in dấu thánh.
Bỗng
dưng ông thay đổi ư định, và nói với
vợ, "Chúng ta đến San Giovanni Rotondo."
Không chậm
trễ, họ trực chỉ San Giovanni Rotondo
để gặp Cha Piô. Một năm sau, vào tháng Giêng
họ trở lại San Giovanni Rotondo.
Cha Piô vui
mừng được gặp lại họ. Ngài nói,
"Tôi muốn ông ở bên cạnh tôi. Hăy xây một
căn nhà ở đây."
Bs. Kisvarday
không phản đối một tiếng. Ông ngưng
ngay công việc ở Nam Tư và xây một căn nhà
không xa tu viện là bao.
Các
người cộng tác với Cha Piô thường
đến bàn luận với ngài về chương
tŕnh xây cất bệnh viện. Một chiều
tối kia, Bs. San Vico, được chỉ
định làm tổng thư kư, đến pḥng
của Cha Piô, và hỏi, "Thưa cha. Cha muốn
đặt tên bệnh viện là ǵ?"
Cha Piô đă
nghĩ đến điều này từ lâu, ngài trả
lời ngay lập tức, "Casa Sollievo Della
Sofferenza" (Nhà Chữa Trị Người Đau
Khổ).
Bs. San Vico
lập lại cái tên. Ông nói, "Cái tên hay quá. Làm sao cha
có cái tên đó vậy?"
Cha Piô mỉm
cười. "Dễ thôi. Tôi không thích cái chữ
bệnh viện v́ nó gợi lên sự đau
đớn, khổ sở, và cô đơn. Nhưng
chữ nhà nói lên bầu khí gia đ́nh. Nó giúp bệnh
nhân không cảm thấy bị cô lập, và tin
tưởng hơn. Con đồng ư không?"
Bs. San Vico
gật đầu. "Dĩ nhiên là đồng ư."
Tài chánh
bắt đầu nhỏ vào quỹ xây cất từng
đồng một. Rồi một ngày kia, Cha Piô tuyên
bố, "Chúng ta có mười bảy ngàn
đồng lira (khoảng 30 đôla) trong quỹ. Chúng
ta có thể bắt đầu xây cất không? Tôi
biết, số tiền không bao nhiêu. Tôi không muốn
bệnh viện này trở nên một căn nhà buồn
thảm chữa trị người đau yếu,
nhưng tôi muốn nó là một căn nhà lớn,
cũng dùng để nghiên cứu nữa. Tôi muốn
trong bệnh viện này, người ta không ngửi
thấy mùi hôi, đó là một nơi không có mùi
thuốc hoặc mùi ê-te."
Mùi bệnh
viện khiến ngài nhớ đến sự đau
khổ của chính ngài khi c̣n trong quân đội
thời Thế Chiến I và phải nằm ở
bệnh viện Naples.
Bs. Kisvarday
được chỉ định là thủ quỹ cho
chương tŕnh xây cất bệnh viện, và đó
không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Những người dân nghèo khổ trong vùng chẳng
đóng góp được là bao. Giá trị đồng
lira ngày càng mất giá, và phải tiến hành các
chiến dịch gây quỹ.
Vấn
đề tài chánh tiếp tục quấy rầy
vị bác sĩ. Một lần kia, v́ quá tuyệt
vọng, ông đến với Cha Piô, và nói, "Con
sợ không có tiền để trả công
thợ."
Cha Piô nghiêm
chỉnh lắng nghe và gật đầu. Ngài nói,
"Con cầm lấy cái khăn tay ở trên bàn
kia."
Trong đó có
một ít tiền, và Bs. Kisvarday vừa đếm
vừa nở nụ cười trên môi.
Cha Piô hỏi,
"Có đủ không?"
Bs. Kisvarday
gật đầu và cười lớn. "Dạ
vừa đủ--thật không ngờ."
Mắt Cha Piô
như sáng lên. "Vậy chúng ta có tiếp tục
được không?"
Bs. Kisvarday
vỗ vai ngài, "Chúng ta sẽ tiếp tục."
Trong nhật
kư của Bs. San Vico có ghi lại vào năm 1940:
"Trong
khoảng ngày chín và mười bốn tháng Giêng, tôi
không nhớ rơ lúc ấy trời mưa hay tuyết.
Không nhiều người lưu tâm đến
ước mơ của vị tu sĩ. Vị linh
mục Capuchin này ao ước được chăm
sóc linh hồn cũng như thân xác của con
người.
"Gargano là
một thế giới kỳ lạ. Nó tách biệt
khỏi những biến cố lớn của thế
giới về phương diện địa lư. Trong
quá khứ, những người đau ốm trong vùng
thường xuống đồng bằng để
chữa trị. Nhưng vị linh mục này lại
muốn giúp đỡ không chỉ những
người ở Gargano. Người ta đến
từ khắp nơi trên nước Ư và từ các
quốc gia khác.
"Người
ta không c̣n tin tưởng ở khoa học của loài
người. Họ trở về với Thiên Chúa, xin
Ngài chữa trị họ hoặc giúp họ chấp
nhận sự đau khổ một cách b́nh an. Họ
đến, cầu nguyện, khóc lóc, và ra về
với chút hy vọng."
Cha Piô có
người cộng tác thứ ba, là Bs. William Sanguinetti,
người trông coi việc xây cất bệnh viện
và trở nên giám đốc của dự án này. Cha Piô
đặc biệt quư mến Bs. Sanguinetti và coi ông
như một người em.
Vị bác
sĩ và vợ ông, Emilia, trước đây sống
ở phía bắc nước Ư trong một cộng
đồng nhỏ bé, Parma, thuộc tỉnh Boro San
Lorenzo. Ông hành nghề bác sĩ ở đây và rất
phát đạt. Qua bạn bè, vợ ông được
biết Cha Piô được in dấu thánh như Thánh
Phanxicô và nổi tiếng là người có khả
năng kỳ lạ cũng như có những lời
khuyên bảo khôn ngoan. V́ bà Sanguinetti bối rối
về một vấn đề riêng tư, nên bà
quyết định đến gặp Cha Piô, và yêu
cầu chồng cùng đi theo. Vào lúc đó, ông là
người chống đối các tu sĩ, nhưng
đồng ư đi theo vợ. Là một bác sĩ, dù sao
đi nữa ông cũng muốn biết chắc về
các sự kiện.
Khi đến
San Giovanni Rotondo họ t́m cách đến ngay tu viện,
nhưng bị một thầy xua đuổi một
cách thẳng thừng và bảo ngày mai hăy đến.
Sáng hôm sau, họ gặp Cha Piô và ngài bảo họ
đợi. Cả hai được cho biết là
họ có thể xưng tội vào sáng hôm sau. Bà
Sanguinetti đă xưng tội và vui vẻ biết
rằng chồng bà, cũng quyết định
xưng tội vào chiều hôm ấy. Khi xưng tội
với Cha Piô, ông cảm thấy vị tu sĩ này
như một người anh hơn là một quan toà.
Do đó ông hứa quên đi quá khứ để
sống như một con người mới. Sau đó
cùng ngày, Cha Piô nói chuyện với hai vợ chồng
ông, và họ quá cảm kích trước sự ân
cần và đơn sơ của ngài nên cả hai
hứa sẽ đến thăm ngài. Kết quả là
hàng năm, Bs. Sanguinetti đă đến San Giovanni
Rotondo để nghỉ hè vài ngày và để
được gần Cha Piô. Trong những lần
thăm viếng ấy, Cha Piô đă yêu cầu ông
đến làm việc với ngài.
Bs. Sanguinetti
c̣n nhớ lần đầu tiên gặp gỡ các
cộng tác viên: Cha Piô, Bs. Kisvarday, và Bs. San Vico. Đó là
một buổi tối lạnh và ẩm ướt
trong tháng Giêng khi họ quy tụ trong căn pḥng
nhỏ bé của Cha Piô. Trong cuộc đối
thoại, hiển nhiên trong đầu Cha Piô chỉ
thấy sự đau khổ của nhân loại.
Ngài nói với
họ: "Trong mỗi một người nghèo
khổ là chính Chúa Giêsu đang chờ đợi; trong mỗi
một người đau yếu và nghèo nàn có Chúa Giêsu
hiện diện gấp bội. Chúng ta phải làm
một cái ǵ đó cho người đau yếu. Chúng
ta phải xây một bệnh viện." Ngài tḥ tay vào
túi và lôi ra một đồng tiền vàng đă
được tặng cho ngài v́ việc từ
thiện của ngài. Trao đồng tiền cho các bác
sĩ, ngài nói: "Tôi muốn trao cho các ông tặng
vật đầu tiên cho quỹ xây cất. Đó là
viên đá đầu tiên cho một bệnh viện
lớn mà chúng ta sẽ xây cất ở đây."
Cả ba ông nh́n nhau hết sức kinh ngạc.
"Nhưng
thưa cha," Bs. Sanguinetti nói, "bây giờ không
phải là lúc thuận tiện. Chiến tranh đang
xảy ra với những mây mù bao phủ và đe
dọa nước Ư. Chắc chắn điều
đó không thể thực hiện được!"
Nhưng Cha Piô
đă trấn an các ông và đảm bảo các ông
rằng hiện giờ không có ǵ thực hiện
được, tuy nhiên, ngài cảm thấy việc gây
quỹ phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Ngài không dễ bỏ qua vấn đề.
Khi mùa xuân
đến, Cha Piô và ba vị bác sĩ đồng ư phát
động chiến dịch gây quỹ trên toàn
nước Ư cũng như ở ngoại quốc,
dựa trên lời Kinh Thánh: "Ai thương xót
người nghèo là cho Thiên Chúa vay mượn."
Lời thỉnh cầu của họ đă
được đáp ứng một cách rộng
lượng.
Sau đó
một ủy ban hành chánh được thành lập,
gồm một chủ tịch, một phó chủ
tịch, một thủ quỹ, và tám cố vấn,
kể cả một thị trưởng, một
kỹ sư, một bác sĩ, một chủ ngân hàng,
và một luật sư. Ủy ban này làm việc
với số lương tượng trưng là
một đô la một năm.
Dù các giám
đốc vượt qua được trở
ngại về xây cất, họ vẫn phải
đối phó với vấn đề ngân quỹ.
Bất cứ khi nào không có tiền mua vật liệu
hay trả công thợ, việc xây cất lại đ́nh
hoăn. Bs. Kisvarday, thủ quỹ của dự án,
thật âu lo. Dù rằng sự quyên góp đă
được các bà nội trợ gơ cửa từng
nhà trên toàn nước Ư và nhiều nước Âu Châu,
số tiền thu được không bao nhiêu.
Một ngày
kia, trong bữa ăn Cha Piô nói với các linh mục,
"Sẽ có tiền."
Mọi
người nh́n ngài nghi ngờ, và có người nói,
"Dù không có tiền, th́ ít nhất ngài cũng đă
thử."
|