IV
Cha Piô theo dơi
t́nh h́nh chiến sự thật tỉ mỉ. Vào năm
1942 quân đội Ư đă ngăn chặn
được cuộc tiến quân của Đồng
Minh vào Ai Cập mà đă đến Alexandria. Sau đó
chiếm được Alamein, và dường như
cuộc chiến sẽ kết thúc với sự
chiến thắng của quân đội Ư. Dân Ư thật
vui mừng.
Đó là
một ngày hè nóng và ẩm khi tin tức lọt
đến tu viện. Cha Piô đang rảo bộ trong
vườn và chuyện tṛ với Bs. Sanguinetti và
một vài người khách.
Ngài nói với
họ, "Chúng ta sẽ thua trận. Đồng ư là
chúng ta có thắng một vài trận, nhưng không
giữ được lâu. Quân đội Anh đang
đổ bộ xuống Ư. Họ sẽ mở
mặt trận ở khắp mọi nơi trên toàn
quốc, và đó là điều tốt khi họ làm
như vậy."
Mọi
người bàng hoàng, và sững sờ nh́n Cha Piô như
thể ngài đă mất khả năng phán đoán. Bs.
Sanguinetti lắc đầu bất đồng ư. Ông
hỏi, "Thưa cha, làm sao cha có thể nói sự tan
nát của quê hương chúng ta là điều
tốt?"
Cha Piô nhún vai.
"Chiến thắng không có nghĩa là chúng ta chiến
thắng, nhưng chính người Đức sẽ
chiến thắng. Và chúng ta sẽ rơi vào ṿng nô
lệ cho Đức Quốc Xă, là sự nô lệ
độc ác nhất mà con người có thể
tưởng tượng ra."
"Nhưng,
thưa cha," một vị khách tranh luận, "cha
không nghĩ rằng giữa chủ nghĩa cộng
sản và chủ nghĩa quốc xă, th́ sự chiến
thắng của chủ nghĩa quốc xă không tốt
hơn sao?"
Cha Piô lắc
đầu một cách dứt khoát. "Điều
đó thật khác biệt. Chủ nghĩa quốc xă
tấn công mọi tôn giáo, tấn công mọi ư
tưởng về Thiên Chúa. Nó sẽ thay thế tôn giáo
bằng sự đề cao chủng tộc và thần
thánh hóa một nước Đức vĩ
đại. Và đó là ư tưởng thu hút
được trí tưởng tượng của
mọi người, nhất là tuổi trẻ.
Ngược lại, chủ nghĩa duy vật tiêu
cực của Sô Viết sẽ không bao giờ thỏa
măn được sự tin tưởng nơi
thần thánh sẵn có trong linh hồn người Nga.
Nước Nga sẽ trở lại đạo và
trở về với Thiên Chúa!"
Mọi
người đứng bất động mà không
phản ứng ǵ. Cha Piô quyết định không
thảo luận thêm và quay về tu viện.
Mùa hè năm
ấy thật ngột ngạt khi quân đội Hoa
Kỳ chiếm được căn cứ không quân
ở Foggia. Dân chúng ở San Giovanni Rotondo sợ
rằng thành phố của họ sẽ bị dội
bom, và một số người chạy đến Cha
Piô để bày tỏ sự lo lắng.
Ngài trấn an
họ, "Không một quả bom nào rơi xuống
San Giovanni Rotondo." Mặc dù họ nghe tiếng súng
vang vọng, và bị đói khát v́ thiếu lương
thực, nhưng họ tin vào lời ngài. Nhiều ngày
trôi qua, không một trái bom nào rơi xuống thành
phố.
"Từ
trước đến nay ngài vẫn luôn luôn
đúng," một linh mục của tu viện tuyên
bố như vậy. Ngài đang tṛ chuyện với
một thương gia sang trọng đang đứng
dưới tàng cây, chờ đợi vợ ông.
Người thương gia gật đầu,
nhưng trông có vẻ không tin tưởng lắm.
Vị linh
mục cố gắng thuyết phục ông,
"Mới ngày hôm qua, tôi được nói chuyện
với một thiếu tá đóng quân tại căn
cứ không quân Foggia. Ông ấy đến đây
mỗi chiều Chúa Nhật để thăm Cha Piô.
Chúa Nhật vừa qua ông dự định bay chung
với một phi công bạn để quan sát t́nh h́nh,
nhưng sực nhớ đến cái hẹn với Cha
Piô vào mỗi chiều Chúa Nhật, nên ông hủy bỏ
ư định đó. Bởi thế người phi công
ấy chỉ bay có một ḿnh. Về sau chúng tôi
được biết, không rơ v́ lư do ǵ, chiếc phi
cơ ấy phát nổ trên không trung, và người phi
công ấy bị chết. Nếu không nhờ Cha Piô th́
viên thiếu tá ấy cũng đă ra người thiên
cổ." Người thương gia nh́n vào đôi
mắt tṛn xoe, không chút nghi ngờ của vị linh
mục.
Ngước
mắt nh́n những đám mây trắng lờ lững
trên bầu trời mùa hạ, vị linh mục tâm
sự. "Đó là điều thực sự...
thực sự..." Ngài cười và liếc nh́n
người thương gia. "Tôi không biết dùng
chữ ǵ cho đúng."
Người
thương gia nói, "Tôi tin đó là sự ngẫu
nhiên," và ông từ giă vị linh mục.
Vị linh
mục nói với theo, "Tôi tin đó là sự tiên
tri..."
Cuộc
chiến tiếp diễn, và Cha Piô thúc giục Bs.
Kisvarday dọn nhà từ Nam Tư sang San Giovanni Rotondo
càng sớm càng tốt. Sau cùng Bs. Kisvarday đă
đến San Giovanni Rotondo với người vợ
đau yếu và một người hầu trung thành.
Nếu ông chậm trễ một chút thôi th́ không
thể nào ra khỏi nước, v́ đó là chuyến
tầu sau cùng rời khỏi nước.
Tin tức
về Bs. Kisvarday từ bỏ gia tài đồ sộ
ở Nam Tư để đến lập nghiệp
ở San Giovanni Rotondo chẳng mấy chốc lan tràn
khắp thành phố, và người ta tin rằng
lần này Cha Piô đă sai lầm khi khuyên bảo như
vậy. Nhưng trong khi gia đ́nh Bs. Kisvarday sống an
toàn ở San Giovanni Rotondo, th́ Đức Quốc Xă
đă xâm lăng Zadar, Nam Tư. Tất cả tài
sản của Bs. Kisvarday bị tiêu hủy và
người em của ông bị giết khi căn nhà
của họ bị đốt. Cháu của ông, cùng
với một nhóm kháng chiến bị xử tử.
Tất cả những ǵ Bs. Kisvarday c̣n lại là
người vợ, người hầu, và căn nhà
của ông ở San Giovanni Rotondo--và sự hiến dâng
cho công cuộc xây cất bệnh viện của Cha
Piô.
Trong những
ngày ấy, Cha Piô như bị xé ra từng mảnh--v́
chiến tranh, bệnh viện, người dân, và công
việc của ngài. Người ta thay đổi
nhiều trong thời chiến. Họ cố gắng
làm như không có ǵ thay đổi, nhưng Cha Piô
cảm được sự khác biệt ấy,
nhất là trong ṭa giải tội.
"C̣n cái bóp
mà con lấy cắp th́ sao không xưng ra?" ngài
hỏi một ông nhỏ nhắn, đang bối
rối.
Ông hỏi,
"Cái bóp nào?" Ông không hiểu tại sao Cha Piô có
thể biết được điều này.
"Dường
như con không muốn nhớ đến điều
đó nữa. Con không nhớ sao? Đó là ở trại
lính Pháp. Con vào một căn nhà và thấy có cái bóp. Có
75,000 quan trong ấy. Dù cái bóp đó không phải của
con nhưng con đă lấy mà không hối hận
ǵ."
Đôi mắt
đen của ông láo liên nh́n vội Cha Piô. Ông nói,
"Con không biết cái bóp đó thuộc về ai."
Cha Piô trả
lời, "Lạ nhỉ. Cái nhà ấy con cũng không
biết là của ai, sao con không lấy luôn cái nhà?"
Người đàn ông xúc động và cúi nh́n xuống
đất.
Cha Piô yêu
cầu ông làm việc bác ái đền bù cho số
tiền ấy, mỗi lần một ít. Ngài nói,
"Con buộc phải làm như vậy."
Ông ta
đứng bật dậy và lắc đầu.
"Thưa Cha, con không muốn làm điều
ấy."
"Vậy
cha sẽ không tha tội cho con." Ngài đóng sập
cánh cửa nhỏ trong ṭa giải tội. Sau đó,
người đàn ông suy nghĩ và trở lại. Ông
hứa đền bù cho việc lấy cắp, và ông
sám hối.
Cha Piô
cười và tha tội cho ông. Khi ông từ giă, Cha Piô
đang tiếp xúc với một thanh niên.
Anh nói,
"Thưa cha, con muốn đi tu làm linh mục."
Cha Piô gật
đầu, "Phải, Chúa đă gọi con. Hăy thi
hành như ư con muốn, nhưng con không muốn làm linh
mục triều, mà là một linh mục ḍng nào
đó." Người thanh niên nh́n ngài sững sờ.
Chính anh đă có ư muốn như vậy.
Một thanh
niên khác cũng vào ṭa giải tội ngày hôm ấy, và
hỏi: "Thưa cha, con nên lấy vợ hay đi tu
làm linh mục?"
"Lấy
vợ," Cha Piô trả lời không do dự.
"Không làm linh mục th́ tốt hơn là làm linh
mục xấu xa."
Ngày dần
trôi, một ngày như mọi ngày. Mùa hạ qua, mùa thu
đến. Mùa đông ngập tuyết như muốn
che phủ vết thương chiến tranh trên quê
hương. Những ngày buồn thảm xen lẫn
những ngày đầy ơn sủng. Bỗng dưng,
vào ngày 19 tháng Hai, cô Pellegrina lên cơn sốt nặng và
từ trần. Nhưng đối với Cha Piô,
những nhiệm vụ của đời sống hàng
ngày khiến ngài không c̣n nhiều thời giờ
để thương tiếc cô em gái.
Với tư
cách công dân Hoa Kỳ, cô Mary Pyle không bị nhà chức
trách Ư bắt giữ. Họ biết cô là con thiêng liêng
của Cha Piô. Nhưng một buổi tối tuyết
giá cô đă bị triệu đến văn pḥng
cảnh sát trưởng.
Ông nói, "Tôi
muốn cô rời San Giovanni Rotondo, bây giờ khu vực
này là vùng giao tranh."
Cô tuân lệnh
và di chuyển đến Pietrelcina, tá túc trong nhà của
gia đ́nh Forgione như người khách của Cha Piô.
Với cô Mary Pyle, cũng như Cha Piô, thời gian
như tuột khỏi tầm tay. Bây giờ cô đă
trạc ngũ tuần, và người thiếu nữ
mảnh khảnh khi mới đến San Giovanni Rotondo
nay đă trở thành một phụ nữ trung niên tóc
bạc, người đầy đặn, đoan
trang có khuôn mặt dễ thương.
Pietrelcina không
bao giờ bị dội bom, nhưng đời
sống ở đây thật khó khăn như ở
bất cứ ở đâu trong nước Ư. Cô Mary Pyle
tận dụng thời giờ làm việc với các
kiến trúc sư về kế hoạch xây cất tu
viện mới trong khu vực. Bất cứ khi nào cô
gặp trở ngại và cần ư kiến của Cha
Piô, cô liên lạc với ngài qua ông Orazio. Và từ đó
tu viện ḍng Caphuchin được khởi công,
đúng như Cha Piô tiên đoán nhiều năm
trước đây. Cô Mary đóng góp nhiều tài chánh
cho việc xây cất, mặc dù cũng có sự
đóng góp của dân làng Pietrelcina và nhiều
người ở ngoài. Tu viện và nhà thờ này
chẳng bao lâu trở nên công việc từ thiện
của cô, và cô làm việc ở đó thật vất
vả như Cha Piô làm việc cho chương tŕnh xây
cất bệnh viện của ngài.
Khi chiến
tranh lắng dịu và có thể trở về San
Giovanni Rotondo, cô Mary Pyle trở thành người
tiếp đăi hàng ngàn quân nhân Hoa Kỳ trú đóng
ở căn cứ không quân gần Foggia. Khi những
quân nhân này đến gặp Cha Piô, cô đóng vai tṛ thông
dịch viên. Hầu như mỗi tiểu bang của
Hoa Kỳ đều có các quân nhân xuất xứ ở
đó.
Bất cứ
khi nào tṛ chuyện với các quân nhân, Cha Piô đều
tỏ vẻ nồng nhiệt, và họ yêu quư ngài.
Nhiều người về lại quê hương
đem theo câu chuyện của ngài về ư định
xây cất bệnh viện, và kết quả là
người ta lại trao tặng hàng ngàn đô la cho
tổ chức từ thiện của ngài.
Rất
nhiều quân nhân viết thư về nhà đề
cập đến Cha Piô. Báo chí nghe biết về ngài,
và chẳng bao lâu các thông tín viên của tờ Life đă
đến để ghi nhận những câu chuyện
về tôn giáo vĩ đại nhất thế kỷ.
"Tôi không
nghĩ tất cả những điều
được báo chí đăng tải th́ tốt
cả," một linh mục nhận xét với Cha Piô
sau khi các thông tín viên ra về. "Nhất là phần
quan điểm của cha về chiến tranh. Không
phải ai ai cũng cảm kích về lời tiên tri
của cha--tỉ như người Đức."
Cha Piô có
vẻ không lưu tâm và dường như ngài đang
nghĩ đến điều ǵ khác. Ngài nói
"Cuộc đời của một Kitô Hữu th́
không có ǵ khác hơn là một cuộc chiến
đấu với chính bản thân, và cái đẹp
của nó không thể tỏ lộ nếu không bị
đau khổ."
Ngài không tin là
người Đức sẽ chiến thắng. Không
bao lâu, khi lính Đức rút lui khỏi Foggia, hai sĩ
quan Đức đến tu viện và đ̣i gặp
Cha Piô. Khi ngài bước ra khỏi nguyện
đường, họ gặp ngài với hai khẩu
súng trên tay.
Một trong
hai người sành sơi tiếng Ư lên tiếng hỏi:
"Cha Piô, ai sẽ thắng trận?"
Cha Piô nhún vai.
Ngài nói, "Sẽ có người thắng." Hai khuôn
mặt lạnh lùng nh́n ngài nghi ngờ.
Ngài cảm
thấy khó chịu và nói, "Coi ḱa, tôi không có vũ
khí. Sao các anh lại chĩa súng vào tôi?"
Cả hai nh́n
nhau và sau cùng đút súng vào bao. Họ nh́n ngài một cách
khó chịu và bỏ đi.
Vào ngày Chúa
Nhật sau đó, một người Cộng Sản
ở San Giovanni Rotondo trở về sau cuộc họp
ở thành phố Marco gần đó. Ông ta hồ
hởi với kết quả của cuộc họp
đến độ đứng lên một cái thùng và
bắt đầu tuyên truyền. Một số
người bao quanh, lắng nghe. Ông lên án Cha Piô.
"Đả
đảo Cha Piô!" ông hét vào những khuôn mặt
hoảng hốt của đám đông. Ông vung tay
quyết liệt: "Chúng ta sẽ cắt đầu
nó!"
Ngay lập
tức, cánh tay ông cứng đơ ở trên không và
mắt ông trợn trắng. Trong khi những
người chung quanh há hốc miệng kinh ngạc,
ông ngă vật xuống đất. Một bác sĩ
địa phương vội đưa ông về
pḥng mạch. Sau đó không lâu, ông bị chết v́ tai
biến mạch máu năo.
|