MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Niêm Vui Trong Đau Khổ, Tuần Cửu Nhật-9 Ngày Giáo Huấn & Kinh Nguyện (2)
Thứ Bảy, Ngày 24 tháng 9-2016

* Ngày thứ Hai *

Thánh Giá Ưa Chuộng của Thánh Têrêsa
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Những Thánh Giá Nhỏ

Thánh Têrêsa hoàn toàn biết rằng những thánh giá nhỏ thì nhỏ nhặt, vậy mà sự nhỏ nhặt đó lại sinh ơn thánh hóa, và thánh hóa thì không nhỏ nhặt. Thánh Nữ viết, “Mọi sự đều có giá trị nhiều trong đời sống đạo… Nhặt một cái đinh ghim vì yêu mến, và bạn có thể cứu được một linh hồn.” “Thánh giá nhỏ luôn ở trong tầm tay với, và Thánh Têrêsa luôn luôn xử dụng chúng tốt. Chị kêu lên, “Vui sướng thay khi nghĩ rằng với mỗi niềm đau nho nhỏ chúng ta chịu đựng với niềm vui, thì chúng ta sẽ yêu mến Chúa nhiều hơn trong đời sống vĩnh cửu! Nếu chúng ta chỉ nhận ra những gì chúng ta giành được qua việc từ bỏ mình trong mọi sự.” Thánh Nữ đã nhận ra điều đó và vì lý do đó Thánh Nữ đã khuyến khích chị của mình: “Chúng ta không được để cho những cơ hội nhỏ nhặt qua đi mà không làm cho Chúa Giêsu vui. Chúng ta không được từ chối Chúa điều gì cả. Chúng ta không được để vụt mất một cơ hội nào để hy sinh cả.”

Chính Thánh Nữ cũng chịu đau đớn liên miên vì bệnh đau bao tử; mà chị lại không quan tâm đến những gì được dọn ra ở bàn ăn, những gì thuận hay không thuận với mình, để đừng ai khám phá ra điều đó; một cách vô tình, nữ tu ngồi kế bên Thánh Nữ luôn luôn dành cho chị một ít thức ăn và thức uống lành, nhưng chị vẫn thinh lặng thưởng thức; Các nữ tu trong bếp, không biết làm gì với thức ăn thừa đã hâm đi hâm lại năm sáu lần nhấn mạnh là: “không ai ăn những thứ này cả ngoại trừ chị Têrêsa.” Thánh Nữ đã ăn với nụ cười. Chị đã nhấp những liều thuốc đắng từng giọt một. Mặc dù không có gì làm cho chị đau đớn nhiều về thể lý như bệnh cảm lạnh, vậy mà chị không cố ý giữ mình để đừng cảm thấy điều đó; Chị đã áp dụng kỹ luật, đánh tội thật mạnh và nhanh, và còn cẩn thận không để giảm đi sự đau đớn át liệt; chị kiềm chế việc chìu theo chút thoải mái như bắt chéo chân khi đứng hay ngồi, và những gì giống như vậy.
 
2. Những Thánh Giá Giấu Kín

Giấu những thánh giá là sở thích riêng của Thánh Têrêsa. Thánh Nữ viết, “Tôi biết một nguồn suối nơi mà người ta uống mà vẫn khát, nhưng với một sự khát khao thú vị (delicious), một sự khác khao mà người ta không thể làm lắng dịu… Nguồn đó là sự đau khổ mà duy chỉ mình Chúa Giêsu biết.” Vì thế Thánh Nữ hát:

Ôi, thật quyến rũ làm sao nỗi đau biểu lộ
Ẩn hiện trong những nụ cười của những vòng hoa!
Con sẽ đau đớn trong thinh lặng
Để Chúa Giêsu được nghĩ ngơi.
Niềm vui của con là thấy Chúa mỉm cười,
Dù chốn lưu đày con thống khổ.

Liên tưởng đến sự cay đắng vì những thử thách trong nội tâm, Thánh Nữ viết: “Năm năm nay con đường này là của tôi, chỉ một mình tôi biết đến nó; đây là bông hoa mà chính tôi ước muốn dâng lên cho Chúa Giêsu, một bông hoa kín đáo, mà hương thơm của nó chỉ dành cho thiên đàng.” Vì sao tình yêu đặc biệt này chỉ là những thánh giá giấu kín?  “Lạy Chúa, có niềm vui nào có thể lớn hơn là được đau khổ vì yêu mến Chúa? Nỗi đau càng lớn, càng biểu hiện nhỏ trước mặt người ta, thì càng vinh danh Chúa nhiều hơn.” Vì thế, “Chúa không khinh chê những đấu tranh kín đáo với chính mình, công nghiệp của chúng phong phú hơn nhiều vì chúng không được xem thấy… Dù đó là một hành động bác ái nhỏ thực hiện trong bóng tối, chúng ta đạt được sự hoán cải cho người ngoại, giúp đỡ những nhà truyền giáo và xin được cho các ngài nhiều của bố thí, như vậy là xây dựng được nơi cư ngụ cả về tinh thần lẫn vật chất cho Chúa Giêsu Thánh Thể.” Ngay cả trong nhiều tuần lễ sợ hãi và thống khổ kéo dài, Thánh Têrêsa vẫn thích ở một mình buổi tối hơn: “Tôi quá hài lòng khi được ở trong phòng riêng tách rời xa khỏi các chị em, để tôi không bị nghe thấy [vì chị ho dữ dội], tôi hài lòng khi chịu đau đớn một mình; bao lâu tôi được cảm thương và được đổ dồn lên tôi sự chú ý, hạnh phúc sẽ lìa khỏi tôi.” Chị thấy rõ rằng những vết thương mà chúng ta chịu đựng trong linh hồn không nghĩ ngơi cho tới khi nó thưởng thức sự an ủi của người ta vì có người khác biết đến nỗi đau của họ, như một bằng chứng tỏ ra trong lời quở trách của Thánh Nữ dành cho người mới tu tập: “Em cảm thấy mệt nhiều như vậy vì không ai biết tới nó. Đây là một cảm giác rất tự nhiên - ước muốn được người ta biết đến sự nhứt nhối và nỗi đau của mình; nhưng nếu mở đường cho nó, chúng ta sẽ đóng vai hèn nhát.” Theo đó, Thánh Têrêsa giấu kín những đau đớn của chị dưới một nụ cười - nhiều khi chị bị người ta nghĩ là vô cảm trước nỗi đau.
Và tôi…?

3. Những Thánh Giá trong Ơn Gọi
Bổn phận quan trọng nhất của mỗi người là kiện toàn với đức tin những nhiệm vụ trong địa vị của họ trong đời sống, và việc này thường mắc míu tới nhiều đau khổ vô căn cứ. Thánh Têrêsa là một nữ tu, và như thế chị đánh giá cao hơn hết mọi đau khổ khác liên quan tới sự trung tín với lề luật hoàn hảo bên trong và bên ngoài. Chị giữ lời khấn khéo léo và tinh tế đến mức được gọi là anh hùng.
Mức độ thi hành việc thực hành nhân đức khó nghèo của Thánh Nữ đã chiếm được sự ngưỡng mộ của thánh Phanxicô Assisi, vì chị đã không hài lòng với việc cân nhắc chọn lựa những gì cũ nhất, tệ nhất và hư hỏng nhất, nhưng còn lạc quan vui thích khi bị tước đoạt ngay cả những gì cần thiết nhất như thức ăn, áo mặc, v.v…
Nhờ ơn đặc biệt của Chúa, Thánh Têrêsa đã được giữ gìn khỏi cơn cám dỗ chống lại đức trong sạch mãnh liệt, nhưng đức trong sạch trong tâm hồn – tinh tuyền trong tình cảm – khiến chị phải trả giá tận tình, các chị ruột của Thánh Nữ than phiền rằng Thánh Nữ bỏ bê, không những thế, còn lạnh lùng với các chị. Nhưng theo sự hiểu biết của mẹ bề trên bà thấy rằng đời sống tu trì không có nghĩa là phải chìu theo sự vui sướng của đời sống gia đình, hơn thế nữa nó phải mang ý nghĩa của sự hy sinh về việc ấy.

Về đức vâng lời, Thánh Têrêsa là bản sao hoàn hảo của Đấng “đã hy sinh cho đến chết, và chết trên thập giá.” Chị cư xử như một người mà “mọi người có quyền ra lệnh cho mình,” chị vâng lời tất cả mà không phân biệt - những tu sĩ trong dòng, người giữ cửa, y tá, v.v… - như là vâng lời chính Chúa, và cố gắng hết sức và những mệnh lệnh vô lý, hay ngay cả những ước muốn chưa thốt ra thành lời. Nguyên tắc của Thánh Nữ là: “ngay cả khi mọi người không giữ lề luật, đó vẫn không là cớ cho tôi không giữ lề luật,” và “Mỗi người phải hành xử như sự hoàn hảo của tất cả các phẩm trật đều tùy thuộc vào cách hành xử của cá nhân mình.”

Khi việc kiện toàn hoàn hảo lề luật hay bổn phận của một người bao gồm chút bất tiện hay rắc rối, chúng ta dễ dàng lạm dụng, hay ít ra là tìm kiếm, một sự miễn trừ hợp lệ. Thánh Têrêsa thấy việc này hấp dẫn, nhưng chị can đảm chống cự nó. Chị nói: “Đúng vậy, những chuyện nhỏ nhặt này này là những hình thái của việc tử đạo; nhưng chúng ta phải cẩn thận đừng làm dịu đi nỗi đau tử đạo vì tự cho phép mình hay bảo vệ cho quyền ấy một ngàn hay một lần khiến cho đời sống tu trì chẳng những thoải mái mà còn chấp nhận được.” Theo đó, Thánh Nữ không những không chỉ tìm kiếm hay lạm dụng một hình thức miễn trừ nào trong sinh hoạt cộng đoàn, ngay cả khi chị lâm bệnh nặng, cuối cùng chị xử dụng ơn huệ chỉ khi đức vâng lời đòi buộc chị làm như vậy. Châm ngôn của Thánh Nữ là: “Tôi có thể đứng trên đôi chân của tôi được và như thế tôi phải dậy để làm bổn phận của tôi.”
Và tôi…

NGÀY THỨ HAI

Thánh Têrêsa thân yêu, con xin cảm tạ Chúa vì tinh thần hy sinh mà Chúa đã nhen nhúm mãnh liệt trong ngài. Lạy Chúa, bao lâu nữa con mới được linh ứng cùng một nhiệt tình như vậy, vì con chỉ để cho vô số thánh giá vụt qua đi, lại lạc quan khi từ chối chúng trong sự đui mù và điên dại của con. Điều này thật đáng tiếc làm sao! Mỗi giờ đồng hồ, với tình yêu của Ngài, Chúa đều cho con nhiều cơ hội để từ bỏ cái nhìn của con… và con ương ngạnh từ chối. Thật là mất mát cho Chúa, cho các linh hồn, và cho chính niềm vui sướng của con trong đời sống vĩnh cửu. Vì thế từ nay, con sẽ luôn tĩnh thức, con ước ao không từ chối Chúa điều gì nữa. Xin giúp con nhận ra rằng trung tín với những việc nhỏ nhặt cũng đòi hỏi như việc lớn, vâng, nó còn nhiều hơn cả thái độ anh hùng hơn là làm những việc vĩ đại; rằng những hành động nhỏ nhặt nhất với tình yêu tinh tuyền cho Chúa có giá trị hơn nhiều việc làm sáng lạng bề ngoài với những động lực bên trong, cho dù điều đó có thể khiến cho những người trên thế gian khen ngợi. Xin cho con đạt được sức mạnh để che giấu được những đau khổ trước con mắt của thế gian để con không mất đi công nghiệp khó khăn mới đạt được qua việc tìm kiếm sự an ủi của người đời, như một người làm việc đến kiệt sức và rồi lấy tiền công ném vào trong lửa. Trên hết, hỡi Thánh Têrêsa, con ước muốn kiện toàn hoàn hảo những bổn phận trong địa vị của con, mà không tìm kiếm sự miễn trừ vì sự hy sinh hay thuận tiện cá nhân, nhưng thi hành bổn phận bao lâu con còn đứng được trên đôi chân của con” và sống như thể sự hoàn hảo của toàn thể giáo hội tùy thuộc vào cách cư xử của cá nhân con. Con cũng xin dâng lên ngài ý nguyện đặc biệt trong tuần cửu nhật này (kể ra…). Chúa sẽ không từ chối điều gì cả.

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

*Ngày thứ Ba *

Ba Cách Tử Đạo của Thánh Têrêsa
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Tử Đạo trong Thân Xác

Thánh Têrêsa đã cầu nguyện để chịu đựng được đau khổ vì tử đạo, và đã được nhậm lời. Chỉ riêng nỗi đau trong thể xác của Thánh Nữ đã hơn là tử đạo rồi. Ngay trong những năm đầu Thánh Nữ đã đau đớn nhiều, nhất là lúc cuối cùng của cuộc lữ hành trên trần thế, sự đau đớn của Thánh Nữ đã gia tăng gấp nhiều lần. Thánh Nữ phung phí sức lực, chị đã kéo lê nhiều sinh hoạt (exercises) khác nhau trong cộng đoàn, chia sẻ mọi bổn phận, ngay cả những giờ kinh đêm mệt lử, mặc dù Thánh Nữ phải đấu tranh chống lại tình trạng tê liệt, mỏi mệt và choáng váng để giữ mình trên đôi chân. Khi tất cả đã kết thúc, Thánh Nữ sẽ kéo lê mình lên cầu thang nhờ chiếc lan can. Dừng lại mỗi bước để thở, như thế chị mất nữa giờ đồng hồ để đi qua hành lang băng giá dẫn tới phòng ngủ riêng không có lò sưởi. Khi tới đó, chị mệt lử đôi khi phải mất một giờ đồng hồ mới thay áo xong. Đoạn chị cố gắng nằm trên tấm nệm rơm cứng (pallet), nhưng chỉ có hai tấm mền mỏng, có khi chị run rẩy suốt đêm vì lạnh. Căn bệnh làm cho máu chị suy nhược, chị lại càng nhạy cảm hơn nữa với cái lạnh, nên chị đã thú nhận trên giường hấp: “đau đớn về thể lý nhiều nhất của tôi là lạnh; tôi đã đau đớn rất nhiều vì lạnh đến nỗi tôi nghĩ rằng tôi có thể chết vì lạnh.” Nhưng chị đã tìm được một trong những nguyên tắc là: “Chúng ta phải đi tới cùng với sức lực của chúng ta trước khi than vãn.”

Mặc dầu vậy, sau cùng Thánh Nữ cũng không còn đứng trên đôi chân của mình nữa.  Chị bị buộc phải nằm liệt giường. Sự đau đớn của chị gia tăng; chị ho một phần lớn trong đêm; ban ngày thì bị thiêu đốt bởi cơn sốt và kiệt sức vì đổ mồ hôi nhiều; Chị bị động kinh vì xuất huyết dữ dội và bị cơn ngạt thở; sự gầy còm hốc hác khiến cho những vết thương rất đau đớn. Khi chị y tá cố gắng giảm nhẹ bằng cách nâng chị ngồi lên, chị bảo chị cảm thấy như ngồi lên bàn đinh vậy. Chị nói, “Giá mà bạn biết tôi đau đớn như thế nào. Một người nghiệm thấy nó mới biết những gì tôi muốn nói. Tôi có thể dễ dàng hiểu được tại sao những người không có đức tin bị cám dỗ lấy đi mạng sống mình khi đau đớn như vậy.  …tôi cho bạn biết, khi một người đau khổ như vậy, chỉ một bước nữa là họ mất trí,” Tôi còn muốn hỏi xem “Thánh Têrêsa có đau khổ thật không?” Vậy mà trên môi chị luôn nở nụ cười dịu dàng.

Tôi không thể chịu đựng cơn đau nhẹ với nụ cười vì yêu mến Chúa sao?

2. Tử Đạo trong Tâm Hồn

Cách tử đạo này đau đớn hơn tử đạo trong thân xác. Từ khi còn bé, tâm hồn của Thánh Têrêsa đã khát khao yêu mến và đau khổ (affection). Chị viết: “Tâm hồn con tự nhiên nhạy cảm, và vì thế, nó là nguyên nhân của lắm đau buồn. Con ước ao được dâng lên Chúa Giêsu tất cả những gì con có thể chịu đựng được.” Những gì mà một người bình thường có thể than khóc thì đối với chị nó là nguồn vui, vì nó là cơ hội có khả năng cho chị chứng minh tình yêu và sự đau khổ của mình.

Một ác cảm tự nhiên có với một nữ tu mạnh mẽ đến nỗi chị thường dự định bỏ chạy; vậy mà chị bằng lòng tới với nữ tu đó và hoài nghi rằng nữ tu đó có tình bạn đặc biệt với mình. Chị tình nguyện phục vụ giúp đỡ một nữ tu đau ốm mặc dù chị “biết trước rằng không thể làm hài lòng chị ấy được,” và chị đã làm điều đó “với sự chăm sóc kỹ lưỡng đến nỗi không thể làm tốt hơn là chính Chúa mong đợi.” Chị đề nghị giúp bà gát cổng, người thử thách sự kiên nhẫn của chị ác liệt bằng sự câu nệ và chậm chạp không thể chịu đựng được – nhưng Thánh Têrêsa nhã nhặn hết mình không cho phép bất kỳ một ai ngay dù là chỉ đoán chừng những đấu tranh bên trong nội tâm của bà ấy đang diễn ra.

Sống trong cùng tu viện với ba nữ tu khác, có nhiều chuyện để đau khổ trong việc kiềm chế tính tự nhiên rất tự nhiên và đầy cảm tính; chị nói rằng Chúa ban cho chị hơn một chén đắng qua các nữ tu này. Đối với tất cả những thành viên trong cộng đoàn, chị là người giao thiệp ít nhất vào giờ giải lao; Chị làm việc kế bên chị Pauline thân yêu nhưng không nói với chị ấy lời nào. Sau đó chị đã nói, “Ôi người mẹ nhỏ của em, em đã đau đớn biết bao! Em đã không thể tâm sự với chị, và em nghĩ rằng chị không còn biết đến em nữa.”

Tử đạo trong tâm hồn cay đắng cách riêng khi quan tâm đến người cha thân yêu của chị chịu thử thách bệnh tật. Từ ngữ không diễn tả được nỗi tiếc thương, và chị không cố gắng để diễn tả điều đó. Nước mắt rơi nhanh đến nỗi chị không cầm bút mà viết được, và như thế chị nói: “Ba năm tử đạo của ba tôi đối với tôi dường như ngọt ngào và sinh nhiều hoa quả nhất trong suốt đời tôi. Tôi không muốn đánh đổi nó với những trạng ngây ngất nhất, và tâm hồn tôi thét lên lời cảm tạ vì kho tàng vô giá đó. ‘Chúng con đã sướng vui với những ngày mà Ngài làm cho chúng con đau khổ.’ Quý báu và ngọt ngào thay thánh giá cay đắng này.” Thật là những lời thần bí! Cay đắng mà vẫn ngọt ngào!

Nếu tôi nóng lòng muốn dâng lên Chúa Giêsu tất cả những đau khổ mà tâm hồn tôi có thể chịu đựng được, tôi sẽ hiểu được. Tôi có…?
 
3. Tử Đạo trong Linh Hồn

Là sự đau khổ khắc nghiệt nhất. Nó đến trực tiếp từ Chúa, và rõ ràng là không có nguyên nhân, không có cảnh cáo. Thánh Têrêsa đã ăn mẫu bánh mì cứng và khô trong tinh thần khô khan vô vị, với ước muốn an ủi trong kinh nguyện hằng ngày trong đời sống tu trì của chị. “Đối với con luôn luôn là đêm, luôn luôn tăm tối, đêm tối. Khô khan và buồn ngủ - như tình trạng của linh hồn con khi liên hệ với Chúa Giêsu! Nhưng vì Chúa Giêsu yêu dấu muốn ngủ, con sẽ không ngăn cản Ngài.” Thánh Têrêsa thấy tĩnh tâm là một sự cố gắng ngoại lệ: “Con trải qua tĩnh tâm với trạng thái hoàn toàn khô khan như bị Chúa bỏ rơi. Lạy Chúa Giêsu, như thói quen của Chúa, ngủ trong chiếc thuyền nhỏ của con. Thật hiếm khi các linh hồn để cho Chúa bình an ngủ!  Chúa của họ rất mệt vì liên tục bị thức dậy sớm (fresh advances) trong khi Chúa muốn lợi dụng thời gian để nghĩ ngơi. Con xin dâng lên Chúa, và không nghi ngờ rằng Chúa vẫn tiếp tục ngủ cho đến cuộc tĩnh tâm thú vị đời đời; thay vì tiếc nuối vì việc này, con lại sung sướng.” Không có lúc nào Thánh Têrêsa thấy an ủi ít hơn khi Rước lễ. Nhưng chị không bỏ cuộc, ngắn ngủi hay vội vàng đi qua những bài thực tập về tâm linh vì sự khô khan đó. “Khi ở trong tình trạng tâm linh khô khan, không thể cầu nguyện hay thực hành các nhân đức, tôi xem đến những cơ hội nhỏ những chuyện nhỏ nhặt nhất cá thể làm Chúa Giêsu vui lòng, như một nụ cười, một lời nói tử tế khi tối muốn im lặng… Nếu không có cơ hội để dâng lên, tôi cố gắng ít nhất là lập đi lập lại là con yêu mến Chúa.”

Bóng tối trở nên đày đặc hơn, và nó thêm vào những cám dỗ chống lại đức tin đáng sợ. Thánh Têrêsa tự nói: “Con đã cố gắng vô cùng, hầu như đến mức buồn bả. Bóng tối dày đặc đến nỗi con không biết là Chúa có yêu thương con không.” Hơn thế nữa, “Khi tâm hồn con mỏi mệt vì bị bao phủ bởi bóng tối, con cố gắng nghĩ tới đời sau, sự thống khổ gia càng tăng hơn nữa. Dường như con đã ra khỏi bóng tối. Con nghe tiếng thét nhạo báng của những kẻ vô thần: ‘giấc mơ của mi về vùng đất đầy ánh sáng và hương thơm; mi mơ về Đấng Tạo Dựng nên những thứ kỳ diệu này sẽ là của mi mãi mãi… Hơn nữa, hãy vui mừng trong sự chết, nó sẽ không cho mi thứ mà mi hy vọng, nhưng vẫn là đêm tối, đêm tối hoàn toàn hư không!” Một thử thách thật đáng sợ đối với những người yêu mến Chúa mãnh liệt. Và “nó không phải là bức màng nhưng một bức tường dâng lên tới tận trời.” Bên cạnh đó ma quỷ cầm giữ chị “với gọng kìm sắt để kéo chị đi sâu vào tuyệt vọng.” Và chị đã hành động ra sao? Không đối mặt với kẻ thù, chị chạy đến với Chúa Giêsu và nhấn mạnh với Chúa là chị sẵn sàng đổ máu để làm chứng cho đức tin về đời sau; Chị hướng về trời và “cảm tạ Chúa và những vị thánh giống như vậy, cảm nhận rằng các vị muốn thấy chị ép mình để tin ra sao.”

với nhiều người là ngọt ngào trìu mến
con xin phó thác tình yêu cho Ngài,
với gấp đôi sự ân cần âu yếm (tenderness)
Khi Ngài len lén đi bên cạnh con.

Thánh Nữ chịu đựng nỗi đau khôn tả gấp ba lần tử đạo này không liên tục, nhưng đồng thời và kéo dài cho đến khi chết. Nó thật mãnh liệt như chị viết: “Tôi không nghĩ là nó có thể đau đớn như vậy.” Vậy mà chị luôn bình an và bình tĩnh, vui vẻ và mỉm cười. Chị nói,“Giữa những con nước đau thương mà con khao khát, con là người chết hạnh phúc nhất.”

Tôi có thể dò thấu được sự “ngọt ngào giản dị” này chỉ khi nào tôi ước muốn nghiệm thấy nó. Tình yêu tôi cho Chúa mạnh mẻ như thế nào?

NGÀY THỨ BA

Thánh Têrêsa thân yêu, dù chỉ vài phản ảnh ngắn ngủi này cũng để lại cho con sự kinh ngạc về những đau đớn kinh hoàng kéo dài và mãnh liệt của chị. Chúng cần thiết trong thực tế làm sao! Con bắt đầu hiểu được một số sự thật trọn vẹn và sâu sắc về những lời chị thốt lên vào cuối đời: “Tôi không nghĩ là nó có thể đau đớn đến như vậy.” Con có thể suy nghĩ thật nhiều, ngay cả việc dường như việc “có thể” đau khổ vô cùng, mà chị đã nói rằng chị đã thống khổ vượt quá tất cả những gì mà chị có thể chịu đựng. Tư tưởng về đại dương đau khổ làm áp đảo con. Con cảm tạ Chúa vì tình yêu anh hùng mà Chúa đã đổ đầy trong chị, và sức mạnh trong linh hồn mà chị đã chịu đựng tất cả, biết bao! Đây là giá trị thật mênh mông lạ thường mà chị đã trả cho hoa hồng, mà chị đã từ trời gởi xuống thế gian. Xin cầu cho con, để con cũng, được đầy can đảm trong mọi đau khổ trong thân xác, tâm hồn và linh hồn để con có thể làm vui lòng Chúa, khi Ngài ban cho con, vì vinh quang cao cả Chúa, ơn cứu rỗi các linh hồn và hạnh phúc đời đời của con. Xin đạt được cho con ơn chịu đựng chúng, với cảm xúc vui vẻ mà Chúa đón chào nơi việc tử đạo đồng thời gấp ba lần, và ơn được chứng minh tình yêu của con cho Chúa. Con cũng xin dâng lên Chúa ý nguyện riêng tư của con trong tuần cửu nhật này (kể ra…). Với những ai đau khổ nhiều vì Chúa, Ngài sẽ không từ chối điều chi.

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

* Ngày thứ Tư *

Nghịch Lý: Niềm Vui trong Đau Khổ
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Không phải là Không Nhạy Cảm

Đau khổ của Thánh Têrêsa không phải chỉ là ảo tưởng, nhưng là nỗi đau thật và dữ dội. Thật vậy, ít người có thể được phú cho cảm xúc nhạy bén với sự đau đớn cực kỳ trong thân xác, tâm hồn và linh hồn như Thánh Nữ. Chị tự thú rằng “chị đã trả giá tận tình để cho Chúa những gì Ngài đòi hỏi” và điều đó “nếu trong những dịp như vậy” nghĩa là khi sự thống khổ cao độ “tôi lập đi lập lại tha thiết hơn với Thiên Chúa nhân từ và với các Thánh rằng tôi yêu mến các Ngài, hãy tin tôi, mặc dù đó là những gì tôi cảm thấy vào lúc đầu.” Chị đau khổ dữ dội vì lạnh; bao tử nhạy cảm luôn luôn chống lại thức ăn tồi tàn của dòng Carmel. Nhất là chị thường ước muốn nói một tiếng với chị Pauline rằng chị gấp rút đi về phòng và nắm chặt lấy lan can để khỏi quay trở lại; Nỗ lực chị làm để kiềm chế không ném cái nhìn nghiêm nghị lên Nữ Tu luôn luôn bồn chồn với chuỗi kinh mân côi khiến cho chị ướt đẫm mồ hôi mỗi ngày; khi bị tạt nước bẩn từ nhà giặt, sự thúc giục đầu tiên của chị là tỏ ra không hài lòng, khi bị đổ thừa gây tiếng động ồn ào, chị rất nóng nảy muốn “tự vệ” và đã phải chạy đi để khỏi làm như vậy; toàn thân chị bị kích động vì sợ ác cảm mà chị cảm thấy với một nữ tu và chị chỉ thường chạy đi để tránh khỏi; khi tìm được cuốn sách, lượt chải đầu… của chị ấy để lộn xộn, chị đã phải “cầm nó bằng hai tay để tránh không bị mất bình tĩnh” và mạnh mẽ khiển trách người làm phiền; nếu chị ca hát về niềm vui trên thiên đàng, chị chỉ hát về “những gì chị tin, vì thiên đàng thật dường như hoàn toàn đóng cửa lại với chị.”

Vậy Thánh Têrêsa rất nhạy cảm với sự đau khổ; chị phải trả giá cao cho nụ cười, và chỉ với những nỗ lực ở mức độ cao và anh hùng chị mới thành công được. Thật vậy, thời gian đầu trong đời sống tu trì chị “phải tự an ủi mình bằng ý nghĩ rằng tất cả sẽ được biết Ngày Phán Xét.” Sau đó chị thừa nhận: “Lúc đầu bề ngoài của tôi đã đánh lừa sự cố gắng của tôi; nhưng sự hy sinh cá nhân từng chút một dường như dễ dàng hơn và không do dự… Khi đau khổ nhiều… thay vì nhìn có vẻ sầu muộn, giờ đây tôi đáp trả lại bằng nụ cười. Lúc đầu không phải lúc nào tôi cũng thành công, nhưng bây giờ nó là thói quen mà tôi sung sướng khi đạt được.” Tại sao chị thành công? “Tôi luôn luôn ép mình yêu mến sự đau khổ và hân hoan chào đón nó.” Ở đây một lần nữa là sự thật: “Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng trung tín trong việc lớn,” vì “trên đường lối này chỉ có bước đầu là khó khăn; vậy mà Chúa không bao giờ từ chối từ chối những ơn sủng ban đầu – can đảm để chinh phục bản thân… Lúc bắt đầu chúng ta phải hành động với sự can đảm. Điều này có nghĩa là tâm hồn giành được sức mạnh, và chiến thắng theo sau chiến thắng.” Và điều gì đã cho Thánh Nữ sức mạnh này? “Vui sướng thay khi nghĩ rằng với mỗi niềm đau nho nhỏ chúng ta chịu đựng với niềm vui, thì chúng ta sẽ yêu mến Chúa nhiều hơn trong đời sống vĩnh cửu!”

Nó là niềm vui cho những ai yêu mến thật; đối với tôi thì…
 
2. Niềm Vui Đích Thật

Thánh Têrêsa biết rằng “Chúa yêu mến người vui vẻ cho đi,” và với những ai giao phó cho sự săn sóc của Thánh Nữ chị thường lập lại: “Chúa Giêsu yêu mến tâm hồn vui vẻ. Ngài yêu mến linh hồn luôn mỉm cười.” Chị là người thực hành điều chị đòi hỏi người khác và luôn vui vẻ mỉm cười giữa những đau khổ mãnh liệt lạ thường. Chị  nói: “Đau khổ và yêu mến là niềm vui tinh tuyền nhất. Và đau khổ là thiên đàng nơi hạ giới của tôi… Niềm vui đích thật duy nhất trên trái đất là luôn phấn đấu để nghĩ rằng vẻ đẹp là chén đắng’ mà Chúa giêsu cho chúng ta…” Khi được người ta thương hại chị nói: “Đừng buồn vì tôi như vậy; Tôi đã đạt đến mức không còn có thể đau đớn nữa, vì tất cả đau khổ đều ngọt ngào đối với tôi.” Khi vẻ mặt chị bộc lộ niềm hạnh phúc siêu nhiên, chị được hỏi và đã cho câu trả lời đáng kinh ngạc: “Vì nỗi đau kịch liệt trong lúc này… Không có gì cho tôi ‘chút vui mừng’ như những ‘thánh giá nhỏ.’ Tôi không biết đến trạng thái ngây ngất nào mà tôi không muốn hy sinh nhiều hơn. Ở đó tôi tìm được hạnh phúc và chỉ nơi đó… Khi chúng ta không đòi hỏi gì hơn là đau khổ, thì niềm vui ít nhất là một điều đáng kinh ngạc, và sau đó sự đau khổ tự nó trở nên niềm vui lớn lao trên hết mọi niềm vui, khi chúng ta tìm kiếm nó như một kho tàng quý giá.”

Niềm vui con tìm thấy nơi nỗi đau và mất mát,
con yêu những chiếc gai canh giữ đóa hoa hồng,
với niềm vui con hôn lên hết mọi thánh giá nặng,
và mỉm cười cùng hết mọi nước mắt tuôn rơi.

Khi trên trời từ chối sự trợ giúp cho chị, chị “vẫn cảm tạ Chúa và các Thánh,” và chị “dành cho Chúa mọi lời ngợi khen khi Chúa làm chị thất vọng.”

Chị cũng biết cách xử dụng những khuyết điểm và thất bại của mình như phương tiện để vui - điều quan trọng nhất mà mọi người phấn đấu để nên thánh. “Tôi hối hả nói với Thiên Chúa nhân lành: ‘Lạy Chúa, con biết rằng con xứng đáng với cảm giác buồn rầu này [vì lỗi nơi con], vậy xin Chúa cho con xem đó như một thử thách mà tình yêu Chúa gởi đến cho con. Con hối tiếc vì tội lỗi con; nhưng con bằng lòng khi chịu chút đau đớn này để dâng lên Chúa’” “Nếu Chúa vẫn ẩn mặt đi - điều đó hợp lý, vậy con xin bằng lòng chịu cóng vì lạnh, và con sẽ vui mừng trong đau khổ, cho đến khi nào xứng đáng với tội con.” Thật là một sự khôn ngoan siêu phàm! Thánh Augustino nói: “Khi người ta yêu, người ta không biết đau khổ, hay nếu người ta đau khổ, thì đó là đau khổ vì yêu.” Và như thế giữa cơn thử thách, Thánh Têrêsa kêu lên: “Chúa đã cho con, niềm vui sướng trong mọi việc Chúa làm. Vì có niềm vui nào lớn hơn là được đau khổ vì yêu mến Chúa?” Lòng tin sáng tỏ và sống động của chị đã cho chị cái nhìn thấu bên trong giá trị bao la c
a sự đau khổ và làm cho chị quý trọng nó như những kho tàng quý giá nhất trong mọi kho tàng cho vinh quang Chúa, cho sự cứu rỗi của các linh hồn và hạnh phúc vĩnh cửu đời sau. Đó là đức tin sống động, đầy sức sống bởi tình yêu nồng nhiệt, giải thích cho lời bình luận có vẻ kỳ lạ mà thâm thúy: “Ngày lễ hội của tôi là những ngày mà Thiên Chúa nhân lành thử thách tôi nhiều nhất.”

Đó có phải là ngày lễ hội của tôi không…?
 
3. Niềm Vui Tinh Luyện

Niềm vui mà Thánh Têrêsa tỏ ra trong đau khổ sâu sắc và chân thật, nhưng không có sự hiểu lầm trong đó – không có cảm xúc [nghĩa là cảm giác] vui, vì đó là trực giác tang chế trong tâm linh (spiritual keen intuition), xuyên thấu sự che đậy bên ngoài, nhìn thấy rõ ràng một hình thức của lòng tự ái tinh tế: “Nếu bạn muốn biết niềm vui và yêu mến sự đau khổ, bạn sẵn sàng để mưu cầu sự an ủi cho chính bạn, vì chưng một khi chúng ta yêu, tất cả mọi đau thương sẽ biến mất.” Niềm vui mà Thánh Nữ nói hoàn toàn khác: “Ở đây tôi chỉ tìm thấy niềm vui, đó là niềm vui của sự đau khổ; và niềm vui này, không phải là một trong những cảm xúc, vượt lên trên tất cả mọi niềm vui.”

Niềm vui này “đúng hơn là sự bình an, vì người nói rằng bình an không gọi là vui, hay ít nhất là cảm giác vui sướng: đau khổ trong an bình đủ để thật lòng ước muốn tất cả những gì Chúa muốn.” Đó là niềm vui tương tự như tình yêu của Chúa chịu Hy Sinh trong cuộc Khổ Nạn của Ngài: “Chúa trong vườn cây dầu thưởng thức tất cả những vui thú của Chúa Ba Ngôi, vậy mà sự thống khổ của Chúa lại khốc liệt. Đây là mầu nhiệm cao cả, nhưng tôi bảo đảm với bạn, từ đó tôi có thể hình thành một số gợi ý mà tôi đang chịu đựng.” Tình yêu của chị hoàn toàn không có tính ích kỷ, vì chị thưởng thức cả việc không có niềm vui nếu tình trạng này đem lại niềm vui cho Chúa. “Niềm vui của tôi là niềm vui chóng qua đi, và đi qua nụ cười an ủi của Chúa.” “Có những người làm những việc tệ hại nhất. Đối với tôi, tôi chỉ làm ngược lại. Tôi luôn luôn nhìn thấy mặt tốt của sự việc, và ngay cả khi số phận của tôi chịu đau đớn mà không có ý niệm mơ hồ về sự an ủi nào, hay lắm, tôi lấy đó làm niềm vui của tôi.”

Nếu Chúa cũng lìa xa con,
Ôi Lạy Chúa viên Ngọc Quý của con,
Ngay cả khi không có sự âu yếm của Ngài,
Niềm vui của Ngài vẫn sẽ thuộc về con!

“Bạn có biết niềm vui của tôi lớn lao làm sao khi làm cho Chúa vui qua việc bị tước đoạt hoàn toàn tất cả những niềm vui!” Quả thật đây là niềm vui được tinh luyện - niềm vui mà chúng ta không cảm nhận được!
Niềm Vui của tôi có như vậy không…?

NGÀY THỨ TƯ

Thánh Têrêsa thân yêu, mọi niềm hạnh phúc, nụ cười và niềm vui giữa đau thương, cho dù đó là cảm xúc cực kỳ đau khổ, con vui mừng với ngài trong chiến thắng khải hoàn vinh quang mà ngài đã thắng được chính mình qua tình yêu dịu dàng cho Chúa. Xin đạt được cho con ơn để đi theo bước chân ngài, hầu con luôn luôn tìm kiếm niềm sướng vui chân thật đó là làm vui lòng Chúa, ngay cả khi thực tế là cảm giác vui sướng của con hoàn toàn bị tước đoạt tất cả. Ước chi những gì làm vui lòng Chúa luôn luôn làm vui lòng con. Xin giúp con nhận ra rằng thánh giá là món quá quý giá nhất của Chúa, là biểu hiện vô giá của tình yêu Chúa, con cũng ước muốn cảm tạ ơn Chúa vì tất cả những món quà của ngài, ngay cả với những gì có vẻ như kém hơn những gì mà Chúa ban cho những người khác. Trên hết, con ước muốn cảm tạ ơn Chúa luôn luôn vì những thánh giá và đau khổ Chúa gởi tới cho con, con biết rằng một khi con “cảm tạ ơn Chúa” trong những thử thách thì có giá trị ngàn lần hơn những gì theo ý của chúng con. Thánh Phaolô đã đánh bại chúng con “cảm tạ ơn Chúa trong mọi sự,” và hàng ngày trong năm giáo hội buộc các linh mục cầu nguyện nhân danh tất cả các tín hữu: “Đó là sự thật gặp gỡ công lý, lẽ phải và những điều tốt lành, hầu trong mọi lúc và mọi nơi chúng ta đều cảm tạ ơn Chúa, lạy Chúa là Đấng Thánh, là Cha Toàn Năng, là Thiên Chúa Hằng Hữu.” Thánh Têrêsa, xin cầu cho con, để những lời này có thể chìm sâu vào linh hồn con và con sẽ chân thành cảm tạ và sướng vui trong mọi sự: để niềm vui của con, cũng như của ngài, đạt được tính anh hùng, là niềm vui tinh luyện nhất trong mọi niềm vui, một niềm vui tinh tuyền và hoàn toàn không ích kỷ, con cũng xin dâng lên ngài ý chỉ đặc biệt khi làm tuần cửu nhật này (kể ra…). Chúa sẽ không từ chối điều gì cả.

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

* Ngày thứ Năm *

Không Gì Lay Chuyển được
Pháo Đài Thánh Têrêsa
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Cầu Nguyện Liên Lĩ

Phương tiện mà Thánh Têrêsa dùng để giành được chiến thắng trên đau khổ là gì? Trước tiên, là chị đã giam mình trong pháo đài không lay chuyển được của việc cầu nguyện. Trong những năm đầu chị đầy lòng quý trọng và yêu mến sâu xa việc cầu nguyện. Chị biết rằng các Thánh đạt được qua việc cầu nguyện khoa học tuyệt diệu làm mê say thế giới và sức mạnh không chống lại được trên tâm trì và tâm hồn con người. Vì các vị “dựa vào sức mạnh Toàn Năng của Chúa, và mức độ cầu nguyện của các vị nhen nhúm lên ngọn lửa tình yêu. Ở mức độ này các vị đã dâng lên thế giới - ở mức độ này các Thánh trong Giáo Hội Chiến Đấu vẫn dâng lên và sẽ dâng lên cho đến ngày tận thế.” Thắp sáng như chị đã làm, Thánh Nữ hiểu rằng “Đấng tạo thành Vũ Trụ chờ đợi kinh nguyện của linh hồn đáng thương để cứu rỗi vô số những linh hồn khác, cứu chuộc, như chính chị, bằng giá của Máu Chúa.” Ví thế niềm tin tưởng vô biên của Thánh Nữ về sức mạnh của việc cầu nguyện: “Sức mạnh của việc cầu nguyện kỳ diệu làm sao! Nó giống như một nữ hoàng, có quyền tự do trên vị vua, đạt được tất cả những gì nàng xin.” Kết quả là với Thánh Têrêsa, cầu nguyện không phải là điều gì ảm đạm, buồn bã, ngột ngạc, cực nhọc, nhưng thấm nhuần và vui sướng: “Với tôi, cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, nhìn thoáng qua về thiên đàng, một tiếng kêu biết ơn và tình yêu hoàn toàn bằng nhau trong đau khổ cũng như khi vui sướng. Tóm lại, nó là cái gì đó cao quý và siêu nhiên, mở rộng tâm hồn ra hiệp nhất với Chúa.”

Nếu có thể nói cả cuộc sống của Thánh Nữ một kinh nguyện không gián đoạn, thì điều này đặc biệt đúng trong những tuần lễ và những tháng đau khổ. Chúng là một kinh nguyện dài, cho dù nỗi thống khổ đáng sợ và tình trạng lẽ loi cô độc mà linh hồn chị miệt mài trong đó. Chị không chỉ cầu nguyện không ngừng, mà còn nài xin thiết tha và thống thiết nhất để những người khác cầu nguyện nhiều cho chị, như thế chị có thể đau khổ với sự kiên nhẫn. Khi toàn thể thân xác và linh hồn chị bị sự đau đớn hành hạ, và chị được hỏi là chị đã làm gì khi thức suốt đêm, chị trả lời: “Tôi cầu nguyện.” Nhưng cơn đau buộc chị phải cầu nguyện với tình yêu thinh lặng, và như thế khi được hỏi thêm: “Chị nói gì với Chúa Giêsu?” Chị trả lời: “Tôi chẳng nói gì cả - Tôi chỉ yêu mến Ngài. Tôi vẫn có thể đau đớn và yêu mến, và thế là đủ.” Chúa đã phán: “Hãy xin thì sẽ được.” Thánh Têrêsa nắm lấy Lời đó của Chúa để xin ơn sức mạnh để đau khổ với niềm vui. Chị đã được nhậm lời vì lòng trông cậy và ơn nhẫn nại.

Tôi đã làm cho việc cầu nguyện củng cố cho pháo đài của tôi để tôi có thể trú ẩn trong khi đau khổ chưa? Và tôi có tự hỏi xem tại sao tôi không vui sướng trong đau khổ không?

2. “Đứa Con Nhỏ” của Mẹ Maria

Đời sống Thánh Nữ Têrêsa tập trung cao độ vào Đức Trinh Nữ Maria, và qua Mẹ, “căn nguyên của niềm vui,” chị có được sức mạnh để đau khổ với niềm vui. Có sự thanh thản quyến rũ và đơn sơ về lòng sùng kính dành cho Đức Mẹ, khiến ta có thể bắt chước được vì điều đó đáng ngưỡng mộ. Chị đơn giản là “đứa con nhỏ” của Đức Maria. Như một đứa trẻ thường nghĩ tới Mẹ, đến với Mẹ với sự tin tưởng trong mọi nhu cầu và khi gặp nguy hiểm, làm mọi thứ để làm vui lòng Mẹ, và đặc biệt là thích thú và cố gắng bắt chước Mẹ trong mọi sự, Thánh Têrêsa cũng làm như vậy với lòng yêu mến và kính trọng người Mẹ trên trời.

Bị nung nấu với tình yêu tín trung, tự nhiên chị quay về với Mẹ Maria, đặc biệt là khi đau khổ. Phản ảnh những đau thương sâu sắc của Mẹ Thiên Chúa, chị lý luận như sau:

“Khi Vua trên Trời đã định cho người Mẹ yêu dấu của mình,
chịu đựng sự thống khổ trong tâm hồn trong đêm tối của đức tin
Hẵn là sẽ tốt khi đau khổ, để nếm chén đau thương nơi chốn nầy;
Vâng, nơi chốn nầy yêu mến và đau khổ là hạnh phúc tinh tuyền nhất.”

Điều này cũng khiến cho Thánh Nữ cảm thấy tâm hồn Mẹ Maria đầy lòng thương cảm dịu dàng cho con cái đang đau khổ của Mẹ, như thế khi đau khổ chị nài xin: “Xin Mẹ cho tinh thần mỏi mệt của con được nghỉ ngơi dưới tấm khăng voan của Mẹ.” Khi đau đớn đến nỗi không cầu nguyện như chị thường có thói quen làm, chị nói: “Tôi có thể nhìn Mẹ Maria và nói, ‘Lạy Chúa Giêsu.’” Ôi với lòng tha thiết tôi đã cầu nguyện với Mẹ. Vậy mà nó chỉ là sự thống khổ. Hoàn hoàn kiệt sức, tôi xin Đức Mẹ giữ đầu tôi trong đôi bàn tay Mẹ, để tôi có thể chịu đựng được…” Với lý do chính đáng Thánh Têrêsa có thể kết luận bài thơ cuối cùng mà chị đã sáng tác trên trái đất.

“Con sợ Đấng quyền năng rời đi xa khỏi con,
Vì con đã đau đớn buồn phiền về Ngài,
giờ đây hỡi Mẹ hiền dịu hãy lắng nghe con,
Ôi hãy cho nói chuyện với Mẹ trực diện,
hỡi Mẹ Maria, con yêu Mẹ biết bao,
và con luôn luôn nói với Mẹ:
con là đứa con bé nhỏ của Mẹ.”

Chị đã chịu đựng biết bao đau thương với sự giúp đỡ của Mẹ - và với niềm vui!

Tôi có thể vui vẻ chịu đựng nhiều bao nhiêu nếu tôi là “đứa con bé nhỏ” thật của Mẹ?

3. “Cuốn Sách” về Chúa Giêsu chịu Đóng Đinh

Thánh giá thật sự là “quyển sách” của Thánh Têrêsa; chị đọc nó nhiều lần mỗi ngày và nghiên cứu nó sâu sắc.

a) Thứ nhất, bận rộn với cuộc Khổ Nạn như một tổng thể - chị tìm hiểu kiến thức về việc Chúa chịu đau đớn vì yêu thương những thụ tạo của Ngài và chị thấy tình yêu mình được hâm nóng lên trong việc đáp trả. Bài giảng đầu tiên mà chị hiểu được khi còn bé là một trong những cuộc Khổ Nạn. Sau đó, Lời của Tiên Tri Isaiah mô tả “Con Người Đau Khổ” đã trở nên “căn bản của toàn bộ đời sống tâm linh của chị.” Chị hiểu rằng“vinh quang đích thực và vương giả mà chúng ta thèm thuồng nằm ở chỗ nó không được biết đến và quý trọng như là thứ vô tích sự,” như việc Chúa chịu đóng đinh. Thấy nhân loại không chú tâm đến tình yêu này, Thánh Têrêsa viết: “Trái tim tôi bị xé ra đau đớn khi thấy Máu Châu Báu rơi xuống trên mặt đất mà không ai tỏ tình thân ái với kho tàng khi Máu rơi xuống, và tôi quyết tâm ở lại dưới chân Thánh Giá trong tâm linh, để có thể nhận lãnh sương sa ơn cứu độ của Chúa và đổ ơn đó xuống trên các linh hồn.” Chị tự gọi mình là “một bông hoa nhỏ nở ra dưới bóng Thánh Giá, để được tươi tỉnh lại bằng nước mắt của Chúa, Máu Châu Báu Chúa, và ánh sáng mặt trời là Khuông Mặt đáng tôn sùng của Chúa.” Chị sùng kính sâu sắc Con Đường Thánh Giá.

b) Tình yêu của Thánh Nữ dành cho Chúa Giêsu chịu đóng đinh đặc biệt đối với Khuôn Mặt Thánh mà Thánh Têrêsa bị hấp dẫn cách riêng, và ở đây, Thánh Nữ “khám phá được vẻ đẹp làm say mê linh hồn chị.” Đó là“ngôi nhà, vương quốc và mặt trời” của Thánh Nữ. Giam mình đau đớn trên giường bệnh, chị thích thú trong việc bắt chước bà Vêrônica, lau Thánh Nhan Chúa với những cánh hoa hồng, “để dâng lên Chúa Giêsu chút an ủi.” Thánh Nhan này cũng là bức tường thành và sức mạnh của trong những cơn cám dỗ đáng sợ chống lại đức tin: “Mẹ ơi, đêm qua con đã bị cám dỗ; nhưng con nhìn Thánh Nhan Chúa luôn luôn và con đã lấy lại được đức tin.”

c) Trên hết mọi sự suốt đời chị say mê Ký Ức về Cuộc Khổ Nạn với thực tại về Chúa Giêsu chịu Đóng Đinh – Bí Tích Thánh Thể, trong đó Chúa Giêsu tiếp tục đời sống của Ngài như một nạn nhân.Từ đó chị rút ra sức mạnh lạ thường trong linh hồn chị. Đó là Thiên Đàng của chị ở dưới thế:

“Thiên Đàng của con ẩn giấu trong Hình Bánh trắng tinh bé nhỏ.
Nơi suối nguồn này con rút được sự sống của con.
Người Yêu Dấu đến, biến đổi con thành chính mình Người,
Hiệp nhất trong tình yêu, niềm sướng vui khôn tả,
là chính Thiên Đàng thật của con!”

Sự hy sinh của Thánh Têrêsa đã làm để nhận lãnh Mình Thánh Chúa mỗi ngày dường như siêu nhiên và tỏ rõ lòng quý trọng của chị đối với suối nguồn sức mạnh thiêng liêng. Khi bệnh kiệt sức và cho dù những biện pháp chữa bệnh đau đớn nhất đôi khi được áp dụng, đúng là chị đã lê mình tới nhà nguyện mỗi sáng; khi chị được thúc giục hãy miễn thứ việc ấy, chị trả lời: “Ôi, để được rước lễ tôi không xem những thứ này quá quan trọng đâu!” Khi dâng lễ chị đánh bạo kêu cầu Quyền Uy Tối Thượng của Chúa làm cho chị thành một nhà tạm sống luôn luôn cho Chúa trong Bí Tích Thánh Thể: “Xin cư ngụ trong con như nơi nhà tạm, xin đừng bao giờ bỏ rơi nạn nhân bé nhỏ của Chúa;” và chị cảm thấy như lời cầu xin của mình đã được nhận lời: “Đêm ngày Chúa ngự trong con như một tù nhân.”

Sức mạnh trong linh hồn để chịu đựng đau khổ sẽ là của tôi nếu tôi đọc cuốn sách về Chúa Giêsu chịu Đóng Đinh hằng ngày và nhận lãnh Nạn Nhân Thiêng Liêng trong Bí Tích Thánh Thể.
Tôi có…?
 
NGÀY THỨ NĂM

Thánh Têrêsa thân yêu, cầu nguyện đối với Thánh Nữ là pháo đài bao bọc Thánh Nữ khỏi sự tấn công của kẻ thù, không gì lay chuyển được. Thánh Nữ hiểu rõ sự to lớn kỳ lạ của việc cầu nguyện, hầu như toàn năng, có hiệu quả, và khi chúng ta xử dụng nó tốt như thế nào! Xin cho con ơn tương tự, và giúp đỡ con theo Thánh Nữ luôn luôn nương náu trong việc cầu nguyện, với sự sốt sắng và kiên trì, và chạy đến với việc cầu nguyện cách tự nhiên và với lòng tin của người con thảo đối với người Mẹ trên trời, phấn đấu hằng ngày để ngày càng trở nên “đứa con nhỏ” của Mẹ Maria hơn. Trên hết, xin giúp con nghiên cứu bài học chứa đựng trong cuốn sách về Chúa Giêsu chịu Đóng Đinh, đặc biệt là bài học lớn lao về yêu thương, để tâm hồn con có thể được nhen nhúm lên một ước muốn mãnh liệt chứng tỏ tình yêu của con trước những thử thách của Chúa trong đau khổ “ngay cả việc hy sinh mạng sống mình như một nạn nhân của tình yêu” (Câu này phản ánh kinh dâng mình cho lòng thương xót của Chúa của Thánh Têrêsa, trong đó Thánh Nữ hiến tế mình như “nạn nhân của Lòng Thương Xót của Chúa” ngày 9 tháng 6 năm 1895. Phần này có thể thông qua với những ai không làm việc tận hiến này). Ước gì con cũng học biết trọn vẹn hơn nữa về những bí mật ẩn giấu nơi Thánh Nhan Chúa và nhận ra sự thật lớn lao nằm ở chỗ bị che giấu và khinh miệt. Thánh Têrêsa thân yêu, với tình yêu nóng bỏng dành cho Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, xin giúp con nhận ra sự lớn lao và giá trị vô cùng của Thánh Lễ Misa và Bí Tích Thánh Thể, để con có thể bằng lòng làm những việc hy sinh hay đặt Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể trước bất kỳ thú vui nào hơn là bỏ mất một cơ hội để làm cho Chúa Giêsu vui và rút ra cho con sức mạnh con cần để chứng tỏ tình yêu của con bằng việc chịu đau khổ cho Chúa. Ước gì toàn thân con khao khát Chúa, sư thật và phúc lành duy nhất của Ngài. Con cũng xin ngài cầu bầu cho con ý nguyện đặc biệt khi con làm Tuần Cửu Nhật này (kể ra…). Chúa sẽ không từ chối điều gì cả.

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sứ Vụ Mai Côi (9/27/2016)
Kinh Kính Mừng Là Lời Ru Của Mẹ, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (9/27/2016)
Suy Niệm Kinh Mân Côi, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (9/26/2016)
Hình Thánh Giá Và Mẹ Fatima Thánh Du, 19/9/2016 (9/26/2016)
Cách Lần Hạt Mân Côi, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (9/25/2016)
Tin/Bài khác
Thơ Kính Nhớ Đức Mẹ Sầu Bi (9/15/2017)
Xin Đức Mẹ Fatima Thánh Du Chúc Phúc Lành Bình An Cho Quý Vị (9/23/2016)
Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa! (9/22/2016)
Uy Danh Của Đức Mẹ Maria (9/20/2016)
Cn 3695: Kính Chào Đức Mẹ Fatima Thánh Du (9/20/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768