MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chỉ Là Người Tôi Tớ – Lm G. Nguyễn Cao Luật
Thứ Sáu, Ngày 30 tháng 9-2016
Ch là người tôi t – Lm G. Nguyn Cao Lut

Xin thêm lòng tin cho chúng con

Các tông đổ xin với Đức Giêsu: "Xin cho chúng con thêm lòng tin!" Sao lại xin thêm lòng tin? Tin là thuộc lãnh vực phẩm chất, đâu thuộc lãnh vực số lượng mà lại xin thêm lòng tin. Có lẽ do tại cách nhìn về sự việc.

Và cũng như mọi lần, Đức Giêsu trả lời theo một đường lối khác, một cái nhìn ngược lại.

Một hạt cải trở thành một cây to lớn ... một cây dâu mọc giữa biển ... một ngọn núi di chuyển. Siêu thực: một từ ngữ có thể diễn tả đặc tính của bức tranh về một thế giới mới, một thế giới do Đức Giêsu công bố và trở thành hiện thực nhờ lòng tin. Người ta có cảm tưởng như đang chiêm ngắm một bức tranh của những nhà danh hoạ về siêu thực.

Đức tin quả là có tính "siêu thực". Tin là một cái nhìn khác về điều có thể. Tin là vượt lên trên những biểu hiện bên ngoài, vượt qua trật tự tự nhiên, để thấy được một hiệu quả khác. Nhờ tin, con người đạt tới một đời sống hoàn toàn mới mẻ, không chỉ là kết quả của những nguyên nhân vật chất, nhưng là một cuộc sống được tặng ban, một sự trào vọt, một cuộc sáng tạo phát xuất từ Thiên Chúa.

Quà tặng! Phải nhấn mạnh đến điều này. Tin là một hồng ân vô thường và nhờ tin mà nhận được những hồng ân khác. Thế nhưng, có lẽ người ta quá chú trọng đến quà tặng mà không chú ý đến chính việc làm. Người ta chờ có thể truyền lệnh cho núi non, người ta muốn thấy cây dâu mọc giữa biển khơi. Nhưng ít khi người ta làm việc với lòng tin, ít khi người ta biết đón nhận những điều giáo huấn. Người ta muốn có những kết quả lạ lùng trước khi thi hành những lệnh truyền của Chúa.

Chỉ là người tôi tớ

Chất liệu của dụ ngôn này dựa trên mối liên hệ giữa người nông dân và người đầy tớ của ông. Chắc chắn rằng người đầy tớ không có quyền gì đối với ông chủ. Sau những giờ làm việc cực nhọc ở ngoài đổng, người đầy tớ không được phép nhớ đến việc ăn uống, nghỉ ngơi. Người chủ cũng không nghĩ đến việc mời anh ta ăn cơm, hay hầu hạ để cám ơn. Người đấy tớ phải lập tức làm những công việc khác để phục vụ cho chủ. Đến khi nào người chủ không còn sai khiến gì cả, thì người đầy tớ mới được nghỉ ngơi. Người đầy tớ không hề nghĩ đến việc tham dự vào thế giới của người chủ mà anh có bỗn phận phải phục vụ. Đối với anh, một món tiền gọi là lương, được ăn uống, chừng đó là tất cả.

Tại sao Đức Giêsu lại nói dụ ngôn này?

Từ trước tới nay, người biệt phái vẫn nghĩ rằng tất vả việc lành, việc thiện, việc đạo đức của họ đều là những công nghiệp trước mặt Thiên Chúa mà người đời phải suy tôn và Thiên Chúa phải tính công. Đoạn văn Tin Mừng kể về chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện (xem Lc 18,11-12) cho thấy rõ ý tưởng này. Họ tưởng rằng những việc họ làm đã biến họ thành con người thánh thiện, đạo đức, và không cần đến Thiên Chúa, không cần sự can thiệp của Người. Chính sự tính toán này, thay vì làm cho họ trở thành những người thánh thiện, lại phá đỗ tất cả mọi việc họ đã làm. Họ ra về mà chẳng được tha tội, chẳng được Thiên Chúa xót thương. Trong khi đó, người thu thuế nhận biết mình là người tội lôỵi, nên trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa, và anh đã trở thành người công chính.

Thiên Chúa không hề mắc nợ ai. Con người chẳng có gì để tự hào trước Thiên Chúa, chẳng có gì để khoe khoang. Thực ra, tất cả mọi hành vi của con người đều là hồng ân của Thiên Chúa. "Không có Thầy, chúng con sẽ không làm gì được." Vậy thì, con người có gì để mà kể công, để mà tự hào. Họ đừng ảo tưởng, đừng coi đó như công trạng, nhưng phải nhận ra rằng đó chỉ là bỗn phận, là trách nhiệm của mình. Mọi hành động phượng tự, mọi hành vi bác ái, thật ra vẫn chưa đủ để cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa và của người khác. Con người có tạ ơn Thiên Chúa suốt cả đời mình cũng vẫn chưa đủ, vậy thì có gì mà tự hào, mà kể công. Cho dù có đem cả sức lực của mình để phục vụ người khác, con người cũng chỉ thực hiện những điều trong ơn gọi Ki-tô hữu của mình, cũng chỉ là để đáp lại hồng ân Thiên Chúa đã ban cho mình. Có gì đâu để khoe khoang, để kể công.

Bởi đó, nếu có ai tưởng rằng mình hữu dụng, nếu có ai nghĩ rằng mình đã thi hành trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa, nếu có ai nghĩ rằng mình đã làm tròn bỗn phận của mình, thì rõ ràng người đó không hiểu gì về Ki-tô giáo, về sự thánh thiện và công chính của người môn đệ Đức Ki-tô.

Hồng ân của Thiên Chúa và sự cộng tác của con người đều không chấp nhận sự tính toán. Bởi vì khi tính toán, con người không phân biệt được vẻ lớn lao của Thiên Chúa và sự thấp hèn của người phàm, không phân biệt được quà tặng với bỗn phận ; họ là những con người hữu hạn, nhưng lại muốn cân đo cái vô biên.

Lẽ tất nhiên, Thiên Chúa không phải là người chủ độc tài, hà khắc, luôn áp bức những người tôi tớ của mình. Trái lại, Người là Cha yêu thương. Qua dụ ngôn, Đức Giêsu chỉ muốn cho con người, nhất là những người Biệt phái, hiểu rằng: Họ đã được Thiên Chúa trao ban những quà tặng lớn lao, lớn lao hơn những việc họ làm. Con người có làm gì chăng nữa cũng chưa xứng hợp với hồng ân đã lãnh nhận. Và để đón nhận thêm những hồng ân khác, họ phải khiêm tốn, phải nhận ra sự yếu hèn của mình.

Theo gương Người Tôi Tớ

Hơn một lần, Đức Giêsu đã trình bày yêu cầu đặc biệt của Nước Thiên Chúa: thực hiện trọn vẹn lề luật. Chính Người cũng cẩn thận thi hành những điều được coi là bỗn phận của người được sai đến trần gian. Và trên thập giá, Người đã hoàn tất lề luật, hoàn tất bỗn phận: "Mọi sự đã hoàn tất."

Chính Đấng Thiên Sai cũng là người khắt khe với chính mình: là người chăn chiên, Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên ; là người trổng nho, Người dành mọi nôỵ lực cho vườn nho.

Như thế, Đức Giêsu có quyền để nói với chúng ta là những người tôi tớ của Thiên Chúa. Chúng ta phải thể hiện trọn vẹn ơn gọi của mình, phải thi hành đầy đủ, đúng đắn những lời của Thiên Chúa đã đặt nơi chúng ta. Chúng ta phải đem hết cả năng lực đã được Thiên Chúa trao ban, để hoạ theo hình ảnh của Đấng đã gọi và chọn chúng ta. Có người cho rằng lời mời gọi vượt qua và đạt tới sự thánh thiện này không phải là đặc trưng của Ki-tô giáo. Thế nhưng, nên nhớ cho rằng, Tin Mừng có tính cách tuyệt đối và một hình ảnh độc đáo là Đức Giêsu Ki-tô, mà không đâu có được.

Như thế, trong cách diễn tả của Đức Giêsu, chúng ta là những người thợ, những người bị giới hạn vì thời gian, vì không đủ khéo léo, và cũng có thể vì chất liệu kém. Kiêu căng, tức là không nhận ra giới hạn của mình, và điều ấy làm chúng ta thành dị dạng, bị méo mó. Chúng ta cần nhớ thân phận của mình như Đức Giêsu nhắc nhở: những đầy tớ vô dụng, tầm thường. "Các con không thể làm cho mình cao hơn một tấc được", và Người cũng thêm: "Cha trên trời biết rõ các con cần gì", "Người sẽ trả lại cho các con gấp trăm."

Khi đưa ra dụ ngôn để dạy bảo con người, Đức Giêsu đã thực hiện nơi chính mình. "Tôi đến không phải để được hầu hạ, nhưng để phục vụ mọi người." Chính điều đó đã đưa Người tới vinh quang, tới sự phục sinh. Đó là kết thúc của con người đã "làm việc bỗn phận".

Vậy, tin không phải là gì khác hơn là tín trung với bỗn phận của mình. Nhờ tín trung và khiêm tốn, mọi sự đều trở thành có thể.

* * *

Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng nhân ái, xin ban cho con luôn khát khao điều làm vui lòng Cha.

Xin ban cho con một tâm hồn thức tỉnh để không một tư tưởng hão huyền nào kéo con xa Cha.

Xin ban cho con tâm hồn tự do mà không một đam mê mãnh liệt nào có thể lấn át được. ... (theo thánh Tô-ma A-qui-nô).


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thơ Kính Đức Mẹ Mân Côi 2016 (10/3/2016)
Kinh Mân Côi-cuốn Kinh Thánh Của Đời Ta, Lm Giuse Trần Thanh Trung, O.carm. (10/2/2016)
Kinh Hồng (10/1/2016)
Kinh Thiêng, Hoa Lạ (10/1/2016)
Tâm Thư Về Tháng Mân Côi Dâng Kính Mẹ Thiên Chúa (10/1/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Hoa Kinh (9/30/2016)
Thiên Tình Mai Côi (9/30/2016)
Hiệu Lực Của Kinh Mân Côi Trong Lịch Sử Hội Thánh, Lm Đan Vinh – Hhtm (9/30/2016)
Tin/Bài khác
Hiểu Sống Đức Tin: Tại Sao Tháng Năm Được Coi Là Tháng Đức Mẹ? Lm Giuse Phan Tấn Thành, Op. (5/31/2018)
Sức Mạnh Của Lời Kinh Kính Mừng, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (9/29/2016)
Cn 3701: Nữ Tu Lucia Fatima Và Việc Đền Tạ Mẫu Tâm Mẹ Maria (9/28/2016)
Chiêm Ngắm Tình Thương Của Thiên Chúa Qua Kinh Mân Côi (9/28/2016)
Sao Không, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (9/27/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768