MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Các Tông Đồ Thưa Với Chúa Giêsu Rằng --- Chú Giải Của Noel Quesson
Thứ Sáu, Ngày 30 tháng 9-2016
Các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng

Chú giải của Noel Quesson

Thánh Luca vẫn luôn tả lại “cuộc hành trình cao cả và sau cùng” lên Giêrusalem của Đức Giêsu. Ơ đây, Luca dùng một công thức trịnh trọng để dẫn nhập vào câu chuyện sắp kể.

 

Sau khi đã nói với những người Pharisêu (Lc 16,1-31) kế đó với các môn đệ (Lc 17,14), Đức Giêsu nói với các “Tông đồ”. Trong các Tin Mừng khác, danh hiệu này chỉ dành cho nhóm Mười Hai và chỉ nói một lần. Còn Luca dùng sáu lần trong Tin Mừng của ngài và hai mươi tám lần trong sách Công vụ Tông đồ. Dưới ngòi bút của ngài, chỉ Nhóm Mười Hai mới có quyền có danh hiệu ấy: Họ là chứng nhân chính thức của Tin Mừng của Đấng Phục sinh cho đến tận cùng trái đất. “Apostoloi” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “những người được sai đi”.

 

Trong đời sống hằng ngày, tông đồ là một vai trò nặng nề trách nhiệm: Không ai có thể tự ban cho mình chức vụ đó. Trong Giáo Hội tiên khởi, người ta không thể không ý thức về đặc quyền không thể chuyển giao và không thể tuyền lại được đặt trên Nhóm Mười Hai: Tính chất chính thống của “sứ vụ” và của việc “sai đi” do đích thân Đức Giêsu ban cho. Chính Người đã chọn họ và đã sai họ đi. Họ là các “chứng nhân” của Người. Họ dã nghe lời Người giảng dạy. Họ có thể nói lại: Những lời ấy đến trực tiếp từ Người. Họ có những cử chỉ của Người. Họ có thể lặp lại những cử chỉ ấy. Vẫn luôn là những cử chỉ của Người. Nhất là họ thấy Người sống động sau khi đã sống lại: Họ không thể không cao rao điều đó cho đến tận cùng trời cuối đất.

Theo một ý nghĩa loại suy, Giáo Hội ngày nay yêu cầu mọi Kitô hữu trở thành các “tông đồ”. Nhưng những yêu sách của tính chất chính thống còn mãi trong sự súc tích của chúng: Tôi cũng thế, tôi được đích thân Đức Giêsu sai đi... để trở thành chứng nhân của Người, của tư tưởng, lời nói, cử chỉ, sự cứu chuộc và tình yêu của Người.

 

Các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”

Danh xưng “Chúa” chỉ xuất hiện một lần trong Matthêu và Maccô để chỉ Đức Giêsu khi còn sống. Luca dùng danh xưng ấy mười chín lần trong Tin Mừng ngài. Nhưng từ này không được sử dụng bởi tình cờ: Ngài luôn luôn muốn chỉ đến vinh quang của Đấng Phục sinh.

 

Hơn nữa, lời cầu xin của các tông đồ cũng không tầm thường. Đây là lần duy nhất mà người ta thấy bạn hữu của Đức Giêsu nói với Người một lời “cầu xin”, “như thể” Người là Thiên Chúa. Bằng một sự tham dự trước, họ cầu xin Đức Kitô trong vinh quang Tin Mừng, với Đấng mà sau này họ đã khám phá sự đồng nhất mầu nhiệm với Đức Chúa. Chúng ta chớ quên rằng Đức Giêsu đi lên Giêrusalem, sự kết thúc đến gần.

 

“Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con”.

-         Trở thành tông đồ, không đơn giản là một quyết định của con người.

-         Trở thành chứng nhân của sự sống lại trước tiên không do bởi một sự hiển nhiên duy lý áp đặt như khi người ta đơn giản thừa nhận một sự kiện lịch sử bắt buộc.

Chỉ có đức tin mới mở ra cho những thực tại thánh thiêng ấy và do đó siêu nhiên, bên trên mọi thứ duy lý của khoa học. Và đức tin là một “ơn của nhiên Chúa” “Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con!”

 

Vậy thì ai, nếu không phải là chính Thiên Chúa đã có thể biến đổi các tông đồ sau sự bỏ trốn và chối bỏ thảm hại của họ?

 

Vậy thì ai nếu không phải là Thiên Chúa, đã làm họ trở thành những “chứng nhân can đảm” đến độ chịu tử đạo? Không, đức tin không phải là một điều hiển nhiên, một điều chinh phục được, một sự căng thẳng của trí tuệ và ý chí con người. Đức tin là sự đón nhận khiêm tốn một ân huệ, một ân sủng. Điều đó không có nghĩa con người không làm gì cả: “đón nhận” là một hành động tích cực cao độ của con người. Bạn không phải là ánh sáng. Nhưng nếu bạn khép cửa lại thì mặt trời muốn vào nhà bạn để chiếu sáng sẽ không bao giờ có thể vào được. Đức tin là một mặt trời. Một “ơn” luôn luôn được ban tặng cho tất cả mọi người. Nhưng phải mở cõi lòng mình ra. “Ơn của Thiên Chúa”, sáng kiến không mất tiền và siêu nhiên nên đức tin phải được “cầu xin”: Lời cầu nguyện là cánh cửa sổ của đức tin; phải được mở ra để đón nhận ơn Thiên Chúa. “Lạy Chúa, xin cho con đức tin. Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con...”

 

Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em

Một hình ảnh khó quên theo đúng kiểu mẫu Palestine, và rất đạt trong văn phong dùng nghịch lý của Đức Giêsu. Hạt cải là loài “nhỏ nhất trong các loại hạt” (Mc 4,31). Còn cây dâu là cây rất khó bật rễ, theo các câu nói của những giáo trưởng Do Thái. Dĩ nhiên, Đức Giêsu ở đây không khuyên người ta cầu xin những phép lạ giật gân: Người không bao giờ dời cây dâu xuống biển; và nhiều lần, Người đã từ chối các “dấu chỉ” kỳ diệu mà người ta yêu cầu Người. Nhưng bằng hình ảnh này, Người mạnh mẽ nói với chúng ta rằng đức tin mở chúng ta cho điều bất khả, cho Thiên Chúa.

 

Một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi cộng việc của con Người bởi vì sự tham gia vào chính sức mạnh của Thiên Chúa là một việc lớn lao. Thật vậy, sau khi Chúa sống lại, hiệu quả đức tin của các Tông đồ không cân xứng với khả năng nghèo nàn của con người họ. Vốn là những người không có ảnh hưởng, quyền lực, phương tiện tài chính, tổ chức, báo chí, truyền hình, tóm lại không gì cả... thế mà họ đã thay đổi dòng lịch sử. Ngày nay, bởi sự kiện lịch sử này và bởi lời của Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi từ bỏ các phương tiện của quyền lực, không trông cậy vào các phương pháp về phương tiện tông đồ tinh xảo nhất và được chương trình hóa tốt nhất... để chỉ dựa vào đức tin và mở lòng ra với đức tin bằng lời cầu nguyện.

 

“Các bạn hãy nhìn xem: Một trinh nữ sinh con, một người được sinh ra từ Thiên Chúa; thiên đàng ở giữa chúng ta; chỉ còn một dân tộc... Chỉ cần một chút đức tin và các bạn sẽ thấy cây mọc trong biển, những người ăn mày trở thành những ông vua, những kẻ có quyền thế bị lật đổ, người ta chia sẻ các kho tàng... Các bạn hãy nhìn: nước biến thành rượu và rươụ trở thành máu, bánh hóa ra nhiều và dân chúng không còn đói nữa... chỉ cần một chút đức tin và các bạn sẽ thấy cây mọc trong biển, các sa mạc đầy hoa, người ta gặt lúa vào mùa đông và kho lẫm đầy tràn...”. Chỉ cần một chút đức tin, nhỏ như một hạt cải để thấy những người chán nản lấy lại niềm hy vọng, những người tội lỗi đứng dậy, những con đường không lối thoát được mở ra, chiến tranh chấm dứt, tình yêu được tái sinh... vâng, cây mọc trong biển, núi dời chỗ. Những ngọn núi của sự sợ hãi, ích kỷ và đê tiện. Thế giới đang khủng hoảng! Giáo Hội đang khủng hoảng? Chỉ cần một chút Đức tin... Gia đình đang khủng hoảng! Học đường đang khủng hoảng. Kinh tế đang khủng hoảng? Sự chết chiến thắng, thập giá trống rỗng và trần trụi, nhưng mộ Người trống rỗng, mở ra và Người đứng đó, bên kia biển! Và “cây cối nhảy múa vui mừng” (Thánh Vịnh 95).

 

Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: ‘Mau vào ăn cơm đi’, chứ không bảo: ‘Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau

Trước tiên chúng ta cứ để cho mình công phẫn vì sự nghiêm khắc đó. Dĩ nhiên hoàn cảnh của nô lệ ở Palestine vào thời Đức Giêsu ít khắc nghiệt hơn ở trong thế giới La Hy vào thời của Thánh Luca nơi mà một hoàn cảnh lệ thuộc của những nô lệ thật bi đát đến nỗi chúng ta khó mà tưởng tượng tình hình đó lại phổ biến như thế. Người nô lệ là “vật sở hữu” của ông chủ mà ông chủ không phải trả lương, cũng không biết ơn.

 

Cần phải nói thêm rằng chúng ta không có quyền dựa vào những lời nào đó của Đức Giêsu để biện minh cho những thái độ chống đối lại xã hội ngày hôm nay. Những đoạn Tin Mừng biện hộ cho tình yêu thương, sự chia sẻ, sự tôn trọng người khác có quá đủ.

Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao?

Lạy Chúa, phải đấy. Phải biết ơn. Chúa cũng biết vậy mà: Nhưng Chúa có ý đinh nói với chúng con một chân lý rất quan trọng và để nói với chúng con điều ấy, Chúa dùng những hình ảnh nghịch lý hầu như khó bênh vực được theo những chuẩn mực của con người như chúng con.

 

Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm

Lạy Chúa, Chúa muốn nói về điểm này. Vấn đề không phải là một bài học về các quan hệ xã hội! là một bài học về các quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa: Đức Giêsu là con người hướng về Thiên Chúa hoàn toàn và triệt để Người phá bỏ những thói tự phụ nực cười của chúng ta. Người đặt mọi vật trở về vị trí chân thật của chúng ta. Lừa phỉnh mình làm gì cho vô ích. Thiên Chúa là tất cả. Tôi không là gì cả trước mặt Người.

 

Hơn bao giờ hết, ngày hôm nay chúng ta phải lắng nghe sự thật hiển nhiên đó. Thiên Chúa là “ông chủ”! Hình ảnh này khắc khổ nhưng chân chính và chúng ta không nên đặt nó đối lập với nhiều hình ảnh khác qua đó Đức Giêsu nói về Thiên Chúa như một “người cha”, một “người chồng”, kể cả một “người phục vụ”: “Chủ nhà sẽ làm gì? Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn và đến bên từng người mà phục vụ “ (Lc 12,37). Chúng ta phải chấp nhận những mâu thuẫn bên ngoài đó.

 

Vâng, lạy Chúa, con chấp nhận đặt mình trước mặt Chúa như một người đầy tớ hoàn toàn nhỏ bé, chăm lo thực hiện với lòng trung tín tất cả những gì mà Chúa đã truyền cho con. Như Đức Maria, như biết bao vị thánh sẵn sàng để “phục vụ”. Thánh nữ Jeanne d’Arc đã nói: “Phải phục vụ Thiên Chúa trước tiên”. Đức Maria đã nói: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa”.

 

Hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi

Trước khi yêu cầu chúng ta, Đức Giêsu đã sống điều đó: Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng mặc lấy thân nô lệ vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết” (Pl. 2,6).

 

Những người Pharisêu sau cùng đã tưởng rằng họ đáng hưởng thiên đàng bới những công phúc của họ: Có qua có lại mà. Vả lại Thiên Chúa là Đấng Hoàn Toàn Khác, Đấng không tính công để trả lại cho chúng ta, Đấng mà không một ai có thể sai khiến. Tự phụ rằng mình có một quyền năng đủ là ma thuật hay không là ở trước mặt một “thần tượng” chứ không phải trước mặt Thiên Chúa.

 

Thái độ chân thật duy nhất trước Thiên Chúa là tuyệt đối không đòi tính công, là hoàn toàn vô . Trở thành người đầy tớ theo cách của Đức Giêsu không phải là nhục nhã: Phục vụ, chính là thống trị!


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thơ Kính Đức Mẹ Mân Côi 2016 (10/3/2016)
Kinh Mân Côi-cuốn Kinh Thánh Của Đời Ta, Lm Giuse Trần Thanh Trung, O.carm. (10/2/2016)
Kinh Hồng (10/1/2016)
Kinh Thiêng, Hoa Lạ (10/1/2016)
Tâm Thư Về Tháng Mân Côi Dâng Kính Mẹ Thiên Chúa (10/1/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Hoa Kinh (9/30/2016)
Thiên Tình Mai Côi (9/30/2016)
Hiệu Lực Của Kinh Mân Côi Trong Lịch Sử Hội Thánh, Lm Đan Vinh – Hhtm (9/30/2016)
Tin/Bài khác
Hiểu Sống Đức Tin: Tại Sao Tháng Năm Được Coi Là Tháng Đức Mẹ? Lm Giuse Phan Tấn Thành, Op. (5/31/2018)
Sức Mạnh Của Lời Kinh Kính Mừng, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (9/29/2016)
Cn 3701: Nữ Tu Lucia Fatima Và Việc Đền Tạ Mẫu Tâm Mẹ Maria (9/28/2016)
Chiêm Ngắm Tình Thương Của Thiên Chúa Qua Kinh Mân Côi (9/28/2016)
Sao Không, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (9/27/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768