MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cách Đáp Ứng
Thứ Hai, Ngày 5 tháng 2-2018
Cách đáp ng

Vấn nạn về nỗi đau khổ của nhân loại, đặc biệt là nỗi đau khổ của người công chính, là một vấn nạn lớn trong Kinh Thánh qua các thời kỳ. Đây là một vấn nạn mà Gióp đã bị day dứt. Gióp là một người tốt, tuy nhiên, ông vẫn phải chịu đựng những thảm cảnh khủng khiếp. Hậu quả là ông có một cái nhìn ảm đạm về cuộc sống.

Nỗi đau khổ vẫn còn là một vấn nạn lớn. Ngày nay rất nhiều người có thể có cùng một quan điểm với Gióp. Bạn hãy nghĩ đến tất cả những người đau khổ vì cảnh nghèo nàn, đói khát, đau yếu, bất công, áp bức, thảm cảnh… Trong thời Cựu Ước, đau khổ bị coi như là một sự trừng phạt đến từ Thiên Chúa, vì tội lỗi của con người.

Câu trả lời của Đức Giêsu đối với vấn nạn về nỗi đau khổ là gì? Người không chấp nhận quan điểm rằng đau khổ là một sự trừng phạt đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa không làm điều ác. Thiên Chúa luôn muốn sự tốt lành. Trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy khi Đức Giêsu phản ứng trước nỗi đau khổ thực sự, điều đó chẳng khác gì một câu trả lời đối với câu hỏi “tại sao có đau khổ?”.

Phản ứng đó rất thực tiễn – như chúng ta nhận thấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Ở đây, chúng ta nhận thấy đám đông những người bị đau yếu về thể xác hoặc tâm trí đến vây quanh Đức Giêsu. Và Đức Giêsu đã tự hiến thân mình cho mỗi người, chữa lành cho từng người một. Người không tự cô lập khỏi đau khổ của nhân loại. Người đã tự mình trở nên hoàn toàn nhạy cảm, trước những người bị thương tích và đau yếu.

Nỗi đau khổ là một tình trạng cô độc. Đức Giêsu đã không ủy mị trước nỗi đau khổ. Người cũng không giảng dạy sự cam chịu như chúng ta thường làm. Người không thích nhìn thấy con người đau khổ. Đau khổ là một trong những sự dữ mà Người đến để kháng cự lại. Người có lòng thương xót đối với những kẻ đau khổ, và mang lại điều tốt lành cho họ. Người xua đuổi những sự dữ do tội lỗi, sợ hãi, xấu hổ, thất vọng… đã ràng buộc con người.

Vấn nạn đau khổ đã trở nên một cơ hội cho Đức Giêsu – một cơ hội để chứng tỏ về Thiên Chúa. Bằng cách tự hiến thân cho kẻ bị đau yếu, Người mặc khải cho chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa, trước nỗi đau khổ của nhân loại.

Nỗi đau khổ của những người khác cũng là một cơ hội cho chúng ta nữa. Chúng ta không có khả năng chữa lành, nhưng chúng ta luôn có khả năng chăm sóc người khác. Và chăm sóc chính là một công việc có tác dụng chữa lành. Chỉ cần hiện diện bên cạnh người đau khổ, tự thân điều đó rất có giá trị rồi. Nhưng đây không phải là một việc dễ dàng, bởi vì điều đó có nghĩa thay vì giải tỏa được nỗi đau đớn của người đó, chúng ta phải chuẩn bị chia sẻ nỗi đau đó.

Chúng ta đến với những người đau khổ với đôi bàn tay trống rỗng. Chúng ta có thể làm được gì cho họ? Chúng ta có thể sử dụng đôi bàn tay trống rỗng đó, để an ủi họ. Những người đau khổ mong mỏi rằng chúng ta không bỏ rơi họ, rằng chúng ta giữ vững lập trường đứng dưới chân thánh giá, giống như Đức Maria đã làm tại Canvê. Đơn giản chỉ cần có mặt ở đó mà thôi – mà trong một số chừng mực nào đó, đã là gay go lắm rồi. Điều duy nhất mà người đau khổ khát khao, chính là thông truyền cho họ sức mạnh của sự ấm áp tình người. Một người vẫn có thể được lành mạnh, mặc dù không hề được chữa lành.

Còn đối với nỗi đau khổ của riêng chúng ta thì sao? Đau khổ là một yếu tố không tránh khỏi của tình trạng nhân loại, mặc dù con đường đau khổ là một con đường chật hẹp và tối tăm. Thật ra một niềm an ủi lớn lao cho chúng ta, khi biết rằng chính Đức Giêsu cũng đã đi trên con đường này, và Người đã đi cho đến tận cùng. Từ khi Đức Giêsu đi qua con đường đau khổ, thì nó không còn giống như trước nữa. Một ánh sáng rạng rỡ đã chiếu tỏa trên đó. Người chứng tỏ cho chúng ta rằng mặc dù con đường này dẫn tới đồi Canvê, nhưng nó không kết thúc ở đó, mà kết thúc ở sự Phục sinh. Do đó, đối với người Kitô hữu, nỗi đau khổ trở thành một cơ hội để chia sẻ cuộc thương khó của Đức Kitô, trong niềm hy vọng được chia sẻ trong vinh quang Phục sinh của Người.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768