CHÚA THÁNH THẦN
TRONG ĐỜI
SỐNG ĐỨC GIÊ-SU VÀ TÍN HỮU
1 “Bấy giờ Đức Giê-su
được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để
chịu quỷ cám dỗ. 2 Ngài ăn chay ròng rã bốn
mươi đêm ngày, và sau đó, Ngài thấy đói.
3
Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Ngài và nói:
"Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn
đá này hoá bánh đi! " 4 Nhưng Ngài đáp: "Đã có lời
chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ
cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên
Chúa phán ra…" v.v… (Mt 4,1-11)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Chỉ cần nêu ra một
điểm đặc biệt gây ngạc nhiên trên
đây trong đời sống Đức Giêsu (Thần Khí dẫn Ngài vào hoang
địa, để chịu quỷ cám dỗ) để
thấy rằng Thánh Thần, Thần Khí Thiên Chúa (TC) luôn
luôn hoạt động và điều khiển tất cả
mọi sinh hoạt và hành động của Đức
Giêsu trong suốt cuộc đời 33 năm sống dưới
trần thế. Thật thế, dưới đây chúng ta
lược qua:
I. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG TOÀN BỘ ĐỜI
SỐNG ĐỨC GIÊ-SU
1) Ngôi
Hai và cũng là Con Một Thiên Chúa hằng có đời
đời, chỉ trở thành “Đức Giêsu” nhờ được
Chúa Thánh Thần (CTT) tác động lòng Đức Trinh Nữ
Maria thụ thai và sinh ra:
-35 “Sứ thần đáp lời Đức
Maria : “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và
quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng
trên bà, vì thế, trẻ sắp sinh ra sẽ
được gọi là thánh, là Con Thiên Chúa.” (Lc 1,35)
-Thiên sứ nói với ông Giuse đang bối rối
về vụ Maria mang thai:
“Người
con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.” (Mt
2,20)
Ngay
từ ban đầu, để xuất hiện trên
trần thế, Đức Giêsu phải nhờ đến
Thánh Thần.
2) Khi xuống thế làm
người, Chúa Ngôi Hai đã trút bỏ hết vinh hoa phú
quí và quyền lực trên trời, đến nỗi như thể “hủy mình ra không” (Pl 2.6-7), nên giống hẳn mọi
người trần gian, Ngài hoàn toàn “trắng tay”, không còn vinh
quang, không còn quyền năng gì, chỉ trừ Ngài không phạm
tội. Thiên tính Ngài được giấu kín không lộ
ra bên ngoài, do đó anh em họ hàng bà con, hàng xóm láng giềng
và dân chúng trong hầu hết thời gian Ngài sống tại
thế đều chỉ biết Ngài là con bà Maria và ông Giuse
thợ mộc.
Chỉ sau khi Đức
Giêsu (ĐG) chịu Thanh Tẩy tại sông Giócđan, Chúa
Cha phái Chúa Thánh Thần xuống tấn phong Ngài làm Đấng
Thiên Sai, mới ban cho Ngài quyền năng để Ngài có
thể thi hành sứ vụ: rao giảng Tin Mừng, làm phép
lạ chữa bệnh, trừ quỉ, cho người chết
sống lại v.v…
21 “Khi toàn dân đã chịu phép rửa,
Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Ngài
cầu nguyện, thì trời mở ra, 22 và Thánh
Thần ngự xuống trên Ngài dưới hình dáng chim bồ
câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là
Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con”. (Lc 3,21-22)
-Thánh
Phêrô hiểu ý nghĩa của biến cố này: là một việc “Xức dầu bằng
Thánh Thần và quyền năng của Thiên Chúa để tấn
phong Ngài” làm vị Thiên sai.” (Cv 10,38)
3) Khi chuẩn bị thi
hành sứ vụ, ĐG được Thần Khí dẫn
vào hoang địa đương đầu với
ma quỉ và vượt thắng các cám dỗ của nó:
1 “Bấy giờ Đức Giê-su
được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để
chịu quỷ cám dỗ.”(…) Tên cám dỗ tiến lại và
nói…” v.v… (Mt 4,1-11). (Xin đọc cả đoạn văn
này trong sách Tin Mừng).
4) Được Thần
khí TC ngự xuống trên mình và ban quyền năng cho, từ
nay ĐG có thể thi hành sứ mạng
Thiên sai cách hiệu quả :
17 “(Người cán sự
trong Hội đường) trao cho Ngài cuốn sách ngôn sứ
I-sai-a. Ngài mở ra, gặp đoạn chép về Ngài rằng:18
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu
tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ
nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ
bị giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
19 công bố một năm hồng ân của
Chúa.” (Lc 4,18-19)
-Thánh Phêrô cũng đã hiểu
sứ mạng của Ngài cho nên ông giảng rằng:
38 “Quý vị biết rõ: Đức
Giê-su xuất thân từ Na-da-rét,
Thiên
Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức
dầu tấn phong Ngài. Đi tới đâu là Ngài thi ân
giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma
quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Ngài.”
(Cv 10,38)
5) Ngay cả trong việc
cầu nguyện, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu cầu
nguyện cách xuất thần:
21 “Ngay giờ ấy, được
Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở
vui mừng và nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất,
Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc
khôn ngoan thông thái biết những điều này (những mầu
nhiệm Nước Trời), nhưng lại mặc khải
cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó
là điều đẹp ý Cha.” (Lc 10,21)
6) Trước khi lấy một
quyết định quan trọng, như khi chọn các Tông đồ làm rường
cột xây dựng Hội Thánh, ĐG cầu nguyện xin Thánh
Thần chỉ dẫn:
12“Trong những ngày ấy, Đức
Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Ngài đã thức suốt
đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. 13 Đến
sáng, Ngài kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười
hai ông và gọi là Tông Đồ.” (Lc 6,12-13)
-Sách Tin Mừng
không nêu rõ, nhưng sách Công vụ Tông đồ xác nhận
việc tuyển chọn quan trọng ấy được
thực hiện là nhờ bởi ai:
2 “Trước
ngày Ngài được rước lên trời, Ngài đã dạy
bảo các Tông Đồ mà Ngài đã tuyển chọn nhờ
Thánh Thần.” (Cv 1,2)
7) Xuống
trần mặc thân xác làm người, Ngài không thành siêu nhân
phi phàm, nhưng“Ngài đã nên giống
anh em Ngài (là chúng ta) trong mọi sự”(x. Hr 2.17), vì vậy
Ngài cũng sợ chết, cũng sợ đau khổ, sợ
đau đớn nơi thân xác :
7 “Khi còn
sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn
tiếng kêu van và khóc lóc mà dâng
lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền
năng cứu Ngài khỏi chết. Ngài đã
được nhậm lời, vì có lòng kính phục.”(Hr 5,7)
8) Nhất
là trước khi bước vào cuộc Khổ nạn, chỉ
“nhờ Thánh Thần thúc đẩy, ĐG mới có
can đảm vâng theo thánh ý Chúa Cha, chịu cái chết nhục
nhã và đau đớn khủng khiếp là bị đóng
đinh trên thập giá để làm lễ vật đền
tội cho nhân loại:
“Nhờ Thánh Thần hằng hữu
thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế
như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Ngài
thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc
đưa tới sự chết, để chúng ta xứng
đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống.” (Hr 9,14)
9)
Ngay cả việc phục sinh ĐG từ trong cõi chết,
cũng nhờ quyền năng của Thánh Thần:
18 “Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần
vì tội lỗi - ….Thân xác Ngài đã bị giết chết,
nhưng nhờ Thần Khí, Ngài đã được phục
sinh.” (1 Pr 3,18)
Tóm
lại, chúng ta đã thấy từ đầu chí cuối
cuộc đời, Đức Giêsu đều
được Thánh Thần tác động, điều
khiển, dẫn dắt, nâng đỡ, phù
trợ…
ÈXÇ
II. CHÚA THÁNH THẦN
TRONG ĐỜI SỐNG TÍN HỮU
Bây giờ nhìn đến đời sống các
tín hữu chúng ta: nếu không có Thánh Thần, Thần khí TC,
mọi sự đều tan rã, hư hoại hết. Dân Do
Thái là ví dụ điển hình. Đọc lịch sử
dân Israen, chúng ta được biết sự kiện
đáng buồn ấy: Sau khi được cứu khỏi
làm nô lệ người Ai Cập, Thiên Chúa làm một Giao ước
với họ: Người hứa ban Đất Canaan làm
quê hương cùng với muôn phúc lành…; phần họ, hứa
giữ các Lề luật TC truyền. Nhưng vì không có Thần khí nâng
đỡ, họ không có sức giữ nổi Lề luật
Chúa. Vì thế Giao ước ấy đã bị đổ
vỡ!
Bởi vậy, đến đúng thời
đúng buổi, TC sẽ ban Thánh Thần, Thần khí Chúa, cho
toàn dân, nhờ đó dân chúng mới
có sức tuân giữ lề luật TC và sống đẹp
lòng Người :
26 “Ta sẽ
ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ
đặt thần khí mới vào lòng các ngươi…. 27 Chính thần khí của Ta, Ta sẽ
đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các
ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết
của Ta và đem ra thi hành.” (Ed 36.26-27)
Trên đây chúng ta vừa đề
cập lướt qua đến kinh nghiệm bản thân của
ĐG, để thấy trọn cuộc đời Ngài phải
nhờ đến Thánh Thần, nên Ngài biết các môn đệ
không thể sống tốt nếu thiếu Thánh Thần. Thật
vậy, nếu suốt đời Ngài – vốn là Ngôi Hai TC
xuống thế làm người – mà còn phải cần đến
Thánh Thần, thì chúng ta là ai mà có thể sống tốt
mà không nhờ đến Thánh Thần ?
Vì thế,
ngay chiều phục sinh, Chúa Giêsu cấp tốc đến ban Thánh
Thần cho môn đệ:
19 “Vào chiều ngày ấy,
ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ
ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ
người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng
giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em ! " 20 Nói xong, Ngài cho các ông xem tay và cạnh
sườn. Các môn đệ vui mừng vì được
thấy Chúa.
21 Ngài lại nói với các ông:
"Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy
cũng sai anh em."
22 Nói xong,
Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận
lấy Thánh Thần." (Ga 20, 19-23)
Và Năm mươi ngày sau, Ngày
Lễ Ngũ Tuần là thời điểm Thánh Thần công
khai biểu dương quyền lực trong Giáo Hội:
“Khi
đến ngày lễ Ngũ tuần, mọi người
đang tề tựu ở một một nơi, 2 bỗng từ trời phát ra một
tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào
đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ
họp. 3 Rồi họ thấy xuất hiện những
hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản
ra đậu xuống trên từng người một. 4 Và ai nấy đều được
tràn đầy Thánh Thần, họ bắt đầu nói
các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần
ban cho.” (Cv 2.1-4)
Nhưng Chúa Kitô Phục
sinh không ban Thánh Thần chỉ để giúp các môn đệ
sống tốt như trên vừa nói, mà còn làm một việc
vĩ đại hơn nhiều: một cuộc tạo thành mới!
Tin Mừng Gioan mô tả việc
đó như sau:
Đức
Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ, chào ban
bình an cho họ,
“Nói xong, Ngài thổi hơi vào
các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga
20.22).
Cử chỉ “thổi
hơi” đây rõ ràng có ý gợi
đến trình thuật Thiên
Chúa tạo dựng nên con người đầu tiên:
“Thiên
Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người,
thổi hơi sống vào lỗ mũi, và con người
trở nên một sinh vật.” (St 2.7)…
… để
nói lên rằng Chúa Giêsu là vị
Thiên Chúa tái tạo loài người đã sa đọa.
Vì thế giữa hai cảnh
“thổi hơi”, có một sự khác biết vô cùng lớn
lao: Cảnh Thiên Chúa “thổi hơi” sống vào mũi
Ađam chỉ tạo ông thành một con người tự
nhiên với sự yếu đuối bẩm sinh “người
thứ nhất do tự đất, là người xác đất
vật hèn”(1 Cor 15.47), như thế cho nên sau đó Ađam đã
sa ngã vì nghe theo xúi giục của Satan. Còn trong cảnh Chúa
Giêsu phục sinh “thổi hơi” vào nhóm Tông đồ, là ban
Thánh Thần vốn là sức sống thần linh của
Thiên Chúa, thì cả một thế
giới mới được tạo thành:
“Phàm ai ở
trong Đức Ki-tô đều là tạo vật
mới.” (2 Cor 5.17).
Chúa Giêsu phục sinh quả thật là vị Thiên Chúa của tạo
thành mới!
Trước khi được
đổi mới thì tình trạng các Tông đồ ra sao?
Một cảnh tượng
không mấy phấn khởi! Phêrô người được
chọn làm Đá tảng trên đó Đức Giêsu sẽ
xây Giáo Hội của Ngài, cùng với các Tông đồ là những
hạt nhân nòng cốt, thế mà tất cả giờ
đây họ đều ở yên im lìm… như rắn mất
đầu! Các nhà lãnh đạo Do Thái sau khi giết
được Đức Giêsu, họ thấy các tông đồ
của Ngài là một lũ đớn hèn, co rúm lại với
nhau, cửa đóng then cài vì sợ hãi. Họ cười mỉa:
tụi đó sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu…
Thế mà đùng một
cái, họ ngạc nhiên vì không hiểu bởi đâu cái nhóm
tông đồ của tên tử tội Giêsu, mà họ cười mỉa là đồ vô dụng, giờ đây
“làm cho cả Giêrusalem vang dậy với
giáo huấn của các ông ấy” (Cv 5.28),
dù họ đã dùng đủ mọi cách để
cấm đoán!
- Việc
gì đã xảy ra vậy?
Có một biến cố
phi thường đã xảy ra mà họ đâu có biết: Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Cũng chính là Thánh Thần
mà Chúa Giêsu chiều ngày phục sinh “thổi hơi” trên các
ông Tông đồ hèn nhát ít hôm trước đây. Hôm đó
Chúa Giêsu phục sinh và đã được tôn vinh nên đã
thật ban Thánh Thần cho họ rồi, nhưng tạm
nói là cách âm thầm, còn Ngày lễ Hiện xuống đây
không phải là Chúa Giêsu phục sinh ban Thánh Thần lần
thứ hai, mà là một cuộc
biểu dương quyền năng của cũng Thánh
Thần duy nhất đó, song một cách huy hoàng và hoành tráng,
cốt để trình bày cho thế giới một Giáo Hội
Chúa Giêsu mới mẻ đầy sức sống mãnh liệt
do Đấng phục
sinh “thổi hơi” sống cho.
Các tông
đồ đã trở thành những con người mới
hoàn toàn, can đảm, phá tung cửa, trước đây
đóng kín vì sợ sệt, nay công khai ra đi truyền
đạo Chúa Kitô khắp thế giới …
Từ đó những ai nghe và tin lời các Tông đồ
rao giảng về Chúa Kitô phục sinh, đã họp thành những
cộng đoàn ý hợp tâm đồng, yêu thương,
chia sẻ… khiến toàn dân ngưỡng mộ, thán phục…Và
với thời gian, các cộng đoàn cứ nhân rộng
lên mãi và lan tràn khắp thế giới cho đến ngày nay.
Một thế giới mới
đã phát sinh!
e…f
Tất cả những gì Thánh Thần làm cho Giáo
Hội, nay Ngài thực hiện nơi mỗi người
tín hữu chúng ta, vì chúng ta là phần tử của Giáo Hội
và là chi thể của Chúa Giêsu.
a) Việc đầu tiên Thánh Thần
thi hành nơi chúng ta là tái
sinh:
“Đức
Giê-su nói với ông Nicôđêmô: “Thật, tôi bảo thật
ông : không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không
sinh ra bởi nước và Thần Khí. 6 Cái
gì bởi xác thịt sinh ra là xác thịt ; cái gì bởi Thần
Khí sinh ra là thần khí. Ông chớ ngạc nhiên vì tôi nói: Các
ông phải sinh lại bởi Trên”(Ga
3.5-6).
Mỗi người chúng ta do cha mẹ xác
thịt sinh ra trên trần gian, chỉ là một con người
xác thịt tự nhiên, di truyền từ nguyên tổ
Ađam-Eva bất trung và tội lỗi, nên không có sự
sống TC, nếu không được Thần khí “tái sinh”
để thành thần khí như TC là Thần Khí (Ga 4.24), thì không vào Nước TC
được.
b) Lãnh được Thần khí, ta
được làm con cái TC:
15 “Phần anh em, anh em đã lãnh nhận
Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng
ta được kêu lên: “Áp-ba ! Cha ơi!” 16 Chính Thần
Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là
con cái Thiên Chúa.17 Vậy đã là
con, thì cũng là thừa kế, … đồng thừa kế
(Nước Trời) với Đức Ki-tô.” (Rm 8.15-17).
Sướng
chưa anh chị em ơi! Từ là kẻ bẩm sinh là xác
thịt không có sự sống của TC trong mình, nay một
bước nhảy vọt lên làm con Thiên Chúa và thừa kế
cả gia sản Nước Trời.
Nhưng khoan vội mừng.
Ta phải sống sao cho xứng với ân huệ lớn
lao của TC chứ! Thánh
Phaolô bảo:
“Nếu
anh em đã được sống (được tái sinh) bởi
Thần Khí, thì hãy theo Thần Khí mà tiến bước.”
(Gal 5.25).
Tức là ta
phải gia công góp sức vào sự sống mà TC ban cho ta. Ví
như TC đã trồng trong ta cây sự sống, ta phải
ra công tưới bón cho cây phát triển.
1/ Thì đây, trước hết ta
phải đón nhận Thần Khí là căn nguyên của
đời sống mới:
“Thật
vậy, quyền lực của Thần Khí ban sự sống
trong Đức Ki-tô Giê-su, đã giải thoát ta khỏi quyền
lực của tội và sự chết....6 (Nếu ta) hứng theo xác thịt
là chết, còn hứng theo Thần Khí là sống và bình an. (…)
Nhưng anh em không theo xác thịt mà theo Thần khí bởi vì
có Thần khí của Thiên Chúa ngự trong anh em.” (Rm
8.1-9)
2/ Đúng vậy,
Thần khí Thiên Chúa đến ngự trong ta:
“Anh em không biết sao: anh em là
Đền thờ của Thiên Chúa, và Thần khí Thiên Chúa
ngự trong anh em ?” (1Cor 3.16).
-Ngài ngự ngay cả trong thân thể ta:
“Anh em không biết sao: thân mình
anh em là đền thờ của Thánh Thần ngự trong anh em và anh em đã nhận
lấy từ Thiên Chúa…” (1Cor
6.19)
Chúng ta nghe quen việc Thánh Thần ngự trong
mình ta nên không lấy làm điều, thật đáng buồn.
Nếu chúng ta để tâm suy niệm, sẽ thấy
đấy là một ơn vĩ đại cho một con
người phảm hèn như chúng ta. Chẳng đúng sao? Để
ngự trị trong thân mình chúng ta, quyền lực Ngài đã
phải giải thoát chúng ta khỏi sự khống chế
tàn bạo của tội lỗi và sự chết!
3/ Thần khí thay thế cho nguyên lý
xấu xa là xác thịt vẫn hằng chi phối làm ta
khốn đốn:
5 “Vì
trước đây, khi ta còn bị tính xác thịt chi phối,
thì các đam mê tội lỗi (…) hoạt động nơi
các chi thể ta, để sinh hoa trái cho sự chết. 6 Nhưng nay, ta được giải
thoát khỏi cái đã giam hãm ta (…), khiến ta được
phục vụ Thiên Chúa trong sự mới mẻ của Thần
khí.” (Rm 7.5-6)
Chúng ta đã
cảm nhận được sự giải thoát hồng
phúc này chưa? Vì nếu không được giải thoát,
các dục tình và đam mê sẽ hoành hành mà đưa ta
đến cái chết đời đời…
23 “Anh em phải để Thần
Khí đổi mới tâm trí anh em,
24 và phải mặc lấy con người mới,
là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh
Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.”(Ep
4.23-24)
4/
Thần khí giúp tín hữu chống lại những
đam mê xác thịt hằng lôi cuốn ta làm những
việc đưa đến sự chết:
16 “Tôi xin nói với anh em là hãy sống
theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả
mãn đam mê của tính xác thịt nữa. (…) 19 Những việc do tính xác thịt
gây ra thì ai cũng rõ, đó là : dâm bôn, ô uế, phóng đãng, 20 thờ quấy, phù phép, hận
thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ,
bè phái, 21 ganh tỵ, say sưa, chè
chén, và những điều khác giống như vậy... Tôi
bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo
: những kẻ làm các điều đó sẽ không
được thừa hưởng Nước Thiên Chúa.”
(Gal 5.16-21)
5/ Thánh
Thần làm trổ sinh
những hoa trái đạo đức thánh thiện:
22 “Còn hoa quả của Thần Khí là
: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ
tâm, trung tín, 23 hiền hoà, tiết
độ.”(Gal 5.22-23)
- Chúng
ta đều rõ biết con người chúng ta hướng
chiều về sự dữ đến nỗi Thánh Phalô phải
than khổ:
18 “Tôi biết rằng sự thiện
không ở trong tôi… 19 Việc thiện
tôi muốn thì tôi không làm, nhưng việc ác tôi không muốn,
tôi lại cứ làm.”(Rm 7.18-19)
Do đó
muốn trổ sinh những hoa trái đạo đức tốt
lành là điều tự sức mình không thể làm
được, vì vậy phải cậy nhờ vào sức
thiêng của Thần khí.
- Ngài ban cho lòng cậy trông, hy
vọng:
13 Xin Thiên
Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa
niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ
quyền năng của Thánh Thần, anh em được
tràn trề hy vọng.” (Rm 15.13)
6/ Trong Thần khí tất cả các
tín hữu họp thành một thân thể duy nhất:
“Trong
Thần khí độc nhất, hết thảy chúng ta
được nhờ chịu phép Thanh Tẩy mà nhập
vào Thân mình độc nhất (thân mình Chúa Kitô) dù là
người Do Thái hay Hi Lạp, dù là nô lệ hay tự do;
và hết thảy ta đã được cùng uống
Thần khí độc nhất.” (1Cor 12.13).
Chớ gì các tín hữu chúng ta ý thức việc
hiệp nhất trong Thân mình Chúa Kitô, chúng ta sẽ tránh
được biết bao chia rẽ bất hòa, tranh
chấp, xâu xé nhau…giữa một thế giới
đầy hận thù, bạo lực, chiến tranh…
7/ Thánh
Thần giúp Kitô hữu hiểu biết những chân lý siêu
nhiên, nhắc nhớ cho họ tất cả những
ngôn-hành của Đức Giêsu và giúp họ thấu hiểu:
26 “Đấng
Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến
nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi
điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều
Thầy đã nói với anh em.” (Ga 14.26)
Một trong những kinh nghiệm của những
người siêng đọc Lời
Chúa hay học Thánh Kinh là trong lúc gặp những cơn cám dỗ
hay hoạn nạn, thử thách, tâm hồn họ lúc đó
như chìm trong hỏa mù dục vọng đam mê…, nhưng
may thay, chợt được Thánh Thần nhắc nhớ
một lời Chúa hợp với hoàn cảnh, thế là họ
được chiếu soi giống như đang ở
trong tối mà được ánh sáng rọi vào, và nhờ cầu
nguyện, đã được giải thoát khỏi cơn
hoạn nạn…có thể đưa tới những đổ
vỡ lớn lao không lường được! Họ chỉ
còn biết hết lòng tạ ơn Thánh Thần.
8/ Ngài dẫn ta vào sự thật
toàn vẹn của Thiên Chúa:
12 “Thầy còn nhiều điều phải
nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu
nổi. 13 Khi nào Thần Khí sự
thật đến, Ngài sẽ dẫn anh em tới sự thật
toàn vẹn. Ngài sẽ không tự mình nói điều gì,
nhưng tất cả những gì Ngài nghe, Ngài sẽ nói lại,
và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy
đến.” (Ga
16.12-13)
Con người là động
vật có trí khôn, nên luôn muốn biết sự thật. Vậy
mà rất nhiều tín hữu vì bận lo sinh kế, nên chểnh
mảng việc học biết giáo lý, chỉ hiểu
lơ mơ về đạo và do đó việc sống
đạo cũng rất hời hợt… Hãy đón nhận
Thần khí sự thật để Ngài ban ơn mở trí
mà được biết các chân lý của đạo qua những
hoàn cảnh thích hợp…
9/ TC ban Thánh Thần là đổ tình yêu Chúa vào lòng ta:
-“Thiên Chúa đã đổ tình yêu của
Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người
ban cho chúng ta.” (Rm 5.5)
Là Kitô hữu chân thành, ai
chẳng muốn yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn? Hãy
siêng nguyện cầu với Chúa Thánh Thần, Ngài là Tình
yêu bản thể trong TC, xin Ngài chia sớt cho một tia
của Tình yêu ấy, thế cũng đủ lấp đầy
lòng chúng ta tình mến TC rồi.
10/ Thánh Thần thánh hóa, giúp ta nên thánh:
“11 Trước kia, có vài người
trong anh em đã sống bất xứng. Nhưng anh em đã
được tẩy rửa, được thánh hoá,
được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ
Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta !” (1Cor
6.11)
11/ Thần
Khí trợ giúp
sự yếu hèn không biết cầu nguyện của ta và
còn cầu thay nguyện giúp ta một cách tuyệt vời:
26 “Hơn nữa, lại có Thần Khí
giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta
không biết cầu nguyện thế nào cho phải ;
nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng
những tiếng rên siết khôn tả.”(Rm
8.26).
12/ Nhờ nhận được
sức mạnh của Thánh Thần, tín hữu can
trường làm chứng cho Chúa Giêsu:
8 “Anh em sẽ
nhận được sức mạnh của Thánh Thần
khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ
là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp
các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái
đất.” (Cv 1.8)
13/ Thánh Thần tuôn đổ xuống trên chúng ta Bảy ơn thiêng vô cùng
quí trọng và hữu ích:
Ơn Khôn ngoan, Ơn Thông hiểu,
Ơn Chỉ bảo (=Lo liệu), Ơn Sức mạnh,
Ơn Suy biết, Ơn Đạo đức, Ơn Kính sợ
Thiên Chúa.
Vì những ơn huệ của Thánh Thần này
có mặt thường xuyên nơi những ai giữ mình sống
trong ơn nghĩa với Chúa, cho nên chúng làm cho đời sống
thiêng liêng của ta nên phong phú, giúp ta mau đạt sự
thánh thiện.
14/ Thần khí còn ban các đặc sủng
(hay đoàn sủng):
4 “Có nhiều
đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần
Khí. (…) 7 Thần
Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì
ích chung. 8 Người thì được Thần
Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người
thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết
để trình bày. 9 Kẻ thì được Thần
Khí ban cho lòng tin ; kẻ thì cũng được chính Thần
Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng
để chữa bệnh. 10 Người thì được
ơn làm phép lạ, người thì được ơn
nói tiên tri ; kẻ thì được ơn phân định
thần khí ; kẻ khác thì được ơn nói các thứ
tiếng lạ ; kẻ khác nữa lại được
ơn giải thích các tiếng lạ.
11 Nhưng chính Thần Khí duy nhất
ấy làm ra tất cả những điều đó và phân
chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của
Ngài.” (1 Cor 12. 4-11)
Chúng ta thấy các đặc
sủng có cái bình thường có cái phi thường. Sử
dụng các đặc sủng đó, chúng ta sẽ đủ
khả năng làm được những việc xây dựng,
canh tân và phát triển cộng đoàn Hội Thánh lớn hay
nhỏ… đồng thời cũng làm thăng tiến bản
thân mình…
15/ Sau cuộc đời này, Thánh Thần sẽ
là căn nguyên làm cho ta được sống lại
cả phần xác:
“Nếu Thần Khí của Đấng
đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết
ngự trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức
Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần
Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho
thân xác của anh em được sống.” (Rm
8.11)
Việc thân xác được sống lại
ấy, chính Thánh Thần là bảo chứng, Ngài như là
ấn tín TC đóng vào tâm hồn để bảo
đảm sự thực hiện (Ep 1.13-14):
“22 Thiên Chúa
cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần
Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng.”
(2Cor 1.22; 5.5)
Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời
đều được ban tặng một thân xác
tuyệt vời: mọi sinh hoạt của đời
sống đều thi hành bằng thân xác. Nhờ thân xác,
chúng ta được hưởng mọi vui thú của
cuộc đời. Và chúng ta ai cũng yêu quí thân thể,
chẳng phải ai trong chúng ta cũng làm hết mọi cách
cho thân xác ta được mạnh khỏe, được
đẹp đẽ, được toàn vẹn đó
ư?
Đến khi từ trần, ta
cũng mong thân xác ta được sống lại và đồng
hưởng hạnh phúc trường sinh với ta.
Nguyện vọng ấy, chỉ có Thánh Thần mới
bảo đảm cho được thực hiện:
-
30 “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh
Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn
ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.”
(Ep 4.30)
*
Sau hết, chúng con
xin “Tạ ơn Chúa” hết
lòng hết sức vì tất cả các ơn huệ Thần khí phong phú tuyệt vời Chúa đã ban cho chúng con !
Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn, CSsR
|