MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Trường Hợp Vô Nhiễm Thai Nghĩa Là Gì?
Chủ Nhật, Ngày 8 tháng 12-2019

Trường Hợp Vô Nhiễm Thai Nghĩa Là Gì?

Dr. Robert Stackpole, STD

Vào ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 đã công bố sắc lệnh “Ineffabilis Deus”, mà trong đó định nghĩa rõ cho hết thảy mọi người Công giáo biết về học thuyết/ giáo lý Đức Bà Vô Nhiễm Thai.  Theo Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo (số 491- 492) viết như sau:

“Qua hàng bao thế kỷ, Giáo Hội đã ý thức rằng Đức Maria được Thiên Chúa “đổ đầy ân sủng” (Lc 1,28), thì đã được cứu chuộc ngay khắc đầu tiên thụ thai trong dạ mẹ. Đó là những gì mà Tín Điều Vô Nhiễm Thai tuyên xưng, khi Đức Piô 9 công bố vào năm 1854:

“Rất Thánh Trinh Nữ Maria đã được gìn giữ, khỏi mọi bợn nhơ của tội nguyên tổ  ngay khắc đầu tiên thụ thai, do bởi một đặc ân và sự biệt đãi cách riêng của Thiên Chúa toàn năng và nhờ vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng chuộc tội nhân loại.

“Một sự thánh thiện rạng ngời duy nhất vẹn toàn” mà Mẹ Maria được “thêm sung mãn ngay khắc thụ thai đầu tiên” hoàn toàn xuất phát từ Chúa Kitô: Mẹ đã được “cứu chuộc, trong một cách thức tuyệt vời hơn, nhờ bởi công nghiệp Con của Mẹ”.

Giáo Lý Vô Nhiễm Thai nghĩa là gì?

Thưa, nghĩa là Đức Bà được ơn Vô Nhiễm Thai ngay từ giây phút đầu tiên Mẹ hiện hữu, linh hồn của Đức Maria được gìn giữ khỏi bị lây nhiễm tội hư hỏng của Ađam và Evà.  Kết quả là, Mẹ được "đầy ơn phúc" ngay từ đầu.   Biệt sủng này được ban cho mẹ căn cứ trên các công trạng sống, chết và sự Phục Sinh của Chúa Kitô.  Bởi lẽ Thiên Chúa hiện hữu vượt trên hết mọi không gian, và thời gian thì hiện diện trước nhan Người, và Người có thể áp dụng các ơn sủng của Chúa Kitô để chuộc tội cho những ai đang sinh sống ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại. Căn cứ vào điều này mà Người đã đổ ơn sủng xuống trên các tổ phụ và các tiên tri ngay cả trước khi Chúa Cứu Thế giáng lâm. Người cũng làm như vậy đối với Đức Maria, nhưng duy nhất, chỉ có trường hợp của mẹ, là được ơn Vô Nhiễm Thai ngay từ giây phút đầu tiên hiện hữu.  Linh mục Adolf  Faroni đã viết trong cuốn “Biết và Bảo quản Những gì Bạn Yêu thích – Know and Defend What You Love”  (Nhà in - Don Bosco Press, Philíppines, trang. 47) như sau:

“Có một sự phản đối về ơn Vô Nhiễm Thai của Đức Maria cho rằng Đức Maria không thể nào còn đồng trinh, nếu không Mẹ chẳng thể nào được Chúa Giêsu cứu chuộc. Nói như vậy là làm giảm đi giá trị cứu độ phổ quát của Chúa Giêsu, Đấng làm trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1 Tim 2:5), chỉ trong Người mới có sự cứu rỗi (Cv 4:2). Chính Đức Maria gọi Thiên Chúa là ‘Đấng Cứu chuộc’ của Mẹ” (Lc 1:47).

Sự chống đối lộ ra gốc nhận thức sai lầm khi cho rằng, được trở nên đầy ơn phúc vậy có nghĩa là thiếu mất ơn cứu chuộc. Ngược lại, sự cứu chuộc ấy có ý nói Đức Maria đầy ơn phúc chính là nhờ bởi cái chết hoa quả cứu độ của Chúa Kitô mang lại.  Đức Maria được cứu chuộc y hệt như chúng ta, có điều bằng một chiều hướng tuyệt hảo hơn,  không phải chữa bệnh nhưng là ngăn ngừa căn bệnh.  Một bác sĩ có thể cứu mạng chúng ta bằng cách chữa bệnh.  Nhưng nếu vị bác sĩ ấy cho chúng ta thuốc uống để bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm bệnh, thì Ông cứu chúng ta giỏi hơn thế nhiều.

Trong thực tế, Thiên Chúa thường trao ban ân sủng khác thường cho những ai mà Ngài ủy thác trách nhiệm khác thường. chẳng hạn như, Môsês thưa với Chúa nơi bụi hỏa gai,  và như Thánh Paulô trên đường đi Damascus đã bị mù bởi thị kiến chúa Kitô phục sinh vậy. Đức Maria đã được trao cho biệt sủng Vô Nhiễm Thai hầu để chuẩn bị cho mẹ một ơn gọi đặc biệt: là trọng trách sẽ làm Mẹ Thiên Chúa Nhập Thể.  Chẳng hạn như Chân phước Hồng y John Henry Newman đã viết trong cuốn (Hoa hồng Màu nhiệm, Nhà xuất bản Scepter, 1996, trang 13) như sau:

“Khi nói tới tội nguyên tổ là chúng ta có ý….muốn ám chỉ một sự việc gì đó tiêu cực, đó là, đánh mất đi sự gì đó siêu nhiên, không còn xứng đáng được hưởng thứ ân sủng mà Ađam và Evà đã có lúc đầu được tạo dựng nữa.  Ađam và Evà bị tước mất hết ơn sủng là kết quả do họ tự làm mất thứ ơn sủng ấy.  Đức Maria cũng chẳng có công trạng gì hơn họ, để phục hồi lại thứ ân sủng ấy; nhưng Thiên Chúa đã quảng đại phục hồi miễn phí ân sủng ấy duy đối với Mẹ, ngay từ giây phút đầu tiên mẹ hiện hữu, và thực vậy, cho nên, Mẹ chưa bao giờ bị tội nguyên tổ đả thương hay khống chế, để vì nó mà mất hết ơn sủng.   Việc mẹ được đặc ân này hầu để thích ứng với thiên chức làm Mẹ của mẹ và làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc chúng ta, và để tinh thần của mẹ thích hợp… đối với đặc ân ấy. Vì thế, chính nhờ ân sủng đầu tiên trợ giúp, mẹ mới có thể thăng trưởng trong ân sủng, vậy, lúc thiên thần đến và Chúa ở cùng mẹ, mẹ mới có thể được “đầy ơn phúc,” chuẩn bị sẵn sàng như một thụ tạo (tân nương) đã được trang điểm sẵn sàng để nghênh đón Người (tân lang) ngự vào thánh cung dạ mẹ.    

Bằng Chứng trong Sách Thánh Kinh

Có hai mạch văn trong Thánh kinh mà trong đó chúng ta có thể tìm thấy, tiềm ẩn, sự thực về Đức Bà Vô Nhiễm Thai. Trước tiên, trong sách Sáng Thế ký chương 3 câu 15, sau khi Adam và Evà sa ngã, Chúa nói với con rắn đã cám dỗ họ:

“Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người nữ, giữa dòng giống mi và dòng giống của bà ấy, Người ấy sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người.”

Mạch văn trong Sách Cựu Ước này là lời tiên báo Phúc âm. Vì “giòng giống” của bà, đấng chính là Chúa Giêsu Kitô sẽ đạp nát đầu "rắn" (đó là, đầu quỷ dữ),  người sẽ chiến thắng trong cuộc chiến cứu độ đạp nát đầu Satan. Tiếp theo đó chữ “Bà” được tiên báo trong mạch văn này tất nhiên là Mẹ Chúa Giêsu, Trinh Nữ Rất Thánh (Gioan 2:4; 19:6 cách mà Chúa Giêsu gọi mẹ “thưa Bà”).  Trong Sáng Thế Ký chương 3, cả Chúa Giêsu lẫn Mẹ Maria được nói tới sẽ đứng chung một chiến tuyến chống lại địch thù là rắn quỷ, mà nguyên gốc tiếng Hípri Do Thái (Hebrew) có nghĩa là “hoàn toàn đối nghịch tận gốc rễ” với nó.  Chính vì lý do này mà cho rằng Thiên Chúa đã để cho Đức Maria lâm vào tình trạng mắc “tội tổ tông” từ Ađam và Evà thì quả thực không đúng.  Nếu linh hồn Mẹ dính líu vào bất cứ sự nổi loạn hay hư hỏng nào như hết thảy chúng ta bị vạ lây từ nguyên tổ Ađam và Evà thì có lẽ Mẹ Chúa Giêsu ít nhiều gì đã bị đặt dưới sự khống chế và thống trị của satan và sự ác mất rồi, và do đó hoàn toàn mâu thuẫn với Sách Sáng Thế Ký ở hương 3 đã tiên báo "mối thù" giữa Đức Maria và satan.

Mạch văn Thánh Kinh thứ hai chỉ cho biết sự thực về ơn Vô Nhiễm Thai nằm ở trong sách Luca chương 1 câu 28, lời thiên thần Gabriel Truyền tin cho Đức Maria: “Kính Mừng, Maria, đầy ơn phúc – Hail, Mary, full of grace.” Theo nguyên ngữ Tân Ước Hylạp (Greek) thì cụm từ “đầy ơn phúc” là từ chữ kecharitomene mà ra.  Trong cụm từ, “Đầy ơn phúc” này được dùng như là một danh hiệu hay là để chỉ tước hiệu của Đức Maria, và duy chỉ có Mẹ là đấng mới xứng đáng được tuyên gọi bằng vương hiệu này trong toàn bộ Thánh Kinh, vậy câu nói ấy ắt hẳn có điều chi đặc biệt hoặc để phân biệt vai trò của mẹ.

Có mấy loại bản dịch Thánh Kinh đã dịch câu văn này thành “Kính mừng, đấng được sủng ái - Hail, O favored one.” Nhưng dịch như vậy không chính xác.  Nguồn gốc chữ Hylạp “κεχαριτωμενη” kecharitomene, chữ charis mà thường dịch sang Tiếng Anh có nghiã là “grace – kiện toàn, trọn hảo, được đầy ơn Chúa”, Mặt khác, chữ “sủng ái - favour” trong Tiếng Anh, chỉ có ý đơn thuần là một vài loại tặng sủng bề ngoài mà thôi, trong khi “sự sủng ái” của Thiên Chúa chí tôn không chỉ đơn thuần là các tặng sủng vinh dự bề ngoài bao giờ: nhưng luôn kèm theo thứ ơn phúc nào đó bề trong.  Do đó, mạch văn Thánh kinh này gọi Đức Maria là “ơn phúc” có ý nói, ơn phúc thiêng liêng bề trong.   

Một số các nhà chú giải Thánh Kinh bàn cãi rằng khi dùng chữ Kecharitomene, là thiên thần chỉ có ý muốn chào Đức Maria sẵn được ở trong tình trạng “ơn phúc” theo một ý nghĩa nào đó ngay khắc mẹ được kêu gọi để trở thành Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Vì vậy, thiên sứ Gábriel mới ứng đối tiếp ở câu 30, “Maria, đừng sợ, vì bà đã được ơn nghĩa cùng Chúa.”  Có ý muốn nói rằng mẹ đã sẵn có ơn phúc theo một biệt lối nào đó trong quá khứ. Chính trên căn bản duy nhất ấy mà thôi – trên căn bản ơn sủng sớm được ban tặng– mà Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn vào ơn gọi đặc biệt ấy.

Thực ra, từ ngữ kecharitomene (“đầy ơn phúc”) mà thiên thần đã dùng để chào Đức Maria không hẳn là nói đến thời hiện tại hay tương lai; thực ra là thời quá khứ đã được hoàn tất. Nói cách khác, thiên thần chỉ muốn nêu lên tặng sủng mà Đức Maria đã lãnh nhận, ngay cả trước khi thiên thần đến truyền tin cho Đức Bà! Đúng ra là, thiên thần kính chào Mẹ: “Kính mừng, bà là đấng sẵn có ơn phúc, trọn vẹn, trong quá khứ.” 

Trong toàn bộ Sách Tân Ước chỉ có một từ ngữ Hylạp tương tự được nhắc đến là, charitoo, dùng trong Thư Êphêsô đoạn 1 câu 16.  Chúng ta được biết qua cách nói của Giáo Phụ người Hylạp, là Thánh John Chrysostom (Gioan Kim Khẩu), cho rằng biệt từ riêng charitoo đó có nghĩa là đã hoàn toàn được “biến đổi bởi ơn phúc/ân sủng – Transformed by grace.” Vì thế, nếu dịch chính xác lời của thiên thần Gábriel chào kính Đức Maria hẳn phải dịch là: “Kính mừng, đấng - đã - được - biến đổi -  bởi - ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà!”

Thế thì được ơn phúc Thiên Chúa biến đổi trọn vẹn có hoàn hảo hơn cả ơn thánh hóa vô nhiễm tội khác, mà Thánh Thần Chúa đã đổ vào Mẫu Tâm, ngay từ đầu hiện hữu không? Theo như Sách Giáo Lý (GLCG số 492) dẫn giải, thì Mẹ đã được “thêm sung mãn ngay khắc thụ thai đầu tiên” cùng với “sự rạng ngời thánh thiện vẹn toàn duy nhất”.  Theo Thánh Luca chương 1 câu 15, thì Thánh Gioan Tẩy Giả đã được Chúa Thánh Thần ban ơn thánh hóa ngay từ khi còn trong lòng mẹ. Vậy để chuẩn bị cho vai trò làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc lẽ nào Đức Maria lại lãnh nhận ân sủng ít hơn so với ân sủng mà Gioan đã lãnh nhận để chuẩn bị cho sứ vụ đặc biệt của ông?

Trong khi những mạch văn Thánh Kinh này tự nó hầu như không có chứng cớ thuyết phục được giáo lý Đức Maria Vô Nhiễm Thai, nhưng chắc chắn chúng phù hợp cùng với giáo lý ấy, và rõ ràng linh hướng cho chúng ta.

Các Giáo Phụ Xưa Đồng Thuận

Có nhiều Giáo phụ thời sơ khai của Giáo Hội (như thể Thánh Irênêus, Justin Martyr, Êpíphanius, Ambrôse, Jêrôme, Cyril ở Jerusalem, Êphrem ở Syrian, và Thánh Peter Chrysologus- Phêrô Kim ngôn) dạy rằng khi Thánh Paulô gọi Chúa Giêsu là Ađam Mới, là Đầu não cứu chuộc nhân loại, như vậy Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria ắt phải là Evà mới. Không thấy có sự bất đồng nào về điểm này trong số các Giáo Phụ.  Khi Evà, là Mẹ của chúng sinh, bởi sa chước cám dỗ của thiên thần sa đọa (là con rắn), dẫn đưa vào thời kỳ tội lỗi, thế nhưng, Đức Maria là Mẹ cứu độ hết thảy chúng sinh, đã đảo ngược tội lỗi Evà bởi sự vâng phục thiên sứ Gábriel vào lúc Truyền Tin, do đó Mẹ đã đưa vào vầng đông cứu độ chúng ta.

Chúng ta phải lưu ý đến học thuyết này của các Giáo Phụ xưa của Giáo hội có ý nói.  Sự sống của Evà bắt đầu với ơn gọi làm “Mẹ của chúng sinh” trong trạng thái ân sủng và bất khả ố - vô nhiễm tội. Bà không bị bất cứ tội tổ tông nào đả thương hay hủy hoại linh hồn.  Chúng ta thử tưởng tượng xem Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria, là người được kêu gọi làm Mẹ Đấng Cứu Thế và cứu độ hết thảy chúng sinh,  lẽ nào lại lãnh nhận mức độ ơn sủng ít hơn trong việc chuẩn bị cho ơn gọi đặc biệt của mẹ hay sao?

Thánh Hồng y Newman từng viết:

“Tôi xin hỏi, chẳng phải Đức Maria cũng đã được phú ban đầy đủ [cùng thứ ơn phúc] như Evà sao? Vậy liệu bà có sai phạm nào chăng, đấng đã cộng tác vào việc cứu độ thế gian, tối thiểu cũng không thua kém hơn ơn phúc được phú ban cùng với quyền thế ơn trên như Evà chứ, để phụ giúp việc cho chồng, không lẽ bà đi cộng tác cùng với ông để hủy hoại công việc đó hay sao?  Nếu Evà đã được nâng lên trên bản tính con người bởi tặng sủng nội tâm mà chúng ta gọi là ơn phúc, thế thì phải nói là Đức Maria có ơn phúc còn cao trọng hơn thế nữa? Và khi suy gẫm kỹ lời thiên sứ tôn chào mẹ là "đầy ơn phúc" có ý nghĩa quan trọng này - chúng ta hãy phân tích ngay về nguồn gốc lời chào kính không còn chối cãi vào đâu được để phản bác lại phái Tin Lành chỉ thừa nhận và cho đó là thứ ơn sủng tầm thường bề ngoài, để trả lời cho từ ngữ "sủng ái - favor", thì hãy xét vì, sự giảng dạy của Các Giáo Phụ học, luôn quy hướng về điều chân thực hoặc luôn chỉ vì mưu ích siêu nhiên thêm cho phần rỗi các linh hồn mà thôi.  Và nếu như bà Evà đã được ban cho ơn sủng siêu nhiên bề trong ngay khắc đầu tiên hiện hữu trên đời, thế thì Đức Maria cũng thế,  sao lại chối bỏ/phủ nhận ơn sủng này ngay khắc đầu tiên Mẹ hiện hữu? Tôi không biết phải kháng cự lại lối suy luận này thế nào - tốt hơn hết, là cứ hồn nhiên theo Giáo Lý Đức Bà Vô Nhiễm Thai vậy.  Ý tôi muốn nói đây là Giáo Lý Đức Bà Vô Nhiễm Thai, và chỉ có thế thôi hoặc không thêm bớt gì hơn điều này ... và coi như giáo lý ấy thực sự đã cột chặt tôi vào với các Giáo Phụ, Công Nhận Đức Maria là Evà Thứ Hai [là Evà Mới]. (Hoa Hồng Màu Nhiệm, trang 10-11)

Thời kỳ sơ khai, phụng vụ Đông phương đã tôn vinh Rất Thánh Đức  Maria là Panagia (Đấng trọn đời thánh – all holy one), Achranatos (Đấng chẳng hề mắc bợn nhơ – the one without even the slightes stain) và Hypereulogoumene (Đấng Rất Thánh hơn mọi người khác – the one blessed beyond all others).  Làm sao Đức Maria có thể được gọi là TRỌN ĐỜI-thánh, không bị BẤT CỨ nhơ vết nào, nếu như khắc đầu tiên hồn xác mẹ hiện hữu hoàn toàn thiếu vắng ơn sủng Thánh Thần và ơn thánh hóa vô nhiễm tội “sanctifying grace” [miễn xá tội tổ tông], thì trong linh hồn mẹ đã bị cưu mang sự bất trật tự, hư hỏng và dễ sa ngã đàng tội như Ađam và Evà đã di truyền xuống hết thảy chúng ta rồi còn gì?

Cho nên, các Giáo Phụ và Phụng vụ thời tiên khởi mới giảng dạy, là học thuyết Đức Maria đầy ơn phúc, ngay khắc đầu tiên mẹ hiện hữu.  Hay nói cách khác, nghĩa là, Giáo Lý Đức Bà Đầu Thai Vô Nhiễm.

Phái Tin lành Chống Đối Học Thuyết Đức Bà Vô Nhiễm Thai

Không ít các Giáo Phái Truyền Giảng Tin Lành (Protestant Evangelcals) tỏ ra chống đối Học Thuyết Đức Bà Vô Nhiễm Thai, viện cớ một vài chỗ trong Thánh Kinh dạy rằng, toàn thể nhân loại phải bị chịu “sự sa đoạ” chung. Do có lời chép “không có ai là người công chính, dẫu một người cũng không” (Rm 3:10); “kể từ khi con người sa ngã và phạm tội thì đã bị tước mất hết vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3:23); và “cũng như vì một người duy nhất sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án” (Rm 5:8).

Nhưng Thánh Kinh lại thường sử dụng ngôn ngữ thoáng rộng,  ngay cả dụ ngôn, để dẫn dụ một điểm hay nêu rõ một vấn đề.  Chẳng hạn, khi Thánh Kinh tường thuật “Tất cả đều có tội – All have sinned,” hoặc “Tất cả chúng ta đều như chiên cừu lầm lạc – All we like sheep have gone astray,” điều đó rõ ràng không có nghĩa là bao gồm luôn cả trẻ em, mà chúng chưa hề phạm phải bất cứ tội riêng nào (và nếu chúng có yểu mệnh chết non đi nữa, cũng sẽ không hề có tội).  Mặt khác, khi Thánh Kinh nói, “Như Ađam phải chết thế nào, thì trong Chúa Kitô chúng ta cũng được sống lại như vậy,” (1 Cor 15:22).  Điều đó cũng không có nghĩa là cả và loài người ta đều được cứu rỗi trong Chúa Kitô. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt như Đức Trinh Nữ Rất Thánh chẳng hạn (được gìn giữ khỏi mắc tội tổ tông truyền) và các trẻ nhỏ (không đến nỗi mắc tội hiện thực – Actual sin), mạch văn Thánh Kinh có ý muốn nói đến tội lỗi chung của loài người thế thôi, cũng có thể ngụ ý nói tới phần đông dân chúng.

Theo chân Thánh Paulô, các giáo phái Truyền Giảng Tin Lành cổ truyền mưu tìm cách trình bày mỗi một màu nhiệm đức tin sao đó nhắm chỉ để giải thích Thiên Chúa độ lượng xót thương mà thôi.  Trước kia thần học gia Lutheran thường hay nói “Để được biết Chúa Kitô thì phải biết đến các mối lợi của Người.”  Nói cách khác, Sự nghiên cứu về thần học chỉ có ít giá trị nào đó, nếu như, chúng quy kết sai về vinh quang, sự từ bi và ân sủng miễn phí của Thiên Chúa. Và còn nữa, phải hiểu đúng, và chính xác về Ơn Vô Nhiễm Thai của Đức Maria hầu hết được truyền bá!

Học Thuyết Công Bố Chúa Tình Thương

Sau hết, Chúa Tình Thương nghĩa là gì?  Đó là ngay cả thường khi chúng ta bất xứng, chẳng đáng được Chúa xót thương, hay ngay cả khi chúng ta bất cần không thèm đếm xỉa đến ân sủng của Thiên Chúa – thì Thiên Chúa từ bi vẫn đổ ơn sủng xuống trên chúng ta để trợ giúp chúng ta vượt qua những khốn khổ, và để đáp ứng những nhu cầu thực sự của chúng ta. 

Các thần học gia gọi đó là cách mà Thiên Chúa xót thương ban ơn “dự phòng (Rom 8:30)”, theo tiếng Latinh  prea-venire có nghĩa là “châm chuẩn/dàn xếp trước.” Mặt khác, Thiên Chúa xót thương ban ơn ngay cả trước khi chúng ta van xin ơn ấy, và ơn xin thường là xa rời hẳn thực tế chẳng có ích gì mà chúng ta cũng chẳng xứng đáng để nhận được ơn ấy, thế nhưng, Chúa khoan dung vẫn độ lượng động lòng trắc ẩn nhận lấy cái ý xin ấy và đến đáp cứu chúng ta.  Ơn dự phòng này đều là tặng sủng miễn phí hoàn toàn cho không – cho vô điều kiện do vì tình Chúa Thương Xót.  Chúng ta lờ mờ thấy phản chiếu thứ tình thương của cha mẹ dành cho con cái.  Một đứa trẻ được chính cha mẹ nó tự động thương chứ không phải vì nó xứng đáng nhận được thứ tình thương ấy, hoặc ngay cả khi nó van xin thứ tình thương ấy bằng bất cứ cách nào. Đúng hơn là, ngay từ khởi đầu cha mẹ đã có tình thương, một thứ tình thương hoàn toàn cho không, chỉ vì đứa trẻ ấy là con ruột của họ. Đó là thứ tình “hảo hạng nhất – par excellence” của con người, vì nó phản chiếu dung mạo tình thương của Thiên Chúa.  

Hễ khi quý vị suy tưởng về điều ấy, thì đấy là những cách hiển lộ rõ chính xác nơi biệt sủng Rất Thánh Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Thai.  Như tôi đã nói trước đây: Ơn Vô Nhiễm Thai quả thực biểu lộ  sự quan phòng tột đỉnh,  không đáng dung thứ của Thiên Chúa.  Sau hết, sự Vô Nhiễm  Thai của Đức Maria không có “công trạng”.   Mẹ cũng không có hỏi xin ơn ấy.  Những gì được thực hiện nơi Mẹ và trong Mẹ đều do Thiên Chúa là Cha Tình Thương Xót, và chính trên căn bản thấy biết trước công nghiệp Nhập Thể Con của Người, là Chúa Giêsu Kitô.

Chẳng hạn như Thánh Giáo Hoàng Gioan Paulô II đã viết trong tông thư "Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót- Dives in Misericordia" (Rich in Mercy, khoản 9) như thế này: Đức Maria chính là người nghiệm thấy lòng khoan dung thương xót của Chúa một cách biệt lệ - mà không ai được như vậy." Cha Seraphim Michalenko, MIC, là người giải thích sự kiện này như sau:

“Màu nhiệm Vô Nhiễm Thai... chính là màu nhiệm biểu lộ hành động thương xót đầu tiên của Thiên Chúa Cha qua sự sủng ái Đức Maria - một hành động ân thưởng vô điều kiện.  Đây là lý do tại sao qua đó chúng ta mới có thể thấy được lòng thương xót tinh tuyền ấy của Chúa Cha.   Hành động đầu tiên của Thiên Chúa Cha chính là sự quan phòng thương xót cho hài nhi bé bỏng sẽ được sinh ra trên đời này.

Thực ra, chúng ta có thể đi xa hơn nữa khi cho rằng sự Vô Nhiễm thai của Trinh Nữ Rất Thánh Maria xưa kia chính là tác hành ân sủng thần linh cao cả mà Thiên Chúa lấy đặt làm nền tảng cho toàn bộ công trình cứu chuộc nhờ Đức Giêsu Kitô. Chính là Cha thương xót đã khởi sự gánh tội nhân loại, linh hồn Đức Maria được thành hình ngay từ giây phút đầu tiên thụ thai, đã được gìn giữ khỏi tội tổ tông truyền, làm mẹ nghiễm nhiên biến thành tuyệt tác của lòng Thương Xót Chúa, rồi những năm sau đó, nền móng biệt sủng khác thường duy nhất này làm cho linh hồn Đức Maria thừa sức đáp lễ thiên sứ Gábriel cách trọn vẹn, cùng với sự tín thác tuyệt đối: “Thưa, tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng lời thiên sứ truyền.”

Chính bởi nhờ ơn Chúa quan phòng, cho nên, mẹ nghiễm nhiên biến thành tuyệt tác của Cha nhân lành, và vào thời viên mãn, biệt sủng này cho mẹ quyền nghênh đón Đấng Cứu Độ chúng ta giáng thế.  Tóm lại, việc cứu độ cả thế gian khởi đầu tác thành với một nền móng bất khả xứng, bất ý tự nhiên thành, vì Chúa Tình Thương đã ban phát miễn phí.  Hành động thương xót ấy chính là biệt sủng Maria Đầu Thai Vô Nhiễm.

Đấy là những gì mà hằng năm vào ngày 8 tháng 12 Giáo Hội Công Giáo long trọng Mừng Kính, Mẹ Đầu Thai Vô Nhiễm, và long trọng Mừng Kính Đức Maria được sửa soạn làm Mẹ Đấng Cứu Độ chúng sinh.  Theo đó, dấu hiệu biệt sủng miễn phí của Thiên Chúa chính là Mẹ Vô Nhiễm Thai, Mẹ Vô Nhiễm được đặt làm cửa rạng đông và là nguyên cớ để chúng ta hân hoan.  Xét theo thập giới, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa dạy bảo phải “thảo kính cha mẹ.”  Vì Vậy, Con Thiên Chúa đã thảo kính người mẹ trần thế của Người, cho nên, mới đổ ân sủng vào tâm hồn mẹ Người ngay giây phút đầu đời của mẹ.

Như những người môn đồ của Chúa Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi để bước theo Người, vậy chúng ta hãy cùng tôn vinh Mẹ Người vì biệt sủng Vô Nhiễm Thiên Chúa ban cho cho mẹ, chúng ta hãy cùng mừng kính "biệt sủng tiên khởi" của Đức Maria.  Sau hết, không những biệt sủng chỉ được ban cho có mình mẹ thôi, nhưng còn vì lợi ích của cả thế gian nữa, vì nhờ biệt sủng Maria này mới được nghênh đón Vương Nhi Kitô giáng thế để cứu độ hết thảy chúng ta! Amen.

Thánh Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Mẹ.

8/12/2014

Vô Nhiễm Mẫu bổn kính.

 

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768