MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: lòng thương xót chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Ltx # 36: Phép Thánh Thể Và Lòng Thương Xót Chúa
Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 4-2015

Phép Thánh Thể và Lòng Thương Xót Chúa

§ Anthony Lê

VietCatholic News (29/8/2006)

Vào tháng Tư năm 2003, Đức Cố Giáo Hoàng Giaon Phaolô Đệ Nhị đã cho ra mắt thông điệp mang tên “Ecclesia de Eucharistia,” và điều quan trọng là chúng ta phải hiểu những gì mà Ngài muốn giảng dạy cho chúng ta. Chúng ta hiện đang sống trong giai đoạn với rất nhiều sự rối rắm, và chúng ta phải hướng nhìn về Đức Cố Thánh Cha để hiểu rõ ràng và mạch lạc về sự thật và những gì mà Giáo Hội đã và đang truyền dạy cho chúng ta. Thông Điệp này trùng hợp với các Mầu Nhiệm của Sự Sáng trong Kinh Mân Côi; và Mầu Nhiệm Thứ Năm có liên quan đến việc Thành Lập Ra Phép Thánh Thể.

33_Aug29P_ChildEucharist11.jpgBa trẻ nhỏ với Đức Maria & Phép Thánh Thể

Thông Điệp này trực tiếp có liên quan đến Phép Lành Đặc Biệt của Đức Cố Thánh Cha và việc chúng ta cầu nguyện qua Chuổi Tràng Hạt về Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy Chaplet) cho những người bệnh và những người sắp qua đời khi chúng ta Chầu Phép Thánh Thể, như Ngài đã viết trong Thông Điệp như sau: “Việc Chầu Phép Thánh Thể chính là một thói quen quan trọng được thực hiện mỗi ngày, và nó đã trở thành một nguồn không thể nào thiếu được trong việc trở nên Thánh” (Đoạn 10).

“Cùng với Phép Thánh Thể, chúng ta cùng gẫm suy lại mầu nhiệm Phục Sinh khải hoàn của Thiên Chúa. Vì lý do này, mà Thánh Inhaxiô thành Antioch đã định nghĩa một cách rất đúng đắn về Bánh Thánh Thể như là một nguồn thuốc chữa lành bất tử, một thứ thuốc giải độc cực mạnh chống lại sự chết” (Đoạn 18).

Sau đây là một vài trích đoạn phụ của Thông Điệp:

Liên quan đến việc thờ kính và suy tôn Phép Thánh Thể, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị viết:

“Việc thờ phụng Phép Thánh Thể bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ có một giá trị không thể nào đoán được cho đời sống của Giáo Hội. Việc phụng sự này hoàn toàn gắn liền với việc cử hành Hy Tế của Phép Thánh Thể. Sự hiện diện của Thiên Chúa dưới những mẩu Bánh thiêng còn lại sau Thánh Lễ, là mãi mãi miễn là Bánh Thánh và Rượu Thánh được lấy từ việc cử hành hy tế, và việc cho rước lễ trực tiếp, cả về mặt bí tích lẫn tâm linh. Trách nhiệm của các vị linh mục chánh xứ là cổ võ, bằng chính gương hy sinh cá nhân, để khuyến khích tất cả mọi người tín hữu hãy luôn có thói quen chầu Thánh Thể và suy niệm trước sự hiện diện của Thiên Chúa trong Phép Thánh Thể.”

“Thật là vui khi cùng ở với Ngài, nằm gần ngực của Ngài giống như người môn đệ yêu dấu của Ngài vậy” (phỏng theo Gioan 13:25), và để cảm thấy sự hiện diện về tình yêu thương vô bờ bến trong Trái Tim bao la và cao cả của Ngài. Nếu trong thời đại của chúng ta ngày nay, những người Kitô Giáo cần phải biết và phân biệt được thế nào là “nghệ thuật cầu nguyện,” làm sao mà chúng ta có thể nào mà không cảm nhận được rằng chúng ta cần phải có thời gian để canh tân hòng có thể chuyện trò cùng với Ngài theo khía cạnh tâm linh riêng của chúng ta, trong sự suy tôn thầm lặng, trong một tình yêu thương ngập tràn trước sự hiện diện của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể? Bạn có bao giờ tự hỏi, có bao nhiêu lần bạn cảm nghiệm được điều này, để từ đó có thêm được sức mạnh, lời an ủi và sự hổ trợ của Thiên Chúa!

“Thói quen này, luôn được Giáo Hội cổ võ và ngợi ca, và được hiện thể một cách sống động qua không biết bao nhiêu gương lành của các Thánh, mà nổi bật nhất chính là Thánh Alphônxô Liguori, tổ phụ của Dòng Chúa Cứu Thế, là vị Thánh đã từng viết rằng: ‘Trong tất cả mọi sự sùng kính, việc sùng kính Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể chính là việc sùng kính cao cả nhất sau các Phép Bí Tích, là việc sùng kính gần gũi với Ngài nhất, và cũng là sự sùng kính rất có ích nhất cho tất cả chúng ta.’

Phép Thánh Thể chính là một di sản vô giá: rằng chúng ta không những cử hành mà còn có thể cầu nguyện bên ngoài phạm vi của Thánh Lể nữa, hòng cho phép chúng ta có thể tiếp xúc trong suối nguồn ân huệ cao cả của Ngài. Một cộng đồng Kitô hữu nào mà có ước vọng nệm suy về gương mặt của Chúa Kitô về mặt tâm linh mà Cha đã đề nghị ra qua các Tông Thư Novo Millennio và Rosarium Virginis Mariae, thì không thể nào có thể bỏ qua việc phát triển về khía cạnh tôn kính Phép Thánh Thể này, vốn giúp làm gia tăng và kéo dài thêm những hoa trái về việc hiệp thông của chúng ta trong Mình và Máu của Thiên Chúa” (Đoạn 25).

Phần có liên quan đến Phép Thánh Thể và Đức Mẹ được Đức Cố Giáo Hoàng đặc biệt nhấn mạnh đến. Ngài viết như sau: “Nếu chúng ta muốn tái khám phá tất cả mọi chiều kích phong phú về mối quan hệ cao vời giữa Giáo Hội và Phép Thánh Thể, thì chúng ta không thể nào bỏ mặt hay làm ngơ đi về Đức Maria, là Mẹ và cũng là mẫu gương cho Giáo Hội. Trong Tông Thư của Cha Rosarium Virginis Mariae, Cha đã chỉ ra rằng Đức Trinh Nữ Maria chính là người thầy dạy cho chúng ta về việc nghiệm suy về dung mạo của Chúa Kitô, và cùng với các mầu nhiệm của sự sáng mà Cha đã đề cập đến trong việc hình thành nên Phép Thánh Thể. Đức Maria có thể hướng dẫn chúng ta tiến đến bí tích cực thánh này, vì chính Mẹ là người có mối quan hệ đặc biệt và sâu sắc với Phép Thánh Thể.”

“Thoạt đầu ai nấy cũng tưởng rằng, Phúc Âm chẳng đề cập gì cả đến chủ đề này. Sự việc có liên quan đến việc thiết lập ra Bí Tích Thánh Thể vào đêm thứ Năm Tuần Thánh, chẳng có đề cập gì cả đến Mẹ Maria. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng Mẹ hiện diện cùng với các tông đồ, người đã cầu nguyện ‘cùng lòng, cùng trí’ với các tông đồ nơi cộng đoàn đầu tiên quy tụ lại cùng nhau sau khi Chúa Giêsu về trời trong việc mong đợi việc Chúa gởi Thiên Thần xuống. Chắc chắn là Mẹ Maria phải hiện diện trong lúc cử hành Phép Thánh Thể trong số thế hệ của những người Kitô Giáo đầu tiên, người đã chứng kiến ‘Chúa bẻ bánh’”) (Công Vụ Tông Đồ 2:42, Đoạn 53).

“Theo một nghĩa nhất định nào đó Đức Maria đã sống đức tin Thánh Thể của Mẹ thậm chí trước khi cả việc thành lập ra Phép Thánh Thể, bằng chính việc Mẹ dâng cung lòng trinh nữ của Mẹ cho Ngôi Lời Nhập Thể. Phép Thánh Thể, khi suy tôn lại việc Chúa chịu chết và phục sinh sống lại, cũng là một sự tiếp diễn về việc Thiên Chúa nhập thể. Vào ngày Lễ Truyền Tin, Đức Maria thụ thai Người Con Một của Thiên Chúa qua hiện thực của thể lý về Mình và Máu của Ngài, do đó Mẹ biết trước từ trong chính cung lòng của Mẹ về những gì xảy ra trong bí tích mà mỗi người có niềm tin lãnh nhận và hiểu được qua dấu chỉ của bánh và bượu, cũng chính là Mình và Máu của Thiên Chúa” (Đoạn 55).

“Hẳn là những gì mà Đức Maria suy cảm khi Mẹ nghe từ miệng của Phêrô, Gioan, James và các môn đệ khác về những gì đã được nói ra tại Bữa Tiệc Ly: ‘Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em’ (Luca 22:19). Thân thể được hiến đi cho chúng ta và được hiện hữu dưới các dấu chỉ của bí tích cũng chính là thân thể được thụ thai ngay trong chính cung lòng của Đức Mẹ! Đối với Đức Maria, việc đón nhận Phép Thánh Thể phần nào có nghĩa là đón chào thêm một lần nữa vào trong cung lòng của Mẹ trái tim vốn đã được đập cùng với nhịp đập của trái tim Mẹ và hồi tưởng lại những gì mà Mẹ đã kinh qua khi đứng dưới chân cây Thập Giá” (Đoạn 56).

“‘Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta.’ Trong việc kỷ niệm lại những gì đã diển ra nơi đồi Calvê thì tất cả việc Chúa chịu đau khổ và chết đi cũng được tái diễn trở lại. Và do đó, những gì mà Chúa Kitô đã làm cho Mẹ Ngài vì chúng ta cũng được tái diễn trở lại. Đối với Mẹ, Chúa đã tín thác mỗi người trong chúng ta cho Mẹ: “Đây là Con Bà!” Và đối với mỗi người chúng ta, Ngài cũng nói rằng: “Hãy cầm lấy, Đây là Mẹ Con.” (phỏng theo Gioan 19:26-27).

“Rất nhiều người nhớ lại những kỳ công được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu chuộc bằng cách giữ trọn lời hứa đã được ra cho những người làm cha (phỏng theo Luca 1:55), và tuyên bố kỳ công vuợt qua khỏi tất cả những lời hứa đó, chính là việc nhập thể cứu chuộc… Bài Ca Magnificat bày tỏ đời sống tâm linh của Mẹ Maria, và không có gì là vĩ đại hơn khía cạnh tâm linh này của Mẹ trong việc giúp chúng ta cảm nghiệm được mầu nhiệm của Phép Thánh Thể. Phép Thánh Thể đã được trao ban cho chúng ta để đời sống của chúng ta, cũng giống như đời sống của Đức Maria, được trở thành một bài ca Magnificat một cách trọn vẹn” (Đoạn 58).

Nguyên bản tiếng Anh bài viết có nhan đề: “The Eucharist And Divine Mercy” do Bác Sĩ Bryan Thatcher viết ra và được đăng trong tuần bào The Divine Mercy Times số ấn bản có liên quan đến Phép Thánh Thể tại trang 1 và 14.

Anthony Lê

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Năm Thánh Thương Xót (5/6/2015)
Chúa Chữa Lành Bệnh Ung Thư Xương Thời Kỳ Cuối Và Cứu Gia Đình (4/29/2015)
Mừng Sinh Nhật Các Linh Mục (4/19/2015)
Khuôn Mặt Thương Xót (4/15/2015)
Thơ Kính Lòng Chúa Thương Xót 2015 (4/13/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Làm Tuần Cửu Nhật Lòng Chúa Thương Xót, Bắt Đầu Từ Thứ Sáu Tuần Thánh (4/12/2015)
Lòng Thương Xót. (4/12/2015)
Lòng Chúa Thương Xót Được Mặc Khải Trên Thánh Giá Và Trong Sự Phục Sinh (4/12/2015)
Năm Thánh Lòng Thương Xót Của Chúa (4/12/2015)
Cơn Mưa Lòng Thương Xót (4/12/2015)
Tin/Bài khác
Các Biệt Sủng Được Ban Vào Chúa Nhật Kính Chúa Tình Thương Và Ơn Đại Toàn Xá: (4/11/2015)
Lý Giải Lòng Chúa Thương Xót (4/11/2015)
Nếu Không Có Lòng Thương Xót, Thì Cũng Không Có Ơn Thứ Tha ! (4/10/2015)
Luận Thần Học Về Lòng Chúa Thương Xót (4/10/2015)
Người Quen Hay Người Lạ (4/10/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768