MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cn 3993: Trái Tim Còn Sống Mãi
Thứ Bảy, Ngày 3 tháng 3-2018
CN 3993: TRÁI TIM CÒN SỐNG MÃI

Có những vị thánh khi chết đi còn để lại một phần thân xác của mình cho hậu thế, điển hình là Thánh Andre Bessette và Thánh Anton Padua.

1. Thánh Andre Bessette

Thánh Andre Bessette, một vị thánh người Canada đã có công xây dựng Đền Thánh Giuse ở thành phố Montreal, Canada. Tuy chết đi nhưng trái tim của ngài vẫn còn được lưu giữ tại Đền Thánh Giuse. Khách hành hương có thể đến viếng trái tim ngài tại nơi ấy.

Ngài mất năm 1937 khi ngài đã 91 tuổi. Lúc ấy có khoảng 1 triệu người đến viếng xác ngài. Mộ của ngài hiện ở dưới nhà nguyện chính của Đền Thánh. Trái tim ngài đựng ở trong một hào quang nơi cùng nhà nguyện. Trái tim ngài bị ăn cắp vào tháng 3 nâm 1973, nhưng đến tháng 12 năm 1974 thì được tìm thấy. Đó là nhờ vào sự giúp đỡ của vị luật sư hình sự nổi tiếng tên là Frank Shoofey.

Đức Giáo hoàng Benedict XVI phong thánh cho ngài vào ngày 17/10/2010.

2. Thánh Anthony thành Padua

Thánh Anthony qua đời năm 1231, khi mộ ngài được khai quật năm 1263 thì dù xác ngài bị hư hoại nhưng lạ kỳ thay, cái lưỡi của ngài vẫn còn nguyên vẹn. Cái lưỡi còn ướt và tươi tốt như lưỡi của một người còn sống.

Lúc còn sống, Thánh Anthony đã nổi tiếng trong việc giảng Phúc Âm. Ngài đã dùng phần lớn cuộc đời mình để đi khắp nơi, từ nước Ý đến nướp Pháp để giảng dạy Lời Chúa và làm cho rất nhiều người nghe say mê. Sau khi chết một ít lâu thì ngài được phong thánh. 30 năm sau, khi người ta bốc mộ ngài thì mới biết là cái lưỡi của ngài vẫn nguyên vẹn.

Hiện nay, cái lưỡi và xương hàm của ngài được trưng bầy trong một hào quang ở Đại Thánh Đường St Anthony of Padua. Thân xác ngài được chôn trong một nguyện đường khác.

3. Nhạc sĩ Frederic Chopin

Ngoài hai vị thánh nổi tiếng ấy còn có một nhà soạn nhạc nổi tiếng là nhạc sĩ Frederic Chopin (1810-1849), ông cũng để lại trái tim cho tổ quốc của ông là nước Ba Lan. Ông Chopin vừa sáng tác nhạc vừa là nhạc sĩ đàn dương cầm.

Năm 1849 tại Paris khi gần chết, nhạc sĩ Frederic Chopin đã căn dặn rằng:

“Sau khi tôi chết, xin hãy giữ lại trái tim tôi và đem chôn nó ở Ba Lan.”

Đây đúng là một huyền thoại về người nghệ sĩ tài danh này. Ông muốn cho một phần thân xác, một biểu tượng của linh hồn ông được nghỉ yên vĩnh viễn tại quê nhà yêu dấu của ông, vì suốt cuộc đời, ông đã phải sống lưu vong tại nước Pháp.

Kể từ đó, xác ông nghỉ yên tại nghĩa địa nổi tiếng Pere Lachaise, Paris; còn trái tim ông thì trải qua một cuộc hành trình sóng gió thăng trầm tại quê nhà Ba Lan.

Trái tim ông được dấu trong một chai rượu cognac. Rồi trái tim ông được lén đem qua thủ đô Warsaw (Ba Lan) qua ngõ biên giới nước Nga. Khi về đến quê nhà, trái tim ông đi qua tay nhiều người thân, trước khi được đặt trong khuôn viên nhà thờ Holy Cross Church.

Trái tim Chopin gợi nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người dân Ba Lan. Thông thường, người ta thường lưu giữ xương các vị thánh nhưng đối với người Ba Lan thì huyền thoại yêu mến cố hương của ông Chopin đã đánh động tâm tình của cả một dân tộc Ba Lan. Số phận của trái tim Chopin luôn đồng hành khắng khít và gắn bó với số phận đau thương bất tận và khải hoàn lớn lao của nước Ba Lan. Trong suốt gần hai thế kỷ qua, trài tim ông và đất nước này cùng chung số phận là phải chịu đựng biết bao đau khổ dưới ách thống trị và xâm lược của ngoại bang, giữa bao cuộc chiến tranh và giải phóng.

Ông Michal Witt, một chuyên viên trong việc giữ gìn trái tim nhạc sĩ Chopin đã phát biểu:

“Đây là một đề tài rất nhạy cảm thiêng liêng của người Ba Lan. Trái tim ông Chopin rất quan trọng đối với linh hồn của toàn dân tộc Ba Lan.”

Nhạc sĩ Chopin nổi tiếng nhất với bản nhạc Tristesse (Nỗi Sầu). Ông qua đời khi mới được 39 tuổi đời bởi bịnh lao phổi. 4. Trái Tim Người Vợ

Cách đây đã lâu, một tờ báo địa phương kể lại về lời di chúc của một phụ nữ người Mỹ. Bà ta yêu cầu người nhà rằng sau khi bà chết thì xin hãy đem trái tim bà vào chôn chung với ngôi mộ của người chồng thứ nhất, còn thân xác của bà thì xin được chôn chung với ngôi mộ của người chồng thứ hai.

Tôi thường tự hỏi:

“Là một quốc gia chưa được chữa lành khỏi hận thù ý thức hệ, liệu dân tộc Việt Nam có biết trân quý và tôn trọng những vị anh hùng, danh nhân và giới sáng tác đã đóng góp và xây dựng một cách tích cực cho nền văn hoá nước nhà như các nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ và họa sĩ... của dân tộc mình hay không?"

Kim Hà, 3/3/2018

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 3997: Món Quà Cho Con (3/16/2018)
Cn 3996: Giấc Mơ Lạ Thường (3/15/2018)
Cn 3995: Tiếng Chuông Ngân Nga (3/12/2018)
Thật Hối Tiếc, Nếu Bạn Không Đọc Câu Chuyện Nầy? Và Bạn Sẽ Khóc Khi Đọc Xong Câu Chuyện Này. (3/10/2018)
Cn 3994: Vị Linh Mục Thánh Thiện (3/9/2018)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 3992: Chúa Là Tình Yêu (3/3/2018)
Cn 3991: Cám Ơn Chúa! (3/3/2018)
Tin/Bài khác
Cn 3990: Làm Việc Tốt Hoán Cải Lòng Người (1/29/2018)
Cn 3989: Linh Mục Livio Nói Về Medjugorje (1/25/2018)
Cn 3988: Medjugorje Là Biến Cố Lớn Nhất Trong 2 Ngàn Năm (1/23/2018)
Cn 3987: Hãy Xin Ơn Chữa Lành (1/17/2018)
Cn 3986: Qua Chuỗi Mân Côi Chúa Chữa Lành Bịnh Tật (1/16/2018)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768