MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Khi Tôn Trọng Thiên Chúa Là Con Người Tôn Trọng Chính Mình..
Thứ Tư, Ngày 22 tháng 4-2009

Khi tôn trọng Thiên Chúa là con người tôn trọng chính mình..

Một số nhận định của triết gia Ermanno Bencivenga

Trong các năm qua tại các nước Tây Âu người ta đang chứng kiến cảnh xã hội tục hóa duy đời cực đoan, duy tương đối hóa và duy hư vô cùng nhau tấn kích Kitô giáo, đặc biệt là Giáo Hội công giáo và Đức Giáo Hoàng. Điển hình nhất là các lời tuyên bố của một số chính trị gia và kiểu đưa tin méo mó của các phương tiện truyền thông xã hội liên quan tới lập trường của Giáo Hội và của Đức Giáo Hoàng về việc phòng chống bệnh liệt kháng. Câu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trả lời giới báo chí trong cuộc phỏng vấn trên máy bay trong chuyến công du Camerun và Angola ngày 17-3-2009, đã bị báo chí cắt xén, lèo lái và tách rời khỏi các sinh hoạt đa diện của Giáo Hội Công Giáo trong nỗ lực phòng chống bênh Sida và yêu thương săn sóc các bệnh nhân liệt kháng khắp nơi trên thế giới. Giới báo chí đã chỉ chú ý tới việc dùng túi cao su như là phương thế hữu hiệu duy nhất, và phản bác ý kiến của Đức Thanh Cha Biển Đức XVI cho rằng túi cao su chẳng những không bảo đảm cho việc phòng chống bệnh liệt kháng mà lại tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa và có nguy cơ khiến cho bệnh Sida lan tràn mạnh hơn. Sự thật này được kiểm chứng bởi các bác sĩ chuyên khoa chữa trị bệnh Sida.

Các sự kiện như trên chứng minh cho thấy người ta có khuynh hướng vẫn tiếp tục đối kháng lòng tin và lý trí. Nhưng không phải ai cũng làm như thế. Chẳng hạn mới đây ông Ermanno Bencivenga, giáo sư môn ”Lịch sử kiếm tìm Thiên Chúa của lý trí” tại đại học Irvine thuộc tiểu bang California Hoa Kỳ, đã cho in cuốn sách tựa dề ”Sự chứng minh về Thiên Chúa. Triết lý đã tìm hiểu lòng tin như thế nào”. Trong sách ông ghi nhận rằng: Blaise Pascal đã khẳng định ”Thiên Chúa của các triết gia không hoàn toàn giống Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô”. Tuy nhiên sự hiểu biết triết lý có thể là một con đường dẫn đến lòng tin Kitô. Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp ”Lòng tin và lý trí”, rồi đến Đức Biển Đức XVI cũng đã cho thấy lòng tin và triết lý có thể hữu ích đối với nhau trong việc trả lời cho các vấn nạn lớn của con người. Và không phải vô tình nếu ngay từ đầu tư tưởng tây phương đã soạn ra các bằng chứng có lý của sự hiện hữu và các đặc tính của Thiên Chúa.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Ermanno Bencivenga về cuốn sách nói trên.

Hỏi: Thưa giáo sư, trong lịch sử nghiên cứu lý trí về Thiên Chúa, đâu là các lý lẽ xem ra có sức thuyết phục nhất?

Đáp: Điều thu hút tôi nhất đó là cố gắng anh hùng của thánh Giám Mục học giả Anselmo thành Aosta, sau này đã được triết gia Descartes và các triết gia khác lấy lại một cách hời hợt bề ngoài, để suy diễn rằng sự hiện hữu phát xuất từ tư tưởng. Đây đã là một nỗ lực rất táo bạo và khó khăn, nhưng nhân bản và rất sâu sắc, vì con người không thể không tin vào việc hiện thực của những gì là có giá trị và xứng đáng.

Hỏi: Như là người không có lòng tin, giáo sư đã nhận được từ các nhà tư tưởng Kitô nào nhiều kích thích nhất cho suy tư của mình?

Đáp: Tôi đã học hỏi rất nhiều từ thánh Agostino; lòng tin xuyên suốt toàn cuộc sống chúng ta, nếu không có nó thì tất cả chúng ta, người có lòng tin cũng như người không có lòng tin, đều không tiến được một bước nào.

Tôi cũng nhận được kích thích suy tư từ triết gia Blaise Pascal: nếu bạn muốn tin, thì hãy bắt đầu cầu nguyện, hay thực hành đi trước lý thuyết, kỷ luật đi trước việc lý luận, và sự khiêm tốn là nhân đức cao cả nhất. Cũng thế từ triết gia Kirkegaard, tôi học biết rằng lòng tin loan báo sự cao vượt của một tương quan và một kinh nghiệm cá nhân liên quan tới mỗi luật lệ đại đồng, và chúng ta được phong phú hơn khi nối kết với các người khác. Như là người không có lòng tin, tôi cảm thấy rằng mối dây nối kết này phải làm cho tôi khám phá ra tha nhân, với sự bắt đầu một cách đơn sơ, mà tôi cũng có thể làm được, và một cách dân chủ, như là suối nguồn của sự khám phá và ơn cứu độ. Và dĩ nhiên là ai tin nơi một Thiên Chúa siêu việt, thì cũng đang sống kinh nghiệm của một đòi buộc tinh tuyền, mặc dù đối với tôi nó có thể bất toàn tới đâu đi nữa.

Hỏi: Thưa giáo sư, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã noi gương vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II, nhấn mạnh trên sự cần thiết của việc đối thoại giữa lòng tin và lý trí. Giáo sư có thấy rằng từ phía những người theo khuynh hương đời ngày nay có sự bất tín nhiệm nơi lý trí, có đúng thế không?

Đáp: Sự kiện có thái độ không tin tưởng nơi các người chủ trương đời là điều người ta không thể không thừa nhận: chúng ta bị thống trị bởi các quảng cáo, sự hùng biện và các tâm tình không được phối hợp. Tuy nhiên tôi ghi nhận có sự hiếu chiến thái qúa giữa những người tin và những người không tin; nó rất giống điều mà nhà phân tâm học Freud gọi là ”sự điên loạn của các khác biệt nho nhỏ”. Các kẻ thù nghịch đích thật của sự tìm tòi nghiên cứu một sự thật siêu việt là sự tầm thường và xấc xược của thói quen ngày nay, của thị trường bị chúc dữ, không chỉ kiểm soát giá cả mà kiểm soát cả giá trị của mọi sự vật nữa.

Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư nghĩ gì về các sáng kiến mới đây liên quan tới việc quảng cáo cho chủ thuyết vô thần trên các xe bus?

Đáp: Chúng cũng giống như các khẩu hiệu đối chọi lại với chúng. Chúng diễn tả một tư tưởng bị giản lược thành một khẩu hiệu, và như thế chúng diễn tả một tư tưởng bị lạm dụng và bị khước từ. Chúng diễn tả một nhân tính bị mất cơ cấu, chúng diễn tả lý trí bị lãng quên và chết đuối trong sự thờ ơ và trong cãi vã. Trái lại thảo luận về Thiên Chúa là một kích thích đối với mọi thế hệ. Tôi ghi nhận có một sự nhiệt tình nào đó giữa các sinh viên triết học, một sự tin tưởng không thể hủy diệt được mặc dù có sự siêu việt, mặc dù có các thất bại, nhưng chắc chắn phải có một con đường nào đó cho biết là cái không thể hiểu được sau cùng sẽ được hiểu biết. Nói về Thiên Chúa đưa các sinh viên này tới chỗ đặt vấn nạn một cách rất tự nhiên về sự vô tận, về cấu trúc của vũ trụ, về các tương quan giữa tư tưởng và sự hiện hữu, về nền tảng của luân lý, nghĩa là đặt vấn nạn liên quan tới tất cả các đề tài nòng cốt của triết học.

Hỏi: Trong qúa khứ giáo sư đã phê bình một loại chủ trương tín lý khoa học nào đó. Ngày nay quyền lực của khoa học là một đe dọa đối với phẩm giá con người, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Khoa học là một cuộc mạo hiểm hiểu biết và thực hành rạng ngời, một cuộc chơi của vẻ đẹp tuyệt diệu đẩy đưa chúng ta tới các biên giới và các chiều sâu của cuộc sống. Nhưng nó cũng là nguy cơ đã xảy ra cho Faust và Lucifer: đó là nguy cơ đánh mất đi chính mình. Ai không sống khoa học trong kiểu này, thì cũng không hiểu được mình đang nói cái gì. Cùng lắm thì đó chỉ là các trường hợp của một người phổ biến kiến thức khoa học hay một khoa học gia không có khí giới hoặc đang đi du ngoạn, chứ không phải là của một nhà nghiên cứu đích thật. Ai thực sự làm khoa học, thì không thể không bị thống trị bởi sự nghi ngờ và sự thận trọng. Ai tiến tới với thái độ kiêu căng tàn bạo, là đang vi phạm tới chính các nguồn gốc nhân tính của chúng ta, và cũng đang vi phạm tới chính các gốc rễ của khoa học.

Hỏi: Thưa giáo sư, trong thế kỷ XIX-XX đã có các ý thức hệ tìm cách loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người, nhưng chúng đã không thành công. Theo giáo sư tại sao các ý thức hệ này lại đã thất bại như vậy?

Đáp: Triết gia Emmanuel Kant, là triết gia đã là nền tảng của mọi suy tư triết lý của tôi, đã phản đối mọi cố gắng giảm thiểu nhân bản tính của chúng ta. Nếu các dân tộc và các cá nhân từ muôn đời đã luôn luôn cảm thấy cần đến một Thiên Chúa, thì phải tìm hiểu lý do của việc kiếm tìm đó của con người. Cũng như triết gia Kant, tôi nghĩ rằng sự tôn trọng đối với Thiên Chúa là sự tôn trọng mà lý trí con người cảm thấy đối với chính nó. Bầu trời đầy sao bên trên chúng ta là hình ảnh diễn tả sự cao vời của các vấn nạn của chúng ta và của ước muốn hiểu biết của chúng ta.

(Avvenire 27-3-2009)

 
Linh Tiến Khải

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Vi Tu Do Chung Toi Phai Ra Di (4/24/2009)
Dem Tha Huong (4/24/2009)
Slideshow: Chúa Nhật 3 Phuc Sinh (4/24/2009)
Những Cuộc Bách Hại Ðạo Thời Chúa Nguyễn (4/24/2009)
Khoan Dung Hay Không Khoan Dung (4/24/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Chúa Chữa Lành Hồn Xác, Tập 2 (4/22/2009)
30/4 : Vinh Danh Người Lính Chiến Viêt Nam Cộng Hòa (4/22/2009)
Sức Mạnh Của Lời Nói Còn Hơn Bom Nguyên Tử! (4/22/2009)
Hội Nghị Kỳ I-2009 Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (4/22/2009)
Hội Nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Dự Án Xây Dựng Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang (4/22/2009)
Tin/Bài khác
Saigon Oi Vinh Biet (4/21/2009)
Dầu Dừa Chữa Bệnh (2) (4/21/2009)
Dầu Dừa Chữa Bệnh (1) (4/21/2009)
Khôn Trong Chúa (4/21/2009)
Chicken A La Carte (4/20/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768