MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: tin tức và sinh hoạt giáo hội hoàn vũ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Gh Phanxico Chiếc Ghế Ngả Lưng Thoải Mái Mà Ngủ
Thứ Ba, Ngày 2 tháng 8-2016
Đề tài của Đêm Canh Thức này là

"Chúa Giêsu là nguồn mạch của lòng thương xót"

và được chia ra làm 5 điểm chính yếu:

-         đức tin cho những ai nghi ngại,

-         đức cậy cho những ai bị ảo vọng,

-         đức mến cho những ai lãnh đạm,

-         tha thứ cho những ai tác hại,

-         niềm vui cho những ai sầu thương,

được dẫn chứng bằng những chứng từ của những con người trẻ nam nữ, trong số đó có Balan , Syria và Paraguay . 

Sau bài huấn từ của ĐTC, Đêm Canh Thức được tiếp tục bằng việc tôn thờ Thánh Thể và được kết thúc bằng phép lành của ĐTC, vị trở về tòa tổng giám mục, trong khi hầu hết giới trẻ ngủ qua đêm tại chỗ để chờ dự lễ bế mạc sáng hôm sau Chúa Nhật.

 

"Chúng ta không đến thế gian này để 'sống vô vị - vegetate', 

để sống dễ dãi, để biến đời sống của chúng ta 

thành một chiếc ghế ngả lưng thoải mái mà ngủ.

Không, chúng ta đã đến vì một lý do khác, 

đó là để lưu lại một dấu vết nào đó".

 

Xin chào Các Bạn Trẻ thân mến!

... Hôm nay, đối với chúng ta ở nơi đây, đến từ các phấn đất khác nhau trên thế giới, thì đau khổ và chiến tranh mà nhiều giới trẻ trải qua không còn là những gì vô danh nữa, mà là một cái gì đó chúng ta đọc thấy trên giấy tờ. 

Chúng có một danh xưng, chúng có một bộ mặt, chúng có một tích sử, chúng là những gì gần gũi kề cận.

Hôm nay đây chiến tranh ở Syria đã gây đớn đau và khổ đau cho rất nhiều người, cho rất nhiều giới trẻ như người bạn can trường Rand của chúng ta, người đã đến đây và xin chúng ta cầu nguyện cho quê hương yêu dấu của mình.

(Phụ thêm của người dịch: Rand là em gái sống ở Allepo nước Syria, em thứ hai trong 3 em giới trẻ đã chia sẻ chứng từ sống đức tin của mình, với những lời chính yếu và tiêu biểu như sau:

"Chúng con sống cuộc đời bị bủa vây bởi chết chóc... Nhờ kinh nghiệm sống mòn mỏi hao gầy của mình, con đã học biết rằng niềm tin vào Chúa Kitô thắng vượt các hoàn cảnh của cuộc đời. Sự thật này không bị điều kiện hóa vào việc sống một cuộc đời an bình không có khốn khó. Càng ngày con càng tin rằng Thiên Chúa hiện hữu bất chấp tất cả mọi đớn đau của chúng ta. Con tin rằng đôi khi nhờ cái đớn đau của chúng ta, Người dạy cho chúng ta ý nghĩa đích thực của tình yêu".)

Có một số trường hợp dường như xa cách cho đến khi chúng ta chạm đến nó một cách nào ấy. Chúng ta không cảm nhận được một số điều nào đó vì chúng ta chỉ thấy chúng trên màn hình điện thoại di động hay máy điện toán. Thế nhưng khi chúng ta có dịp đụng chạm đến chúng, đến đời sống của dân chúng, chứ không phải chỉ trên màn ảnh, thì một cái gì đó mãnh liệt xẩy ra. Tất cả chúng ta đều cần phải nhập cuộc...

Không cần phải mất giờ để vạch mặt chỉ tên ai hay để đánh nhau

Chúng ta không muốn phá hủy, chúng ta không muốn xỉ nhục một ai.

Chúng ta có muốn khống chế thù ghét bằng hận thù hơn nữa, không chế bạo lực tàn bạo hơn thêm nữa, khống chế khủng bố bằng khủng bố hơn nữa. 

Chúng ta đang ở đây hôm nay vì Chúa đã kêu gọi chúng ta qui tụ lại. Việc chúng ta đáp ứng với một thế giới đang chiến loạn này có một tên gọi:

tên gọi của nó là tình huynh đệ,

tên gọi của nó là nghĩa anh em,

tên gọi của nó là hiệp thông,

tên gọi của nó là gia đình

Chúng ta vui mừng trước sự kiện là từ các nền văn hóa khác nhau chúng ta cùng nhau qui tụ lại để cầu nguyện....

Vậy để sống như một gia đình, sống trong tình huynh đệ, tôi mời tất cả các bạn cùng nhau đứng, nắm tay nhau và cầu nguyện trong thinh lặng. Tất cả chúng ta. (Thinh Lặng)

Khi chúng ta đang cầu nguyện thì tôi đã nghĩ đến các vị Tông Đồ vào Ngày Lễ Ngũ Tuần.

Việc nghĩ về các vị có thể giúp chúng ta tiến đến chỗ cảm nhận được tất cả những gì Thiên Chúa ước muốn hoàn thành nơi đời sống của chúng ta, nơi chúng ta và với chúng ta.

Hôm ấy, các môn đệ qui tụ lại với nhau ở bên trong những cánh cửa khóa kín vì lo âu sợ hãi.

Các vị cảm thấy bị đe dọa, bị bao vây bởi một bầu khí bách hại đã đẩy các vị vào một căn phòng nhỏ và mặc họ âm thầm bại liệt

Nỗi lo sợ đã chế ngự các vị.

Thế rồi, trong hoàn cảnh ấy đã xẩy ra một điều ngoạn mục, một điều vĩ đại.

Thánh Linh và những lưỡi như lửa đã đậu xuống trên từng vị,

đẩy các vị tới một cuộc phiêu lưu không ngờ.

Điều ấy đã làm nên một cuộc đổi thay toàn diện!

Chúng ta đã nghe thấy ba chứng từ. Cõi lòng của chúng ta cảm thấy xúc động bởi các câu chuyện của họ, bởi đời sống của họ. Chúng ta đã thấy, như các vị môn đệ, họ đã cảm nghiệm ra sao những giây phút tương tư như thế, khi sống qua những lúc thật sợ hãi, khi mà hết mọi sự dường như tan biến...

(Phụ thêm của người dịch: Trong 3 em giới trẻ chia sẻ chứng từ đức tin của mình, đầu tiên là một em nữ kể về chuyện em lo s khi có ý định vào tòa xưng tội sau những năm buông bỏ đức tin, một ý định được thúc đẩy vào lúc 3 giờ chiều của chính Chúa Nhật Lễ LTXC trong vương cung thánh đường ở Lodz là nơi Thánh Faustina trước khi đi tu cầu nguyện hằng ngày, và nỗi sợ hãi của em là em sẽ bị cha giải tội bảo rằng tội lỗi của em quá nặng nề

Không ngờ đã được trấn an bởi những lời an ủi yêu thương của ngài:

"Tôi lỗi của con đã được tha thứ. Chúng không còn nữa, đừng nghĩ đến chúng nữa, hãy loại chúng ra khỏi tâm trí của con".

Em bày tỏ cảm nhận như sau: "Con ra khỏi nhà thờ như thể trở về từ chiến trường: hết sức là mệt mỏi nhưng đồng thời cũng cực kỳ hạnh phúc, với một cảm giác chiến thắng và niềm xác tín rằng Chúa Giêsu đã về nhà với con".

Em đã hợp tác trong việc sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới). 

Nỗi sợ hãi và sầu khổ xuất phát từ ý thức rằng lìa bỏ nhà cửa có nghĩa là chẳng bao giờ thấy lại được những người thân yêu của mình,

nỗi lo sợ vì không cảm thấy được đón nhận và yêu thương,

nỗi lo sợ bởi không còn chọn lựa nào khác.

Họ chia sẻ với chúng ta cái cảm nghiệm mà các vị môn đệ đã trải qua;

họ cảm thấy một thứ lo sợ chỉ có thể dẫn đến một điều duy nhất.

 Lo sợ dẫn chúng ta đi về đâu?

Cái cảm giác bị khép kín, bị cạm bẫy.

Một khi chúng ta cảm thấy như vậy thì nỗi sợ hãi của chúng ta bắt đầu mưng mủ và không thể nào tránh được tình trạng tê liệt là "chị em song sinh" của nó: cảm giác bị tê liệt. 

Khi nghĩ rằng trên thế giới này, trong thành phố của chúng ta đây và trong cộng đồng của chúng ta, không có chỗ để tăng trưởng, để mơ mộng, để sáng tạo, để thấy được những chân trời mới - tóm lại để sống - là một điều tệ hại nhất có thể xẩy ra cho chúng ta trong đời sống, nhất là ở độ tuổi trẻ trung. 

Khi chúng ta bị tê liệt, chúng ta bị mất đi cái hấp lực gặp gỡ người khác, làm bạn, chia sẻ mộng mơ, bước đi bên nhau

Cái bại liệt này tách chúng ta khỏi người khác, nó ngăn chúng ta nắm tay người khác, như chúng ta đã thấy (trên khấu trường), tất cả bị đóng kín trong những căn phòng kính nhỏ bé.

Thế nhưng trong đời sống lại có một thứ tê liệt khác còn nguy hiểm hơn thế nữa. 

Không dễ gì mà biết được lý do của nó.

Tôi muốn diễn tả nó như là một thứ tê liệt xuất phát từ việc lầm lẫn hạnh phúc với cái ghế ngả lưng (happiness with a sofa).

Nói cách khác, ý nghĩ để được hạnh phúc tất cả chúng ta cần có một cái ghế ngả lưng tốt. 

Cái ghế ngả lưng là những gì làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái, trầm lắng, an toàn

Một cái ghế ngả lưng như là một trong những cái ngày nay chúng ta có được kiến tạo thêm cả máy gài đấm bóp (a built-in massage unit) để ru ngủ chúng ta. 

Một cái ghế ngả lưng hứa hẹn cho chúng ta những giờ phút dễ chịu nhờ đó chúng ta thảnh thơi với thế giới của các thứ trò chơi màn ảnh (videogames) và bỏ ra đủ mọi thời giờ trước màn hình của điện toán. 

Một cái ghế ngả lưng giữ chúng ta an toàn khỏi bất cứ đớn đau và lo sợ nào. 

Một cái ghế ngả lưng giúp chúng ta có thể ở nhà không cần làm việc hay lo lắng bất cứ sự gì. 

"Thứ hạnh phúc ung dung ngả lưng / sofa-happiness"!

Có lẽ đó là hình thức tai hại nhất và âm ỉ nhất của chứng bại liệt, có thể tác hại cả thể nhất cho giới trẻ.

Thưa cha tại sao lại xẩy ra như thế?

Bởi vì, từ từ, không nhận ra nó, chúng ta bắt đầu gật gù, mê man và đờ đẫn.

Có lần tôi đã nói về một người trẻ về hưu vào tuổi 20;

hôm nay tôi nói về những con người trẻ gật gù, mê man và đờ đẫn, trong khi đó có những giới trẻ khác - có lẽ tỉnh táo hơn chúng ta, nhưng không nhất thiết tốt hơn - quyết định tương lai cho chúng ta.

Thật vậy, đối với nhiều người lãnh đạo thì dễ dàng hơn và tốt hơn khi có những đứa bé mê man và đờ đẫn lầm tưởng hạnh phúc với cái ghế ngả lưng. 

Đối với nhiều người lãnh đạo thì đó là những gì tiện lợi hơn là có thành phần giới trẻ tỉnh táo và tìm kiếm, nỗ lực đáp ứng giấc mơ của Thiên Chúa cũng như tất cả những gì khắc khoải ở trong tâm can con người. 

Tôi xin hỏi các bạn nhé:

các bạn có muốn trở thành thứ giới trẻ gật gù, thứ giới trẻ mê man và đờ đẫn hay chăng? [No!]

 

Các bạn có muốn người khác quyết định tương lai của các bạn cho các bạn hay chăng? [No]

Các bạn có muốn tự do hay chăng? [Có]

Các bạn có muốn tỉnh táo hay chăng? [Có]

Các bạn có muốn chịu khó làm việc cho tương lai của các bạn hay chăng? [Có].

Các bạn dường như không tỏ ra quyết liệt cho lắm... Các bạn có muốn chịu khó làm việc cho tương lai của các bạn hay chăng? [Có].

Cho dù sự thật lại là một điều khác, Giới trẻ thân mến, 

chúng ta không đến thế gian này để "sống vô vị - vegetate",

để sống dễ dãi, để biến đời sống của chúng ta thành một chiếc ghế ngả lưng thoải mái để ngủ ở đó. 

Không, chúng ta đã đến vì một lý do khác,

đó là để lưu lại một dấu vết nào đó. 

Thật là buồn khi sống một cuộc đời chẳng lưu lại một dấu vết nào.

Thế nhưng, khi chúng ta muốn dễ dãi và thuận lợi, muốn thứ hạnh phúc ảo tưởng với hưởng thụ, bấy giờ chúng ta thực sự phải trả một giá cao, ở chỗ chúng ta đánh mất đi tự do của mình.

Chúng ta không được tự do để lưu dấu vết. Chúng ta đánh mất đi tự do của mình. Đó là cái giá mắc chúng ta phải trả.

Có nhiều người không muốn giới trẻ tự do; có nhiều người không muốn các bạn lành mạnh, muốn các bạn mê man và đờ đẫn và chẳng bao giờ có tự do!

Không, không được như thế!

Chúng ta cần phải bênh vực tự do của chúng ta!

Tình trạng này tự nó là một hình thức bại liệt trầm trọng, ở chỗ, bất cứ khi nào chúng ta bắt đầu nghĩ rằng hạnh phúc giống như những gì dễ dãi và thuận lợi, nghĩ rằng hạnh phúc nghĩa là trải qua một đời sống thiếp ngủ hay an thần, nghĩ rằng cách duy nhất để được hạnh phúc là sống trong trạng thái ảo tưởng.

Chắc chắn là các thứ thuốc phiện là xấu, thế nhưng có nhiều loại thuốc khác được xã hội chấp nhận cũng có thể nô lệ hóa chúng ta như vậy.

Không cách này thì cách kia chúng tước mất kho tàng quí báu nhất của chúng ta là tự do của chúng ta. Chúng cướp đọat tự do của chúng ta.

Các bạn ơi, Đức Giêsu là Vị Chúa của liều lĩnh, Người là Chúa của "cái hơn" vĩnh hằng (the eternal "more"). 

Đức Giêsu không phải là Chúa của thoải mái, an toàn và dễ dãi.

Theo Chúa Giêsu cần phải có một liều lượng khá can đảm (a good dose of courage),

một thái độ sẵn sàng đổi cái ghế ngả lưng lấy đôi giầy quốc bộ (to trade in the sofa for a pair of walking shoes)

và bắt đầu tiến bước trên những con đường mớichưa có tên trên bản đồ (hay) chưa bao giờ bước chân tới (new and uncharted paths). 

Để mở ra những con đường mòn hướng đến các chân trời mới có thể lan tỏa niềm vui, một niềm vui xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa và làm bừng lên trong cõi lòng của các bạn mọi tác động thương xót.

Để đi vào con đường "điên rồ" của Thiên Chúa chúng ta, Đấng dạy chúng ta gặp gỡ Người nơi người đói khổ, người khát uống, kẻ trần trụi, người bệnh nạn, bạn hữu gặp rắc rối, tù nhân, người tị nạn và kẻ di dân, cũng như những người lân cận của chúng ta đang cảm thấy bị bỏ rơi.

Để đi theo con con đường của Thiên Chúa chúng ta, Đấng phấn khích chúng ta trở thành chính trị gia, thành tư tưởng gia, thành những tay hoạt động xã hội.

Vị Thiên Chúa phấn khích chúng ta hãy tạo ra một nền kinh tế mang tính chất đoàn kết hơn của nền kinh tế của chúng ta hiện nay.

Trong tất cả mọi cảnh huống các bạn tham gia, tình yêu Thiên Chúa đều mời gọi các bạn hãy loan báo Tin Mừng, biến đời sống của các bạn thành một quà tặng dâng lên Người và cho người khác.

Tức là hãy dũng cảm, tức là hãy tự do!

Các bạn có thể nói cùng tôi rằng

Thưa cha điều ấy không phải là cho hết mọi người mà chỉ có một thiểu số ưu tú nào thôi.

Đúng thế, và những kẻ ưu là tất cả những người sẵn sàng chia sẻ cuộc đời của mình với người khác.

Như Thánh Linh đã biến đổi tâm can của các vị môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần là thành phần đã bị bại liệt, cũng thế,

Ngài làm như thế với những người bạn hữu của chúng ta  đã chia sẻ chứng từ của họ.

Miguel, tôi sẽ sử dụng từ ngữ của bạn. Bạn đã nói với chúng tôi rằng ở "Fazenda" vào ngày họ ủy thác cho bạn trách nhiệm giúp cho ngôi nhà ấy phục vụ tốt đẹp hơn, bạn đã bắt đầu hiểu rằng Thiên Chúa đang cần bạn làm một điều gì đó. Đó là lúc mà các sự thể bắt đầu thay đổi.   

(Phụ thêm của người dịch: Miguel là em giới trẻ thứ ba chia sẻ chứng từ đức tin của mình. Em một người xứ Paraguay, đã từng nghiện thuốc phiện và đã bị 6 năm tù, sau đó đã được phục hồi nhờ một vị linh mục, người bạn của gia đình giới thiệu em cho cơ quan Fazenda da Esperanca, "một cộng đồng áp dụng phương pháp chữa lành bằng việc sống Lời Chúa".

Sau khi thắng vượt được những khó khăn ban đầu về việc hội nhập, em đã biết liên hệ với người khác và biết tha thứ,

giờ đây em đang đảm trách phục vụ Nhà "Quo Vadis?" của cơ quan Farenda da Esperanca ở Cherro Chato.

Em cảm nhận rằng: "Thiên Chúa thực sự biến đổi chúng ta.

Thiên Chúa canh tân đổi mới chúng ta".) 

Các bạn thân mến, đó là cái bí mật và tất cả chúng ta đều được kêu gọi để tham dự vào cái bí mật ấy.

Thiên Chúa mong muốn một điều gì đó nơi các bạn. Các bạn có hiểu điều ấy chăng?

Thiên Chúa mong muốn một điều gì đó nơi các bạn,

Thiên Chúa muốn nơi các bạn một điều gì đó.

Thiên Chúa hy vọng nơi các bạn.

Thiên Chúa đến để phá hủy đi tất cả các rào cản của chúng ta.

Người đến để mở ra các cánh cửa cuộc đời chúng ta, các giấc mơ của chúng ta, cách thức chúng ta nhìn sự vật.

Thiên Chúa đến để hủy hoại tất cả những gì làm cho các bạn khép kín.

Người phấn khích các bạn ước mơ.

Người muốn làm cho các bạn thấy rằng, nhờ các bạn thế giới này có thể trở nên khác.

Vì vấn đề là ở chỗ thế giới vẫn không bao giờ đổi thay khác đi trừ phi các bạn cống hiến những gì tốt nhất của chính bản thân các bạn.

Thời buổi chúng ta đang sống đây không cần đến thứ giới trẻ "couch potatoes - hầu như suốt ngày ngồi xem truyền hình",

mà là giới trẻ đi những đôi giầy, hay khá hơn nữa, những đôi giầy ống cột giây

Có những lúc chúng ta sống chỉ là những cầu thủ cần phải chủ động trên sân cỏ, và không có chỗ cho những ai ngồi ở băng ghế.

Thế giới ngày nay cần các bạn đi làm lịch sử vì đời sống bao giờ cũng đẹp khi chúng ta muốn sống cách trọn vẹn, khi chúng ta muốn lưu lại một dấu vết gì đó. 

Hôm nay đây lịch sử kêu gọi chúng ta hãy bênh vực phẩm giá của chúng ta và đừng để cho kẻ khác định đoạt tương lai của chúng ta.

Đừng! Chúng ta cần phải định đoạt lấy tương lai của mình, các bạn cần phải định đoạt lấy tương lai của các bạn! 

Như Ngài đã thực hiện vào Lễ Ngũ Tuần, Chúa muốn thực hiện một trong những phép lạ cả thể nhất chúng ta có thể cảm nghiệm thấy; 

Người muốn biến đôi tay của các bạn, của tôi, của chúng ta thành những dấu chỉ hòa giải, hiệp thông, tạo dựng.

Người muốn đôi tay của các bạn tiếp tục xây dựng thế giới ngày nay.

Và Người muốn xây dựng thế giới đó với các bạn.

Vậy thì các bạn đáp ứng ra sao? Có hay không? [Có].

Các bạn có thể nói với tôi rằng

Thưa cha, thế nhưng con có những hạn hẹp của con, con là một tội nhân, con có thể làm gì đây? 

Khi Chúa gọi chúng ta, Người không lo về cái chúng ta là, cái chúng ta từng là, hay về những gì chúng ta đã làm hay không làm.

Hoàn toàn khác hẳn. Khi Người gọi chúng ta, Người nghĩ đến hết những gì chúng ta cần phải cống hiến, tất cả tình yêu chúng ta có thể lan tỏa. Người nhắm đến tương lai, đến ngày mai

Chúa Giêsu đang hướng các bạn về tương lai, chứ chẳng bao giờ về một thứ bảo tàng viện.

Bởi vậy mà hôm nay đây Chúa Giêsu đang mời gọi các bạn, đang kêu gọi các bạn, hãy lưu dấu vết của các bạn trên đời sống, trên lịch sử, của riêng bạn cũng như của nhiều người khác nữa.

Cuộc sống thời buổi ngày nay bảo chúng ta rằng dễ dàng hơn nhiều khi tập trung vào những gì chia rẽ chúng ta, những gì tách chúng ta ra.

Người ta cố gắng làm cho chúng ta tin rằng sống thu mình lại là cách tốt nhất để được an toàn khỏi bị tác hại

Ngày nay, thành phần người lớn chúng tôi cần các bạn chỉ bảo cho chúng tôi, như các bạn đang làm hôm nay đây, cách sống đa dạng, đối thoại, cảm nghiệm tính chất đa văn hóa, không phải như là một thứ đe dọa mà là một cơ hội. 

Các bạn là một cơ hội cho tương lai.

Hãy mạnh dạn chỉ bảo chúng tôi,

hãy mạnh dạn chứng tỏ cho chúng tôi thấy rằng xây dựng những chiếc cầu nối thì dễ hơn là những bức tường ngăn! 

Chúng tôi cần học biết điều ấy. 

Chúng tôi cùng nhau xin các bạn hãy thách thức chúng tôi chọn con đường huynh đệ.

Xin các bạn hãy tố giác chúng tôi, nếu chúng tôi chọn đường lối xây dựng những bức tường ngăn cách, đường lối hận thù, đường lối chiến tranh. 

Để xây dựng những chiếc cầu nối. Các bạn có biết chiếc cầu nối đầu tiên cần phải xây dựng hay chăng?

Nó là một chiếc cầu chúng ta có thể xây dựng ở nơi đây và vào lúc này - bằng việc đưa tay ra nắm lấy tay nhau.

Nào giờ đây hay xây chiếc cầu ấy. Hãy xây dựng chiếc cầu nhân loại này, nào tất cả các bạn hãy nắm lấy tay nhau:

nó là chiếc cầu đầu tiên trong các chiếc cầu, nó là chiếc cầu nhân loại, nó là chiếc cầu đầu tiên, nó là chiếc cầu kiểu mẫu.

Như tôi đã có hôm nói rằng bao giờ cũng có nguy cơ giơ tay của các bạn ra mà chẳng có ai nắm lấy nó. Thế nhưng chúng ta cần phải liều trong đời sống, vì con người không dám liều sẽ chẳng bao giờ thắng cuộc.

Với chiếc cầu này chúng ta có thể tiến bước. Đó, đó là chiếc cầu nguyên khối, ở chỗ nắm lấy tay nhau.

Cám ơn các bạn.

Đó là một chiếc cầu vĩ đại tình nghĩa anh em, và mong rằng các quyền lực của thế giới này học biết xây dựng nó... không phải để khoe khoang hay vì những lý do âm thầm kín đáo, mà là để xây dựng những chiếc cầu nối to lớn hơn.

Chớ gì chiếc cầu nhân loại này trở thành khởi điểm cho nhiều, nhiều những chiếc cầu khác nữa;

như thế là nó sẽ lưu lại một dấu vết vậy.

Hôm nay đây, Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống, đang kêu gọi các bạn, kêu gọi các bạn, và kêu gọi các bạn để lưu dấu vết của các bạn trên lịch sử.

Người, Đấng là sự sống, đang xin từng người trong các bạn hãy lưu lại một dấu vết mang sự sống đến cho lịch sử của riêng mình cũng như lịch sử của nhiều người khác.

Người, Đấng là sự thật, đang xin các bạn hãy từ bỏ đường lối loại trừ, chia rẽ và trống rỗng.

Các bạn có sẵn sàng làm thế hay chăng - Are you up to this? [Có]

Các bạn có sẵn sàng làm thế hay chăng? [Có]

Đâu là câu trả lời nào các bạn sẽ cống hiến, và tôi muốn thấy câu trả lời ấy nơi đôi tay của các bạn cùng đôi chân của các bạn hướng về Chúa, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống?

Các bạn có sẵn sàng làm thế hay chăng? [Có].

Xin Chúa chúc lành cho những ước mơ của các bạn.

Xin cám ơn các bạn!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2016/outside/documents/papa-francesco-polonia-2016.html

(xin chuyển dịch kèm theo các nhan đề và nhấn mạnh tự ý)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Truyền Chức Linh Mục Tại Lào: Niềm Vui Cho Giáo Hội Lào Đặc Biệt Giáo Phận Luang Prabang. (9/20/2016)
 Lễ Phong Thánh Mẹ Teresa Calcutta - Thuyết Minh Tiếng Việt (9/8/2016)
Chuyện Nhân Gian (8/20/2016)
Hôm Qua Chúa Nhật 14/8, Đức Thánh Cha Phanxicô Đã Suy Tư Về Ngọn Lửa Chúa Thánh Thần. (8/17/2016)
Giảng Lễ Mừng Kỷ Niệm 1050 Năm Balan Theo Kitô Giáo Khu Vực Gần The Shrine Of Częstochowa (8/4/2016)
Tin/Bài khác
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Balan Cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới Xxxi 27-31/7/2016 (7/30/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Balan Cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới Xxxi 27-31/7/2016 (7/28/2016)
Vatican: Vẫn Giữ Nguyên Quy Tắc Phụng Vụ Hiện Nay Khi Cử Hành Thánh Lễ (7/17/2016)
Phục Sinh 2016: Đức Giáo Hoàng Francis Rửa Chân Cho Phụ Nữ Và Người Tị Nạn (4/13/2016)
Video: Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót Tại Vatican (4/11/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768