MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: tác giả lm. nguyễn hữu thy
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Sự Phát Triển Của Giáo Hội!
Thứ Sáu, Ngày 8 tháng 5-2009

Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh/B

Sự phát triển của Giáo Hội!

(Cv 9,26-31)                      

 Bài đọc hôm nay được trích trong Sách Công Vụ Tông Ðồ đã dẫn chúng ta trở về những buổi ban đầu của Kitô Giáo. Tất cả mọi khởi đầu đều ẩn chứa trong mình tính cách năng động, hăng hái và bộc phát. Vâng, bài trích Sách Công Vụ ngắn ngủi này đã làm nổi bật điều đó và tất cả đều xoay quanh con người thánh Phaolô, tên thật là Saolô. Từ An-ti-ô-ki-en ông trẩy đi Giê-ru-sa-lem là nơi ai cũng đều biết ông vốn là một người từng điên cuồng bắt bớ các Kitô  hữu và đã có mặt trong vụ ném đá Stê-pha-nô, vị tử đạo tiên khởi của Kitô Giáo.

 Vì thế, phải chăng là một điều ngạc nhiên khi các Tông Ðồ và cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã tỏ ra dè dặt trước tin ông cải giáo và tin nhận Ðức Kitô? Nhưng cùng đi với Phaolô còn có Tông đồ Bar-na-bê, người đã đứng ra biện hộ cho ông và nhất là qua việc ông công khai hùng hồn biện hộ cho niềm tin Kitô Giáo đến nỗi đã đưa tới cuộc tranh cãi sôi nổi giữa ông và nhóm người Do-thái Hy lạp, chứng minh cho thấy con người ông Phaolô đã thực sự biến đổi hoàn toàn: Từ Saolô đã biến cải thành Phaolô, từ một người hung hăng bắt bớ các Kitô hữu đã biến cải thành một vị Tông đồ can trường rao giảng Tin Mừng của Ðức Kitô.

 Xét về bản tính tự nhiên, một đàng ông Phaolô là con người cởi mở và chân thành nên đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người, đàng khác ông không phải là một người dễ dàng chịu khuất phục và chịu im lặng trước các bất công hay trước các đối phương. Vì thế ông đã hăng hái và can trường rao giảng Ðức Kitô nay đây mai đó, bất chấp mọi gian lao thử thách và tù tội. Khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu ai cũng mong chờ sự can thiệp và giúp đỡ không mỏi mệt của thánh nhân. Nhất là nhờ sự trợ lực của Chúa Thánh Thần, Phúc Âm đã được loan truyền đi khắp mọi nơi, đến tận cùng biên cương các vùng lãnh thổ của thế giới được biết đến vào lúc bấy giờ. Trong văn bản Sách Tông Ðồ Công Vụ, người ta cảm nghiệm được sức sống đức tin mãnh liệt và sự thâm tín sâu xa trong các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Chính sức sống đức tin mãnh liệt và lòng thâm tín sâu xa đó đã giúp cho các Kitô hữu can đảm chấp nhận mọi thử thách đau khổ, mọi bắt bớ tù đày.

 Và ngày nay? Tình trạng các xứ đạo cũng như các Giáo Hội Kitô giáo chúng ta như thế nào? Bản văn tường trình về tinh thần sống đạo sốt sắng và đức tin mạnh mẽ của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã giúp cho chúng ta tự kiểm điểm lại tình trạng thực hành đức tin và sự sống đạo của chúng ta ngày nay. Vâng, sức sống mãnh liệt của Giáo Hội tiên khởi là gương sáng, là động lực cho đời sống đức tin của chúng ta. Vì thế, người ta phải tự hỏi:

 ·        Trong cộng đoàn giáo xứ của chúng ta hôm nay cũng có những người giáo dân luôn biết can đảm sống đức tin của mình một cách công khai, chứ không hề sợ hãi lùi bước? Hay những người giáo dân luôn biết can đảm làm chứng nhân cho niềm tin vào Ðức Giêsu Kitô và Giáo Hội giữa một môi trường sống ngoại giáo xa lạ, và dù cho họ phải hứng chịu những thiệt thòi trong cuộc sống xã hội?

·        Cộng đoàn giáo xứ chúng ta có luôn sẵn sàng mở rộng cửa đón tiếp những người anh chị em giáo dân đã biết can đảm trở lại cuộc sống bình thường sau bao lầm lỗi ngã sa, và tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp tục vui vẻ hòa nhập vào cuộc sống giáo xứ không? Phải chăng chúng ta cũng là những Kitô hữu như Bar-na-bê, biết nâng đỡ những người tìm đến với giáo xứ chúng ta, biết xóa bỏ những thành kiến tiêu cực và giúp cho những người khách lạ hòa nhập vào các sinh hoạt của giáo xứ chúng ta? Cộng đoàn giáo xứ chúng ta có sẵn sàng đón tiếp những người mới đến nhập cư vào trong các đoàn thể của chúng ta hay không? Chính mỗi người chúng ta đều biết rằng không phải là một điều dễ dàng đối với một người khi phải hội nhập vào một môi trường sống còn mới mẻ và xa lạ. Và trong một hoàn cảnh tế nhị như thế, một cái mỉm cười, một ánh mắt nhìn đầy thiện cảm và một lời nói động viên, v.v… có thể tạo ra một hiệu quả tích cực không ngờ trước được. Chúng ta có thực sự cởi mở và khoan dung với những người ngoại kiều, những người khác màu da và chủng tộc với chúng ta, mà qua họ Ðức Kitô muốn gặp gỡ chúng ta không?

    Và sau cùng, liệu người ta còn có thể nói về chúng ta, những Kitô hữu ngày nay, như người ta xưa kia đã nói về các Kitô hữu tiên khởi:  «Họ sống trong sự kính sợ Thiên Chúa»? Nghĩa là: Chúng ta có thực sự lấy Ðức Giêsu Kitô làm trọng tâm cho mọi hành động và mọi lo lắng của chúng ta hay không?

 Ðó là những vấn nạn mà chúng ta muốn tự đặt ra cho chính mình, những Kitô hữu hôm nay, khi chúng ta hướng nhìn và suy niệm về đời sống đức tin mãnh liệt và thâm tín sâu xa của các Kitô hữu tiên khởi. Trong Tông Ðồ Công Vụ, thánh sử Lu-ca đã giới thiệu cho các độc giả hình ảnh lý tưởng của cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi, đúng với ý muốn của Ðấng sáng lập là Ðức Kitô. Hình ảnh lý tưởng gương mẫu đó là chuẩn mực, là thước đo cho các cộng đoàn Kitô hữu chúng ta ngày nay. Dĩ nhiên, trong thực tế không ai có thể đạt tới được cái lý tưởng một cách trọn vẹn. Bằng chứng là chính bản văn của Tông Ðồ Công Vụ cũng cho chúng ta thấy là trong chính cộng đoàn của các Kitô hữu tiên khởi cũng không tránh khỏi được những tính chất nhân loại đang tồn đọng giữa họ, như: Lười biếng, chống đối, tranh chấp, hiểu lầm nhau,v.v…Cũng chính vì thế thánh sử Lu-ca đã tường trình cho các cộng đoàn biết tin tức, cốt để động viên và ủy lạo họ.

 Sự hiện diện và sự tác động của Ðức Giêsu trong các cộng đoàn các Kitô hữu không kết thúc cùng với sự phục sinh và lên trời của Người. Thánh Thần Thiên Chúa hoạt động và tiếp tục các công trình của Ðức Giêsu trong Giáo Hội tiên khởi. Vì thế, các tín hữu luôn được ban cho sức mạnh để có thể lấy ơn báo ác, lấy lành thắng dữ. Nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, con người có đầy đủ khả năng để vượt qua được tội lỗi và sự yếu đuối sa ngã. Nhờ Chúa Thánh Thần, các kẻ thù biết bắt tay làm hòa với nhau, người tội lỗi có đủ can đảm để thống hối ăn năn và bắt đầu một cuộc sống mới. Sự trợ lực của Thánh Thần Thiên Chúa ban cho ta có đủ sức mạnh để trở nên chứng nhân cho niềm tin vào Ðức Kitô, để lướt thắng được lo âu sợ hãi và xây dựng một cuộc sống đầy nhân bản trong Ðức Giêsu Kitô.

 Nhưng bình thường người ta rất khó cảm nghiệm được Thánh Thần Thiên Chúa ở những nơi mọi người đều tìm kiếm và chờ đợi ở các cuộc họp đông đảo rầm rộ. Thánh Thần của sự dũng cảm và lòng can trường Kitô giáo gặp gỡ chúng ta qua những Kitô hữu trong cuộc sống hằng ngày đã  biết can đảm lên tiếng bênh vực khi niềm tin Kitô giáo của mình và Giáo Hội bị khinh khi nhạo báng. Thánh Thần Thiên Chúa là chính Ðấng linh ứng cho các tín hữu đó biết bình tĩnh và thẳng thắn đối chất với kẻ thù của Chúa và của Giáo Hội, đồng thời tạo ra được một bầu không khí rõ ràng minh bạch và khoan dung cởi mở trong một môi trường thiếu thuận lợi cho Kitô giáo. Chính Thánh Thần Thiên Chúa thúc đẩy cộng đoàn Kitô hữu biết quan tâm tới người tân tòng và giúp họ hội nhập vào đời sống của cộng đoàn. Vì trong vấn đề giúp cho những thành viên mới của Giáo Hội biết từ từ hòa mình vào cuộc sống của cộng đoàn, Người không muốn hành động một cách ồn ào hay can thiệp một cách mạnh mẽ, nhưng bằng những lời nói thân tình, một sự động viên thành tâm. Sau cùng, Thánh Thần Thiên Chúa soi sáng cho người tín hữu biết múc lấy cho mình sức mạnh trong các kinh nguyện và qua sự thông hảo chân tình với các tín hữu khác, hầu có thể vượt thắng được những thách đố và những khó khăn trong cuộc sống đức tin.

 Nói tóm lại, Thánh Thần Thiên Chúa đã hoạt động một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong Giáo Hội tiên khởi. Nhưng nếu chúng ta thành tâm quan sát với cặp mắt đức tin, chúng ta cũng nhận diện được những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội ngày nay, qua các hiệu quả cụ thể trong các cộng đồng các tín hữu của chúng ta. Cái cảm nghiệm sâu xa về đức tin có thể khích lệ và thôi thúc chúng ta biết cầu xin Chúa Thánh Thần lại tác động trong Giáo Hội, đặc biệt trong khoảng thời gian giữa Lễ Phục Sinh và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Vì chỉ nhờ sự phù trợ và đỡ nâng của Thánh Thần Thiên Chúa, những nỗ lực phát triển Giáo Hội Chúa trong xã hội và trong tâm hồn con người mới mang lại nhiều hoa trái.                               

Lm Nguyễn Hữu Thy

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đời Sống Thánh Thiện Là Sự Lựa Chọn Và Lối Thoát Duy Nhất! : Phan #2 (12/19/2009)
Đời Sống Thánh Thiện Là Sự Lựa Chọn Và Lối Thoát Duy Nhất!: Phan#1 (12/19/2009)
Ngày Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Thầm Lặng! (5/15/2009)
Thuyết Nhân Bản Kitô Giáo (5/14/2009)
Fatima: Phải Chăng Tất Cả Chỉ Là Chuyện Trùng Hợp Ngẫu Nhiên? (5/12/2009)
Tin/Bài khác
Lễ Hiến Dâng Thế Giới Cho Mẹ Thiên Chúa – Khúc Quanh Lịch Sử Nhân Loại (1/1/2016)
Đức Mẹ Fatima Và Vụ Ám Sát Đức Gioan Phaolô Ii (5/7/2009)
Lễ Hiến Dâng Thế Giới Cho Mẹ Thiên Chúa – Khúc Quanh Lịch Sử Nhân Loại (5/7/2009)
Ai Yêu Thương, Thì Mới Có Thể Hy Sinh (5/1/2009)
Tháng 5 – Tháng Hoa Kính Mẹ Maria (4/29/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768