Google Search
Local Search
|
Audio: "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam" sách do HĐGMVN Xuất Bản năm 2018
|
Điểm Tin Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam Tuần Này, Do Xuân Hương và Hồng Việt Phụ trách.
https://www.youtube.com/watch?v=&feature=youtu.be
|
|
|
Lời chúc Xuân Kỷ Hợi của trang mạng MeMaria.org
|
|
|
|
|
|
Video: Lời cám ơn và chúc Giáng Sinh của Đức Cha Hoàng văn Đạt tới quý độc giả của trang MeMaria.org
|
|
Xin mọi người ủng hộ chương trinh Giờ Của Mẹ.
|
|
Đây là cảm nghiệm của một cuộc đời tạ ơn Đức Mẹ, sau 24 năm ung thư và hiện nay đang vượt qua tai biến.
|
|
|
Khi về sống dưỡng bệnh với các cha già hưu tôi mới nhận ra cuộc đời này còn rất nhiều 'góc khuất' sau khi lo cho dân nghèo và những mảnh đời hiu quạnh, tật nguyền với những số phận đau thương tôi tưởng như mãn nguyện...
|
|
Loi Chuc Xuan Nghich Thuong
|
Suy Niệm Phúc Âm CN-6C-Thường Niên
|
Chúa muốn chúng ta là những người có phúc - Chúa nhật VI Thường niên C - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
|
|
|
|
Nói về tiên tri Samuen, Thánh Kinh có câu:
“Yavê ở với ông, Người không để rơi xuống đất một lời nào Người đã phán với ông. Và - toàn thể Israen - đều nhìn biết Samuen đáng tin là tiên tri của Yavê” (1Samuen 4.19-20).
Nếu về tiên tri Samuen mà người ta còn nói được như thế, thì phải nói sao về các lời và sứ điệp của Mẹ Thiên Chúa, Ðức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các tiên trỉ
Do tư cách Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là Nữ Vương các Tiên tri vô cùng cao trọng như thế, nên lời và sứ điệp của Ðức Mẹ có giá trị cao hơn tất cả các lời của các Tiên tri, các Tiến sĩ, các thánh hết thay thảy, chỉ ở dưới lời Thiên Chúa trong Kinh Thánh và Thánh Truyền mà thôi.
|
Tình yêu Chúa biến đổi phận người - Chúa nhật V Thường niên C - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Con người khát vọng hạnh phúc và bằng mọi cách đạt tới hạnh phúc. Nhưng thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc tuỳ thuộc những yếu tố nào? Mọi người không đồng ý kiến với nhau. Trong một cuộc thăm dò ở Pháp, 90% người được hỏi ý kiến cho rằng yếu tố cấu tạo nên hạnh phúc là: sức khoẻ, 80% cho là tình yêu, 75% cho là tự do, 60% cho là công lý, 63% cho là việc làm và 52% cho là tiền của.
|
Canh tân việc dạy giáo lý->05. Hội thảo về các vấn đề dạy giáo lý hôm nay tại Giáo phận SàiGòn
|
Canh tân việc dạy giáo lý->04. Bổ túc thêm về thừa tác vụ giáo lý - Lm Giuse Vương Sỹ Tuấn
|
Canh tân việc dạy giáo lý->03. Tác động của CĐ trong nỗ lực canh tân việc dạy giáo lý - LmPhêrô Nguyễn Văn Hiền
|
Canh tân việc dạy giáo lý->02. Dẫn nhập - Thực trạng thế giới và Giáo hội thúc đẩy triệu tập CĐ - Đường hướng chính - Hai khuynh hướng khác biệt tại CĐ
|
Canh tân việc dạy giáo lý->01. Cái nhìn tổng quát về những điểm mới trong đời sống Giáo hội từ CĐ Vaticano II - Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn
|
Chúa đặt con người làm chủ - ngày mùng 3 Tết - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Ngày 11-2-2019 là Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ 27, được tổ chức tại Calcutta (Kolkata) với chủ đề: “Anh em đã ĐƯỢC CHO KHÔNG thì cũng PHẢI CHO KHÔNG như vậy” (Mt 10:8). Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được Thánh GH Gioan Phaolô II thiết lập ngày 13-5-1992, và hằng năm cử hành vào ngày 12-2, ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức.
|
PHÚC CHO ANH EM LÀ NHỮNG KẺ NGHÈO KHÓ
|
Trong Tin mừng thánh Luca hôm nay dìu chúng ta về với các Mối Phúc để sống và các mối họa để mà tránh. Trước khi nói đến phúc thì Chúa Giêsu nói đến họa “Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có!”
|
Ông đã có nghề nghiệp ổn định và đã lập gia đình. Thế giới của ông là hồ Ghênêxarét, là những con cá quẫy đuôi trong lưới, là gia đình cần phải chăm nom.
|
Các ông từ bỏ mọi sự mà theo Chúa.
Đọc lại Phúc Âm chúng ta phải cảm phục thái độ dứt khoát và từ bỏ của các môn đệ trước lời mời gọi của Chúa Giêsu.
|
“Hạnh phúc là nỗi khao khát triền miên có mặt trong từng hành động của con người.” Một nhà tư tưởng đã nói như thế. Tuy nhiên, trong thực tế, ai cũng nhận rằng dường như lúc nào khổ đau cũng nhiều hơn hạnh phúc. Nước mắt khi nào cũng đầy hơn tiếng cười. Tại sao vậy?
|
Thánh Gioan Vianney, lúc còn là chủng sinh, học rất chậm.
|
Suy Niệm Phúc Âm CN-5C-Thường Niên
|
Thánh Vịnh Đáp Ca CN-5C-Thường Niên
|
Bình luận ý chỉ cầu nguyện chung tháng 2
|
Mục đời sống tâm linh: Đức tin theo Thánh Phaolô
|
Chứng từ tầm quan trọng của cầu nguyện và mối quan hệ cha con trong gia đình
|
Truyền chức linh mục cho nữ giới
|
Mục đạo vào đời: Nghĩa vụ thiêng liêng của phó tế
|
Chứng từ trợ giúp của thiên thần bản mệnh
|
Nhận định về tình yêu cần có sự khác biệt
|
|
Thánh Gioan Vianney, lúc còn là chủng sinh, học rất chậm.
|
Phụng vụ lời Chúa hôm nay trình bày những phản ứng khác nhau của con người phàm tục khi đối diện với Đấng Thiên Chúa thánh thiêng qua con người và sứ vụ của Đức Giêsu
|
Cả ba bài đọc của Chúa nhật V Mùa thường năm C đều quy về một đề tài chính là “Thiên Chúa đi tìm và kêu gọi con người”.
|
Một hôm, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới.
|
Theodore Roosevelt đã từng nói, "Người đáng được chú ý không phải người biết nhận xét hoặc người biết ý kiến cho người khác con đường tốt, nhưng là người ở trong cuộc.
|
Cho đến bây giờ vẫn chỉ có một mình Đức Giêsu giảng Tin mừng. Bây giờ Ngài tụ tập các môn đệ quanh Ngài. Chắc hẳn đó là một cộng đoàn thính giả, nhưng cũng là những cộng tác viên mà Ngài cho tham dự tích cực vào công việc của Ngài.
|
Bài Phúc Âm hôm nay rất dễ hiểu, không cần giải thích theo nghĩa này nghĩa khác có thể không có trong bản văn.
|
Khi hiện ra với chị thánh Bernadette tại Lộ-Đức, Đức Mẹ phán: "Ta Là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội" .
|
Qua bộ phim "Linh Địa Đức Mẹ: Những nơi Đức Mẹ hiện ra" là những câu chuyện lịch sử mà Đức Mẹ hiện ra tại các quốc gia, trong đó có: Mễ Tây Cơ, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, Bỉ, Nhật, và Việt Nam.
Bộ phim lịch sử Linh Địa Đức Mẹ gồm 10 tập phim, hai tập đầu của bộ phim giới thiệu sơ về phần Công Giáo và Đức Mẹ, tám tập kế tiếp là phim tài liệu lịch sử của 10 nơi Đức Mẹ hiện ra đã được Toà Thánh Vatican công nhận.
Nhà sản xuất: Trúc Hồ | Giọng đọc: Bích Châu | Quay phim: Vũ Trần
Kịch bản: Bích Trâm Vũ Trần | Dựng phim: Vũ Trần | Đạo diễn: Vũ Trần
|
Từ Paris, chúng tôi đi TGV đến Lộ Đức. Chỗ ngồi trên TGV rộng rãi hơn trên máy bay nên thoải mái đọc sách và gõ bàn phím. Tàu cao tốc chạy rất nhanh nên khoảng 6 tiếng là đến nơi.
|
|
Cơ quan Unitalsi (Hiệp hội Quốc gia Ý chuyên chở người bệnh đi Lộ Đức và các nơi thánh quốc tế) cho biết, kể từ ngày 11 tháng 5 vừa qua, một bé gái 6 tuổi người Ý đã nghe mà không cần máy trợ thính, một sự kiện không thể nào giải thích được
|
Mẹ Phán Tại Lộ Đức: "Ta Là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội"
Nguồn: www.KinhMungMaria.com
|
Kinh Thánh Cựu Ước xác định: “Không phải lá cây, chẳng phải thuốc đắp đã chữa họ lành, nhưng chính Lời Ngài chữa lành tất cả” (Kn 16:12). Trình thuật Mc 6:53-56 (≈ Mt 14:34 -36) đề cập sự chữa lành: Đức Giêsu chữa nhiều người ở Ghen-nê-xa-rét.
|
Sau khi kết thúc bài giảng của mình, Chúa Giêsu nói với Phêrô rằng:
- Hãy ra khơi và thả lưới.
|
Chúa Giêsu là một người đã sinh ra ở trần gian thì Chúa chỉ có thể sống ở trần gian một thời hạn nào đó, và chúng ta đã biết là 33 năm, rồi Chúa đã về trời.
|
Một trong những lời giảng dạy làm nhiều người khó chịu, nhưng cũng rất thú vị, của Minh Sư là: ”Thượng Đế gần gũi kẻ có tội hơn là người thánh thiện.”
|
Bài Tin Mừng hôm nay có tên gọi truyền thống là “mẻ cá lạ lùng” qua việc Chúa gọi Simon từ kẻ “lưới cá” Ngài đã làm cho ông trở nên kẻ “lưới người”. Qua hành trình ơn gọi ta thấy Chúa thử thách Simon, ông tin tưởng cậy trông vào Chúa và cuối cùng Chúa đã thương chọn ông trở thành tông đồ của Ngài.
|
Người ta vẫn thường nói: "sau đêm dài là ánh bình minh". Cuộc đời không phải lúc nào cũng tối tăm. Có những lúc tưởng như vô vọng nhưng dịp may lại đến với chúng ta. Có những lúc tưởng như không còn lối thoát nhưng bàn tay kỳ diệu của Đấng Tạo hoá đã kịp thời mở lối cho chúng ta.
|
Khi hiện ra với chị thánh Bernadette tại Lộ-Đức, Đức Mẹ phán: "Ta Là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội" .
|
Khi hiện ra với chị thánh Bernadette tại Lộ-Đức, Đức Mẹ phán: "Ta Là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội" .
|
Theo diễn tiến của Biến Cố Thánh Mẫu nổi tiếng được chính thức công nhận xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội từ trước đến nay, thì người ta chỉ nghe nói đến Bí Mật Fatima và Bí Mật La Salette thôi, chứ đâu có bao giờ nghe đến Bí Mật Lộ Đức.
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Đtc Phanxicô - Bài Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa Thứ Năm 1/1/2015 Tại Đền Thờ Thánh Phêrô
|
|
Thứ Ba, Ngày 2 tháng 1-2018
|
"Không một thụ tạo nào khác đã từng được thấy dung nhan Thiên Chúa tỏa chiếu trên mình như Mẹ Maria. Mẹ đã cống hiến cho Lời hằng hữu một dung nhan con người, nhờ đó tất cả chúng ta có thể chiêm ngưỡng Người"
ĐTC Phanxicô - Bài Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa Thứ Năm 1/1/2015 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Hôm nay chúng ta được nhắc nhở bởi những lời Bà Isave đã nói cùng Trinh Nữ Maria: "Em có phúc giữa các phụ nữ, và phúc thay cho hoa trái của lòng em! Làm sao tôi lại được mẹ Chúa tôi đến thăm tôi?" (Luca 1:42-43).
Phúc này là những gì tiếp nối của phúc lành tư tế Thiên Chúa đã ban cho Moisen để được truyền sang cho Aaron cũng như cho toàn thể dân chúng: "Xin Chúa chúc phúc cho các người và gìn giữ các người; Chúa chiếu tỏa dung nhan của Ngài trên các người và tỏ lòng ưu ái với các người; Chúa đoái nhìn đến các người và ban cho các người bình an" (Dân Số 6:24-26). Trong việc cử hành Lễ Trọng Mẹ Maria là Người Mẹ Rất Thánh của Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng Mẹ Maria đã lãnh nhận phúc lành này hơn bất cứ ai khác. Phúc lành này đã được viên trọn nơi Mẹ, vì không một thụ tạo nào khác đã từng được thấy dung nhan Thiên Chúa tỏa chiếu trên mình như Mẹ Maria. Mẹ đã cống hiến cho Lời hằng hữu một dung nhan con người, nhờ đó tất cả chúng ta có thể chiêm ngưỡng Người.
Cùng với việc chiêm ngưỡng dung nhan của Thiên Chúa, chúng ta còn có thể chúc tụng Ngài và tôn vinh Ngài, như các mục đồng đã rời Bêlem với bài ca tạ ơn sau khi nhìn thấy Con Trẻ và người mẹ trẻ trung của Người (xem Luca 2:16). Cả hai đã ở với nhau, như cả hai đã ở với nhau trên Đồi Canvê, vì Chúa Kitô và Mẹ của Người bất khả phân ly, ở chỗ giữa hai vị có một mối liên hệ rất chặt chẽ, như mối liên hệ giữa mọi con trẻ với người mẹ của chúng vậy. Xác thịt (caro) của Chúa Kitô - một xác thịt như Giáo Phụ Tertullian nói, là cái mấu chốt (cardo) cho việc cứu độ của chúng ta - đã được đan kết với nhau trong lòng dạ của Mẹ Maria (xem Thánh Vịnh 139:13). Tính chất bất khả phân ly này cũng trở thành hiển nhiên nơi sự kiện là Mẹ Maria, được tuyển chọn từ trước để làm Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, đã được tham phần mật thiết với tất cả sứ vụ của Người, tiếp tục ở bên Người cho đến cùng trên Đồi Canvê.
Mẹ Maria rất gắn bó với Chúa Giêsu vì Mẹ đã lãnh nhận từ Người một thứ kiến thức của con tim, thứ kiến thức của đức tin, thứ kiến thức được nuôi dưỡng bằng cảm nghiệm của Mẹ như là một người mẹ và bởi mối liên hệ chặt chẽ của Mẹ với Con mình. Vị Trinh Nữ Diễm Phúc này là người nữ của đức tin, người đã giành chỗ cho Thiên Chúa ở trong tâm can của mình cũng như ở trong các dự án của mình; mẹ là một tín hữu có khả năng nhận thức được nơi tặng ân Con Mẹ về việc đã đến "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4) là thời điểm Thiên Chúa, bằng việc chọn đường lối khiêm hạ và cuộc đời làm người, đã đích thân đi làm lịch sử cứu độ. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu không thể nào hiểu được nếu không có Mẹ Maria.
Chúa Kitô và Giáo Hội cũng bất khả phân ly; ơn cứu độ được Chúa Giêsu hoàn tất không thể nào hiểu được nếu không cảm nhận được vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Tách Chúa Giêsu khỏi Giáo Hội sẽ dẫn đến một thứ "tách đôi ngớ ngẩn - absurd dichotomy", như Chân Phước Phaolô VI đã viết (Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 16). Không thể nào "yêu Chúa Kitô mà không yêu Giáo Hội, nghe Chúa Kitô mà không nghe Giáo Hội, thuộc về Chúa Kitô mà lại ở ngoài Giáo Hội" (cùng nguồn vừa trích dẫn). Vì Giáo Hội tự mình là đại gia đình của Thiên Chúa mang Chúa Kitô đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một thứ tín lý hay triết lý trừu tượng, mà là một mối liên hệ sống động và trọn vẹn với một con ngôi vị, đó là Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã hóa thân làm người, đã bị giết chết, đã sống lại từ trong kẻ chết để cứu độ chúng ta, và giờ đây đang sống giữa chúng ta. Chúng ta có thể gặp gỡ Người ở nơi đâu? Chúng ta gặp gỡ Người trong Giáo Hội. Chính Giáo Hội hôm nay là nơi nói rằng: "Này là Chiên Thiên Chúa"; chính Giáo Hội loan báo Người; chính ở nơi Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện các hành động ân sủng của Người là các bí tích.
Hoạt động và sứ vụ này của Giáo Hội là những gì thể hiện vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Vì Giáo Hội giống như một người mẹ âu yếm ôm ẵm Chúa Giêsu và trao Người cho hết mọi người một cách hân hoan và quảng đại. Không có một tỏ hiện nào của Chúa Kitô, cho dù huyền nhiệm nhất, có thể tách khỏi huyết nhục của Giáo Hội, khỏi tính chất cụ thể về lịch sử của Thân Mình Chúa Kitô. Không có Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô trở thành một ý nghĩ tư duy, một thứ giáo huấn về luân lý, một cảm giác vậy thôi. Không có Giáo Hội, mối liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô hóa thành những gì do chúng ta mường tượng, dẫn giải và tác hành.
Anh chị em thân mến! Chúa Giêsu Kitô là phúc lành cho hết mọi người nam nữ cũng như cho toàn thể nhân loại. Khi trao ban Chúa Giêsu cho chúng ta, Giáo Hội cống hiến cho chúng ta trọn vẹn phúc lành này của Chúa. Sứ vụ của dân Chúa là ở chỗ loan truyền cho tất cả mọi dân tộc phúc lành của Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể nơi Chúa Giêsu Kitô. Và Mẹ Maria, người môn đệ đầu tiên và trọn hảo của Chúa Giêsu, mô phạm của Giáo Hội lữ hành, là vị đã mở đường cho vai trò làm mẹ của Giáo Hội và tiếp tục nâng đỡ sứ vụ làm mẹ của Giáo Hội đối với toàn thể nhân loại. Chứng từ làm mẹ tinh khéo của Mẹ Maria đã đồng hành với Giáo Hội ngay từ ban đầu. Là Mẹ của Thiên Chúa Mẹ cũng là Mẹ của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, làm mẹ của tất cả mọi con người nam nữ, mẹ của hết mọi dân nước.
Chớ gì Người Mẹ dịu dàng và yêu thương này xin cho chúng ta phúc lành của Chúa ban cho toàn thể gia đình nhân loại. Vào Ngày Hòa Bình Thế Giới này, chúng ta đặc biệt xin Mẹ chuyển cầu để Chúa ban hòa bình cho thời đại của chúng ta đây; hòa bình trong tâm can, hoa bình trong các gia đình, hòa bình giữa các quốc gia. Sứ điệp cho Ngày Hòa Bình năm nay là "Không còn là Nô Lệ mà là Anh Chị Em". Tất cả chúng ta được kêu gọi sống tự do, tất cả được kêu gọi trở thành những người con nam nữ, và mỗi một người, tùy theo trách nhiệm của riêng mình, được kêu gọi chiến đấu với những hình thức tân tiến nô lệ hóa. Chúng ta hãy liên kết lực lượng lại với nhau từ mọi dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Chớ gì Chúa là Đấng hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta mà để làm cho tất cả chúng ta trở thành anh chị em đã trở thành tôi tớ của chúng ta.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL (chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý, ngoại trừ các chỗ in nghiêng vẫn đúng như nguyên bản)
http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-homily-on-solemnity-of-mary-the-mother-of-god
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài khác
|
|