Google Search
Local Search
|
|
Điểm Tin Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam Tuần Này, Do Xuân Hương và Hồng Việt Phụ trách.
|
|
|
|
|
|
|
|
Thánh Vịnh Đáp Ca CN4 -Phục Sinh
|
Suy Niệm Phúc Âm CN4 -Phục Sinh
|
CN4PS - NAM B - MỤC TỬ SAU VATICAN 2 LÀ AI?
|
Bài giảng CN4-Phục Sinh của cha Hảo
|
Như đã loan báo, ngày 9 tháng Tư vừa qua, Tông Huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố. Tựa đề Tông Huấn là: Hãy Hân Hoan Và Nhẩy Mừng: Về Ơn Gọi Nên Thánh Trong Thế Giới Ngày Nay.
|
Như đã loan báo, ngày 9 tháng Tư vừa qua, Tông Huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố. Tựa đề Tông Huấn là: Hãy Hân Hoan Và Nhẩy Mừng: Về Ơn Gọi Nên Thánh Trong Thế Giới Ngày Nay.
|
Như đã loan báo, ngày 9 tháng Tư vừa qua, Tông Huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố. Tựa đề Tông Huấn là: Hãy Hân Hoan Và Nhẩy Mừng: Về Ơn Gọi Nên Thánh Trong Thế Giới Ngày Nay.
|
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố một tông huấn mới, Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan), trong đó ngài đưa ra các chỉ dẫn thực hành nhằm đạt đến sự thánh thiện trong thế giới hiện đại.
Toàn bộ Tông huấn được chia làm 5 chương với 177 đoạn.
|
|
Inés San Martín của Tạp Chí Crux, trước ngày công bố Tông Huấn Hãy Hân Hoan và Nhẩy Mừng, cho rằng không ai nghĩ tông huấn này sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh cãi như Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, trong đó, Đức Phanxicô thận trọng đưa ra khả thể rước lễ cho những người ly dị tái hôn dân sự. Nhưng cô thêm rằng “dĩ nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng của những bất ngờ” nên không ai biết chắc phản ứng đối với nó sẽ ra sao".
|
Inés San Martín của Tạp Chí Crux, trước ngày công bố Tông Huấn Hãy Hân Hoan và Nhẩy Mừng, cho rằng không ai nghĩ tông huấn này sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh cãi như Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, trong đó, Đức Phanxicô thận trọng đưa ra khả thể rước lễ cho những người ly dị tái hôn dân sự. Nhưng cô thêm rằng “dĩ nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng của những bất ngờ” nên không ai biết chắc phản ứng đối với nó sẽ ra sao".
|
Inés San Martín của Tạp Chí Crux, trước ngày công bố Tông Huấn Hãy Hân Hoan và Nhẩy Mừng, cho rằng không ai nghĩ tông huấn này sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh cãi như Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, trong đó, Đức Phanxicô thận trọng đưa ra khả thể rước lễ cho những người ly dị tái hôn dân sự. Nhưng cô thêm rằng “dĩ nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng của những bất ngờ” nên không ai biết chắc phản ứng đối với nó sẽ ra sao".
|
|
|
Dưới thời bạo chúa Nêrô bắt đạo. Rôma ngập tràn máu lửa, biết bao tín hữu đã chết dưới tay ông vua điên loạn, bạo tàn.
|
Du khách dừng chân trước một đàn cừu, bỗng lưu ý tới một con vật nằm dài trên đất được chủ nó vuốt ve, và băng bó vết thương ở một chân bị gẫy.
|
Chúa nhật thứ IV mùa Phục Sinh được gọi là Chúa nhật Đấng Chăn Chiên nhân lành. Vì thế, toàn bộ lời Chúa hôm nay đều xoay quanh chủ đề này. Mục tử, tức là người chăn chiên, là hình ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái du mục ngày xưa nói riêng, và cả xã hội Do Thái cho tới thời Chúa Giêsu nói chung.
|
Tháng 3 năm 1980 Đức cha Rômêrô, Tổng Giám Mục San Salvador ở Trung Mỹ đã cương quyết lên tiếng phản đối chính phủ vi phạm nhân quyền, vì đã ủng hộ giới địa chủ và đại tư sản áp bức bóc lột nông dân. Người dân ở đây tuyệt đại đa số là người Công Giáo (98%).
|
Trong việc tham dự hội nghị tại Ấn Độ, tôi đã được dịp nghe bài thuyết trình của một nhà trí thức Công giáo người An Độ nói về những ước nguyện của người giáo dân trong cộng đồng Giáo Hội.
|
Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không chọn cho mình một ngành nghề chuyên môn, nhưng lại đi chăn cừu thuê. Anh cho biết: Mỗi ngày anh phải làm việc tới mười tám tiếng đồng hồ và làm tất cả bảy ngày trong tuần. Suốt thời gian ở trên núi, anh hoàn toàn cô đơn, chỉ bầu bạn với chú chó, chú ngựa và hai ngàn con cừu.
|
Hình ảnh mục tử sống giữa đàn chiên là hình ảnh rất thân quen đối với dân Do Thái ngày xưa chuyên sống đời du mục. Hình ảnh nầy được Thánh Kinh Cựu Ước sử dụng nhiều lần để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người.
|
Chúa Giêsu muốn nói gì qua hình ảnh chủ chăn và đoàn chiên? Tôi xin thưa đó là sự gắn bó mật thiết.
|
Khi một người bị chứng bệnh thể lý trầm kha, người ta sợ bệnh nhân bị sốc về tâm lý nên không dám cho biết ngay, nhưng rồi dù muốn dù không thì cũng vẫn phải cho biết. Khi một người bị chứng bệnh tâm linh trầm kha, người đó không chỉ CẦN biết mà còn PHẢI biết.
|
( Ga 10, 11 – 18 )
Lễ “Chúa Chiên lành” là lễ của Chúa Giêsu, Đấng đã tự xưng "Ta là mục tử tốt lành" (Ga 10, 11). “Mục tử” là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. "Người chăn chiên" được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan vừa mật thiết, vừa rất "dễ thương" giữa Người và chúng ta.
|
|
Thiên hùng ca này dạy chúng ta điều gì về lịch sử cổ xưa và nhân loại? Nếu điều đó không xảy ra thì đó vẫn là câu chuyện có thật. Đó là cách giáo sư Ronald S. Hendel thuộc Đại học U.C. Berkeley giải thích về vẻ đẹp của câu chuyện trong Kinh Thánh liên quan ông Nô-ê và trận lụt Đại Hồng Thủy.
|
Tôi lớn lên với “năng khiếu mua sắm” đối với phụ nữ. Khi tôi tới siêu thị, bảo tàng viện, hoặc thậm chí là nhà thờ, tôi thường theo bản năng “mua sắm” bằng cách chú ý tới điểm nào đó ở các phụ nữ khác (dù quen hay lạ) thay vì chú ý tới mình. Ôi, khuôn mặt, đôi tay, chiều cao và điều cuối cùng là...
|
Đức Giêsu tự xưng mình là mục tử nhân lành. Ngài biết từng con chiên, yêu thương chăm sóc và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đàn chiên.
|
|
Có một thời gian tôi được hân hạnh chung sống với một số vị linh mục, trong đó có một Cha đã từng đi du học ở Rôma và có dịp đi nhiều nơi trên thế giới. Về Việt Nam, Cha đã dạy Thần Học nhiều năm ở các Đại Chủng viện. Lúc đó Cha đã lớn tuổi và về hưu. Qua các câu chuyện hằng ngày, Cha đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm qúy giá về cuộc sống Đức Tin của Cha. Mỗi lần kết thúc câu chuyện, Cha đều chắp tay nói: Tất cả là chữ "Credo!" (Tôi Tin!).
|
Chủ đề: "Ngày hôm nay phải tìm gặp Chúa Giêsu trong Hội Thánh Ngài qua nghi thức bẻ bánh."
|
Khi kết hôn với nhau, ai cũng muốn gia đình mình hạnh phúc. Ai cũng mơ tìm được hạnh phúc trong đời sống lứa đôi. Lúc này hai người luôn sẵn sàng hy sinh cho nhau. Họ tìm mọi cách làm vui lòng nhau. Thế nhưng, khi đã thành gia thất, nhiều bạn trẻ đã vỡ mộng, nhiều gia đình đã tan nát không tìm được hạnh phúc gia đình. Cãi nhau, bất hoà, bất tín bất trung. Gia đình trở thành hoả ngục vì thiếu vắng tình yêu. Thay cho những lời nói ngọt ngào là quát tháo, đay nghiến. Thay cho những cử chỉ thân thương là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.
|
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một thấy cảnh tượng các Tông Đồ tụ họp nhau trong căn phòng với tất cả các cánh cửa đều đóng kín, vì lo sợ, tâm hồn họ đã bị tổn thương kể từ khi Chúa Giêsu bị bắt và chịu chết. Nhưng Chúa Giêsu hiện ra, Ngài ban bình an và thổi một nguồn sống mới cho họ.
|
Lễ Phục sinh đã qua hai tuần lễ, nhưng chúng ta vẫn còn tiếp tục suy gẫm về sự sống lại của Chúa Giêsu. Chúa nhật 3 Phục Sinh hôm nay, Giáo Hội tiếp tục trình bày cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại.
|
Hai môn đệ, trong số bảy mươi hai vị đã được Chúa sai đi từng đôi một vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến (Lc 10, 1). Nhưng sau khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, họ đã vỡ mộng và tính về vườn.
|
|
Phụng Vụ Lời Chúa CN3-Phục Sinh
|
Suy Niệm Lời Chúa CN3 Phục Sinh
|
Bé gái 7 tuổi ước ao rước Mình Thánh Chúa
|
Trên đường Emmau, hai môn đệ buồn bã kéo lê bước chân. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Chúa Giêsu đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (Lc 24, 15)
Tại sao mắt họ lại bị ngăn cản? Cũng như chúng ta vẫn thường không nhận ra Chúa, cũng đồng hành với chúng ta từng giây phút.
|
Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta trình thuật sau cùng của Ngài. Qua trình thuật này chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi vào trong sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh. Trình thuật Chúa Giêsu dẫn đưa các môn đệ như thế nào, chúng ta hãy nhìn đến ý hướng biên soạn của Thánh Luca.
|
Muốn làm chứng đầy đủ về ai, người ta thường kể tiểu sử nhân vật đó từ khi sinh đến khi chết. Về các anh hùng, danh nhân, sử sách thường ghi những chiến công, những thành tích siêu quần bạt chúng: Hưng Đạo với chiến thắng oai hùng Bạch Đằng, Quang Trung với chiến thắng thần tốc Đống Đa.
|
Chúa Giêsu Phục Sinh ban cho chúng ta sự sống mới, chia sẻ quyền năng Phục Sinh của Ngài cho mỗi người chúng ta, và cho nhiều người khác qua mỗi người chúng ta.Chúa Nhật 3 PHỤC SINH cho chúng ta thấy rõ uy quyền của Đấng Phục Sinh và qua chúng ta, Ngài mời gọi từng người chúng ta trở nên nhân chứng cho Ngài.
|
Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em!" (Lc24,36).
|
|
Thánh Vịnh Đáp Ca CN3 -Phục Sinh
|
Suy Niệm Phúc Âm CN3 -Phục Sinh
|
CN3PS - NAM B - DẤU CHỈ THỰC SỰ BIẾT ĐỨC GIÊSU
|
Bài Giảng Của Cha Hảo CN3-Phục Sinh
|
Chứng từ Ơn gọi một nữ tu dòng kín, nước Pháp
|
Đức tin là cuộc gặp gỡ giữa tự do của Thiên Chúa và tự do của con người
|
Phụng vụ Thánh Thể
|
Sống trong một thế giới hưởng thụ, văn minh lên cao và con người thích lợi nhuận, thích tìm tòi những việc thực tế, con người ưa thực dụng hơn là suy nghĩ, động não vv...
|
Albert Schweitzer là một cậu bé rất thông minh, lại say mê âm nhạc. Khi trưởng thành cậu chơi đàn Organ, và cuối cùng đã trở thành Tiến sĩ âm nhạc. Sau đó, Albert nghiên cứu các chủ đề về tôn giáo, và đã đậu Tiến Sĩ Triết Học. Ông làm Hiệu Trưởng trường Đại Học.
|
Thánh Tôma, còn được gọi là Didymo, đã không hiện diện với các tông đồ khác khi Chúa Giêsu Phục sinh hiện đến. Vì thế, khi các tông đồ khác nói với các ông rằng họ đã thấy Chúa hiện ra với họ, thì ông không tin.
|
Điều mà con người mong mỏi khao khát nhất, không hẳn là cơm áo gạo tiền mà là sự bình an. Bình an trong tâm hồn. Bình an khỏi mọi sự dữ. Bình an trong công việc được êm xuôi. Sự khao khát bình an biểu lộ nơi mọi người.
|
Trong suốt những lần hiện ra cùng các tông đồ, luôn luôn, những lời chào chúc đầu tiên của Chúa Giêsu là: "Bình an cho các con". Đây là những gì mà khi trao sứ vụ cho các tông đồ, Chúa Giêsu đã từng dạy các ông: "Đừng mang bao bị, tiền túi dọc đường nhưng vào làng nào, thành nào, các con hãy chúc bình an cho người ta".
|
Linh mục Gioan Lee Tae-seok sinh năm 1962, là con thứ 9 trong 10 người con. Cha mẹ ngài là người Công giáo khiêm nhường, sống ở TP Busan, Nam Hàn. Gioan mồ côi cha lúc 9 tuổi, mẹ ngài phải nuôi cả gia đình bằng nghề thợ may. Gioan học rất giỏi, rất ấn tượng với tiểu sử của Albert Schweitzer và ước muốn làm bác sĩ.
|
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay kể lại việc Đức Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ, chúng ta dễ nhận ra hai phần: Phần thứ nhất, Đức Kitô dùng những lời nói và những hành động cụ thể để chứng minh Ngài đã thực sự phục sinh; phần thứ hai, Ngài trao cho các ông sứ mệnh mới, đó là hãy rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và làm chứng việc Ngài đã phục sinh cho mọi người: "Còn các con, các con sẽ là chứng nhân về những điều ấy" (Lc 24,48). Không riêng một ai, mà Chúa mời gọi mọi Kitô hữu qua mọi thời hãy làm chứng nhân cho Chúa, chúng ta đã làm gì để đáp lại lời mời gọi ấy?
|
Sự kiện Chúa Giêsu phục sinh được các Thiên Thần loan báo cho các bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Gia-côbê và bà Salômê (x. Lc 24, 1-12), các bà về thuật lại cho các Tông Đồ ở Galilêa, hai môn đệ làng Emmaus trong nhóm các bà chẳng những chưa tin mà còn lo sợ (x. Lc 24).
|
Omega3 có tác dụng như: hỗ trợ trung tâm thần kinh não, tốt cho thị lực, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư,… Tuy nhiên, không phải vì thế mà omega3 lại không có tác dụng phụ khi dùng lạm dụng dầu cá. Dưới đây là Tác dụng phụ khi sử dụng omega3 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
|
Nhưng các ông vẫn còn “nghi” hoài
|
Sợ hãi, đó là điều hầu như không ai tránh khỏi. Bản tính tự nhiên con người “tham sống sợ chết” nên lo sợ đủ điều.
|
Cứ mỗi đêm, một câu chuyện được kể, và một mạng người được thoát chết. Nhà vua cứ mãi lắng nghe, từng nhịp, từng nhịp, dòng chảy của thời gian. Cho đến khi không còn ai phải chết. Hai môn đệ trên đường Emmau, quay trở về Giêrusalem và thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và họ đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
|
Vào chính ngày Đức Giêsu sống lại, có hai môn đệ chán nản rời Giêrusalem để về làng Emmau. Thánh Luca cho biết tên một người, đó là Clêôpát.
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Dâng Chúa Trong Đền Thờ ( Mạc Khải Thánh Mẫu)
|
|
Thứ Bảy, Ngày 4 tháng 2-2017
|
Dâng Chúa Trong Đền Thờ
Mạc
Khải Thánh Mẫu
(trích trong cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm)
Đã tới ngày một bà mẹ sinh con đầu lòng phải
lên Đền Thờ, theo luật Maisen, để thi hành thủ
tục thanh tẩy và dâng con mình cho Chúa. Đức
Trinh Nữ Rất Thánh hoàn toàn không buộc phải tuân giữ
qui luật đó. Mẹ là Đấng
hoàn toàn thanh sạch. Nhưng vì đức
khiêm nhượng luôn luôn hạ htấp Mẹ xuống tới
bụi đất, nên Mẹ tình nguyện tùng phục lề
luật. Còn Con của Mẹ lại chẳng
vượt cao trên lề luật ư? Nhưng
Mẹ nhìn thấy rõ thánh ý chủa Con Mẹ cũng muốn
dâng mình cho Cha hằng hữu làm một lễ vật sống
động, nên Đôi Bạn Thánh định ngày lên
Giêrusalem.
Mẹ Maria và Thánh Giuse từ giã phụ nữ
đạo hạnh đã cho Thánh Gia trú nhờ, và tặng
cho bà một phần số vàng dành để giúp người
nghèo. Bà ta được đầy những
chúc phúc từ trời cao. Trước khi lên đường,
Đức Nữ Trinh và Thánh Cả đã ra thăm lại
hang đá một lần cuối cùng. Mẹ
đđã sấp mình xuống tậản đất tôn
kính nơi được chúc phúc đó, nơi từng chứng
kiến biết bao việc lạ lùng. Mẹ
xin Thánh Giuse ban phép lành và cho phép Mẹ được đi
chân không lên Đền Thánh; nhưng Thánh Cả không cho Mẹ
được khổ chế quá mức như vậy.
Mẹ rước lấy Chúa Hài Nhi từ tay Thánh Giuse, cẩn
thận quấn khăn ủ ấm cho Chúa và cầu xin Chúa
gìn giữ hang thánh ấy để các giáo hữu sau này
đến kính viếng. Đôi Bạn Thánh xin
Chúa ban phép lành. Chúa giơ tay rõ ràng
chúc phúc cho cha mẹ Ngài.
Belem cách Giêrusalem hai dặm. Trên con đường đó, bấy giờ
diễn ra một cuộc rước vĩ
đại chưa từng có bao giờ. Mười ngàn
thiên thần dự vào các mầu nhiệm ở hang đá
cùng với rất đông thiên thần từ trời
đem danh hiệu Giêsu xuống trước đó, hiện
ra hình người tháp tùng Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả
Giuse. Ánh sáng của họ giãi ra che kín ánh mặt trời. Họ vừa đi vừa hát lên nhhiều khúc tân
ca chúc mừng Chúa Cứu Thế đi dâng mình trong Đền
Thờ.
Khí hậu rất giá rét. Chúa Giêsu là
người thật, nên run rẩy và khóc trên tay
Mẹ Maria đang như chết đi vì thương cảm.
Mẹ ra uy với tiết lạnh mùa đông đang hành hạ
Đấng Cứu Chuộc, truyền cho chúng phải tôn trọng
Ngài, nhưng cứ hắt khí lạnh vào Mẹ. Bỗng
dưng, không khí rét mướt đổi lên một bầu
khí quang đãng ấm áp quanh Chúa Giêsu. Nhất là Mẹ ra uy
với tội lỗi, vì nó đã tạo ra hết mọi tai nạn làm thế gian phải đau khổ.
Mẹ quở mắng tội lỗi: "Cái quái vật khủng
khiếp kia, lúc nào cũng phải loạn
chống Thiên Chúa, lúc nào cũn glà kẻ thù của loài
người! Mày đã làm cho nloài người nên tồi tàn,
làm họ mất hạnh phúc đời đời! Hời loài người hay chết, và yêu thhích sự
dối trá và hư ảo cho đến bao giờ?
Thôi, đừng bội bạc với Chúa Tối Cao nữa!
Đừng tàn ác với chính mình nữa! Chớ coi thường
những lời đe dọa của Cha và những chỉ
bảo của Mẹ muốn chịu hết mọi đau
khổ từ Adong sa ngã, để cứu
rỗi các con".
Trong khi Thánh Gia còn trên đường, thượng tế
Simeon và nữ tiên tri Anna được ơn soi sáng cho biết
Thánh Gia sắp tới Đền Thờ. Hai vị đó
sai viên qủn lý Đền Thời đi đón và
đưa Thánh Gia vào trọ tại nhà ông ta. Chiều hôm ấy,
Thánh Giuse kín đáo mang những lễ vật của Đạo
Sĩ vào Đền Thờ. Khi trở về, Ngài mua mấy
con chim gáy dành cho lễ nghi hôm sau. Chính Mẹ
Maria đã muốn như vậy. Đêm hôm đó, Mẹ
thức suốt trong cuộc đàm đạo với trời
cao: "Lạy Cha của Chúa con, con sắp sửa dâng Chúa
của con cho Cha làm Hy Lễ, để xin Cha thương
đến loài người. Khi Cha ban Người cho con,
Người là Thiên Chúa. Lúc con ra khỏi Đền Thờ,
con nghèo nàn, nhưng bây giờ trở lại Đền Thờ,
con nên giầu sang vì có Chúa của con. Con ca tụng Chúa đời
đời vì Chúa đã xử đại lượng với
con".
Sáng hôm sau, Thánh Gia lên Đền Thờ, cùng với đoàn
tháp tùng theo lên từ Giêrusalem. Mẹ Maria
quỳ xuống nơi các phụ nữ quen đứng khi
đến chịu thánh tẩy và dâng con mình. Chúa
Ba Ngôi hiện ra với Mẹ trong trí. Mẹ nghe Chúa
nói những lời này: "Đây là con rất yêu dấu của
Ta, Ta chỉ hài lòng nơi Ngài". Thánh Giuse, một người
bạn hạnh phúc nhất trong nam giới, cảm thấy
một ơn thúc bách mới, Chúa Thánh Thần ban xuống những
ánh sáng và hân hoan đầy ngập lòng Ngài.
Đêm trước, thánh Simêon và thánh nữ tiên tri Anna
cũng tiếp nhận được những mặc khải
mới và chính sác về những mầu nhiệm Nhập Thể
và Cứu Chuộc dưới ơn soi sáng của Thiên Chúa,
lúc đó, hai vị vào Đền Thờ, kinh ngạc nhìn thấy
Chúa Hài Nhi và Mẹ Ngài tỏa rực ánh vinh quang, nhưng
hai ánh sáng ấy không bằng nhau: Ánh của Con khác hẳn
Ánh của Mẹ. Thấm nhuần một an ủi từ
trời ban, hai vị đến gặp Chúa Hài Nhi và Mẹ.
Thượng tế Simêon xin Mẹ cho ẵm Chúa. Ông ngước
mắt lên trời, bồng Chúa Hài Nhi cao lên dâng cho Cha Hằng
Hữu; ông nguyện xin: "Giời đây, lạy Chúa, xin
cho tôi tớ Chúa được chết bằng an, vì mắt
con đã được nhìn thấy Đấng Cứu Chuộc
mà Chúa đã hứa ban cho chúng con, Đấng Cứu Chuộc
mà Chúa định tỏ cho mọi dân tộc, để làm
ánh sáng soi cho các dân ngoại và vinh hạnh cho Isael dân riêng
Chúa Trọn". Ông chúc lành cho Mẹ Maria và
Thánh Giuse. Đôi bạn Thánh tán tụng Thánh Linh đã
ban ơn lạ cho ông. Ông lại nói với Mẹ:
"Đức Nữ nên biết rằng Người con của
Đức Nữ đã được tôn lên để
người Isael một số lớn phải điêu đứng,
một số lớn được phục hồi, Ngài sẽ
là biểu hiệu gây mâu thuẫn. Và tâm hồn
Đức Nữ sẽ bị một lưỡi
gươm đau khổ xuyên qua.
Lúc ông nói những lời ấy, Hài Nhi Giêsu cúi đầu tỏ
dấu thuận vâng Thánh Ý Cha Ngài, và Mẹ Maria cảm thấy
trong lòng lưỡi gươm hành hạ Con Chí Thánh mình. Từ đó, cứ hễ nhìn thấy Con là Lòng Mẹ
lại nhức nhối thêm một nỗi cảm
thương không bờ bến, không lúc nào ngừng.
Chúa lại ban ơn cho Thánh Cả Giuse để Ngài biết
lời tiên tri ấy, nhưng không rõ ràng bằng Mẹ
Maria.Sau cùng, bà tiên tri Anna cũng được Thánh Linh soi
sáng, nên nhận ra Hài Nhi Giêsu là Ngôi Lời Nhập Thể
làm Người. Bà nói lên nhiều mầu nhiệm
về ơn Cứu Chuộc. Cho tất
cả những ai đợi chờ Ngài đến
được nghe.
Khi mọi nghi lễ đã xong, Đức Trinh Nữ hôn tay thượng tế cũng như Bà Anna là
bà giáo cũ của Mẹ, và xin hai vị chúc lành. Rồi Mẹ trở về nhà trọ cũng với
đoàn tháp tùng là mười bốn ngàn thiên thần trước.
Trong những ngày lưu lại Giêrusalem, Mẹ
cũng đã đến đàm đạo với thượng
tế Simêon và nữ tiên tri Anna nhiều lần. Tuy Mẹ
nói ít, nhưng lời nào cũng sâu ý nhiệm mầu, khiến
hai vị vừa bỡ ngỡ thán phục, vừa
được an ủi rất nhiều.
Những cuộc đàm đạo ấy,
đã thêm ủy lại cho hai vị, khi họ từ trần
ít lâu sau.
Lời Mẹ Huấn Dụ
Hỡi con, một trong những lỗi khổ thống gây
ra tai hoạ hoặc giảm bớt hạnh
phúc cho các linh hồn, đó là thực hành nhân đức một
cách trễ nải ươn lười. Chỉ
vì tật nguội lạnh hèn nhát đó mà có ít người
tới được chỗ thân ái hoàn toàn với Chúa, tình
thân ái mà người ta chỉ nối kết được
nhờ tình yêu nhiệt liệt. Tình yêu
nhiệt liệt là tình yêu tương tự như nước
sôi nhờ sức lửa. Nó nâng cao linh hồn
lên trên chính mình và trên tất cả mọi thụ tạo.
Lúc đó, càng yêu mến linh hồn càng cháy lên,
càng không no thoả trong việc làm đẹp lòng Thiên Chúa,
và hao tổn thân mình để phụng sự Ngài cho tới
khi biến hóa hẳn vào Ngài.
Nhưng thương thay! Trái tim con
người nhu nhược biết bao, không mấy chịu
được những gì ngược với những su
hướng trần tục của nó! Nó chống lại
đau khổ và nhận chịu một cách bất nhẫn
biết chừng nào! Nó quên mất rằng Thầy Chí Thánh của
nó đã là người đầu tiên chịu khổ, Ngài
đã tôn trọng và thánh hoá đau khổ trong chính mình Ngài! Ngài mà còn chịu đau khổ như vậy con
người coi đau khổ là cái gớm ghét, lại chẳng
phải sấu hổ lắm ư?
Hỡi con, con không thể theo Chúa Giêsu được, nếu
con không ôm lấy thánh giá với Ngài và không làm vui lòng Ngài trong
thánh giá ấy; cho rằng các thụ tạo đã bỏ
rơi con, cho rằng các chước cám dỗ xông đánh
con, cho rằng các đau khổ chết chóc vây bọc con
đi nữa, cũng chẳng có gì làm con phải xao xuyến
thất vọng. Con hãy cứ tin tưởng vào ơn Chúa
phù trợ và vào tình Mẹ săn sóc cho con. Con hãy kêu lên: Chúa
nâng đỡ tôi, tôi còn nao núng nỗi gì? Tôi còn có một
người Mẹ bao bọc tôi luôn luôn nữa mà;
Như vậy con sẽ duy trì được sự bằng
an tâm hồn, như Mẹ đã duy trì khi lời tiên tri của
thượng tế Simêon xuyên thấu tâm hồn Mẹ.
|
|
Tin/Bài khác
|
|