MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tài liệu về đức mẹ :: lễ kính đức mẹ trong năm :: ___ lễ đức mẹ guadalupe (12/12)
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô - Giảng Lễ Đức Mẹ Guadalupe Tại Đền Thờ Thánh Phêrô Chiều Ngày 12/12/2016
Thứ Tư, Ngày 12 tháng 12-2018
 

Francis with OL of Guadalupe

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ - GIẢNG LỄ ĐỨC MẸ GUADALUPE

 

TẠI ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ CHIỀU NGÀY 12/12/2016

 

 

captura-de-pantalla-2016-12-12-a-las-18-27-46-740x466

 

 

"Việc nhìn lên Đức Mẹ Guadalupe là để nhớ lại rằng cuộc viếng thăm của Chúa bao giờ cũng nhờ ở những ai làm cho Lời Ngài 'hóa thành nhục thể', thành phần tìm cách hiện thực sự sống của Thiên Chúa nơi bản thân mình, trở thành những dấu hiệu sống động của lòng thương xót Ngài".

 

"Phúc cho em là kẻ đã tin": bằng những lời này, Bà Isave đã xức dầu cho sự hiện diện của Đức Maria nơi nhà của bà. Những lời xuất phát từ lòng dạ của bà, từ bên trong; những lời âm vang tất cả những gì bà cảm nghiệm thấy từ cuộc thăm viếng của người chị em họ hàng: "Khi tôi vừa nghe thấy tiếng em  chào thì thai nhi trong lòng tôi hân hoan nhẩy mừng. Phúc cho em là người đã tin tưởng".

Thiên Chúa thăm viếng chúng ta ở trong bụng dạ của một người phụ nữ, chuyển động bụng dạ của người phụ nữ kia bằng một bài ca ngợi khen chúc tụng, một bài ca hân hoan vui mừng. Cảnh tượng của bài Phúc Âm cho thấy tất cả những gì là sinh động của việc Thiên Chúa viếng thăm, đó là lúc Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta thì Ngài tác động nội tâm của chúng ta, Ngài bắt đầu lay chuyển những gì chúng ta là, cho đến khi tất cả đời sống của chúng ta được biến đổi thành lời chúc tụng và ngợi khen. Khi Thiên Chúa viếng thăm chúng ta thì Ngài khiến chúng ta cảm thấy xốn sang bồn chồn, bằng một thứ xốn sang bồn chồn của những ai cảm thấy họ đã được mời gọi để loan báo những gì Ngài sống và là Đấng ở giữa dân Ngài. Đó là những gì chúng ta thấy nơi Đức Maria, người môn đệ tiên khởi và là vị thừa sai đầu tiên, một Hòm Bia mới của Giao Ước, Đấng không muốn lưu lại ở một nơi được giành cho mình trong các đền thờ của chúng ta, nhưng lên đường thăm viếng và hỗ trợ vào thời kỳ thai nhi Gioan đang được thai nghén bằng sự hiện diện của mình. Người đã làm như thế vào năm 1531, ở chỗ Người đã đến Tepeyac để phục vụ và hỗ trợ thành phần Dân đang được thai nghén đớn đau này, để trở thành Mẹ của họ và là Mẹ của tất cả mọi dân tộc. 

Cùng với bà Isave, hôm nay đây, cả chúng ta nữa muốn xức dầu cho Người và chào Người bằng lời: "Phúc cho Người là Đấng đã tin", và tiếp tục tin tưởng "những gì Chúa đã phán cùng Người sẽ được nên trọn". Thế nên Đức Maria là biểu tượng của người môn đệ, của người nữ tin tưởng và nguyện cầu, vị biết cách để hỗ trợ và phấn khích đức tin của chúng ta và niềm hy vọng của chúng ta ở những giai đoạn đặc biệt chúng ta cần phải trải qua. Nơi Đức Maria, chúng ta thấy một phản ảnh trung thực không phải là một thứ đức tin thi ca ngọt ngào, mà là một đức tin mạnh mẽ, nhất là trong lúc những say mê ngọt ngào về các sự vật bị tan vỡ và lại xẩy ra khắp mọi nơi những thứ mâu thuẫn đầy xung khắc. 

Chắc chắn chúng ta cần phải học từ đức tin mạnh mẽ và hữu ích ấy là một đức tin đã từng biểu hiệu và đang biểu hiệu Người Mẹ của chúng ta; cần phải học từ đức tin này làm sao để đi vào bên trong lịch sử mà làm muối và ánh sáng trong đời sống của chúng ta cũng như trong xã hội của chúng ta.  Xã hội chúng ta đang xây đắp cho con cái của chúng ta càng ngày càng hiện lên những dấu hiệu chia rẽ và phân mảnh, đẩy nhiều con người vào hậu trường, nhất là những ai đang gặp khó khăn để có được những gì là tối thiểu cho một cuộc sống xứng đáng. Một xã hội muốn tỏ ra khoe khoang khoác lác về những tiến bộ khoa học và kỹ thuật mà lại mù quáng và vô cảm trước hằng ngàn ngàn những gương mặt trải dài dọc con đường tiến bộ ấy, bị loại trừ bởi cái kiêu hãnh mù quáng của một thiểu số. Một xã hội cuối cùng tiến đến chỗ thiết lập một thứ văn hóa vỡ mộng, một thứ văn hóa giải mê và một thứ văn hóa thua bại nơi nhiều người anh em của chúng ta, thậm chí sấu khổ nơi nhiều người khác vì họ cảm thấy những khó khăn họ cần phải đối diện để khỏi bị lạc lối.

Chúng ta, dù không nhận ra, dường như trở nên quen thuộc với lối sống trong môt xã hội ngờ vực, với tất cả những gì được xã hội này phỏng định cho hiện tại của chúng ta nhất là cho tương lai của chúng ta; nỗi ngờ vực dần dần phát sinh ra tình trạng ơ hờ lãnh đạm và phân tán.

Khó khăn biết bao để hãnh diện về cái xã hội phúc hạnh này của chúng ta khi chúng ta thấy rằng lục địa Mỹ Châu thân yêu của chúng ta đã trở nên quen thuộc với việc nhìn thấy hằng ngàn ngàn trẻ em và giới trẻ trên đường phố, ăn xin và nằm ngủ ở các trạm xe lửa, trong hầm xe điện ngầm hay bất cứ ở nơi nào có chỗ. Trẻ em và giới trẻ bị khai thác làm việc bất hợp pháp hay bị đẩy đi tìm kiếm một ít đồng bạc cắc ở các giao lộ, bằng cách lau chùi kính xe của chúng ta... và họ cảm thấy rằng họ không có chỗ trên 'chuyến xe lửa cuộc đời - train of life'. Biết bao nhiêu là gia đình đang hằn lên thương đau khi nhìn thấy con cái của mình trở thành nạn nhân của những tay buôn tử thần. Khó khăn biết bao khi thấy cách thức chúng ta bình thường hóa việc loại trừ đi những vị lão thành của chúng ta, mặc họ sống lẻ loi cô độc, chỉ vì họ không còn sản xuất được nữa, hay thấy, như các vị giám mục ở Aparecida quá biết, "tình trạng bấp bênh đang ảnh hưởng tới phẩm giá của nhiều phụ nữ. Một số trong họ, ngay từ hồi còn nhỏ hay thanh thiếu niên, đã chịu rất nhiều hình thức bạo lực cả trong lẫn ngoài nhà của họ". Chúng là những trường hợp có thể làm cho chúng ta thành bại liệt, có thể gây ngờ vực cho đức tin của chúng ta và nhất là cho niềm hy vọng cậy trông của chúng ta, cho cách nhìn về tương lai và đối diện với tương lai.

Trước tất cả những hoàn cảnh đó, chúng ta cần phải cùng với bà Isave nói rằng "Phúc cho em là người đã tin tưởng", và học từ đức tin mãnh liệt và hữu ích này là những gì đã trở thành biệu hiệu và đang là biểu hiệu cho Người Mẹ chúng ta.

Việc cử hành mừng Mẹ Maria, trước hết và trên hết, là việc tưởng nhớ đến Người Mẹ này, là nhớ rằng chúng ta không và sẽ không bao giờ là một thành phần dân mồ côi. Chúng ta có một Người Mẹ! Và đâu có người mẹ này thì ở đấy bao giờ cũng có sự hiện diện và hương vị gia đình. Đâu có người mẹ này thì anh em có thể đánh nhau nhưng cảm quan hiệp nhất bao giờ cũng sẽ thắng vượt. Đâu có người mẹ này thì cuộc tranh đấu cho tình huynh đệ sẽ không bao giờ bị thiếu vắng. Tôi luôn bị ấn tượng khi thấy, nơi các dân tộc khác nhau ở Châu Mỹ Latinh, những người mẹ tranh đấu này, những người mẹ, thường một mình, đảm đang nuôi con cái khôn lớn. Đó là Đức Maria với chúng ta, với con cái của Mẹ: một người nữ đang chiến đấu chống lại thuú xã hội của nỗi ngờ vực và mù tối, một xã hội thờ ơ lãnh đạm và phân tán; một người nữ đang chiến đấu để củng cố niềm vui Phúc Âm, đang chiến đấu để cống hiến "nhục thể" cho Phúc Âm.

Việc nhìn lên Đức Mẹ Guadalupe là để nhớ lại rằng cuộc viếng thăm của Chúa bao giờ cũng nhờ ở những ai làm cho Lời Ngài "hóa thành nhục thể", thành phần tìm cách hiện thực sự sống của Thiên Chúa nơi bản thân mình, trở thành những dấu hiệu sống động của lòng thương xót Ngài.

Việc cử hành tưởng nhớ Đức Maria cũng khẳng định trước tất cả những gì là khác biệt éo le rằng "nơi tâm can và đời sống của các dân tộc chúng ta vẫn đang có một cảm quan mãnh liệt về niềm hy vọng cậy trông, bất chấp các điều kiện sống dường như che khuất tất cả mọi niềm hy vọng cậy trông".

Mẹ Maria, vì Mẹ đã tin tưởng, đã mến yêu; vì Mẹ là nữ tỳ của Chúa và là tôi tớ của anh em Mẹ. Việc cử hành tưởng nhớ Mẹ Maria là cử hành ở chỗ chúng ta, như Mẹ, được mời gọi để ra đi gặp gỡ những người khác bằng cùng một cái nhìn, bằng cùng một lòng thương xót sâu xa, bằng các cử chỉ tương tự. Việc chiêm ngưỡng Mẹ đó là việc cảm thấy lời mời gọi mãnh liệt noi gương bắt chước đức tin của Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ dẫn chúng ta đến chỗ hòa giải, cống hiến cho chúng ta sức mạnh để kiến tạo nên những mối liên hệ nơi mảnh đất Mỹ Châu Latinh diễm phúc của chúng ta, bằng cách "đồng thuận" với sự sống và "bất thuận" với tất cả những thứ lãnh đạm, loại trừ hay phủ nhận các dân tộc và con người. Chúng ta đừng sợ ra đi tìm kiếm người khác bằng cùng một ánh mắt. Một ánh mắt làm cho chúng ta thành anh em. Chúng ta làm thế là vì, như Juan Diego, chúng ta biết rằng ở đây có Mẹ của chúng ta, chúng ta biết rằng chúng ta đang nấp dưới bóng của Mẹ và sự bảo vệ bao che của Mẹ, nguồn mạch niềm vui của chúng ta, và chúng ta đang ở trong vòng tay của Mẹ.

 

https://zenit.org/articles/pop es-homily-for-feast-of-our-lad y-of-guadalupe/

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu sắc.



Quí vị nào muốn gửi lời chúc mừng Sinh Nhật 80 của ĐTC, xin mời sử dụng những địa chỉ emails hợp với ngoại ngữ của mình sau đây:

PapaFrancisco80@vatican.va (Sp anish/Portuguese); 
PapeFrancois80@vatican.va (Fre nch); 
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Video: Tâm Tình Cảm Động Của Đức Thánh Cha Dành Cho Đức Mẹ Trong Thánh Lễ Tại Guadalupe (12/18/2022)
Bức Hình Ðức Mẹ Guadalupe, Một Thách Đố Đối Với Khoa Học. (12/12/2018)
Cn 3364: Cảm Nghiệm Hành Hương Mẹ Guadalupe, Mexico (2) (12/12/2018)
Cn 3382: Tôn Vinh Nữ Vương Cho Bức Hình Mẹ Guadalupe (6) (12/12/2018)
Bài Giảng Của Đức Phanxicô Trong Thánh Lễ Tại Đền Đức Mẹ Guadalupe (12/12/2018)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768