Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Vấn Đáp Về Chuyến Tông Du 5-12/7/2015 (tiếp Và Hết)
Thứ Tư, Ngày 15 tháng 7-2015
Đức Thánh Cha Phanxicô 

Vấn Đáp về Chuyến Tông Du 5-12/7/2015


(Tiếp và Hết)



Trong những ngày gần đây ngài đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hội nhập và đối thoại và đã hỗ trợ cho các dự án sống tốt đẹp... Ngài sẽ đề cập đến các vấn đề này hay chăng khi ngài viếng thăm Liên Hiệp Quốc và Nhà Trắng?


Không, tôi chỉ nghĩ đặc biệt đến chuyến thăm Mỹ Châu Latinh này và đến thế giới nói chung, đúng là như vậy. Thế nhưng nợ nần ở các xứ sở khắp thế giới là những gì kinh hoàng. Tất cả mọi xứ sở đều mắc nợ. Một số xứ sở đã mua nợ nần của các xứ sở khác. Thế nhưng tôi không xét đến điều ấy...



Chúng ta đã nói về Cuba và vai trò của Vatican. Giờ đây Cuba đang đóng một vai trò trong cộng đồng quốc tế, quốc gia này có cần phải cải tiến ở lạnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo hay chăng? Cuba sẽ được lợi gì và bị bất lợi ra sao?


Nhân quyền là những gì giành cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ được tôn trọng ở một hay hai xứ sở. Tôi có thể nói rằng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới nhân quyền không được tôn trọng. Cuba hay Hoa Kỳ sẽ chịu thiệt những gì? Cả hai đều được lợi hay thiệt một điều gì đó vì đó luôn là trường hợp xẩy ra khi thương lượng với nhau. Cả hai sẽ được hưởng hòa bình, sẽ có các cuộc gặp gỡ, có tình hữu nghị, có sự hợp tác, là những gì họ được hưởng... thế nhưng họ sẽ bị thiệt những gì. Tôi không thể nghĩ ra. Thế nhưng trong các cuộc thương lượng bạn được hưởng và bạn bị thiệt một điều gì đó. Tuy nhiên, hãy trở lại với vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Chỉ cần nghĩ đến một số xứ sở, một số xứ sở Âu Châu là nơi bạn không thể thực hiện các cử chỉ tôn giáo vì các lý do khác nhau. Chúng ta cũng thấy những điều giống như vậy ở các châu lục khác nữa. Tự do tôn giáo không hiện hữu ở tất cả các phần đất trên thế giới, có nhiều nơi thiếu tự do tôn giáo. 



Ngài tỏ ra như là một vị tân lãnh đạo thế giới về ngành chính trị chuyển đổi, vì ngài chú trọng nhiều đến các phong trào quần chúng hơn là đến thế giới kinh doanh. Ngài có nghĩ rằng Giáo Hội sẽ theo ngài trong nỗ lực của ngài để nâng đỡ phong trào quần chúng là phong trào có một yếu tố trần thế mãnh liệt hay chăng? 


Các phong trào quần chúng có một chỗ đứng quan trọng trên thế giới. Điều tôi cống hiến cho họ là giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Như tôi đang làm với thế giới kinh doanh vậy. Nếu bạn nhìn lại những gì tôi đã nói với các phong trào quần chúng thì tất cả đều xuất phát từ giáo huấn về xã hội của Giáo Hội, những gì được áp dụng vào trường hợp của họ. Chẳng hạn, trong Thông Điệp Laudato Sí có một đoạn về nợ nần xã hội và công ích. Thế nhưng tất cả những gì tôi làm đó là áp dụng giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Tôi là một người theo đuổi Giáo Hội vì tôi chỉ giảng dạy giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Điều này không nhắm tới một kẻ thù nào, nó không phải là một yếu tố chính trị, mà là một yếu tố về giáo lý. 



Ngài có quan tâm một chút nào về vấn đề các lời nói của ngài có thể bị khai thác bởi các chính quyền, bởi các cuộc vận động và các phong trào hay chăng ?


Hết mọi lời nói và câu nói đều có thể bị khai thác, bị làm cho méo mó. Cụm từ được một phóng viên ở Ecuador đặt ra hỏi tôi đã bị một số cho là ủng hộ chính quyền, những người khác lại nói là chống chính quyền. Đôi khi các câu chuyện tin tức chỉ chộp lấy các cụm từ ngoài mạch văn của nó. Tôi không sợ. Tất cả những gì tôi nói đều chú trọng mạch văn. Và nếu tôi gây ra lầm lỗi, cảm thấy xấu hổ tôi sẽ xin thứ lỗi và tiến tới. 



Ngài nghĩ gì về tất cả những người tự chụp ảnh xin được chụp với ngài?


Tôi cảm thấy như là một người ông! Nó là một thứ văn hóa khác. Hôm nay, khi tôi rời Asunción, một viên cảnh sát vào khoảng 40 tuổi đã xin tôi cho một tấm ảnh tự chụp! Tôi đã nói với anh ta rằng anh là một thanh thiếu niên! Nó là một thứ văn hóa khác - tôi tôn trọng thứ văn hóa này. 



Ngài đã muốn nhắn gửi một sứ điệp ra sao cho Giáo Hội ở Mỹ Châu Latinh và Giáo Hội Mỹ Châu Latinh cần phải gửi cho thế giới ngày nay sứ điệp nào? 


Giáo Hội Mỹ Châu Latinh có một cái vốn khổng lồ, ở chỗ Giáo Hội này là một Giáo Hội trẻ trung. Đó là điều quan trọng. Giáo Hội này là một Giáo Hội trẻ trung với một tính chất tươi mới nào đó cùng với một số những ngoại thường không theo qui định. Giáo Hội này cũng có một khoa thần học phong phú đang được tìm tòi nghiên cứu. Tôi muốn phấn khích Giáo Hội trẻ trung này, và tôi tin rằng Giáo Hội này có thể dồi dào cống hiến cho chúng ta. Tôi sẽ nói cho bạn biết một điều thực sự làm cho tôi cảm kích. Đó là ở nơi cả 3 xứ sở ấy, cả 3, dọc theo các con đường có những người mẹ và người cha đứng với con cái của họ, đã làm hiệu cho thấy con cái của họ. Tôi chưa từng thấy nhiều trẻ em như thế bao giờ! Họ là một dân tộc và họ là một bài học cho chúng ta, cho Âu Châu, nơi đang lo âu về tình trạng suy giảm mức độ sinh sản, và cũng là nơi có ít chính sách giúp đỡ các gia đình đông con. Tôi nghĩ đến nước Pháp, nơi có một chính sách tốt để giúp các gia đình đông đảo. Nó đã tiến đến chỗ 2% cao hơn về mức độ sinh sản, thế nhưng các xứ sở khác ở mức zero % hay ít hơn. Thế nhưng đó không phải là những gì xẩy ra ở khắp nơi. Ở Albania chẳng hạn, tôi nghĩ là 45% dân số của nước này dưới 40 tuổi. Ở Paraguay con số này lên tới 72% hay 75%. Sự phong phú của Giáo Hội này, của quốc gia ấy và của Giáo Hội sống động đây, đó là một Giáo Hội của sự sống, một Giáo Hội đang sống. Điều này là những gì hệ trọng. Chúng ta có thể học hỏi từ điều ấy. Tôi bận tâm với thứ văn hóa sa thải ngày nay. Trẻ em bị loại trừ. Người già bị loại trừ, và tình trạng thiếu công ăn việc làm có nghĩa là giới trẻ cũng bị loại trừ nữa. Những quốc gia của giới trẻ mới mẻ này cống hiến cho chúng ta sức mạnh trong bối cảnh ấy. Giáo Hội Mỹ Châu Latinh là một Giáo Hội trẻ trung với rất nhiều vấn đề. Giáo Hội này có vấn đề và đây là sứ điệp tôi thấy được ở nơi đây, đó là: Đừng sợ tuổi trẻ của tính chất tươi mới này trong Giáo Hội. Giáo Hội này có thể là một Giáo Hội vô kỷ cương nhưng với thời gian Giáo Hội này sẽ trở nên qui củ hơn và sẽ cống hiến cho chúng ta rất nhiều sức mạnh và nghị lực. 




Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-sudamerica-42350/

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về