Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Sri Lanka Và Phi Luật Tân 12-19/1/2015: Gặp Gỡ Giới Trẻ Vào Lúc 10:30 Sáng Tại Sân Thể Thao Của Đại Học Thánh Tôma Manila Chúa Nhật 18/1/2015
Thứ Hai, Ngày 19 tháng 1-2015

 

Live video transmission by CTV

(Vatican Television Center)  

Live CTV

 

Đức Thánh Cha Phanxicô 

Tông Du Sri Lanka và Phi Luật Tân 

12-19/1/2015

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

(bao gồm cả các nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

(http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2015/outside/documents/papa-francesco-sri-lanka-filippine-2015.html)



Gặp gỡ Giới Trẻ vào lúc 10:30 sáng tại Sân Thể Thao của Đại Học Thánh Tôma Manila Chúa Nhật 18/1/2015

Hãy biết khóc than - hãy biết ngỡ ngàng - hãy biết ăn xin

(Video)


Dẫn nhập:

Theo lịch trình tông du cho ngày Chúa Nhật 18/1/2015, buổi sáng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ vào l1uc 10 giờ 30 tại Sân Thể Thao Đại Học Đường Thánh Tôma ở thủ đô Manila, và bui chiều, ngài sẽ dâng lễ và giảng lễ ở Công Viên Rizal Manila.

Về cuộc gặp gỡ với giới trẻ Phi Luật Tân, Đức Thánh Cha Phanxicô, một lần nữa, như hôm qua ở Tacloban là vùng đã xẩy ra trận Bão Hải Yến 14 tháng trước, ngài không hoàn toàn sử dụng bản văn đã được ngài soạn dọn bằng tiếng Anh cho từng biến cố, và đã nói buông rất nhiều bằng tiếng Tây Ban Nha, theo cảm nhận xuất phát tận đáy lòng của ngài cho có tính cách hoàn toàn tự nhiên và thích đáng nhất, vào lúc bấy giờ, một thời điểm có những cái bất ngờ xẩy ra khi ngài được tận mắt thấy và tận tai nghe được từ đàn chiên đang nheo nhóc khốn khổ bởi thiên tai và nhân tai của ngài ở những địa điểm như là "tận cùng trái đất" ấy. 

Bất chấp trời mưa, đám đông dân chúng vẫn tụ tập dọc theo con đường ngài đến Đại Học Đường Thánh Tôma để chào đón ngài và được tận mắt thấy được vị chủ chiên tối cao của Giáo Hội Công Giáo, vị chủ chiên muốn gần gũi với đoàn chiên của mình, có những lúc không sợ nguy hiểm. Bởi thế, lực lượng an ninh đã thắt chặt hết cỡ bất cứ nơi đâu ngài đến và hiện diện, nhất là ở những chỗ quá đông người như hôm nay. Ngay trước khi ngài đến với giới trẻ, các loa phóng thanh còn oang oang vang lên những chỉ dẫn liên quan đến cách thức ứng phó trong trường hợp xẩy ra biến động bất ngờ như bị bom nổ v.v.


Cuộc hội ngộ giữa ngài và giới trẻ ở đây hôm nay được mở đầu bằng việc thinh lặng tưởng nhớ đến nữ nạn nhân hôm qua đã bỏ mạng ở Tacloban. Ngài kêu gọi chẳng những cầu nguyện cho người con gái trẻ trung tình nguyện viên này, mà còn cho cả cha mẹ của cô chỉ có một mình cô là đứa con gái duy nhất, một gia đình mà ngài sẽ đến thăm sau cuộc gặp gỡ với giới trẻ và trước Thánh Lễ chiều cùng ngày. Kết thúc cuộc gặp gỡ bằng cách chính ĐTC nắm tay giới trẻ. 

Trong cuộc gặp gỡ với giới trẻ, căn cứ vào những chứng từ của một số đại diện trong họ, bài huấn từ của ngài muốn nhắn nhủ giới trẻ có thể qui vào 3 điểm chính yếu: 1- hãy biết khóc lóc, 2- hãy biết yêu thương, và 3- hãy biết ăn xin. Sau đây là bản dịch tiếng Anh từ thông dịch viên chuyển dịch cùng một lúc lời Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Tây Ban Nha với giới trẻ. 

Huấn Từ

Các bạn trẻ thân mến, khi tôi nói một cách tự phát, tôi nói bằng tiếng Tây Ban Nha. Được không? Vì tôi không biết tiếng Anh. Tôi có thể làm thế chăng? [Vỗ tay: Thưa Vâng] Xin cám ơn các bạn rất nhiều. Đây là Cha Mark, một thông dịch viên giỏi. 

Trước hết là một mẩu tin buồn. Hôm qua, khi Thánh Lễ sắp sửa bắt đầu thì một mảnh của giàn nhà rơi xuống đè trúng một thanh nữ đang làm việc ở miền này và cô ta đã qua đời. Tên của cô là Kristel. Cô đã giúp cho ban tổ chức trong việc sửa soạn cho Thánh Lễ. Cô 27 tuổi, trẻ trung như chính các bạn. Cô làm tình nguyện viên cho cơ quan Catholic Relief Services. Tôi muốn tất cả các bạn, trẻ trung như cô này, hãy giành một giây phút cùng tôi cầu nguyện và chúng ta hãy cầu cùng người mẹ của chúng ta, Đức Mẹ ở trên trời.

Chúng ta hãy cầu nguyện [thinh lặng

[Kính mừng Maria...]

Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cha mẹ của cô ta nữa. Cô ta là người con gái duy nhất. Mẹ của cô đang từ Hồng Kông về và cha của cô đã đến Manila chờ đợi.

[Lạy Cha chúng con ở trên trời...]

[Bằng tiếng Anh từ bản văn được soạn dọn] Tôi hân hoan được ở với các bạn buổi sáng hôm nay. Tôi thành thật gửi lời chào đến từng bạn, và tôi xin cám ơn tất cả những ai đã giúp vào việc làm cho cuộc gặp gỡ này trở thành khả dĩ. Trong cuộc viếng thăm dân chúng Phi Luật Tân của mình, tôi đặc biệt muốn gặp gỡ giới trẻ, muốn lắng nghe các bạn và muốn nói chuyện với các bạn. Tôi muốn bày tỏ lòng yêu thương cùng với các niềm hy vọng của Giáo Hội đối với các bạn. Và tôi muốn phấn khích các bạn, thành phần Kitô hữu của xứ sở này, hãy cống hiến bản thân mình một cách hăng say và chân thành cho công việc canh tân xã hội lớn lao của các bạn và giúp xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Tôi đặc biệt cám ơn những người trẻ đã ngỏ lời đón chào tôi. [Liệt kê tên của các người trẻ đã phát biểu]. 

[Bắt đầu nói tự phát]

Xin cám ơn các bạn rất nhiều. Mà chỉ có rất ít nữ nhân đại diện trong số các bạn thôi. Ê, quá ít đi? [cười]

[Ghi chú: có 3 người trẻ nam và 1 người trẻ nữ là thiếu nữ đã dẫn em gái nói đầu tiên, một em gái đã được cứu khỏi đời sống bụi đời, đó là một em nữ thiếu nhi đã hỏi Đức Thánh Cha một câu liên quan đến tình trạng trẻ em phải chịu đựng những bất công như phải làm điếm hay bị bỏ rơi: "Có rất nhiều trẻ em bị cha mẹ mình bỏ rơi, có rất nhiều em trở thành nạn nhân của ma túy và đĩ điếm và nhiều điều kinh khủng xẩy ra cho chúng. Tại sao Thiên Chúa lại để cho những điều ấy xẩy ra cho những trẻ em vô tội? Và tại sao lại có rất ít người giúp chúng con?"]



Nữ giới là thành phần cần phải nói nhiều với chúng ta trong xã hội ngày nay [vỗ tay]. Đôi khi chúng ta quá 'machistas' (biệt chú của người dịch: 'machistas' có nghĩa là quá thiên về nam tính hơn nữ tính) và chúng ta không giành chỗ cho nữ giới, thế nhưng những người nữ có khả năng thấy những sự vật từ một góc cạnh khác với chúng ta, bằng một con mắt khác

Tôi cám ơn em Jun về việc em rất can đảm tỏ mình ra (biệt chú của người dịch: em Jun này là em nữ duy nhất trong 4 em ngỏ lời cùng Đức Thánh Cha vào lúc ban đầu, nhưng em là người dẫn kèm theo em gái khác là Glyzelle Palomar 12 tuổi lên để thay em hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi rất thực tế và đầy thương tâm rồi nghẹn ngào đến trào nước mắt khóc). Cái cốt lõi của câu em hỏi, như tôi đã nói, hầu như không có câu trả lời. Chỉ khi nào cả chúng ta nữa có thể khóc về những gì em đã nói thì chúng ta mới có thể tới gần chỗ trả lời cho câu hỏi ấy. Tại sao trẻ em chịu khổ quá nhiều? Tại sao trẻ em lại chịu khổ? Khi tâm can có thể tự vấn và kêu lên thì bấy giờ chúng ta mới có thể hiểu được một điều gì đó.

Có lòng thương cảm trần thế cũng vô dụng. Các bạn đã nói một điều gì đó về điều này rồiĐó là một lòng thương cảm khiến chúng ta cho tay vào túi móc ra một cái gì đó cho một ai đó, cho người nghèo. Nếu Chúa Kitô đã có loại thương cảm này thì Người đã bước lại gần, chào hỏi họ rồi bỏ đi [về cùng Cha]. Thế nhưng, chỉ ở vào lúc Chúa Kitô đã khóc và có thể khóc mà Người đã thông cảm cuộc sống của chúng ta, hiểu được những gì xẩy ra trong cuộc đời của chúng ta. 

Hỡi những em gái, em trai, giới trẻ thân mến, trong thế giới ngày nay rất thiếu thốn khả năng biết khóc. Thành phần sống bên lề xã hội khóc. Những người bị loại trừ khóc. Những ai bị sa thải khóc. Thế nhưng [những ai trong chúng ta sống một cuộc đời không có nhu cầu không nhiều thì ít thì không biết khóc]. Có một số thực tại trong đời sống chúng ta chỉ có thể nhìn bằng cặp mắt được thanh sạch bằng nước mắt của chúng ta

Tôi mời gọi từng người trong các bạn ở đây hãy tự hỏi mình rằng tôi đã biết khóc thương hay chưa, biết khóc than hay chưa? [Khi tôi thấy một con trẻ đói khổ, một con trẻ nghiện hút trên hè phố, một con trẻ vô gia cư, một con trẻ bị bỏ rơi, một con trẻ bị lạm dụng, một con trẻ bị xã hội lợi dụng làm nô lệ?] Tiếc thay, lại có nhiều người khóc than vì họ muốn một điều gì hơn nữa. Đó là những gì tôi muốn nói trước hết. Chúng ta hãy biết khóc thương, như em [Glyzelle Palomar] đã tỏ ra cho chúng ta thấy hôm nay. Chúng ta đừng quên bài học này. Câu hỏi quan trọng về lý do tại sao có quá nhiều trẻ em phải chịu đựng khổ đau, em đã khóc than đặt vấn đề. Và câu trả lời quan trọng chúng ta có thể đáp lại hôm nay đó là chúng ta làm sao để có thể biết, thực sự biết khóc thương, biết khóc than

Chúa Giêsu trong Phúc Âm đã khóc. Ngài đã khóc người bạn qua đời. Người đã khóc trong lòng của Người cho gia đình mất đứa con gái của h. Người đã khóc khi thấy người phụ nữ góa đem người con trai của bà đi chôn táng. Và Người đã động lòng đến chảy nước mắt, đã cảm thương khi thấy đoàn lũ dân chúng không có chủ chiên. Nếu các bạn không biết khóc các bạn không thể trở thành Kitô hữu tốt lành

Đây là một thách đố, hai em Jun và Glyzelle đã đặt thách thức này cho chúng ta hôm nay. Và khi các em đặt câu hỏi này với chúng ta, tại sao trẻ em lại chịu khổ đau, tại sao tai ương này hay hoạn nạn kia lại xẩy ra trong đời sống, câu trả lời của chúng ta cần phải một là thinh lặng hai là một thứ ngôn từ xuất phát từ các giọt lệ của chúng ta. Hãy can đảm. Đừng sợ khóc than

Rối tới Leandros Santos II và câu hỏi của em. Em cũng đặt ra các vấn nạn. về một thế giới của tín liệu (the world of information). Ngày nay chúng ta bị choáng ngợp tín liệu bởi đầy tràn những phương tiện truyền thông. Phải chăng là những gì xấu xa? Không. Nó tốt và có ích. Thế nhưng thực sự là nguy hiểm khi sống theo chiều hướng chồng chất những tín liệu. Chúng ta có quá nhiều tín liệu. Nhưng có lẽ chúng ta không biết làm gì với những tín liệu ấy. Chúng ta có nguy cơ trở thành loại giới trẻ bảo tàng [museum-youth], thành phần có hết mọi sự lại không biết phải làm gì. Chúng tôi không cần cái loại bảo tàng giới trẻ này. Các bạn có thể hỏi tôi rằng: "Thưa cha làm sao chúng con có thể nên khôn ngoan đây?" Đó là một thách đố khác. Thách đố yêu thương. 

Đâu là môn học quan trọng nhất mà các bạn cần phải học ở đại học đường? Đâu là môn học quan trọng nhất các bạn cần phải học trong đời sống? Đó là học biết yêu thương. Thách đố mà cuộc sống cống hiến cho chúng ta đó là làm sao để biết yêu thương. Không phải chỉ tích lũy tín liệu mà không biết phải làm gì với những thứ tín liệu ấy. Thế nhưng, nhờ yêu thương mà các thứ tín liệu ấy sinh hoa kết trái

Vì thế mà Phúc Âm mới cống hiến cho chúng ta một đường lối và con đường thanh thản để tiến bước. Đó là việc sử dụng ba thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ của trí óc, ngôn ngữ của cõi lòng và ngôn ngữ của bàn tay. Hãy sử dụng 3 thứ ngôn ngữ này một cách hòa hợp với nhau. Những gì các bạn nghĩ tưởng, các bạn cần phải cảm nhận và sinh hoa kết trái. Các tín liệu chuyển đến tâm can của các bạn và các bạn hiện thực chúng bằng các việc làm thực sự. Làm như thế một cách hòa hợp. Hãy nghĩ tưởng những gì các bạn cảm nhận và những gì các bạn lạm. Hãy cảm nhận những gì các bạn nghĩ tưởng và thực hiện. Hãy làm những gì các bạn nghĩ và những gì các bạn cảm nhận. Ba thứ ngôn ngữ

(Biệt chú của người dịch: những tư tưởng về 3 thứ ngôn ngữ này và sự hòa hợp của chúng nơi con người là những gì đã được ĐTC nói tới vào cuối buổi triều kiến chung Thứ Tư 7/1/2015: "Suy nghĩ là ngôn ngữ của trí khôn; yêu thương là ngôn ngữ của tấm lòng; làm việc là ngôn ngữ của đôi tayVà tất cả 3 thứ ngôn ngữ này hiệp nhất lại làm thành mối hòa hợp của con ngườiVà vẻ đẹp là ở chỗ đó") 

Các bạn có thể lập lại điều này không? Suy nghĩ, cảm nhận và tác hành. [Giới trẻ đã lập lại đến 3 lần]. Hãy thc hiện tất cả 3 điều này một cách hòa hợp

Tình yêu thực sự liên quan đến việc yêu thương và để mình được thương yêu. [Khó lòng để cho mình được yêu thương hơn là thương yêu]. Đó là lý do tại sao rất khó mà có thể tiến đến đức ái trọn hảo của Thiên Chúa. Vì chúng ta có thể yêu Ngài, thế nhưng điều quan trọng đó là để cho Ngài yêu mình. Tình yêu thực sự là cởi mở bản thân mình cho một tình yêu muốn đến với các bạn, gây ngỡ ngàng bàng hoàng nơi chúng ta. Nếu các bạn chỉ có tín liệu mà thôi thì yếu tố gây ngỡ ngàng bị biến mất. Tình yêu hướng các bạn đến chỗ ngỡ ngàng và là một bàng hoàng vì nó bao hàm một cuộc đối thoại giữa hai bên, [giữa người yêu và người được yêu]. Và chúng ta nói rằng Thiên Chúa là một vị Thiên Chúa của những ngỡ ngàng vì Ngài bao giờ cũng yêu thương chúng ta trước và Ngài chờ đợi chúng ta bằng một ngỡ ngàng nào đó. Thiên Chúa làm cho chúng ta ngỡ ngàng. 

Chúng ta hãy để mình được Thiên Chúa làm cho ngỡ ngàng bàng hoàng. Chúng ta đừng có một thứ tâm lý của máy điện toán trong việc nghĩ rằng chúng ta biết hết mọi sự.

Tất cả mọi câu giải đáp ở trên màn ảnh máy điện toán nhưng không phải thực sự là những gì ngỡ ngàng. Trong cuộc thử thách về tình yêu Thiên Chúa tỏ mình ra qua những ngỡ ngàng bàng hoàng. 

Chúng ta hãy nghĩ đến Thánh Mathêu, một tài chính viên giỏi giang, và ngài ấn dân chúng xuống vì ngài áp đặt thuế má cho những người Rôma phản lại với đồng bào Do Thái của mình. Ngài có đầy tiền bạc và đánh thuế má. Thế nhưng khi Chúa Giêsu đi ngang qua, nhìn ngài mà nói: hãy theo Tôi. Ngài không thể nào ngờ nổi. 

Nếu các bạn có giờ, hãy đến mà xem bức tranh của Caravaggio về cảnh tượng này. Chúa Giêsu gọi ngài và những kẻ chung quanh ngài đã nói: "Tên này ấy hả? Hắn không phải là một tên phản bội hay sao? Hắn chẳng tốt tí nào hết". Và hắn nắm giữ tiền bạc cho bản thân hắn. Thế nhưng nỗi ngỡ ngàng vì được yêu thương đã chiếm đoạt ngài và [ngài đã theo Chúa Giêsu].

Hôm đó, khi Thánh Mathêu bỏ nhà mà ra đi, chào biệt người vợ của mình, ngài có bao giờ ngờ rằng ngài đã trở về không còn tiền bạc gì, mà chỉ quan tâm đến cách làm sao cho có được một bữa tiệc to, sửa soạn bữa tiệc ấy cho Đấng đã yêu thương ngài trước, Đấng đã làm cho Thánh Mathêu ngỡ ngàng với một điều rất đặc biệt, còn quan trọng hơn tất cả tiền bạc mà Thánh Mathêu đã có được nữa. 

Hãy để cho bản thân mình ngỡ ngàng trước Thiên Chúa. Đừng run sợ trước những ngỡ ngàng. Chúng làm rung rinh mặt đất dưới chân các bạn và chúng khiến chúng ta lo âu bối rối. Thế nhưng chúng xoay chuyển chúng ta theo đúng hướng. Tình yêu thực sự dẫn các bạn đến chỗ tiêu xài bản thân mình trong đời sống. [Thậm chí còn có nguy cơ kết cục các bạn trở thành trắng tay].

Chúng ta hãy nghĩ đến Thánh Phanxicô. Ngài đã chết với hai bàn tay không, với những túi trống, nhưng với một con tim rất tròn đầy. Không phải là các thứ bảo tàng giới trẻ mà là giới trẻ khôn ngoan. Muốn ngôn ngoan thì hãy sử dụng 3 thứ ngôn ngữ: nghĩ tưởng hay, cảm nhận tốt và tác hành giỏi (to think well, to feel well and to do well). Và để được khôn ngoan hãy để cho mình ngỡ ngàng trước tình yêu của Thiên Chúa. Đó là một cuộc sống tốt đẹp.

Cám ơn các bạn.

Và người bạn đã đến với một dự án tốt để tỏ cho chúng ta cách đi vào đời đó là Ricky. Bằng tất cả mọi hoạt động, bằng muôn vàn khía cạnh đi theo giới trẻ. Cám ơn bạn Ricky về những gì bạn làm và các bạn của bạn. Thế nhưng, tôi muốn hỏi bạn Ricky một câu hỏi nhé: Bạn và các bạn của bạn sẽ ban tặng. Cống hiến việc trợ giúp. Thế nhưng các bạn có để mình được nhận lãnh hay chăng? Bạn Ricky hãy trả lời đi trong lòng của bạn.

Trong Phúc Âm chúng ta vừa nghe, có một câu rất hay mà theo tôi quan trọng nhất. Phúc Âm nói rằng Người đã nhìn con người trẻ ấy, Người đã nhìn anh ta, và Người đã yêu thương anh ta. Khi người ta nhìn thấy một nhóm bạn bè, bạn Ricky và các bạn của bạn, thì người ta yêu họ nhiều vì họ làm những gì rất tốt. Thế nhưng, câu quan trọng nhất là câu Chúa Giêsu nói: "Anh còn thiếu một điều"

Chúng ta hãy lắng nghe lời này của Chúa Giêsu trong thinh lặng. Bạn chỉ còn thiếu một điều. Bạn chỉ còn thiếu một điều. [Giới trẻ lập lại] Tôi còn thiếu điều gì? Với tất cả những ai được Chúa Giêsu yêu rất nhiều, tôi xin hỏi các bạn nhé, các bạn có để cho những người khác cống hiến cho các bạn những gì giầu sang của họ cho các bạn là những người không được giầu sang như thế hay chăng? Thành phần Saducees, những bậc tiến sĩ về luật, vào thời của Chúa Giêsu, đã cống hiến nhiều luật lệ cho dân chúng, họ dạy dỗ dân chúng. Thế nhưng họ không bao giờ để cho dân chúng cống hiến cho họ một điều gì. Chúa Giêsu đã phải để cho mình cảm nhận được cảm thương, được yêu thương. Có bao nhiêu là bạn trẻ trong các bạn ở đây như thế chăng? Các bạn biết cho đi nhưng các bạn chưa biết lãnh nhận. Các bạn chỉ thiếu một điều: [ĐTC nói bằng tiếng Anh: Trở nên một kẻ ăn mày. Trở nên một kẻ ăn xin] trở nên một người hành khấtĐó là những gì các bạn còn thiếu. Biết cách van xin. Với những ai chúng ta cho.

Điều này không phải là những gì dễ hiểu đâu. Biết van xin. Biết nhận lãnh [nơi thân phần hèn mọn của những ai chúng ta giúp đỡ]. Biết để cho người nghèo truyền bá phúc âm hóa. Những người chúng ta giúp đỡ. Thành phần yếu đau, thành phần mồ côi. Họ có rất nhiều điều cống hiến cho chúng ta. Tôi cũng đã biết van xin như thế chưa? Hay tôi cảm thấy tự mãn, và tôi chỉ đến để cống hiến một điều gì đó thôi. Các bạn cho đi và nghĩ rằng các bạn chẳng cần bất cứ sự gì. Các bạn có biết các bạn cũng nghèo khổ hay chăng? Các bạn có biết cái bần cùng của các bạn hay chăng và nhu cầu các bạn cần nhận lãnh hay chăng? Các bạn có để mình được truyền bá phúc âm hóa bởi những ai các bạn phục vụ, để họ cống hiến cho các bạn hay chăng? Và đó là những gì giúp các bạn trưởng thành trong việc các bạn dấn thân ban tặng cho kẻ khác. Hãy biết cống hiến bàn tay của các bạn từ chính cái nghèo khổ của chính mình các bạn.

Có một số điểm tôi đã sửa soạn. 

Hãy biết yêu thương và biết được thương yêu. Có một thách đố đó là thứ thách đố của sự trọn vẹn nguyên tuyền.

Hãy yêu thương người nghèo. [Những vị giám mục của các bạn muốn các bạn nhìn đến người nghèo một cách đặc biệt trong năm nay]. Các bạn có nghĩ đến người nghèo hay chăng. Các bạn có cảm nhận cùng với người nghèo hay chăng, có làm một điều gì đó cho người nghèo hay chăng. Và các bạn có xin người nghèo cống hiến cho các bạn sự khôn ngoan có được hay chăng?

Đó là những gì tôi muốn nói với tất cả các bạn hôm nay đây. Xin thông cảm tôi đã không đọc những gì tôi soạn dọn cho các bạn. [Nhưng có một câu khiến tôi cảm thấy an ủi]: Thực tại là những gì vượt trên các ý nghĩ. Và thực tại mà [các bạn đã nêu lên] mà tất cả các bạn có được đều trổi vượt hơn giấy tờ tôi đang có ở trước mặt tôi đây.

Xin cám ơn các bạn rất nhiều.


Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (bao gồm cả nhan đề và các chỗ nhấn mạnh tự ý) 

http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-address-to-young-people


Phụ thêm:

Sau cuộc gặp gỡ với giới trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở về tòa khâm sứ để gặp gia định của nữ tình nguyên viên nạn nhân 27 tuổi hôm qua ở Tacloban là Kristel, bao gồm thân phụ và người cậu (thay mẹ) của cô. Cô đã qua đời sau khi Đức Thánh Cha rời phi trường Tacloban một chút. 

Cô đã từng là tình nguyện viên của cơ quan Catholic Relief Services từ năm 2013. Theo cơ quan này thì cô ở Samar cách xa Tacloban nhưng cô vẫn đến trợ giúp nạn nhân bão lụt ở đây và còn làm những việc ngoài việc chính thức của mình nữa, bao gồm cả việc sửa soạn cho Đức Thánh Cha đến


Đức Hồng Y Tagle TGM Manila là thông dịch viên cho biết ngài không có một lời nào có thể nói với người cha ngoài sự thinh lặng lắng nghe. Ngài nói với ĐHY rằng: "Làm sao huynh có thể an ủi một người cha bị mất đi đứa con gái duy nhất của mình đây?"

Chưa hết, cũng theo vị hồng y này, Đức Thánh Cha còn hết sức cảm phục phản ứng đầy đức tin của người bố nạn nhân nữa: "Ngài đã nói rằng khi ngài vừa nghe tin tức về cái chết của con gái ông, ngài đã thất kinh và tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại cất đi đứa con gái duy nhất của ông".

Đức Hồng Y cho biết phản ứng qua lời chứng từ hùng hồn của ông bố đã bày tỏ: "Tôi đã chấp nhận những gì đã xẩy ra cho tôi, tôi đã chấp nhận sự kiện Kristel không còn ở với tôi nữa. Tôi hân hạnh cháu đã tình nguyện phục vụ để phụ giúp cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Tôi đã quyết định không đến và ở nhà. Nhưng con gái của tôi thì cháu lại đến để lo cho cuộc gặp gỡ này của Đức Giáo Hoàng". 

Đức Thánh Cha đã tỏ ra rất cảm động và cám kích trước chứng từ này: "Đức tin biết bao! Đức tin biết bao!" Đức Thánh Cha đã cố gắng liên lạc bằng điện thoại với người mẹ của nạn nhân mà không được vì bà đang trên đường từ Hồng Kông về và tới Phi Luật Tân ngày mai.



Thứ Hai - Xin đón xem bài phỏng vấn trên máy bay với Đức Thánh Cha trên đường về lại Rôma

Thứ Ba - Xin đón xem bài giảng lễ hôm nay Chúa Nhật, 18/1/2015, và bài huấn từ cho các gia đình hôm Thứ Sáu, 16/1/2015.


Thứ Tư - Xin đón xem bài tường trình cảm nhận của Đức Thánh Cha về chuyến tông du Tích lan và Phi Luật Tân 8 ngày vừa rồi.


Dưới đây là nguyên văn bài huấn từ bằng tiếng Anh của Đức Thánh Cha cho giời trẻ Phi Luật Tân hôm nay nhưng ngài đã không sử dụng mà đã nói buông theo lòng tự phát như bài dịch trên đây.


Dear Young Friends,

It is a joy for me to be with you this morning. I greet each of you from the heart, and I thank all those who made this meeting possible. During my visit to the Philippines, I wanted in a particular way to meet with young people, to listen to you and to talk with you. I want to express the love and the hopes of the Church for you. And I want to encourage you, as Christian citizens of this country, to offer yourselves passionately and honestly to the great work of renewing your society and helping to build a better world.

In a special way, I thank the young people who have offered words of welcome to me. They have expressed eloquently, in your name, your concerns and worries, your faith and your hopes. They have spoken of the difficulties and the expectations of the young. Although I cannot respond to each of these issues at length, I know that, together with your pastors and among yourselves, you will prayerfully consider them and make concrete proposals for action in your lives.

Today I would like to suggest three key areas where you have a significant contribution to make to the life of your country. The first of these is the challenge of integrity. The word “challenge” can be understood in two ways. First, it can be understood negatively, as a temptation to act against your moral convictions, what you know to be true, good and right. Our integrity can be challenged by selfish interest, greed, dishonesty, or the willingness to use other people.

But the word “challenge” can be also understood positively. It can be seen as invitation to courage, a summons to bear prophetic witness to what you believe and hold sacred. In this sense, the challenge of integrity is something which you have to face now, at this time in your lives. It is not something you can put off until you are older or have greater responsibilities. Even now you are challenged to act with honesty and fairness in your dealings with others, young and old alike. Do not avoid the challenge! One of the greatest challenges young people face is learning to love. To love means to take a risk: the risk of rejection, the risk of being taken advantage of, or worse, of taking advantage of another. Do not be afraid to love! But in love, too, maintain your integrity! Here too, be honest and fair!

In the reading we have just heard, Paul tells Timothy: “Let no one have contempt for your youth, but set an example for those who believe, in speech, conduct, love, faith, and purity” (1 Tim 4:12). You are called, then, to set a good example, an example of integrity. Naturally, in doing this, you will encounter opposition, negativity, discouragement, and even ridicule. But you have received a gift which enables you to rise above those difficulties. It is the gift of the Holy Spirit. If you nurture this gift by daily prayer and draw strength from sharing in the Eucharist, you will be able to achieve that moral greatness to which Jesus calls you. You will also be a compass for those of your friends who are struggling. I think especially of those young people who are tempted to lose hope, to abandon their high ideals, to drop out of school, or to live from day to day on the streets.

So it is essential not to lose your integrity! Not to compromise your ideals! Not to give in to temptations against goodness, holiness, courage and purity! Rise to the challenge! With Christ, you will be – indeed you already are! – the architects of a renewed and more just Filipino culture.

A second key area where you are called to make a contribution is in showing concern for the environment. This is not only because this country, more than many others, is likely to be seriously affected by climate change. You are called to care for creation not only as responsible citizens, but also as followers of Christ! Respect for the environment means more than simply using cleaner products or recycling what we use. These are important aspects, but not enough. We need to see, with the eyes of faith, the beauty of God’s saving plan, the link between the natural environment and the dignity of the human person. Men and women are made in the image and likeness of God, and given dominion over creation (cf. Gen 1:26-28). As stewards of God’s creation, we are called to make the earth a beautiful garden for the human family. When we destroy our forests, ravage our soil and pollute our seas, we betray that noble calling.

Three months ago, your Bishops addressed these issues in a prophetic Pastoral Letter. They asked everyone to think about the moral dimension of our activities and lifestyles, our consumption and our use of the earth’s resources. Today I ask you to do this in the context of your own lives and your commitment to the building up of Christ’s kingdom. Dear young people, the just use and stewardship of the earth’s resources is an urgent task, and you have an important contribution to make. You are the future of the Philippines. Be concerned about what is happening to your beautiful land!

A final area in which you can make a contribution is one dear to all of us. It is care for the poor. We are Christians. We are members of God’s family. No matter how much or how little we have individually, each one of us is called to personally reach out and serve our brothers and sisters in need. There is always someone near us who is in need, materially, emotionally, spiritually. The greatest gift we can give to them is our friendship, our concern, our tenderness, our love for Jesus. To receive Jesus is to have everything; to give him is to give the greatest gift of all.

Many of you know what it is to be poor. But many of you have also experienced something of the blessedness that Jesus promised to “the poor in spirit” (cf. Mt 5:3). Here I would say a word of encouragement and gratitude to those of you who choose to follow our Lord in his poverty through a vocation to the priesthood and the religious life; by drawing on that poverty you will enrich many. But to all of you, especially those who can do more and give more, I ask: Please, do more! Please, give more! When you give of your time, your talents and your resources to the many people who struggle and who live on the margins, you make a difference. It is a difference that is so desperately needed, and one for which you will be richly rewarded by the Lord. For, as he has said: “you will have treasure in heaven” (Mk 10:21).

Twenty years ago, in this very place, Saint John Paul II said that the world needs “a new kind of young person” – one committed to the highest ideals and eager to build the civilization of love. Be those young persons! Never lose your idealism! Be joyful witnesses to God’s love and the beautiful plan he has for us, for this country and for the world in which we live. Please pray for me. God bless you all!

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về