Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Trong Bài Phỏng Vấn Trên Máy Bay Từ Phi Luật Tân Về Lại Rôma Thứ Hai 18/1/2015, Được Vatican Insider Phổ Biến Cùng Ngày
Thứ Sáu, Ngày 30 tháng 1-2015


"Đối với tôi, giây phút cảm động nhất đó là Thánh Lễ ở Tacloban, một thánh lễ rất cảm động. ..  Có một lúc trong Thánh Lễ ở đó, tôi đã cảm thấy mình như thể bị tan biến đi, 
tôi hầu như không thể nào nói được nữa
Tôi không biết điều gì đã xẩy ra cho tôi, có thể là cảm xúc, 
tôi không biết"



Dẫn nhập: 

Trong bài phỏng vấn trên máy bay từ Phi Luật Tân về lại Rôma Thứ Hai 18/1/2015, được Vatican Insider phổ biến cùng ngày, một bài phỏng vấn rất vắn tắt về câu hỏi và các câu hỏi đôi khi được sắp xếp theo đề mục của người phổ biến hơn là theo thứ tự của cuộc phỏng vấn, so với nguyên trọn bài phỏng vấn được mạng điện toán toàn cầu Zenit phổ biến 3 đợt, sau đó mấy ngày, 21-23/1/2015, thì vẫn còn thiếu ít là một câu phỏng vấn cuối cùng của nữ phóng viên ở Ý của nhật báo La Nacion của Á Căn Đình. 

Nữ phóng viên này là người đã phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 4/12/2014, Ai muốn xem lại cuộc phỏng vấn này, xin bấm vào links dưới đây: Với Nhật Báo La Nacion Á Căn Đình - Một cuộc gặp gỡ... Liều lượng vô thức... Thượng Nghị gia đình... Viên chỉ huy trưởng... . Chị cũng là người đã viết cuốn tiểu sử đầu tiên về Đức Thánh Cha Phanxicô (a biography of Jorge Bergoglio), tựa đề: "Life and revolution Francis", được Loyola Press xuất bản cuối năm 2014, và cũng là người được vị tân giáo hoàng Phanxicô gọi điện thoại cho ngay sau ngày ngài được bầu làm giáo hoàng. Nhờ quen biết với vị giáo hoàng đồng hương này mà người nữ phỏng viên đã hỏi một câu "trúng tủ", giúp chúng ta hiểu thêm một số chi tiết về vị chủ chăn tối cao của chúng ta trong chuyến tông du lịch sử của ngài vừa qua. 


Elisabetta Pique, Nhật Báo La Nacion Á Căn Đình: Đại diện cho nhóm nói tiếng Tây Ban Nha con xin có 2 câu hỏi. Đây là một chuyến đi cảm kích cho hết mọi người. Chúng con đã thấy dân chúng khóc lóc suốt thời gian ở Tacloban, thậm chí chúng con là thành phần phóng viên ký giả cũng khóc nữa. Hôm qua, Đức Thánh Cha đã nói rằng thế giới cần phải khóc. Chúng con xin được hỏi Đức Thánh Cha, lúc nào - vẫn biết lúc nào cũng cảm động - lúc nào là lúc Đức Thánh Cha cảm động nhất? Đó là câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi thứ hai đó là hôm qua Đức Thánh Cha đã tạo nên lịch sử, ở chỗ, Đức Thánh Cha đã phá kỷ lục của Đức Gioan Phaolô II, tại cùng một địa điểm, mà đã có tới 6 hay 7 triệu người. Trông thấy như vậy thì Đức Thánh Cha cảm thấy ra sao - Đức Hồng Y Tagle đã cho chúng con biết rằng trong Thánh Lễ, trước bàn thờ, Đức Thánh Cha đã hỏi ngài, thế nhưng có bao nhiêu người ở đây vậy? Đức Thánh Cha cảm thấy ra sao trước con số phá kỷ lục ấy, khi 
một vị Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ làm nên lịch sử với một con số tham dự cao nhất trong lịch sử? Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha.



ĐTC PhanxicôĐối với tôi, giây phút cảm động nhất đó là Thánh Lễ ở Tacloban, một thánh lễ rất cảm động. Rất cảm động. Khi thấy toàn thể dân Chúa đứng im, nguyện cầu, sau thảm họa ấy, nghĩ đến các tội lỗi của tôi và đến những con người ấy, thật là cảm động, một giây phút rất cảm động. Có một lúc trong Thánh Lễ ở đó, tôi đã cảm thấy mình như thể bị tan biến đi (I felt as though I was annihilated - nghĩa bóng có thể hiểu là ngài cảm thấy ngài dường như không còn là mình nữa - biệt chú của người dịch), tôi hầu như không thể nào nói được nữa. Tôi không biết điều gì đã xẩy ra cho tôi, có thể là cảm xúc, tôi không biết. Thế nhưng tôi đã không cảm thấy điều gì khác, mà là một điều gì đó. Thế rồi có những giây phút cảm động khác, chẳng hạn nơi các cử chỉ cảm động. Hết mọi cử chỉ đều cảm động. Khi tôi đi ngang qua, một người bố thực hiện cử chỉ như thế này và tôi đã ban phép lành cho người bố ấy, người bố này nói cám ơn tôi. Thế nhưng, đối với họ, một phép lành đã đủ rồi. Tôi nghĩ - tôi là người có rất nhiều mong ước - tôi muốn điều này điều nọ. Như thế mới tốt cho tôi, không phải sao? Thật là những giây phút cảm động. Sau khi tôi thấy rằng chúng tôi đã đáp xuống ở Tacloban giữa những cơn gió 70 cây số một giờ, tôi đã tỏ ra nghiêm trọng trước lời cảnh giác là chúng tôi cần lên đường không sau 1 giờ chiều, vì càng trễ càng nguy hiểm. 


Trước cảnh tượng mênh mông dân chúng, tôi đã cảm thấy mình như bị biến khuất. Họ là dân của Thiên Chúa và Thiên Chúa đã hiện diện. Và niềm vui của việc Thiên Chúa hiện diện là những gì nói với chúng ta, một khi suy nghĩ kỹ, rằng anh chị em là tôi tớ của những con người ấy, thành phần đóng vai chính. Một cái gì đó giống như vậy. Một điều khác đó là việc khóc thương. Một trong những điều đang bị mất đi khi quá ư là giầu thịnh, hay khi mà các thứ giá trị bị lẫn lộn, hoặc khi chúng ta trở nên quen thuộc với bất công, với thứ văn hóa thải trừ, đó là khả năng để khóc than. Đó là một thứ ân sủng chúng ta cần phải cầu xin. Có một lời nguyện đẹp ở trong sách lễ cũ xin cho biết khóc lóc. Đại khái như thế này: 'Ôi Chúa, Chúa là Đấng đã làm như thế để Moisen sử dụng cây gậy của mình mà làm cho nước chảy ra từ một tảng đá, thì cũng làm như vậy nơi tảng đá lòng của con, để giòng nước mắt của con được tuôn trào ra'. Đó là một kinh nguyện đẹp. 



Kitô hữu chúng ta cần phải xin ơn biết khóc lóc. Nhất là những Kitô hữu giầu sang phú quí. Khóc về những thứ bất công và khóc về các thứ tội lỗi. Vì khóc là những gì mở lòng anh chị em ra để hiểu được những thực tại mới hay những chiều kích mới của thực tại. Đó là những gì bé gái đã nói và những gì tôi đã nói với bé. Bé là người duy nhất nêu lên câu hỏi mà không có câu trả lời: tại sao trẻ em chịu khổ đau? Đại văn hào triết gia Dostoyevsky đã tự hỏi mình điều này và ông đã không thể nào trả lời nổi. Tại sao trẻ em lại bị đau khổ? Em, qua việc khóc lóc của mình, là một người nữ đã biết khóc. 


Khi tôi nói phụ nữ cần phải được coi trọng hơn nữa trong Giáo Hội thì không phải chỉ ở chỗ cống hiến cho họ một phận vụ, như chức bí thư của một phân bộ - cho dù điều này cũng tốt thôi. Không, chính là để họ có thể nói với chúng ta về cảm nghiệm của họ và nhận định của họ về thực tại. Bởi nữ giới nhìn sự vật từ một nhận định phong phú khác, một nhận định rộng hơn. 


Một điều khác tôi cũng muốn nhấn mạnh đó là những gì tôi đã nói với người trẻ cuối cùng, một con người trẻ thật sự có hoạt động tốt đẹp, một con người cho đi, cho đi và cho đi, em tổ chức để giúp đỡ người nghèo. Thế nhưng đừng quên rằng chúng ta cần trở thành những kẻ ăn mày ăn xin nữa - từ người nghèo. Vì người nghèo là thành phần truyền bá phúc âm hóa chúng ta. Nếu chúng ta lấy người nghèo ra khỏi Phúc Âm chúng ta không thể hiểu được sứ điệp của Chúa Giêsu. Người nghèo là thành phần truyền bá phúc âm hóa chúng ta. Tôi đi truyền bá phúc âm hóa người nghèo, được, thế nhưng cũng hãy để cho họ truyền bá phúc âm hóa anh chị em nữa. Vì họ có những thứ giá trị mà anh chị em không có.


Tôi xin cám ơn anh chị em rất nhiều về công việc của anh chị em, tôi trân quí việc làm ấy. Xin đa tạ anh chị em. Tôi biết anh chị em đã phải hy sinh làm việc. Xin đa tạ anh chị em. Tôi muốn thực hiện những lời cám ơn này một cách cụ thể đối với vị thâm niên nhất của chúng ta là người mừng sinh nhật hôm nay (biệt chú: đó là Valentina Alazraki). Chúng tôi không thể nói bạn bao nhiêu tuổi, nhưng bạn đã làm việc ở đây khi bạn còn là một đứa nhỏ, là một đứa nhỏ, là một đứa nhỏ. Chúc bạn những lời chúc tốt đẹp nhất nhé.




Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về