MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: giáo lý gia đình và cộng đồng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Trong Năm Thánh Thương Xót
Thứ Tư, Ngày 15 tháng 6-2016
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT

TRONG NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT

 

_STE5777

 

Bài 18  

Phép Lạ Chữa Lành Người Mù Ăn Xin Bên Vệ Đường

 

"Việc Chúa băng ngang qua là một cuộc hội ngộ của lòng thương xót liên kết hết mọi sự chung quanh Người để giúp cho chúng ta có thể nhận ra người đang cần được giúp đỡ và an ủi".

 

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Ngày kia, khi đến gần thành Giêrico, Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ phục quang cho một người mù ngồi ăn xin ở bên vệ đường (xem Luca 18:35-43). Hôm nay chúng ta muốn nhận thức cái ý nghĩa của dấu lạ này, vì nó cũng trực tiếp chạm đến cả chúng ta nữa. Thánh ký Luca viết rằng người mù này đang ngồi ăn xin ở vệ đường (câu 35). Một người mù bấy giờ - nhưng cũng kéo dài cho tới không bao lâu trước đây - chỉ có thể sống nhờ những của bố thí. Hình ảnh về người mù này tiêu biểu cho nhiều người, cả hôm nay đây, cảm thấy mình sống ở bên lề xã hội, gây ra bởi một thứ yếu kém về thể lý hay về những phương diện nào khác. Anh ta bị tách khỏi đám đông; anh ta ngồi đó trước những con người bận bịu qua lại trước mặt, những con người đang suy nghĩ mông lung và bị cuốn hút vào nhiều sự... Nên con đường đi, có thể là một nơi gặp gỡ, đối với anh ta, trái lại, là một nơi cô quạnh. Một đám người qua lại như thế ... mà anh ta lại lẻ loi một mình.

 

Hình ảnh ấy về một con người sống bên lề xã hội là một hình ảnh buồn, nhất là nơi bối cảnh của thành phố Giêrico, một ốc đảo đồ sộ và xa hoa trong sa mạc. Thật vậy, chúng ta biết rằng ở vào cuối cuộc xuất hành dài của mình từ Ai Cập, dân Do Thái đã tiến đến thành Giêricô này: một thành đô tiêu biểu như cửa ngỏ vào Đất Hứa. Chúng ta nhớ lại những lời được Moisen nói đến trong khung cảnh ấy: "Nếu trong anh em có một người nghèo, một trong những người anh em của mình, ở bất cứ thành thị nào trong mảnh đất của anh em mà Chúa là Thiên Chúa của anh em ban cho anh em, thì anh em không được tỏ ra cứng lòng hay nắm bàn tay anh em lại trước người anh em nghèo khổ của anh em... Vì sẽ không bao giờ thiếu người nghèo ở mảnh đất này; bởi thế, tôi truyền cho anh em hãy mở rộng bàn tay của mình ra cho anh em của mình, cho người thiếu thốn và người nghèo khổ trong mảnh đất ấy" (Đệ Nhị Luật 15:7,11). Cái tương phản giữa lời khuyên này trong Lề Luật của Thiên Chúa và tình trạng được Phúc Âm diễn tả là những gì đáng nói, ở chỗ, trong khi người mù la lên, kêu xin Chúa Giêsu, thì dân chúng lại mắng trách anh ta để bịt miệng anh ta lại, như thể anh ta không có quyền lên tiếng vậy. Họ không cảm thương anh ta gì hết; trái lại, việc la to của anh ta khiến họ cảm thấy khó chịu. Biết bao lần chúng ta tỏ ra khó chịu khi thấy quá nhiều người trên đường xá - thành phần thiếu thốn, bệnh nạn không có gì để ăn. Biết bao lần chúng ta khó chịu khi chúng ta chạm trán với quá nhều người tị nạn. Đó là một chước cám dỗ mà tất cả chúng ta đều có - tôi cũng thế! Chính vì thế mà Lời Chúa đã trách cứ chúng ta, khi nhắc nhở chúng ta rằng thái độ dửng dưng lạnh lùng và thù hận là những gì làm cho chúng ta trở thành mù điếc, chúng cản trở không cho chúng ta thấy những người anh em của chúng ta và không cho phép chúng ta có thể nhận ra Chúa ở nơi chúng - thái độ lãnh đạm và thù hận. Và đôi khi cái lãnh đạm và thù hận này còn trở nên hung hăng và xỉ nhục nữa; "hãy tống tất cả họ đi"; "hãy đưa chúng đi chỗ khác chơi". Thái độ hung hăng này là những gì dân chúng đã tỏ ra khi người mù la lên: "tên kia, hãy xéo đi, hãy đi đi, đừng có nói, đừng có mà la lối".

Ở đây chúng ta còn nhận thấy một điểm đặc biệt hay hay. Vị Thánh ký nói có ai đó trong đám đông đã giải thích cho người mù này lý do tại sao tất cả dân chúng bấy giờ qui tụ lại mà rằng: "Giêsu Nazarét đang đi ngang qua!" (câu 37). Việc Chúa Giêsu đi ngang qua được sử dụng bằng cùng một động từ trong Sách Xuất Hành về việc đi ngang qua của vị Thiên Thần đang đi tận diệt, vị cứu dân Do Thái trong đất Ai Cập (xem 12;23). Đó là "cái vượt qua" của Phục Sinh, mở màn cho một cuộc giải phóng, ở chỗ khi nào Chúa Giêsu thì ở đó bao giờ cũng xẩy ra một cuộc giải phóng, bao giờ cũng có ơn cứu độ! Bởi thế, đối với người mù này, việc Người băng ngang qua chẳng khác nào như lời loan báo lễ Phục Sinh của anh ta. Bất chấp đe dọa, người mù này càng la to hơn cùng Chúa Giêsu, tuyên xưng Người là Con Vua Đavít, Đấng Thiên Sai hằng được đợi trông, Đấng theo tiên tri Isaia, mở mắt cho kẻ đui mù (xem Isaia 35:5). Trái hẳn với đám đông dân chúng, người mù này thấy bằng con mắt đức tin. Nhờ thế mà lời van xin của anh ta cò một hiệu năng mãnh liệt. Thật vậy, nghe thấy tiếng của anh ta, "Chúa Giêsu đã dừng lại và truyền mang anh ta tới với Người" (câu 40). Làm như thế, Chúa Giêsu đưa người mù ra khỏi vệ đường, khiến anh ta trở thành trọng tâm chú ý của các môn đệ Người và đám đông. Chúng ta cũng nghĩ đến những lúc khi chúng ta được ở trong những trường hợp lạ lùng, bao gồm cả những trường hợp tội lỗi, chúng ta thật sự được Chúa Giêsu dùng tay của Người đưa chúng ta ra khỏi vệ đường mà cống hiến cho chúng ta ơn cứu độ. Như thế thì tỏ hiện một sứ điệp lưỡng diện như thế này. Trước hết, dân chúng đã loan báo tin mừng cho người mù này, nhưng họ không muốn dính dáng gì với anh ta; thế rồi Chúa Giêsu lại buộc tất cả họ phải nhận thức rằng tin mừng bao gồm cả việc lấy làm chính yếu nơi đường lối của mình con người bị loại ra khỏi đó. Sau nữa, về phần mình, con người mù lòa này không thể nhìn thấy, nhưng đức tin của anh ta đã mở ra con đường cứu độ, và anh ta thấy được mình ở giữa tất cả những ai đã chặn đường để trông thấy Chúa Giêsu. 

Thưa anh chị em, việc Chúa băng ngang qua là một cuộc hội ngộ của lòng thương xót liên kết hết mọi sự chung quanh Người để giúp cho chúng ta có thể nhận ra người đang cần được giúp đỡ và an ủi. Chúa Giêsu cũng băng ngang qua đời sống của anh chị em; và khi Chúa Giêsu băng ngang qua mà tôi nhận ra nó, thì đó là một lời mời gọi hãy đến gần Người, để trở nên tốt hơn, để trở thành một Kitô hữu khá hơn, để theo Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu quay lại người mù mà hỏi: "Anh muốn Tôi làm gì cho anh?" (câu 41). Những lời Chúa Giêsu nói ấy là những gì đáng chú ý, ở chỗ, bấy giờ Con Thiên Chúa ở trước một người mù như là một người tôi tớ thấp hèn. Người, Chúa Giêsu, Thiên Chúa, phán: "Thế nhưng anh muốn tôi làm gì cho anh? Anh muốn tôi phục vụ anh như thế nào?" Thiên Chúa biến Bản Thân Mình thành một người đầy tớ của người mù này. Và người mù đã trả lời Chúa Giêsu, không còn gọi Người là "Con Vua Đavít" nữa, mà là "Chúa", một danh xưng mà ngay từ ban đầu Giáo Hội đã áp dụng vào Chúa Giêsu Phục Sinh. Người mù này xin được nhìn thấy và ước mong của anh ta đã được đáp ứng: "Hãy trông thấy; đức tin của anh đã chữa lành anh" (câu 42). Anh ta đã chứng tỏ đức tin của mình bằng việc kêu xin Chúa Giêsu và hoàn toàn muốn gặp Người, và điều này đã mang lại cho anh tặng ân cứu độ. Nhờ đức tin của mình mà giờ đây anh có thể trông thấy, và trên hết, anh cảm thấy rằng anh được Chúa Giêsu yêu thương.

Thế nên, trình thuật này được kết thúc ở chỗ người mù ấy "đã đi theo Người, tôn vinh Thiên Chúa" (câu 43) (câu 43): anh ta trở thành một người môn đệ. Từ một kẻ ăn xin đến thành một người môn đệ: đó cũng là đường lối của chúng ta. Tất cả chúng ta đều là những kẻ ăn mày ăn xin, tất cả chúng ta. Chúng ta bao giờ cũng cần ơn cứu độ. Tất cả chúng ta cần phải thực hiện bước đi này từng ngày: từ kẻ ăn xin đến làm môn đệ. Thế là người mù ấy lên đường theo sau Chúa và bắt đầu thuộc về cộng đoàn của Người. Kẻ mà họ muốn phải câm nín đi giờ đây, bằng một tiếng vang to, chứng kiến thấy cuộc gặp gỡ của anh ta với Chúa Giêsu Nazarét, và "tất cả dân chúng, khi thấy thế, đều ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa" (câu 43). Một phép lạ thứ hai đã xẩy ra, ở chỗ, những gì đã xẩy ra cho người mù là để cho dân chúng cuối cùng thấy được. Cùng một ánh sáng đang chiếu soi họ, liên kết họ vào lời nguyện cầu chúc tụng. Bởi vậy Chúa Giêsu tuôn đổ lòng thương xót của Người xuống trên tất cả những ai Người gặp gỡ: Người kêu gọi họ, mang họ đến với Người, qui tụ họ lại, chữa lành và soi sáng họ, kiến tạo nên một con người mới để cử hành những diệu kỳ của tình yêu nhân hậu Người. Chúng ta hãy để cho mình được Chúa Giêsu kêu gọi, và hãy để cho Chúa Giêsu chữa lành, được Chúa Giêsu tha thứ, và chúng ta hãy theo sau Chúa Giêsu mà chúc tụng Thiên Chúa. Chớ gì được như thế!

https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-healing-of-the-blind-man/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý) 

 

_STE5355

Thiên Chúa không dung tha cho Con Mình





Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Giáo Hội Hiện Thế Đức Thánh Cha Phanxicô Sứ Điệp Cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 1-1-2017 (1/1/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28-12-20016 (12/28/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 21-12-20016: Bài 3 (12/21/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 14-12-20016 (12/14/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý Về Đức Cậy - Bài 1 (12/9/2016)
Tin/Bài khác
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Trong Năm Thánh Thương Xót (4/28/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Lòng Thương Xót Năm Thánh Tình Thương - Thứ Tư 20/4/2016 Bài Thứ 11 (4/20/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Chúa Trong Năm Thánh Tình Thương - Bài 10 (4/13/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 30/3/2016 (3/30/2016)
Bài Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Thứ 6 Trong Năm Thánh Tình Thương (3/3/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768