Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vua Thật, Thanh Thanh
Thứ Tư, Ngày 17 tháng 11-2010

VUA THẬT, THANH THANH

Đức Giêsu nói: Ta đến để cứu chứ không phải để hủy diệt. Đúng như vậy, nhìn vào việc làm của Ngài, ta mới biết rõ đây mới là vị Vua thật sống trọn vẹn đời mình cho và vì con người.

Chúa Giêsu Vua của người bệnh tật

Đức Giêsu chữa một người bị quỷ ám ở Caphácnaum (4, 31-37)

Đức Giêsu chữa cho bà mẹ vợ ông Simon ( 4, 38-39)

Đức Giêsu chữa lành nhiều người đau yếu (4, 40- 41)

Đức Giêsu chữa lành một người bị quỷ ám (4, 31- 37)

Đức Giêsu chữa người bị phong hủi (5, 12- 16)

Đức Giêsu chữa người bại liệt (5, 17-26)

Đức Giêsu chữa người bại tay trong ngày Sabát (6, 6- 11)

Đức Giêsu chữa người bị quỷ ám ở Ghêraxa (6, 26-39)

Đức Giêsu chữa người nô lệ của một đại đội trưởng (7, 1- 10)

Đức Giêsu chữa cô Mácđala, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ (8, 1-3)

Đức Giêsu chữa người đàn bà băng huyết (8, 40-52)

Đức Giêsu chữa đứa bé khỏi kinh phong (9, 37-43)

Đức Giêsu chữa người phụ nữ bị quỷ ám mười tám năm (13, 10-17)

Đức Giêsu chữa người mắc bệnh phù thũng (14, 1- 6)

Đức Giêsu chữa mười người phong hủi (17, 11- 19)

Đức Giêsu chữa người mù tại Giêrikhô (18, 35- 43)

Đức Giêsu trả lời cho ông Gioan về những việc Người đã làm cho: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy (7, 22)

Đức Giêsu được sai đi để công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức (4, 18).

Đức Giêsu luôn muốn mang lấy tất cả mọi tật nguyền của con người, để con người được khỏe mạnh.

Đức Giêsu luôn muốn mang trong mình mọi bất hạnh, đau của con người, để con người được hạnh phúc, bình an.

Người tội lỗi

Tha tội cho người bất toại (5, 17-26)

Dùng bữa với người tội lỗi (5, 27-39)

Người phụ nữ tội lỗi (7, 36-50)

Dụ ngôn con chiên bị mất (15, 4- 7)

Dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất (15, 8- 10)

Dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế (18, 9- 14)

Giakêu, người thu thuế (19, 1- 10)

Người nghèo, kẻ bị áp bức

Người nghèo khó và người bị áp bức luôn phải lệ thuộc vào những kinh sư, biệt phái, luật sĩ, cùng với những gánh nặng do họ đè lên vai, và với áp lực của dân chúng, coi họ như những kẻ bị Thiên Chúa chúc dữ.

Họ không có quyền công dân nên cũng không làm chứng trước toà. Nhưng lại rất dễ bị ngược đãi mà không có một sự bảo trợ nào của tôn giáo hay xã hội theo lẽ công bằng.

Họ không những nghèo về vật chất, mà còn nghèo cả ca tinh thần, bởi họ phải chịu quá nhiều nỗi tủi nhục do người khác đưa đến.

Khác với người kinh sư biệt phái, Đức Giêsu, dù thuộc giai cấp trung lưu, nhưng Ngài đã hoà mình với những người thấp hèn nhất trong tầng lớp hạ lưu và hoà đồng với họ. Người trở thành một kẻ bị ruồng bỏ một cách tự nguyện. Ngài luôn chạnh lòng thương dân chúng. Toàn bộ Tin mừng đều diễn tả hoạt động thương của Ngài, khi chia sẻ nỗi mất mát, đau khổ của con người. Ngài luôn an ủi, động viên dân chúng : “đừng khóc nữa, đừng lo lắng, đừng sợ?”. Ngài luôn bị xúc động một cách sâu sắc trước đau khổ của người khác.

Vua thật

Vua thật của chúng ta được chứng minh bằng đời phục vụ và dâng hiến vì nhân loại. Cuộc đánh đổi này không cân xứng chút nào. Đáng lẽ con người phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình, thì Ngài lại ghé vai gánh lấy. Đáng lẽ con người phải chết thì Ngài lại chết để cho con người được sống. Tình yêu của Thiên Chúa thật vô cùng lớn lao, khi ‘‘ban Con Một mình cho thế gian” (Ga 3, 16). Tất cả chỉ để diễn tả một chữ duy nhất, đó là yêu.

Vì tình yêu, Đức Giêsu nhập thể.

Vì tình yêu, Đức Giêsu nhập thế.

Vì tình yêu, Đức Giêsu phục vụ.

Vì tình yêu, Đức Giêsu chịu thương tích

Vì tình yêu, Đức Giêsu hiến mạng.

Vì tình yêu, Đức Giêsu cứu chuộc loài người.

Đức Giêsu là thế, chỉ vì tình yêu.

Vua thật đang ở đâu

Chúa Giêsu đúng là Vua thật cho nhân loại, cho mọi người, mọi thời. Nhưng có cho bản thân ta không?

Trong lòng mình đang nghĩ đến ai, điều gì, có phải là Ngài?

Trong suy nghĩ, mọi quyết định của mình có chiếu theo chuẩn mực tình yêu giống như Ngài không?

Trong tâm hồn có chỗ cho Ngài tựa nương không, hay là để cho mọi thứ đam mê, lo lắng sự đời chế ngự?

Trong toàn bộ cuộc sống, ta có để cho Ngài chăm sóc, hay chính ta tự định đoạt cho số kiếp của mình?

Có bao giờ ta dành những ưu ái đặc biệt, một vị trí quan trọng cho Ngài trong lòng ta?

CHÚA NHẬT CHÚA KITÔ VUA

(Lc 23, 35-43)

THANH THANH

http://niemvuimoi.org


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về