MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Niêm Vui Trong Đau Khổ, Tuần Cửu Nhật-9 Ngày Giáo Huấn & Kinh Nguyện (3)
Thứ Bảy, Ngày 24 tháng 9-2016

* Ngày thứ Sáu *

Thánh Têrêsa “Áo Giáp của Chúa”
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Giáp che ngực – Ơn Cam Đảm

Chẳng phải chủ nghĩa Stoicism (chịu đựng khó khăn gian khổ mà không bộc lộ cảm xúc) hay tính can đảm tự nhiên cũng chẳng phải nhân đức dũng cảm của người Kitô Hữu đủ để giải thích về tính anh hùng và niềm vui của Thánh Têrêsa trong việc chịu đựng đau khổ; vì ngay cả những nhân đức truyền đi cũng đòi hỏi sự thận trọng và cố gắng, thâm nhập từ từ và dốc sức trong việc thực hành. Nhưng ơn Sức Mạnh (một trong bảy ơn Chúa Thánh Thần) nghiêng về sự mau mắn phục tùng, vui sướng và tự phát ngay cả khi Ý Chúa biểu hiện ít nhất, bao gồm cả việc đau khổ. Như vậy khi các thánh tử đạo đổ máu mình ra giữa những cực hình kinh sợ nhất là nhờ ơn sức mạnh làm cho các ngài mạnh mẽ và ngay cả tươi vui. Thánh Têrêsa cũng là một vị tử đạo. Đó là cuộc tử đạo không có máu đổ, nhưng là cuộc tử đạo thật, và vì thế Thánh Nữ cũng cần sự trợ giúp đặc biệt. Bằng việc cầu nguyện liên lĩ và trung thành với ơn sủng chị từ từ sắp xếp cho mình được trọn vẹn ơn Sức Mạnh, hầu khi tới đúng thời điểm thì quy phục không do dự, từ việc không phải là
không có đau thương mãnh liệt, cho tới việc hy sinh trọn vẹn chính mình. Chị nói rằng chị đòi hỏi sự trợ giúp này đến từ Chúa với cố gắng của mình trong việc hợp tác với ơn sủng: “Nếu bạn tiếp tục trung thành trao những thú vui cho Chúa trong những việc nho nhỏ, Chúa Giêsu sẽ cảm thấy gắn bó trong việc giúp đỡ bạn trong những việc lớn hơn.” Khi nói về ngày chịu phép thêm sức, Thánh Têrêsa nói: “Vào ngày đó, tôi nhận được ơn sức mạnh trong đau khổ - một ơn mà tôi cần hết sức.” Khi những người khác kinh ngạc vì sự kiên nhẫn anh hùng của chị, chị kêu lên: “Tôi không có một chút nào kiên nhẫn cả! Đó không phải là sự kiên nhẫn của tôi. Người ta không hiểu. Tất cả là do Chúa Giêsu làm, và tôi – tôi không làm gì cả ngoài sự yếu đuối và bé mọn.” Đó là chiều hướng mà Thánh Nữ muốn chúng ta giải thích cho những lời nhận xét đáng ghi nhớ và khôn ngoan: “Tôi không bao giờ xin Chúa đau khổ nhiều hơn. Nếu Chúa gia tăng đau khổ, tôi sẽ bằng lòng chịu đựng, vì đó là những gì Chúa gởi tới. Nhưng nếu tôi xin được đau khổ, thì đó là đau khổ của riêng tôi, và tôi phải chịu đựng tất cả một mình; và tôi đã chưa bao giờ có thể làm bất cứ việc gì một mình cả.” Thánh Têrêsa hoàn toàn nhận thức được nguồn mà chị rút ra được sức mạnh để chịu đựng cuộc tử nạn kéo dài và đau đớn: “Hoàn toàn không thể nào đặt cảm xúc đó lên một mình tôi được! Đó là Thần Khí Chúa, Ngài thổi nơi nào Ngài muốn, Ngài ban chúng cho chúng ta.” Như vậy, với ơn Sức Mạnh, Thánh Têrêsa trở nên mạnh mẽ nhờ sức mạnh của Chúa và vui vẻ chịu đựng – không những thế, trái tim chị tự phát nhảy lên với niềm vui trong mỗi cơ hội đau khổ, như người đói làm khi nhìn thấy thức ăn.

Tôi có như thế không…? Việc nài xin và sắp xếp cho mình được những ơn Chúa Thánh Thần quan trọng biết bao!

2. Mũ sắt – Tin Cậy vào Chúa

Thánh Têrêsa đã dò thấu được chiều sâu của Trái Tim dịu dàng của Chúa và biết rằng chị có thể hoàn toàn trông cậy vào Ngài. Chị kêu lên: “Lạy Chúa Giêsu xin cho con được nói với Chúa rằng tình yêu Chúa đã đến mức điên rồ rồi. Chúa sẽ làm những gì khiến cho tim con nhảy lên vì Chúa? Làm sao lòng trông cậy của con lại có giới hạn được?” Đó là sức mạnh của chị khi yếu đuối. “Vào buổi sáng chúng tôi cảm thấy không có can đảm hay sức mạnh để thực hành nhân đức, thì thật ra đó lại là một ơn: đó là lúc để ‘đặt cái rìu dưới gốc cây,’ nương tựa hoàn toàn vào Chúa… Chúa giúp chúng ta mà dường như không có vẻ như vậy.”

Bất kể cơn thủy triều đau khổ dâng lên cao bao nhiêu, Thánh Têrêsa vẫn kêu lên: “Lạy Chúa là tảng đá nơi con nương nhờ, ‘ai dạy cho tay con chiến đấu và ngón tay con biết đến chiến tranh.’ Chúa là Đấng bảo vệ con và con hy vọng nơi Ngài.” Hay một lần nữa:

Trái tim Chúa canh phòng và ban ơn ngây thơ vô tội,
là chốn cậy nhờ và phòng vệ vững chắc của con
Nếu trong tim con bão tố dâng bất chợt,
Lạy Chúa Giêsu, con ngước mắt lên Ngài.

Khi dường như trên trời tai điếc không nghe lời khẩn cầu xin cứu giúp và gởi tới cho chị những đau khổ mới về phần hồn phần xác, chị nhận xét khôi hài: “Tôi tin rằng người ta muốn thấy lòng tin của tôi có thể đi xa tới mức nào. Nhưng lời của ông Gióp không đi vào tâm hồn tôi một cách vô ích: ‘Ngay cả khi Chúa muốn giết con, con vẫn trông cậy vào Ngài.’… Tôi cảm thấy có lúc tôi không có khả năng chịu đựng hơn được nữa, nhưng tôi không sợ, vì khi đau đớn tăng lên, thì Chúa sẽ gia tăng sự kiên nhẫn,… Không có điều gì có thể làm cho tôi sợ, cho dù gió hay mưa; và nếu như những đám mây không xuyên thủng được đến và giấu tôi khỏi Mắt Tình Yêu, thì đó là lúc tôi thúc đẩy lòng trung thành của tôi đến giới hạn tột cùng, gìn giữ mình cho tốt để tôi không bỏ rơi cột trụ, và biết chắc rằng bên trên những đám mây mờ mịt thì Mặt Trời Yêu Dấu vẫn chiếu sáng. Không những thế, đó là giờ hoàn toàn vui sướng trong ngày.”

Lúc Chúa thử thách lòng tin của con,
Con mỉm cười khi khao khát ánh mắt Ngài lần nữa,
Ôi đấy là thiên đàng của con!

Cuối cùng, tôi không sợ cuộc đấu tranh cuối cùng, hay bất kỳ sự đau đớn nào – dù lớn thế nào đi nữa – mà căn bệnh có thể đem đến cho tôi. Chúa luôn luôn trợ giúp tôi. Chúa đã cầm tay và dẫn dắt tôi đi từ khi tôi còn thơ ấu… Tôi trông cậy vào Ngài. Sự thống khổ của tôi có thể đạt đến giới hạn xa xôi nhất, nhưng tôi được thuyết phục rằng Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi tôi.” Quy tắc của chị là: “Chúng ta không bao giờ tin cậy quá nhiều vào sự nhân lành của Chúa. Chúa quá phi thường và rất xót thương. Hầu hết chúng ta sẽ nhận được nơi Chúa nhiều như hy vọng của chúng ta.” Những lời này thật biết bao!

Và bây giờ, tôi có hy vọng vào Chúa nhiều không - đặc biệt là có nhiều sức mạnh để chịu đựng đau khổ không?

3. Khiên – Kiên Vững, Từ Bỏ Mình cho Chúa như Trẻ Thơ

Hầu như tin tưởng vô biên vào tình thương dịu dàng của Cha Trên Trời, Thánh Têrêsa phó thác trọn vẹn cho Ngài. Bằng việc “từ bỏ mình” chị hiểu rằng việc ôm ấp trước, cách mù quáng và với niềm vui và sự nhiệt tình, tất cả những gì mà Chúa vui lòng gởi đến cho chị, bất kể bao nhiêu đau đớn bao gồm trong đó. Cuộc đời Thánh Nữ như trang giấy trắng ở dưới cùng chị đã đặt chữ ký và rồi trao nó vào tay Chúa, để cho Chúa viết lên đó tất cả những gì làm vui lòng Ngài, chấp nhận trước, với niềm vui và sự hài lòng, bất cứ điều gì Chúa viết, không cần biết rằng những điều đó là gì, nhưng tự thuyết phục rằng những điều đó chỉ làm vinh danh Chúa và tốt cho tâm linh của chị. Chị nói: “Ý Chúa Nhân Lành là tôi phục tùng chính mình tôi như đứa trẻ nhỏ xíu không bận tâm gì tới những gì người ta làm cho nó.” Thể theo đó, chị dâng mình cho Chúa Giêsu Hài Đồng như “món đồ chơi nhỏ,” chị thêm vào: “con nói với Chúa đừng đối xử với con như một món đồ chơi đắc tiền mà đứa trẻ vui lòng ngắm mà không dám đụng chạm tới, nhưng tốt hơn hãy xem con như một quả bóng rẽ tiền mà Chúa có thể ném xuống đất, tung lên, đâm thủng, để trong góc xó hay ôm chặt vào lòng nếu điều đó làm Chúa hài lòng”… “ Nếu Chúa muốn làm “món đồ chơi nhỏ” đó vỡ ra từng mảnh, Ngài tự do để làm như vậy, con bằng lòng chịu đau đớn kéo dài trong nhiều năm.” Có thể sẽ xảy đến với con như vậy.

An toàn trong (cánh) tay Chúa, gần bên Nhan Thánh Ngài,
Nghĩ ngơi trong lòng Chúa, không sợ gì bão dông;
Hoàn toàn từ bỏ là lề luật duy nhất của tôi.

Ngay cả với vấn đề sống chết, đường hướng duy nhất của chị vẫn là từ bỏ: “Tôi không ước muốn được sống hơn chết: Nếu Chúa cho tôi chọn, tôi sẽ không chọn gì cả. Tôi chỉ muốn những gì Chúa muốn; những gì Chúa làm là những gì tôi yêu thích.” Cùng một lý do chị có thể nói: “Bất cứ điều gì đến từ tay Chúa luôn luôn làm tôi hài lòng, ngay cả những gì có vẻ như ít tốt đẹp hơn những món quà được làm cho những người khác.”

Nhưng từ bỏ không chỉ có nghĩa là ngồi rồi cách tiêu cực, vì Thánh Têrêsa luôn cảnh tĩnh rằng, từ bỏ là hoạt động trầm tĩnh nhưng mãnh liệt: “Tôi ngủ nhưng tâm hồn tôi canh thức!”
ngủ trong lòng Chúa, con mỉm cười luôn mãi,
Và lời dịu dàng yêu thương con thầm thỉ khôn ngơi.

Nếu như với tất cả những sự việc này mà Chúa vẫn hoàn toàn quên chị, chị vẫn không nao núng: “Chúa có quyền tự do làm như vậy, vì con không còn là con nữa nhưng con thuộc về Ngài. Chúa sẽ sớm mệt mỏi vì để cho con chờ đợi hơn là con chờ đợi Chúa!” Thật là một sự thách thức! Nghĩa là chị vẫn bình an để bản đảm với Chúa về tình yêu đầy lòng trông cậy và phó thác của chị.

Chẳng sợ chi, lạy Chúa dịu ngọt,
con vẫn trung thành canh thức,
Chẳng đánh thức Ngài
dẫu bầu trời sẩm tối xé ra
Với tâm hồn bình an
con sẽ chờ đến khi Ngài từ trên cao giáng xuống,
Và con sẽ quyến rũ Trái Tim Ngài
bằng điệp khúc ngọt ngào của tình yêu

Thánh Têrêsa cho chúng ta nguyên nhân của sự bình an này: Từ khi tôi từ bỏ TẤT CẢ việc mưu cầu lợi ích cho bản thân mình, tôi sống đời hạnh phúc nhất mà tôi có thể sống.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy nhớ rằng Thánh Ý Chúa
Là tất cả sự yên hàn và niềm vui diễm phúc nhất của con;
Với nhân đức từ bỏ - không có gì làm con lo sợ -
Trong cánh tay Ngài, lạy Chúa, con nghĩ ngơi!

Vì thế vào cuối đời chị có thể nói: “Bây giờ tinh thần từ bỏ mình là người dẫn đường duy nhất của con, con không có một la bàng nào khác, và con không biết xin bất cứ điều gì như thế nào với sự tha thiết, gìn giữ việc chu toàn hoàn hảo dự tính của Chúa trên linh hồn con…” Hẳn là một tâm tình hài lòng Chúa biết bao!

Tôi có muốn cho Chúa một niềm vui tương tự như vậy không?

NGÀY THỨ SÁU

Thánh Têrêsa thân yêu, với cả tấm lòng con tạ ơn Chúa vì đã làm cho ngài nên một chiến sĩ không thể khuất phục được bằng việc mặc cho ngài áo giáp thiêng liêng can đảm, trung thành và từ bỏ mình của chính Chúa. Nhưng ngài đã thật xứng đáng với ơn huệ này bằng việc trung thành phi thường trong cầu nguyện và nhiệt tâm đáp ứng với ơn sủng và sự linh ứng của Thần Khí Chúa. Xin cầu cho con để con có thể nhận thức được rằng con cũng có thể làm và có thể chịu đựng được nhiều như thế nào vì yêu mến Chúa, nếu con có được ơn Can Đảm; hãy nhiệt tình nài xin ơn này cho con bởi Chúa Thánh Thần. Xin giúp con hiểu biết trọn vẹn hơn những gì về tình yêu dịu dàng của Trái Tim của Thiên Chúa Cha Trên Trời - Đấng đã đoái thương cư ngụ trong trái tim con luôn luôn – để con được đổ đầy lòng tin cậy vô biên vào Chúa, hiểu biết rằng chúng con không bao giờ trông cậy quá nhiều vào Chúa nếu chúng con nhiệt thành yêu mến Chúa và mưu cầu cho Chúa niềm vui trong hết mọi sự. Trên hết, xin cho con được ơn từ bỏ mình – như một đứa trẻ, không giới hạn, không thụt lùi, nhưng trông cậy, cách mù quáng; và lòng yêu mến sự từ bỏ đó tuôn ra từ tình yêu lớn lao sâu sắc đầy tính thuyết phục của Chúa. Con cũng ước ao được từ bỏ tất cả việc mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Ước gì tất cả những gì làm vui lòng Chúa thì cũng làm vui lòng con! Ước gì con chấp nhận nó vô điều kiện và không thắc mắc, trước tiên, là hiểu biết rằng điều đó chỉ có thể là sự tốt lành của chính con! Con cũng ước ao được để cho Chúa chọn con như một tờ giấy trắng đã ký sẵn hay như một “quả banh nhỏ” trong tay Chúa, ước muốn tất cả và chỉ những gì Chúa muốn mà thôi, cho dù sung sướng hay đau khổ. Con cũng tha thiết dâng lên ngài ý nguyện đặc biệt khi con làm tuần cửu nhật này (kể ra…). Chúa sẽ không từ chối điều gì cả.

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

* Ngày thứ Bảy *

Sức mạnh Hùng Hậu của Thánh Têrêsa
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Chúa trong Linh Hồn

Thánh Têrêsa đã không trông cậy vào sức mạnh của riêng mình nhưng vào sức mạnh của Chúa – nhận thức được rằng Ba Ngôi Thiên Chúa là Đức Chúa Trời thật và thật sự hiện diện trong linh hồn chị qua Ơn Thánh Sủng:

Sống trong tình yêu là sự ôm ấp khắng khít
Ngôi Lời Tự Hữu - Tiếng nói Thiên Chúa của con!
Và cùng với Ngài, trong những tâm hồn,
tâm hồn con chứa đựng

Thần Khí tỏa ra Ngọn Lửa đáng tôn sùng.
Vì vậy yêu mến Cha, cũng chính là Cha của con:
Trái tim bé bỏng của con đã lôi kéo Người từ trên cao xuống,
Lạy Chúa Ba Ngôi, tù nhân Thần Thánh!
Tình yêu con ơi hỡi thấp hèn!

Thế rồi Thiên Chúa với tất cả quyền năng tối thượng, luôn sẵn sàng, hiện diện mật thiết trong chị hơn là linh hồn chị hiện diện trong thân xác chị; và nhận thức được sự hiện diện ngọt ngào này, chị kêu lên: “Tôi không thể thấy những gì trên thiên đàng rõ ràng hơn những gì tôi đang thấy trong lúc này; Tôi thấy Chúa, là sự thật, nhưng như là đang ở với Chúa, tôi đã có được điều đó trên trái đất này.” Tư tưởng này không chỉ là niềm vui mà còn là sức mạnh của chị:

Tôi tìm được Thiên Đàng trong Chúa Ba Ngôi,
Trong tâm hồn tôi Tù nhân tình yêu ngự;
Gặp gỡ Chúa ở đó, không sợ gì, đời sống con gắn bó
Phục vụ, yêu thương, chẳng mưu cầu phần thưởng trên thiên quốc.

Thánh Têrêsa cũng có thể kêu lên với thánh bổn mạng Têrêsa Avila: “Chúa với con là một majority!” Khi chiều hướng đau khổ dâng lên cao hơn, tư tưởng này cho chị sự cam đảm và trung thành mới mẻ, và trong những ngày cuối cùng, chị viết bằng viết chì và tay run rẩy dòng sau đây: “Chúa của con, Chúa nhân lành với nạn nhân bé mọn của tình yêu đầy lòng thương xót của Ngài biết bao. Bây giờ, ngay cả khi Chúa liên kết với những đau đớn trong thân xác này với những thống khổ trong linh hồn con, con cũng không thể tự đưa mình tới chỗ nói rằng: ‘Sự thống khổ của cái chết đã vây quanh con!’ Hơn hết con kêu lên với lòng biết ơn rằng: ‘Con đã đi xuống thung lũng đổ bóng sự chết, nhưng con không sợ ma quỷ, vì Chúa ở với con.’” Làm sao Thánh Têrêsa có thể có được ý thức nguyên vẹn, đầy yêu thương về việc duy trì sự hiện diện mãi mãi của Chúa Ba Ngôi trong linh hồn chị? Bằng việc hình thành thói quen sống với Chúa, là “kho tàng” trong tâm hồn chị vì chưng chị đã thú nhận: “Hiếm khi có ba phút trôi qua mà tôi không nghĩ tới Chúa với tình yêu.” Chị đã trở thành một vị thánh 1ớn!

Với tôi có thể hàng giờ trôi qua tôi chẳng nghĩ tới Chúa với lòng yêu mến – và tôi vẫn thắc mắc về sự yếu đuối của tôi khi đau khổ?

2. Bàn Tay Dịu Dàng của Chúa Giêsu trong mọi việc

Thấm nhuần trong đức tin sâu sắc và sống động về sự cư ngụ của Cha Trên Trời trong linh hồn chị, Thánh Têrêsa không thấy có việc gì, dù sung sướng hay đau khổ, đến với chị trực tiếp từ những thụ tạo, nhưng tất cả đều từ bàn tay yêu thương của Chúa Cha, luôn luôn là do bàn tay Cha viết trên trang giấy đã ký sẵn mà chị đã trao cho Cha. Hiểu biết sâu sắc rằng Cha yêu thương và canh phòng chị, vì tình yêu Cha trên hết mọi sự là một tình yêu không bờ bến và tình phụ tử dịu dàng, chị đã được thuyết phục chắc chắn rằng tất cả mọi việc Cha gởi đến là vì sự tốt lành cho chị. Dưới sự hướng dẫn của tu viện trưởng, cho dù dễ dãi hay khắc nghiệt, chị đều chỉ thấy“bàn tay Chúa, vận hành mọi sự vì lợi ích cho linh hồn chị.” Trong thánh giá và thử thách chị thường viết: “Bàn tay Chúa Giêsu hướng dẫn mọi sự - chúng ta phải chỉ thấy một mình Ngài trong mọi sự.” Khi có việc bất mãng, hoàn toàn không mong đợi và cay đắng nhất đến với mình, lớn lao đến nỗi nước mắt trào ra không cầm lại được, Thánh Nữ viết cho người chị: “Ôi, thật là một cú đánh! Nhưng em thấy đó là một cú đánh bởi bàn tay ghen tương của Chúa… Chính Chúa Giêsu đã dẫn tới sự việc này; chính là Chúa, và em nhận ra đó là sự đụng chạm của tình yêu… Không phải bàn tay con người làm ra việc này; đó là Chúa Giêsu, ánh mắt Ngài đã đoái nhìn xuống trên chúng ta. Chúng ta hãy chấp nhận chiếc gai mà Chúa trao cho chúng ta với tấm lòng nhân hậu…” Dâng mình cho Chúa Giêsu Hài Đồng như một trái banh nhỏ, khi đau khổ nhiều chị nói: “Chúa Giêsu làm thủng ‘trái banh nhỏ’ của ngài bằng chiếc kim châm điều đó đau thật, cho dù nó đến từ tay của người Bạn yêu dấu, nỗi đau đó ngọt ngào, tác động của nó dịu dàng làm sao.” Nhìn thấy “Bàn Tay đầy yêu thương” trong mọi sự, chị không sợ gì cả: “Tôi là một ‘cây sậy mong manh’ trồng nơi bờ nước yêu thương và đau khổ, nhưng cây sậy bị uốn cong mà không gãy, và làm sao mà tôi có thể bị gãy được, vì bất cứ việc gì xảy ra, tôi chỉ thấy bàn tay dịu dàng của Chúa Giêsu!” Vì thế chị kết luận: “Tôi sung sướng, sung sướng nhất, khi chịu đau khổ! Nếu Chúa Giêsu không đâm thâu tôi, thì Ngài hướng dẫn bàn tay làm điều đó.”

Khi nhìn về phía sau tấm màng (veil) của sự đau khổ, bên ngoài hay bên trong nội tâm, và chỉ thấy bàn tay dịu dàng của Chúa, thì sức mạnh, bình an và niềm vui sẽ là của tôi trong đau khổ!

3. Sống trong Hiện Tại

Sự hiện diện của Chúa và việc nhìn thấy bàn tay dịu dàng của Chúa trong mọi đau khổ đã không giảm đi chút nào sự nhạy cảm trong những đau thương về thể lý và thống khổ trong tinh thần của Thánh Têrêsa. Hầu như Thánh Nữ đau khổ mãnh liệt như nhau, nhưng trong sự bình an sâu sắc, vì chị đã chị làm nên quy luật là chỉ sống trong hiện tại, nhận thức được thánh giá trong hiện tại thì luôn đi kèm với kích thước của ơn sủng, và làm cho chúng ta có thể vác nỗi, trong khi ơn sủng không đến để liệu trước cho những thánh giá trong tương lai. Chị đã biểu hiện cái nhìn của chị trong bài thơ tuyệt vời, “Bài hát ngày hôm Nay:”

Lạy Chúa tương lai đen tối thì có gì quan trọng?
Một kinh nguyện cho ngày mai con không thốt lên được;
Tâm hồn con không chạm tới khu vực cấm đó – và bóng
Chúa chỉ đổ xuống cho ngày hôm nay!

Chị không dám nhìn tới tương lai:

Nếu con mơ về tương lai, tư tưởng luôn thay đổi làm con kiếp sợ,
Tâm hồn không kiên định của con,
khóc than và yếu mệt trên đường;
Lạy Chúa, con khát khao đau khổ và thử thách
để Chúa hiệp nhất với con,
Chỉ ngày hôm nay mà thôi!

Thấy Thánh Têrêsa đau khổ nhiều, một nữ tu ghi nhận: “Nghĩ tới điều đó có thể nó sẽ tăng thêm!” Thánh Têrêsa trả lời: “Đúng là sai lầm khi bận tâm về những gì vẫn phải đau khổ. Điều đó giống như là can thiệp vào công việc của Chúa. Khi chúng ta đi trên con đường yêu mến thì không bao giờ được để cho mình bị bất cứ điều gì làm phiền cả. Nếu tôi không sống đơn giản từ khoảnh khắc này sang khoảnh khác, tôi không thể nào kiên nhẫn được; nhưng tôi chỉ nhìn tới hiện tại. Tôi quên đi quá khứ, và lo lắng để đừng giải quyết sớm những việc trong tương lai. Khi chúng ta nhượng bộ cho sự thất đảm hay thất vọng, thì đó là do chúng ta suy nghĩ quá nhiều về quá khứ và tương lai.” Thật đúng làm sao! Vì thế, khi nghe nói rằng một số người sợ rằng chị sẽ chết, chị trả lời: “Điều đó dễ dàng tới rồi qua đi… Sẽ có đủ thời gian để vác lấy thánh giá khi nó tới; trong lúc này, tôi ước được vui sướng với hạnh phúc hiện tại.”

Sức mạnh và niềm vui trong linh hồn sẽ là của tôi giữa sự đau khổ nếu tôi theo những giáo huấn khôn ngoan này!

NGÀY THỨ BẢY

Thánh Têrêsa thân yêu, con bắt đầu hiểu được thêm và thêm nữa nguồn sức mạnh đáng kinh ngạc của ngài trong đau thương và thống khổ - vì điều gì không thể được đối với những ai nương tựa vào sức mạnh của Chúa Quyền Năng, sống trong tình yêu và nhận thức được sự hiện diện luôn luôn của Chúa trong linh hồn mình? Khi biết rằng Chúa là Đấng tốt nhất và là người Cha dịu dàng nhất, thì tự nhiên con nhận ra rằng mọi sự xảy ra cho con đều đến từ tình yêu của Chúa và vì thế những điều đó có ý định để con thích thú nhất, và vì lợi ích vĩnh cửu của con. Xin cho con được ơn sống với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong tâm hồn con, để con cư ngụ trong Chúa với lòng trông cậy qua kinh nguyện trong chốc lát, để tìm được niềm vui và sức mạnh khi ở lại mãi mãi với Chúa như Vị Khách Dịu Ngọt của linh hồn con. Như thế con sẽ dễ dàng thấm nhuần việc nhìn thấy bàn tay yêu thương của Chúa trong mọi sự xảy đến cho con và chấp nhận ngay cả những cây gai sắc bén nhất với niềm vui trong tâm hồn. Điều này có thể không cảm thấy được [nghĩa là không cảm nghiệm được], và nó cũng không giảm đi cường độ của sự đau khổ, nhưng nó sẽ giúp cho con nhận ra Chúa luôn luôn ban ơn sủng cần thiết để con gánh vác đau khổ trong hiện tại và nhận thức rằng khi tương lai trở thành hiện tại, thì Chúa sẽ đong thêm ơn sủng từ nhà tạm của tâm hồn con, nơi Chúa đã đặt làm nơi cư ngụ. Xin giúp con sống trong hiện tại, không nghĩ tới những đau thương lớn lao trong quá khứ, và để mình ít bị chiếm hữu bởi những gì mà Cha có thể vui lòng gởi tới cho con trong tương lai. Con cũng xin dâng lên Thánh Nữ ý nguyện đặc biệt khi con làm tuần cửu nhật này (kể ra…). Chúa sẽ không từ chối điều gì cả.

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

* Ngày Thứ Tám *

Chìa Khóa của sự Ngịch Lý
Yêu Mến, Động Lực Chủ Yếu của Thánh Têrêsa
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Yêu Mến Chúa

Yêu và chỉ yêu, yêu trong khi tức giận muốn phát điên, chỉ có thể đủ giải pháp cho nghịch lý của Thánh Têrêsa về niềm vui trong đau khổ, vì “tình yêu mạnh hơn sự chết” (Cant. 8:6). Như Thánh Nữ viết: “Tình yêu có thể làm được mọi sự; ngay cả khi bổn phận không thể nào làm được nhưng với tình yêu dường như nó trở nên ngọt ngào và dễ dàng.” Chị phản ảnh dài và sâu sắc về tình yêu thương vĩ đại và dịu dàng của Chúa Cha dành cho chị, một tình yêu lớn lao đến nỗi chị nghĩ rằng không thể nào Chúa có thể yêu mến một thụ tạo nào nhiều hơn là yêu mến chị, một tình yêu hoàn toàn không có chút công nghiệp nào về phía chị và vì thế chị thích thú gọi đó là “lòng thương xót của Chúa.” Vậy khi nhận thức được rằng “tình yêu chỉ đền đáp bằng tình yêu,” chị khát khao được yêu mến Chúa nhiều như Chúa đã yêu thương chị, và thấy rằng điều này hoàn toàn không thể được trừ khi chị tìm được một phương tiện để mượn Tình Yêu của Chúa để đáp lại tình yêu thương của Chúa, chị quyết tâm làm đúng như vậy: “Tình yêu hấp dẫn tình yêu, phi lao con bắn về phía Ngài và ước muốn vượt qua miệng hố thẳm. Lạy Chúa, điều đó không được bằng giọt sương rơi vào đại dương! Để yêu mến Chúa như Chúa yêu mến con, con phải làm cho tình yêu của Chúa trở nên tình yêu của con. Như vậy con mới được yên hàn.” Nhưng để sống và chết cho tình yêu nghĩa là đau khổ nhiều.

Trái nho bị ép dưới đắng cay đau khổ
Con sẽ chứng minh được tình yêu cho Ngài
Hiến tế mình con hằng ngày
Con sẽ chọn đó là niềm vui!

Thánh Têrêsa đã không hài lòng với một tình yêu nồng nhiệt và rộng lượng; chị cũng có một tình yêu tinh tế và tinh tuyền nhất. Như thế trong cái nóng của mùa hè chị không lau mồ hôi trên lông mày; trong mùa đông chị không tỏ ra bên ngoài rằng chị cảm thấy lạnh bằng cách đi lum khum, cúi mình hay chà sát đôi bàn tay với nhau – “trừ khi lén lút,” như chị nói; Chị cũng không nói: “Trời nóng,” hay “Trời lạnh” hay “Thời tiết xấu quá” – “ít ra” chị biểu hiện trọn vẹn điều đó, “Chúa nhân lành nhìn thấy hay nghe thấy điều đó và cảm thấy đau đớn khi thấy tôi đau khổ trong việc cho Chúa niềm vui.” Chị cũng làm như vậy khi thấy đời sống để đền tội khó khăn: “Tôi tự buộc mình mỉm cười vì việc đó, để Chúa bị đánh lừa – như thế, bởi vì vẻ bề ngoài của tôi - sẽ không biết là tôi đau khổ.” Cũng như vậy khi đau đớn vì căn bệnh: “Khi Chúa không đồng quan điểm với tôi, tôi cho Chúa tất cả mọi cách thức ca ngợi.”

Trong tình yêu Thánh Têrêsa sẽ đi xa hơn cho đến khi - chị không làm cho nó hoàn toàn không còn tính cách cá nhân nữa: “Tôi không muốn sự rộn ràng của tình yêu mà tôi có thể cảm thấy được; nếu Chúa Giêsu thấy sự rộn ràng thì đã đủ cho tôi rồi.” Mang sự quên mình và tinh tế đến đỉnh cao nhất của tính anh hung hào hiệp chị nói: “Nếu những gì không thể được có thể, và Chúa không thấy chúng [những việc làm tốt và những đau khổ của tôi], tôi đã không hối tiếc về việc đó. Tôi yêu mến Ngài thật nhiều nên tôi muốn cho Ngài, niềm vui mà không cần Chúa biết đó là tôi… Chúa biết và nhìn thấy theo cách thức, tới mức phải đáp trả… tôi muốn tránh cho Chúa khỏi rắc rối…!”
Tôi sẽ…?

Cuối cùng là ao ước yêu thương của Thánh Têrêsa, trở nên một cuộc “tử đạo thực sự,” tóm lại trong sự bùng nổ buộc tâm hồn chị: “Lạy Chúa Giêsu… Ôi! Con sẽ yêu mến Ngài như ngài chưa từng yêu mến như vậy…!”
Và tôi…?

2. Yêu Mến chính mình: Để được Nên Một với Chúa Giêsu

Tình yêu của Thánh Têrêsa đối với chính mình không ích kỹ; chị yêu mến mình vì Chúa; tình yêu dành cho mình ở một hình thức của tình yêu mến Chúa. Yêu mến chân thật tìm được hạnh phúc cho chính mình trong việc trở nên gần giống với người mình yêu nhất. Điều đó cũng là ước muốn lớn lao của Thánh Têrêsa: “Thiên Đàng của tôi là biết được giống như Chúa ở nơi này… Trở nên giống Chúa là ước muốn của tôi.”

Nhưng tình yêu không tìm được sự hài lòng trọn vẹn ở sự giống nhau đó – tình yêu tìm kiếm sự hiệp nhất, bởi tính đồng nhất. Thánh Albert Cả nói “‘Yêu thương’ là ước muốn nên một với người yêu dấu; và nếu có thể được, nó sẽ hình thành nên một với người yêu… Tình yêu có sức mạnh hiệp nhất và hình thành; nó biến đổi người người thành người được yêu, và người được yêu thành người yêu. Mỗi người chuyển hóa lẫn nhau, nhiều như họ có thể chuyển hóa.” Điều này là một trong những khao khát lớn lao của Thánh Têrêsa: “để nên thánh [nhờ ơn thánh hóa], là sống đời sống của Chúa.” Nhưng vì người yêu dấu của chị là Chúa, và Chúa là Tình Yêu: “Hỡi Tình Yêu, xin đoái thương biến đổi con thành chính Chúa.” Chị giải thích lời của vua Salomon, “Xin hãy lôi kéo con: chúng con sẽ chạy… (Cant, 1:3)” Chị nói: “Bằng cách xin được lôi kéo, chúng ta ước muốn được kết hiệp mật thiết với đối tượng chúng ta yêu mến. Nếu sắt và lửa được phú cho lý trí, và sắt có thể nói, ‘hãy lôi kéo tôi!’ - sắt đã chẳng chứng tỏ ước muốn được nên giống như ngọn lửa, đến mức chia sẻ bản chất của nó sao? Vậy, đó chính là lời cầu nguyện của tôi. Tôi xin Chúa lôi kéo tôi vào trong ngọn lửa tình yêu Chúa và kết hiệp tôi gần gũi với chính Ngài để Ngài có thể sống và hành động trong tôi.”

Nhưng Chúa là Tình Yêu chịu Đóng Đinh, và nên giống như Chúa nghĩa là chịu đóng đinh nơi thân xác, tâm hồn và linh hồn. Thánh Têrêsa sung sướng ôm ấp nó: “Làm sao chúng ta lại phàn nàn khi Chúa Giêsu được xem như người ‘chịu đánh đòn và đau khổ bởi Chúa’?” Và một lần nữa: “Nơi vùng đất lưu đày này chúng ta gặp gỡ nhiều gai góc và nhiều cây cay đắng; nhưng đây chẳng phải là phần mà trái đất trao cho Đấng Phối Ngẫu của chúng ta sao? Vậy thì thật xứng hợp khi xem những điều tốt lành và tuyệt vời nhất cũng được thông phần với những gì trở nên của chúng ta. Vâng hãy nên một với Chúa ngay cả ở đời này, và nhờ đó chúng ta sẽ không chỉ cam chịu, mà còn ôm ấp Thánh Giá với niềm vui.” Đó là điều mà Thánh Têrêsa thúc đẩy những người khác, chính chị thực hành trước: “Tĩnh thức suy nghĩ về những đau thương và thống khổ đang chờ đợi mình, và tôi dâng lên cảm giác can đảm hơn và tâm hồn nhẹ nhàng trong việc góp phần vào những cơ hội tôi nhìn thấy trước để chứng minh tình yêu của tôi cho Chúa, như người mẹ của các linh hồn giành được sự sống cho con cái của tôi. Đoạn tôi hôn kính thánh giá chịu nạn, và nhẹ nhàng đặt thánh giá lên gối, tôi rời khỏi thánh giá để thay quần áo và nói rằng: ‘Chúa Giêsu của con, trong ba mươi ba năm khốn khổ trên trái đất Chúa đã làm việc vất vả và đã khóc đủ rồi. Hôm nay Chúa hãy nghĩ ngơi. Bây giờ tới phiên con đau khổ và chiến đấu.’” Thật là một việc thực hành tốt đẹp đáng noi theo!
Bằng việc sống đời tử đạo vì yêu mến, Thánh Têrêsa đã có một cái chết cao trọng nhất, mà chị đã khát khao mãnh liệt – cái chết của một nạn nhân của tình yêu đầy lòng thương xót của Chúa: “Cái chết mà tôi ước muốn mãnh liệt là cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá.” Với lòng tin lớn lao chị có thể làm lời nguyện tận hiến dũng cảm: “Vì Chúa đã đoái thương ban cho con thánh giá quý giá này như phần phúc của con, con hy vọng sẽ được giống như Chúa trên thiên quốc và ngắm nhìn những Vết Thương Thánh trong cuộc Khổ Nạn của Chúa chiếu sáng trên thân xác vinh quang của con.” Thật là một sự hiệp nhất với Chúa mà chị ước muốn vì yêu mến Ngài, và điều đó như thế là vì chị nhận thức được rằng đau khổ là phương tiện để đạt được kết cục này nên tâm hồn chị thấm nhuần niềm vui trong khi thân xác đau đớn, thì tâm hồn và linh hồn biểu hiện chính mình.

Khi tôi hiệp nhất trong đau thương của Chúa Giêsu, tôi có nên một với Ngài trong vinh quang không. Chọn lựa của tôi là …?

3. Yêu Mến các Linh Hồn

Thánh Têrêsa không hài lòng khi mình yêu mến Chúa - chị cũng ước muốn giành được nhiều tình cảm cho Chúa, “làm cho Chúa được mọi người yêu mến nhiều.” Chúa Giêsu của chị bị thiêu đốt bởi cơn khát các linh hồn mà không được thỏa mãng, và chị, nên một với Chúa, cũng chia sẻ cùng cơn khát thiêu rụi đó. Chị nói: “Tôi khao khát giành được các linh hồn khỏi lửa Hỏa Ngục đời đời bằng mọi giá.”

Nhưng việc nghĩ tới sự hư mất của các linh hồn kém hơn nỗi tiếc thương và đau buồn mà Chúa thúc giục chị; chị bộc lộ: “Tiếng khóc của Đấng Cứu Thế đang hấp hối: ‘Ta khát!’ không ngừng vang lên trong tâm hồn tôi và nhen lên trong đó nhiệt tình nóng bỏng chưa từng thấy từ trước đến nay. Ước muốn của tôi là cho người Yêu Dấu của tôi uống.” Dưới áp lực của nỗi đau buồn lớn lao chị kêu lên: “Ôi! Chúng ta đừng phí thì giờ nữa! Hãy cứu các linh hồn! Những linh hồn đang rơi xuống Hỏa Ngục, nhiều vô số như những bông tuyết rơi vào một ngày mùa đông, và Chúa Giêsu khóc; và chúng ta nghiền ngẫm những phiền muộn của chúng ta, thay vì nghĩ tới việc an ủi Chúa.” Và rõ ràng hơn nữa: “Chỉ có một việc để làm trong một ngày ngắn ngủi, hơn nữa là ban đêm, trong đời sống này: là yêu mến, yêu mến Chúa Giêsu với hết sức lực của tâm hồn chúng ta, và cứu các linh hồn cho Chúa để Chúa được yêu mến.” Cuối cùng chị ước muốn ôm ấp tất cả những ơn gọi, chịu đựng mọi đau khổ, để làm một nhà truyền giáo cho mọi người mọi lứa tuổi.

Hơn hết Thánh Têrêsa đau lòng khi thấy tình yêu Chúa rộng lượng dâng hiến trọn vẹn bị thờ ơ, không những thế, ngay cả việc từ khước công khai bởi hàng triệu người, và ngay cả những linh hồn đã tận hiến cho Chúa. Chị buồn rầu than khóc, “Ôi Chúa nhân lành được yêu thương rất ít trên thế giới! Không! Chúa nhân lành không được yêu mến nhiều…! Hơn bao giờ hết Chúa khát khao tình yêu… và ngay cả giữa các môn đệ của Chúa, lạy Chúa, ít tâm hồn từ bỏ mình, không đáp lại sự dịu dàng của tình yêu vô bờ bến của Ngài!” Nhận thức được sự sâu sắc nỗi đau buồn của Trái Tim Chúa về việc này, và được nhen nhúm bởi tình yêu cho Chúa, Thánh Têrêsa khao khát được cho Chúa một cơ hội để thỏa mãng khao khát của Chúa bằng cách nhận lấy trong tâm hồn chị tất cả sự thờ ơ này và tình yêu bị từ khước, mở tâm hồn ra như một hố thẳm nơi đó Chúa có thể đổ vào tất cả. Điều này chị đã làm với hành động phi thường của việc tận hiến như một nạn nhân cho Lòng Thương Xót của Tình Yêu của Chúa, mà chị đã “duy nhất nhắm tới” - xử dụng từ ngữ của riêng chị - là làm vui lòng Chúa, an ủi Thánh Tâm Chúa, và cứu rỗi các linh hồn những người sẽ yêu mến Chúa đến muôn đời.”

Tình yêu của bạn cho Chúa đo lường được bao nhiêu khi đánh giá bằng ước muốn “làm cho Chúa được yêu mến nhiều” qua việc cứu rỗi các linh hồn?

NGÀY THỨ TÁM

Thánh Têrêsa thân yêu, Thiên Thần Sốt Mến Tình Yêu Chúa, chịu thiêu đốt như một nạn nhân chịu sát tế bởi ngọn lửa tình yêu thiêng liêng, con cảm tạ Chúa vì tất cả tình yêu mà Chúa đã đổ tràn đầy trên Thánh Nữ và vì sự rộng lượng của Thánh Nữ đối với Chúa. Xin cho con cũng có được tình yêu nồng cháy và rộng lượng không biết đến những gì không thể làm được, nhưng làm cho mọi sự ngọt ngào và dễ dàng thay vì đau đớn cay nghiệt có thể đi kèm theo đó. Xin cầu cho con để con cũng có thể nên một với Chúa Giêsu, vì chỉ như thế con mới có thể thật sự yêu mến Chúa như con phải yêu mến, và lao nhọc có hiệu quả trong việc làm cho Chúa được mến yêu, qua việc cứu rỗi các linh hồn. Điều này thật ra có nghĩa là cái chết của tính tự nhiên, nhân tính, đời sống của con, vì con không thể sống trong đời sống thiêng liêng, đời sống của Chúa Giêsu, trừ khi con ước muốn chết đi chính bản thân mình. Như thức ăn mà con ăn phải chết đi trước khi chuyển hóa vào thân xác và sống trong sự sống của con, được làm cho sinh động bởi linh hồn con, con rất cần phải hoàn toàn “chết” trước khi con có thể được đồng hóa bởi Chúa Giêsu và được làm cho sinh động nhờ Thần Khí Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần, và như thế được sống trong đời sống của Chúa. Vì chưng “nếu hạt lúa rơi vào trong đất không mà chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu chết đi, nó sẽ sinh nhiều hoa trái.” Xin Thánh Têrêsa cho con có được ánh sáng để hiểu được trọn vẹn sự thật này và can đảm dâng mình cho đến chết, để con có thể được sống trong đời sống của Chúa, đời sống yêu thương. Con cũng xin ngài chuyển cầu cho con ý nguyện đặc biệt khi con làm tuần cửu nhật này (kể ra…) Chúa sẽ không từ chối điều gì cả!

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

* Ngày thứ Chín *

Hoa Quả của Thánh Têrêsa
Niềm Vui trong Đau Khổ
(Đọc Kinh Nguyện Chuẩn Bị trang 7)

1. Cho chính Mình

Ngay khi còn ở trên trái đất, Thánh Têrêsa đã nếm được hoa quả ngon ngọt của đời sống vui mừng trong đau khổ. Tất cả có thể được tóm gọn lại là “giấc mơ” của Thánh Nữ đã thành sự thật và chị đã được nên một với Chúa, được “chuyển hóa trong tình yêu,” sống trong đời sống thiêng liêng và thực hành tất cả các nhân đức ở mức độ cao nhất – trên hết, là đức ái. Nên một trong tâm trí là tâm hồn với Tình Yêu Thiêng Liêng, chị cũng chia sẻ với niềm vui của Ngài, niềm vui của Chúa.

Sự thật là tôi quá hạnh phúc,
Luôn luôn làm tất cả những gì tôi muốn;
Nên tôi sướng vui,
Không bao giờ gặp rủi ro bất lợi!

Dường như là chị thong phần vào sự bình an sâu thẳm của Chúa, một sự bình an mà thế gian không thể cho được: “Ý Chúa tràn đầy ắp trong tâm hồn tôi, và vì thế, nếu có cái gì khác thêm vào, nó không thể thấm nhuần sâu xa được, nhưng nó giống như dầu trên mặt nước trong suốt, dễ dàng lướt qua… Những thay đổi của cảm giác vui sướng nhanh chóng thành công và buồn rầu hiếm khi làm xáo động bề mặt của linh hồn tôi, và sâu thẳm trong đó sự bình an không có gì có thể quấy nhiễu được hiển trị.” Đó không có gì khác hơn là lời nguyện trong suốt cuộc đời của chị đã được nhậm lời: “Con ước muốn Chúa Giêsu chiếm hữu các chi thể của tôi theo cách thức mà những hành động của tôi không còn nhân tính và cá nhân nữa, nhưng hoàn toàn là tính thiêng liêng, được linh ứng và hướng dẫn bởi Thần Khí Tình Yêu.”

Vinh quang của Thánh Têrêsa trên trái đất sau khi chết đáng kinh ngạc. Chị đã được ban cho vinh dự cao nhất của Giáo Hội: chị được phong thánh trước thời gian thông thường rất sớm; Vị Đại Diện của Chúa, Đức Giáo Hoàng Piô XI, gọi chị là “vì sao dẫn đường” trong nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài, tuyên bố chị là thánh bổn mạng đặc biệt của tất cả các xứ truyền giáo và ban bố nhiều tước hiệu danh dự cho chị. Nhiều vương cung thánh đường và nhà thờ đẹp tuyệt vời khắp nơi được dựng nên mang tên Thánh Nữ. Hình ảnh chị nhìn xuống trên chúng ta từ những bức tường ở hầu hết những gia đình Công Giáo, và tượng Thánh Nữ được tìm thấy ở hầu hết các nhà thờ và nhà nguyện trên thế giới, ngay cả ở những nơi xa xăm nhất và cách xa những vùng đất có toà khâm sứ. Chưa từng thấy sự việc nào giống như vậy. Lời của chị đã trở thành hiện thực: “mọi người sẽ biết tôi!” Giàu hau nghèo, cao hay thấp, mọi người đều ngước nhìn lên Thánh Nữ với lòng trông cậy trong mọi nhu cầu về phần hồn và phần xác,vì chị bảo đảm rằng Chúa sẽ không từ chối điều gì cả.

Nhưng ai sẽ cố gắng thử nhận thức được vinh quang của Thánh Nữ trên thiên đàng, nơi mắt chưa hề thấy và tai chưa hề nghe…?” Chị có được nâng lên cao hơn các Thiên Thần Sêraphim - vị trí được nghe nói là các tông đồ cũng đã bị từ chối có được ban cho những “con cái bé mọn không”? Thật là là Hoa trái vinh quang Thánh Nữ đã gặt hái được trong thời gian và vĩnh cửu! Tất cả đều bởi niềm vui trong đau khổ.
Tôi có như vậy không…?

2. Cho các Linh Hồn

Thánh Nữ Têresa đã một lần viết cho một tu sĩ truyền giáo: “Nếu con được làm việc để vinh danh Chúa lâu dài hơn trên thiên đàng, tốt hơn là con nên ở chốn lưu đày… Con hoàn toàn tin tưởng rằng con sẽ vẫn không phải là một người ăn không ngồi rồi trên Thiên Đàng; ước muốn của con là tiếp tục làm việc cho Giáo Hội và cho các linh hồn. Con đã xin Chúa điều này và con được thuyết phục là Chúa sẽ nghe lời con cầu nguyện. Cha thấy rằng nếu con bỏ chiến trường sớm như vậy, thì đó không phải là vì ý muốn ích kỹ là được nghĩ ngơi.” Trên giường bệnh đau đớn, khi những ngày cuối cùng kéo đến gần, tấm màng của tương lai dường như được kéo lên trong chốc lát, và chị kêu lên: “Đúng là Chúa sẽ làm những điều kỳ diệu cho tôi và những điều kỳ diệu vô biên đó sẽ vượt quá những ước muốn hạn hẹp của tôi.” Và một lần nữa với cung bậc tiên tri: “Tôi sẽ dành thời gian trên Thiên Đàng để làm những điều tốt lành cho thế giới. Sau khi chết tôi sẽ làm mưa hoa hồng xuống.”

Lời của Thánh Têresa đã còn ứng nghiệm hơn nữa; bằng chứng là, không còn chỉ nghi ngờ về “mưa,” nhưng nó đã trở nên dòng nước lũ sự thật, một trận hồng thủy chưa từng thấy, những bông hoa hồng cả về tinh thần lẫn vật chất. Ai dám liều lĩnh bắt đầu đếm chúng - nhiều phép lạ về phần xác và phần hồn đã được làm qua lời chuyển cầu của Thánh Nữ trong năm mươi sáu năm [cho đến năm 1953] trôi qua từ khi Thánh Nữ bay về vương quốc Thiên Đàng? Thánh Nữ đã hoàn thành bao nhiêu điều tốt lành – và ngài vẫn còn làm – qua cuốn hồi ký (Truyện Một Linh Hồn), những lá thơ và những bài thơ! Bao nhiêu tội nhân đã được Thánh Nữ đem về với Chúa, bao nhiêu người vô thần đã nhận được ơn Rửa Tội qua ngài, bao nhiêu trẻ em Rước Lễ Lần Đầu vào độ tuổi sớm, và bao nhiêu linh hồn bừng cháy với tình yêu nồng nhiệt đối với Bí Tích Thánh Thể! Chỉ có một phần rất nhỏ những gì Thánh Nữ đã hoàn thành mà mắt phàm chúng ta nhìn thấy; chúng ta sẽ chết lặng khi, lên thiên đàng, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều tốt lành Thánh Nữ đã làm nhờ công nghiệp của mình. Đó chẳng phải là những việc kỳ diệu chưa từng thấy trong lịch sử Giáo Hội sao?

Và đây, bổn phận vinh quang của Thánh Nữ còn lâu mới kết thúc; thể theo lời Thánh Nữ là sẽ tiếp tục đến tận thế. “Chỉ khi nào các Thiên Thần bảo rằng: ‘Thời gian không còn nữa!’ - rồi tôi sẽ có thể vui sướng, vì chưng con số người được chọn đã hoàn tất.” Chỉ khi đó mưa hoa hồng mới ngừng rơi, vì không còn cái nào còn sót lại trên những người mà chúng có thể rơi xuống. Động lực về sự thật này đã cho chúng ta trông cậy vào sự chuyển cầu của Thánh Nữ biết bao!

Tôi có thật sự phục vụ các linh hồn không? Vậy, tôi phải ước muốn trả cùng giá mà Thánh Têrêsa đã trả để chuộc được những hoa quả quý giá mà giờ đây Thánh Nữ phung phí rãi lên – cái giá của niềm vui trong đau khổ. Tôi có ước muốn, hay hơn nữa, là yêu mến các linh hồn vì lòng yêu mến Chúa đủ mạnh không?

3. Cho Chúa

Thánh Têrêsa viết: “Vinh quang Chúa là tham vọng duy nhất của tôi,” và tình yêu Chúa là sự thật và mục tiêu duy nhất của Thánh Nữ. Chị khao khát Thiên Đàng, nhưng không phải là để thoát khỏi đau khổ hay để thưởng thức hạnh phúc vĩnh cửu; nó là cái gì khác hấp dẫn chị. “Ôi đó là tình yêu! Yêu, được yêu, và trở về với trái đất để thắng được tình yêu cho Tình Yêu của chúng ta… Một niềm hy vọng làm cho tim tôi đập nhanh: tình yêu mà tôi sẽ nhận được và tình yêu mà tôi có thể cho đi.” Và một lần nữa: “Điều gì lôi kéo tôi về quê nhà trên Thiên Đàng là lời mời gọi của Chúa tôi, cùng với hy vọng là sau cùng tôi sẽ được yêu mến Chúa như trái tim tôi ước muốn và có thể làm cho Chúa được yêu mến bởi vô số linh hồn, những người sẽ chúc tụng Chúa tới muốn đời.” Ước muốn nồng nhiệt này khiến Thánh Têrêsa sang tác một kinh ngắn và gởi cho một tu sĩ truyền giáo với đòi hỏi: “Xin vui lòng đọc kinh ngắn này cho tôi mỗi ngày, nó tóm tắt tất cả những ước muốn của tôi: ‘Lạy Cha đầy lòng thương xót, nhân Danh êm ái dịu dàng Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và toàn thể các Thánh, con nài xin Chúa thiêu đốt Thánh Nữ Têrêsa với Tình Yêu Thiêng Liêng Chúa, và ban cho chị ơn làm cho Chúa được mến yêu nhiều!” Về điều này Thánh Têrêsa thêm vào: “Nếu Chúa đem con về với Chúa sớm, xin cha hãy tiếp tục cầu nguyện kinh này, vì khao khát của con vẫn giống như vậy trên trời cũng như dưới đất: yêu mến Chúa Giêsu và làm cho Chúa được yêu mến.”

NGÀY THỨ CHÍN

Thánh Têrêsa thân yêu, nạn nhân bé mọn của Lòng Thương Xót của Chúa, mùa màng thật trù phú, hoa trái thật tuyệt vời mà ngài đã thu về cho Chúa và các linh hồn, và cũng là cho chính ngài, trong việc rộng lượng chứng minh tình yêu của ngài trước những đau khổ, thử thách của Chúa. Thật vậy, những bông hoa hồng mà ngài đã bao phủ lên hình ảnh Chúa chịu đóng đinh đã đem lại một cái giá vĩ đại, nhưng Chúa Giêsu trên Thánh Giá đó cũng chẳng bao giờ vượt hơn hẳn về sự rộng lượng. Xin cho con có được ơn nhìn xem sự đau khổ như ngài đã làm và theo bước chân của ngài với niềm vui, mặc dù đường lên dốc và gai góc – sung sướng với ý tưởng rằng ngay cả “nỗi đau bé nhỏ nhất cũng sinh ra niềm vui, con sẽ yêu mến Chúa hơn và luôn mãi và làm cho Chúa được yêu mến nhiều hơn bởi các linh hồn những người nhờ đó sẽ được cứu rỗi mãi mãi.” Ước gì Chúa là tất cả của con, và ước gì con khao khát Chúa với tất cả tâm hồn, với một linh hồn luôn luôn khao khát Chúa, để tinh thần con và tận đáy trái tim con sẽ thiết tha khao khát Chúa, là phần phúc đích thực của con. Xin cho những Vết Thương Thánh của Chúa Giêsu chịu Đóng Đinh khắc ghi trong trái tim con Máu Cực Châu Báu Chúa, để con có thể đọc được ở đó tất cả những tiếc thương và tất cả tình yêu thương của Chúa, và ước gì ký ức ngọt ngào về những Vết Thương Thánh này cư ngụ mãi mãi nơi thầm kín nhất của trái tim con, kích động nơi đáy tim con lòng trắc ẩn sống động nhất và nhiệt tình nhất của tình yêu. Ước chi nó cũng nhen nhúm trong con tình yêu sâu sắc và dịu dàng cho Cha Trên Trời, Đấng đã yêu thương con đến nỗi đã ban chính Con Một Duy Nhất cho con, và cho Thần Khí Yêu Thương, Đấng nhen nhúm lên ngọn lửa thiêng liêng cho con trong Thánh Tâm Chúa Giêsu. Xin giúp con nhận thức được tình yêu không diễn tả được của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho con, và sự hiện diện vĩnh cửu trong linh hồn con trong mọi lúc, (Điều này đúng khi chúng ta đã chịu phép rửa và sống trong ơn sủng) với nguồn sức mạnh, bình an và niềm vui mà thế gian không thể cho được. Xin cho con cũng có được tình yêu dịu dàng như trẻ thơ của Mẹ Maria, để giống như ngài, con có thể là “đứa con bé nhỏ” của Mẹ. (Xin cho mọi thụ tạo đều thấp hèn trong mắt con, mọi sự ngọt ngào trên trái đất trở nên cay đắng và mật đắng cho con, và ước gì con được thoát khỏi cái tôi và như thế con xứng đáng được ở trong số đội quân những nạn nhân bé mọn, sống và chết như nạn nhân của Tình Yêu của Lòng Thương Xót của Chúa, cho đi sự sống bởi sống, chết bởi chết, máu bởi máu và trên hết là tình yêu bởi tình yêu.) Con cũng xin Thánh Nữ chuyển cầu cho con ý nguyện đặc biệt khi con làm tuần cửu nhật này (kể ra…) Chúa sẽ không từ chối điều gì cả. Amen.

Kinh Lạy Cha… Kinh Kính Mừng… Kinh Sáng Danh…

KINH CẦU THÁNH TÊRÊSA VÀ CÁC KINH NGUYỆN KHÁC

Hết

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sứ Vụ Mai Côi (9/27/2016)
Kinh Kính Mừng Là Lời Ru Của Mẹ, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (9/27/2016)
Suy Niệm Kinh Mân Côi, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (9/26/2016)
Hình Thánh Giá Và Mẹ Fatima Thánh Du, 19/9/2016 (9/26/2016)
Cách Lần Hạt Mân Côi, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (9/25/2016)
Tin/Bài khác
Thơ Kính Nhớ Đức Mẹ Sầu Bi (9/15/2017)
Xin Đức Mẹ Fatima Thánh Du Chúc Phúc Lành Bình An Cho Quý Vị (9/23/2016)
Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa! (9/22/2016)
Uy Danh Của Đức Mẹ Maria (9/20/2016)
Cn 3695: Kính Chào Đức Mẹ Fatima Thánh Du (9/20/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768