MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chúa Giêsu Đồng Hành – Lm Đan Quang Tâm
Thứ Bảy, Ngày 29 tháng 4-2017
Chúa Giêsu đồng hành – Lm Đan Quang Tâm

Tam Nhân Đồng Hành Tất Hữu Ngã Sư Yên

Ở đây người thày đó chính là Thày Chí Thánh của chúng ta. Còn hai người kia là ai? Ta hãy nghe Lu-ca thuật chuyện.

Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số (c. 13). Hôm ấy là Chủ Nhật Phục Sinh. Có hai người trong nhóm môn đệ Đức Giê-su đi từ Giê-ru-sa-lem về quê là làng Em-mau. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra (c. 14). Chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ (c. 15).

Cựu Ước viết: "Thiên Chúa cùng đi với họ" trong vườn địa đàng. Đức Giê-su, "Con Một Thiên Chúa, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật", một lần nữa cùng đi với con người. Ở đây Ngài đi cùng con người đang khi họ thất vọng não nề, lòng tin lung lay, mộng đẹp tan vỡ. Ngài đi cùng họ trong cuộc hành trình đức tin, trên con đường lữ thứ trần gian.

Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." Đức Giê-su hỏi: "Chuyện gì vậy?" (c. 17-19a). Được lời như cởi tấm lòng, họ được dịp trút hết nỗi phiền muộn âu lo đang đè nặng tâm tư. Họ thưa: "Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân" (c. 19b).

Câu trả lời của Cơ-lê-ô-pát tóm tắt cuộc đời và sứ mạng của Đức Ki-tô. Ông kể lể về cuộc thương khó và cái chết của Ngài: "Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá" (c. 20). Ông bày tỏ nỗi thất vọng não nề của các môn đệ: "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi" (c. 21).

Ông thuật lại sự việc vừa mới xảy ra buổi sớm mai còn tươi rói trong tâm trí của mình: "Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy" (c. 22 - 24).

Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh" (c. 25 - 27).

Trước đó, Đức Giê-su đã bảo người Do-thái: "Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi" (Ga 5, 39). Khi tuyên bố điều ấy, Ngài chỉ cho ta một phương thế chắc chắn để nhận biết Ngài. Đức Phao-lô IV dạy ta rằng ngày nay cũng vậy, việc chuyên cần đọc Sách Thánh và tôn kính Lời Chúa là một ơn linh hứng rõ rệt của Chúa Thánh Thần. "Các tiến bộ đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu Kinh Thánh, việc phổ biến, phát hành Sách Thánh ngày càng gia tăng, và trên hết là gương mẫu của truyền thống và tác động từ bên trong của Đức Chúa Thánh Thần có chiều hướng giúp người Ki-tô hữu thời nay ngày càng sử dụng nhiều Kinh Thánh như cuốn sách kinh nguyện căn bản và kín múc, rút ra từ đấy nguồn linh hứng thực sự và các gương mẫu tuyệt vời vô song" (Đức Phao-lô VI, Marialis Cultus, 30).

QUA THẬP GIÁ BƯỚC VÀO VINH QUANG

Thấy các môn đệ sa sút, xuống tinh thần, Đức Giê-su kiên nhẫn mở lòng trí cho họ hiểu ý nghĩa các đoạn Kinh Thánh nói về Đấng Mê-si-a: "Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?" (c. 26). Với lời này, Ngài gột rửa khỏi tâm trí các ông hình ảnh về một đấng Mê-si-a trần tục nặng về tính chính trị và tỏ bày cho các ông thấy sứ mạng của Đức Ki-tô là một sứ mạng siêu nhiên: cứu chuộc cả nhân loại.

Kinh Thánh nói tiên tri về Thiên Chúa quyết ý ban ơn cứu độ cho nhân loại qua cuộc thương khó và cái chết của Đấng Mê-si-a. Thập Giá không phải là thất bại, mà là thắng lợi vĩ đại nhất, thắng lợi của sự sống trên sự chết, của ân sủng trên tội lỗi, tình yêu chiến thắng hận thù, ánh sáng chiếu soi trên bóng đêm u tối. Mác-cô thuật cho chúng ta vào chiều thứ sáu Tuần Thánh trên đồi Can-vê, "bóng tối bao phủ khắp mặt đất" (Mc 15, 33) nhưng vào buổi sáng Phục Sinh "mặt trời hé mọc" (Mc 16, 2).

Phao-lô quả quyết rằng thập giá chính là con đường Thiên Chúa đã chọn cho Đức Ki-tô qua đó chiến thắng tội lỗi và sự chết: "Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa" (1 Cr 1, 22-24).

Vinh quang Phục Sinh gắn liền với cây Thập Giá như hai mặt của cùng một tấm huy chương. Đúng như Chúa đã nói với hai môn đệ thành Em-mau: "Đức Ki-tô phải chịu khổ hình để bước vào vinh quang của Ngài" (Lc 24, 26).

Cho nên nhà thần học Burno Forte đã viết một cách chí lý: "Khuôn mặt của Chúa Ki-tô được tỏ bày cách đầy đủ trong sự nối kết cái chết nhục nhã của Ngài với sự phục sinh của Ngài: Không có sự phục sinh, cây thập giá sẽ là sự thú nhận sau cùng của bất lực của con người, nhưng được rực sáng bởi sự Phục Sinh, cây thập giá đã là Thập Giá của Con Thiên Chúa, chết thay cho ta và vì ta, vì Ngài liên đới với những đau khổ của nhân loại. Còn nếu không có thập giá, sự Phục Sinh sẽ là lời công bố một chiến thắng không có kẻ thù; trái lại, liên kết với cây thập giá, sự sống lại của Đấng bị đóng đinh trên Thập Giá sẽ là lời công bố cuộc chiến thắng của Thiên Chúa trên trái đất này, trái đất của những kẻ chết và những tên đao phủ. Không có Phục Sinh, Thập Giá sẽ như mù, không có tương lai, không có hy vọng; nhưng không có thập giá, phục sinh sẽ rỗng tuếch, không có quá khứ và không có gốc rễ. Khoa Ki-tô học phải luôn giữ cả hai, Thập Giá và Phục Sinh, nếu muốn tìm kiếm khuôn mặt của Chúa Giê-su, mà không làm sai lệch hoặc không bóp mép khuôn mặt đó theo mẫu mực những chân trời nhân loại". (The Navarre Bible St Luke, Nhà Xuất Bản Four Courts Press, Kill Lane, Blackrock, Co. Dublin, Ireland, 1997)

Có ai hiểu Kinh Thánh cho bằng Đức Ki-tô. Và sau Ngài, Hội Thánh được uỷ thác sứ mạng giữ gìn và giải thích kho tàng Lời Chúa: "Mọi điều liên hệ đến việc giải thích Kinh Thánh cuối cùng đều phải tuỳ thuộc vào phán quyết của Hội Thánh vì Hội Thánh được Thiên Chúa giao cho sứ mạng và chức vu giữ gìn và giải thích Lời Chúa" (Vatican II, Dei Verbum, 12).

GẶP GỠ ĐỨC KI-TÔ PHỤC SINH, NIỀM VUI VÀ BÌNH AN

Trong cuộc chuyện trò với Đức Ki-tô, hai môn đệ đang từ tâm trạng buồn chán, thất vọng chuyển sang mừng rỡ hân hoan. Họ cảm thấy an vui, phấn khởi, hy vọng trở lại. "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?" (c. 32)

Khi hai môn đệ bắt đầu cuộc hành trình, lòng các ông lạnh giá, ảo não nặng nề, chua chát. Họ đã chắc mẫm hai năm rõ mười rằng Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a mà lòng họ mong đợi. Thế nhưng cái chết của Ngài đã dập tan mọi hy vọng nhen nhúm. Một Đấng Mê-si-a chịu khổ hình thập giá nhục nhã! Thật chẳng tài nào xảy ra sự kiện đó được! Chẳng thể tưởng tượng được!

Thế nhưng khi có Đức Giê-su đồng hành và soi lòng mở trí cho họ hiểu về Đấng Thiên Sai chịu đau khổ. Lời Ngài sáng soi và sưởi ấm cõi lòng u tối và lạnh giá của họ. Khi được Ngài mạc khải qua việc bẻ bánh, họ được biến đổi. Họ được biến đổi sâu xa đến nỗi ngay lập tức họ quày quả hăm hở trở về chính nơi họ vừa mới bỏ mà ra đi. Dù trời nhá nhem chạng vạng, lòng họ sáng. Dù đôi chân nặng nề vì cuộc hành trình mới trải qua, tâm hồn họ nhẹ nhõm lâng lâng.

Điều gì đã thực sự xảy ra? Đức Giê-su đã mở trí cho họ. Hẳn nhiên rồi! Nhưng còn hơn thế nữa: Ngài đốt lửa trong lòng họ khiến tim họ bừng cháy. Thánh Âu-tinh mách ta một bí quyết để gặp Chúa: "Nếu bạn muốn có sự sống, hãy làm điều các môn đệ đã làm. Họ ban tặng Ngài lòng hiếu khách. Chúa làm như thể cương quyết tiếp tục cuộc hành trình nhưng họ cố nài ép, lưu Ngài lại. Kết thúc cuộc hành trình của mình, họ nói với Ngài: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Chúa tự mạc khải qua việc bẻ bánh. Lòng hiếu khách đã phục hồi điều mà sự thiếu lòng tin đã lấy đi. Vậy, nếu bạn muốn nhận ra Đấng Cứu Thế, hãy đón nhận người lạ. Hãy tìm kiếm Chúa trong việc chia cơm sẻ bánh".

KẾT LUẬN

Đức Ki-tô có thể đến với tôi như một người lạ tôi gặp trên đường đời, cho dù tôi chỉ gặp mỗi một lần. Lại còn phê bình tôi - mà rất đúng - "Ôi, chẳng hiểu gì cả! Lòng trí chậm tin!" Ngài còn có thể đến với tôi trong Kinh Thánh và qua tiệc Thánh Thể khi Linh Mục "bẻ bánh", nghĩa là Ngài đến với tôi trong Hội Thánh qua Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Sau cùng Ngài có thể đến với tôi khi tôi ân cần tiếp đãi người khác. Cử chỉ ấy có thể bù đắp cho sự "trì độn, chậm tin" của tôi, giúp tôi được ơn gặp Chúa.

Gần suốt cuộc đời rong ruổi, bôn ba, suy gẫm lại hoá ra cái đáng quý, "sự cần duy nhất" của đời tôi là chính Đấng Phục Sinh vẫn đồng hành cùng tôi trong cuộc sống. Và rồi khẩn khoản nài xin: "Mời Ngài ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn".

Xin được kết thúc bằng lời cầu nguyện của Cha Pi-ô:

"Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con cần có Chúa hiện diện để con khỏi quên Chúa.

Chúa thấy con dễ bỏ Chúa chừng nào.

Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con yếu đuối, con cần Chúa đỡ nâng để con khỏi ngã quỵ.

Không có Chúa, con đâu còn nồng nhiệt hăng say.

Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn, cuộc đời qua đi, vĩnh cửu gần đến.

Con cần thêm sức mạnh để khỏi dừng lại dọc đường.

Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con cần Chúa trong đêm tối cuộc đời.

Con không dám xin những ơn siêu phàm, chỉ xin ơn được Ngài hiện diện.

Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con chỉ tìm Chúa, yêu Chúa và không đòi phần thưởng nào khác ngoài việc được yêu Chúa hơn."


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Tin/Bài khác
Lễ Truyền Tin: Xin Vâng Như Mẹ Maria (3/24/2023)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
Tình Mẹ Còn Mãi, Lm Tạ Duy Tuyền (3/24/2017)
Fatima: Máu Tử Đạo Vẫn Còn Tiếp Tục Chảy, Lm Nguyễn Hữu Thy (3/24/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768