MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vấn Đề Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm
Thứ Bảy, Ngày 15 tháng 6-2019
VẤN ĐỀ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Có bao giờ được phép thụ tinh trong ống nghiệm (IVF – In Vitro Fertilization) hay không? Đó là một câu hỏi khó về lĩnh vực luân lý: Trả lời vấn đề này gợi lên một vấn đề quan trọng khác: Có bao giờ hợp pháp đối với việc tạo ra một sự sống con người mới ngoài hôn nhân?

CÂU HỎI – Con đang gặp khó khăn về luân lý. Con là người Công giáo, còn chồng con là người Chính Thống giáo. Anh ấy gần 40 tuổi, còn con gần 35 tuổi. Chúng con đã kết hôn gần 4 năm. Chúng con được biết rằng chúng con chỉ có 1% cơ may thụ thai tự nhiên vì vấn đề vô sinh ở người chồng (tinh trùng yếu). Hai vợ chồng con đã áp dụng phương pháp phẫu thuật và sử dụng vitamin để làm tăng cơ may thụ thai, nhưng không cải thiện được bao nhiêu. Chúng con cũng đã thử phương pháp Creighton Model, nhưng cách này xử lý tình trạng vô sinh ở nữ giới chứ không ở nam giới. Cách duy nhất để chúng con có con là sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, với kỹ thuật ICSI (Intracytoplasmic Sperm Injection), một tế bào tinh trùng được đưa vào trứng (điều này vượt qua vấn đề di động). Giáo Hội Chính Thống không cấm thụ tinh trong ống nghiệm mà khuyến khích điều đó trong những trường hợp như chúng con, và rất ít linh mục Công giáo  nói rõ về vị trí Công giáo.

Bởi vì con rất muốn sinh con, và con đã nghĩ tới phương pháp IVF. Nếu chúng con chọn cách này, chúng con sẽ dùng trứng của con và tinh trùng của chồng con, nghĩa là không có người khác hiến tặng, và chúng con sẽ không thử gien trước để “loại bỏ” bất kỳ phôi thai nào. Thú thật rằng con không hoàn toàn đồng ý 100% với phương pháp IVF và đã được mấy người bạn linh mục tư vấn, họ nói rằng họ không là thần học gia về luân lý nên không thể đưa ra lời khuyên chi tiết về giáo huấn của Giáo Hội. Hiện nay con chuẩn bị chu kỳ thứ nhất của phương pháp IVF (bắt đầu ngày 5 tháng 6 năm 2019). Xin cho vợ chồng con lời khuyên trong thời gian sớm nhất.

TRẢ LỜI –  Tôi muốn bắt đầu bằng việc xin lỗi bạn nhân danh Giáo Hội Công giáo, đặc biệt là thay mặt các linh mục, giám mục, giáo lý viên và những người dạy mà bạn gặp đã làm bạn không thỏa mãn. Tôi thực sự rất xin lỗi về điều đó, bởi vì rất khó làm cho bạn hiểu về sự thật của giáo huấn Công giáo. Xin hãy đọc phần trả lời của tôi với tinh thần cầu nguyện.

Vấn đề tiến thoái lưỡng nan của bạn rút gọn thành một vấn đề đơn giản này: Có bao giờ hợp pháp đối với việc tạo ra một sự sống con người mới ngoài hôn nhân? Nếu có, chắc chắn là trường hợp của bạn – một tín hữu, một người sùng đạo, một đôi vợ chồng Kitô giáo gặp khó khăn trong sự vô sinh ở nam giới – sẽ bảo đảm một sự hấp dẫn giới hạn đối với kỹ thuật như phương pháp IVF.

Nhưng trả lời vấn đề này, theo giáo huấn bất biến của Giáo Hội Công giáo, là KHÔNG. Tôi nói với bạn điều này với sự cảm thông sâu sắc nhất. Tôi xin lỗi, nhưng không thể khác được. Bất cứ ai nói với bạn cách khác, kể cả giám mục hoặc linh mục, là hướng dẫn sai và phản bội giáo huấn Công giáo. Nhưng hy vọng cách giải thích về giáo huấn đó có thể giúp bạn phần nào.

Phương pháp IVF là kỹ thuật tương đới mới, thế nên nửa thế kỷ trở lại đây Giáo Hội Công giáo không nói về điều đó. Một trong các huấn thị đầu tiên và uy tín nhất – và vẫn rõ ràng nhất – về vấn đề sinh sản có trong Huấn Thị Donum Vitae (Tặng Phẩm Sự Sống, 22-2-1987), Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF – Instruction of the Congregation for the Doctrine of the Faith) ban hành, ĐHY Joseph Ratzinger (giáo hoàng danh dự ngày nay) đã thực hiện theo yêu cầu của Thánh GH Gioan Phaolô II.

Trong phần II, tài liệu này giải thích tại sao sự sinh sản luôn là “hoa trái của hôn nhân” (nghĩa là chỉ nên xảy ra theo cách giao hợp giữa hai người đã kết hôn với nhau).

Bản văn nói rằng sự sinh sản con người “phải là hoa trái và là dấu chỉ tự hiến cho nhau giữa hai vợ chồng, trao nhau tình yêu và lòng chung thủy”. Điều này được Thánh GH Phaolô VI đề cập trong Thông Điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người, 25-7-1968) rằng có sự nối kết không thể tách rời, được Thiên Chúa thiết lập, điều mà con người không thể phá bỏ theo ý mình, giữa ý nghĩa kết hợp và sinh sản của hôn nhân, cả hai điều đó vốn dĩ gắn liền với hôn nhân (số 12).

Ý nghĩa kết hợp của hôn nhân là người nam và người nữ liên kết với nhau trong hôn nhân trở nên “một xương một thịt”. Dĩ nhiên đó là việc giao hợp phu thê. Thông điệp Humanae Vitae dạy rằng có sự liên kết “không thể tách rời” giữa việc tự hiến cho nhau trong việc giao hợp phu thê và sinh ra sự sống mới.

Chúng ta biết rằng mối liên kết giữa sự giao hợp và sự sinh sản không thể tách rời về thể lý (vì chúng ta có thể dễ dàng phá bỏ điều đó, ít nhất là ngày nay), tính bất khả phân ly đó phải là phẩm chất luân lý. Thật vậy, điều đó chính xác là điều được ngụ ý khi thông điệp nói rằng “con người không thể phá bỏ theo ý mình”, hệ lụy là không được phép chứ không phải là không có khả năng (may not, not cannot). Nghĩa là không bao giờ hợp pháp khi muốn tách rời sự sống mới khỏi việc giao hợp phu thê trong hôn nhân.

ĐGH Piô XII đã dạy nguyên tắc này từ năm 1956, khi nói về mối liên kết không thể tách rời khi ngài tuyên bố: “Không bao giờ được phép tách rời các phương diện khác nhau này tới mức độ loại trừ ý định sinh sản hoặc mối quan hệ hôn nhân”.

Có hai kết luận: 1) Việc giao hợp không bao giờ được phép chọn cùng lúc lại loại trừ khả năng sinh sản (nghĩa là dùng biện pháp tránh thai); và 2) sự sinh sản không bao giờ được phép chọn ngoài hôn nhân.

Huấn Thị Donum Vitae kết luận rằng “thụ tinh” chỉ hợp pháp “khi đó là kết quả của hành vi hôn nhân thích hợp đối với việc sinh con mà hôn nhân được phép theo bản chất và qua đó vợ chồng nêm một xương một thịt” (Giáo Luật, 1061).

Giáo huấn này được lặp đi lặp lại hơn 30 năm qua. Ví dụ, Giáo lý Công giáo dạy: Các kỹ thuật liên quan các vợ chồng kết hôn (sự thụ nhân tạo tinh tương đồng [kể cả phương pháp IVF])… vẫn KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN về phương diện luân lý. Các phương pháp đó tách rời hành vi giới tính ra khỏi hành vi sinh sản (số 2377).

Vấn đề cũng được đề cập trong Huấn thị Dignitas Personae (Phẩm Giá Con Người, số 16-17; số 17 nói về ICSI) năm 2008 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và văn bản “Life Giving Love in an Age of Technology” (tr. 6-10) năm 2009 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Các tài liệu nói về việc sinh sản có sự hỗ trợ của con người đều rõ ràng xác định về giáo huấn này.

Giáo huấn này có vẻ như hợp pháp, nếu giáo quyền độc đoán muốn rút lại luật “không thể tách rời” này, bắt Giáo Hội và chúng ta làm điều đó.

Bạn có thể hỏi rằng tính tuyệt đối giữa hành vi hôn nhân và sự sinh sản gợi lên từ đâu? Theo các trường hợp cực đoan như của chúng ta, tại sao không thể ngoại trừ? Cuối cùng, chúng ta không có ý định chấp nhận những hành động xấu mà nhiều người liên quan phương pháp IVF: tạo nhiều phôi thai, hủy diệt một số, và giữ đông lạnh một số khác, cý “làm giảm” nhiều trường hợp thụ thai, v.v...

Tôi đồng ý rằng chọn phương pháp IVF khi không có ý giết hại, thử nghiệm hoặc giữ đông lạnh, hoặc tha thứ việc sát hại, thử nghiệm hoặc giữ đông lạnh các thai nhi mà bạn tạo ra, trong khi có ý muốn nhận các thai nhi sống sót, nuôi dưỡng chúng mạnh khỏe và nuôi dưỡng chúng trong đức tin, thì vẫn tốt hơn nhiều người ngày nay chọn phương pháp IVF. Nhưng điều đó vẫn sai, và vì thế mà cũng nghiêm trọng. Tại sao?

Bởi vì trẻ em không chỉ có quyền được nuôi dưỡng bởi cha mẹ, chúng còn có quyền được sinh ra qua hành động yêu thương của cha mẹ. Các thai nhi là con người. Không có gì đáng quý giá và đáng tôn trọng hơn trong vũ trụ được tạo dựng hoàn toàn – không là thiên thần mà còn hơn là những con người. Như vậy, chúng có quyền tự nhiên được ra đời theo cách hoàn toàn phù hợp với nhân phẩm con người, theo cách diễn tả tình yêu thương của con người, và chúng ta có trách nhiệm tôn trọng quyền đó.

Chỉ có hành vi con người mới đủ diễn tả tình yêu này: sự giao hợp phu thê. Khi thai nhi hiện hữu do hành vi tình yêu tự hiến, nó được sinh ra bằng tình yêu thương.

Mặt khác, các thai nhi do phương pháp IVF, dù thuộc về những người tốt như bạn, cũng KHÔNG ĐƯỢC SINH RA trong tình yêu thương, mà ĐƯỢC TẠO RA. Chúng là sản phẩm của phòng thí nghiệm, nơi mà các yếu tố cấu thành được pha trộn với nhau dưới con mắt cảnh giác của kỹ thuật viên ở nhiệt độ được kiểm soát, được đưa vào những cái khay ấm áp, và được theo dõi bằng kính hiển vi cho tới lúc đủ mức để gieo cấy. Các thai nhi này hiện hữu không do hành vi yêu thương, mà do kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm. Theo cách này, chúng được coi là các sản phẩm. Cha mẹ chúng muốn nuôi dưỡng chúng trong đức tin thì cũng không và không thể xóa bỏ sự thật rằng từ lúc hiện hữu, chúng được coi là chưa giống con người (subhuman).

Rồi bạn sẽ làm gì? Điều đầu tiên phải làm khi cân nhắc chọn lựa là loại bỏ các biện pháp sai lầm về luân lý. Vì thế, bạn nên bỏ cuộc hẹn vào ngày 5 tháng 6 năm 2019. Đây là điều khó, nhưng là điều đúng mà bạn phải làm. Rồi bạn lo về cách xử lý. Bạn đã cân phương pháp IUI (intrauterine/fallopian insemination) hay chưa? Đó là cách giao hợp phu thê tự nhiên; tinh trùng được lấy từ tử cung người vợ (không dùng bao cao-su); tinh trùng được “rửa” và đặt lại vào noãn sào (ống dẫn trứng) hoặc tử cung. Trứng cũng có thể lấy ra và đặt vào lại. Một số thần học gia tin rằng điều này tạo sự thay thế cho hành vi hôn nhân, nhưng tôi không đồng ý như vậy. Đối với tôi, điều đó có vẻ là cách thức hợp pháp để hỗ trợ hoàn tất hành vi hôn nhân mà thôi. Giáo Hội không giáo huấn về tính luân lý của phương pháp IUI.

Cuối cùng, nếu bạn thấy không hợp pháp về luân lý để sinh con, cũng như các nỗi khổ không thể tránh mà người ta phải đối diện, bạn nên làm điều gì tốt nhất để chấp nhận sự vô sinh như một thập giá mà Chúa Giêsu muốn bạn vác, ít là trong lúc này. Nhưng bạn không nên tránh né bằng cách chạy vòng quanh thập giá. Điều đó sẽ có cái kết tồi tệ cho bạn và những người mà bạn yêu thương.

Tôi mong được tiếp tục trao đổi với bạn về vấn đề này. Xin Thiên Chúa chúc lành cho vợ chồng bạn.

E. CHRISTIAN BRUGGER

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Đêm 2-6-2019

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768