28. PHÉP LẠ “BIẾN THỂ”
Về chính phép lạ biến
thể (bánh và rượu biến thành Mình và Máu Chúa Kitô),
các nhà thần học cố gắng tìm hiểu cách thức nó xảy ra làm
sao. Tạp chí
Thông tin Công giáo Quốc tế (ICI) số 562, ngày 15/05-1981,
qua ngòi bút của J.P.Manigne cho biết công thức thần
học về “hiện diện thực sự” của Chúa
Kitô trong phép Thánh Thể đã biến chuyển thế nào
qua các thế kỷ.
Có
thể tóm tắt bài báo ấy như sau:
Lược qua lịch sử của
lòng tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh
Thể qua các thời đại.
1. Ở Giáo Hội
sơ khai, không có thắc mắc Chúa hiện diện
thế nào, cách nào. Truyền thống từ các Tông
đồ chuyển đến, họ lãnh nhận với
lòng tin, chỉ chú trọng đến cách cử hành sao cho
đúng…
2. Các Giáo Phụ
thời sau, đưa những hình ảnh tượng trưng vào để
cắt nghĩa mầu nhiệm ấy. Chính
các lạc thuyết nảy sinh trong các thế kỷ ấy
đã bó buộc Giáo Hội Latinh nỗ lực xác
định rõ hơn đâu là biểu tượng (symbole),
đâu là sự thực (réalité).
3. Thời Kinh
điển (scholastique) nhấn mạnh đến tính
cách “hiện diện thực sự”. Rồi lòng tin bình dân
tô đậm thêm với những chuyện hình bánh nhỏ
máu, máu tươi xuất hiện trong chén thánh v.v…
Cuối cùng Công
đồng Trentô (1551) đã xác định điều này: bản chất bánh biến thành Mình Chúa, bản chất rượu biến thành Máu
Chúa, tuy hình bánh, hình
rượu vẫn tồn tại mà giác quan có thể
nhận thấy… và sự biến thành ấy
được Giáo Hội Công giáo gọi bằng danh
từ rất ám hạp là “việc
Biến Thể”.
Xin giải thích một
chút cho người chưa quen với những danh từ thần
học:
Trên vừa nói bản chất bánh
biến thành Mình Chúa, bản
chất rượu
biến thành Máu Chúa, hình
bánh hình rượu vẫn tồn tại, vậy bản
chất là cái gì, hình là cái gì?
Thưa: “Hình” nghĩa là hình thức,
màu sắc, mùi vị của bánh, của rượu, tất
cả những gì ngũ quan ta cảm nhận,
vẫn còn nguyên không thay đổi. Nhưng “bản chất” bánh và rượu
không tồn tại nữa, đã được biến
đổi thành thịt máu Chúa.
Để giúp phân biệt “hình” với “bản
chất”, ta hãy tưởng tượng có bốn quả
cam.
Một quả đỏ, một quả xanh, một quả
ngọt và một quả chua… Quả có “hình” mầu xanh “bản
chất” nó cũng là cam
như quả có “hình” mầu
đỏ. Quả có “hình” mầu đỏ,
“bản chất” nó cũng là cam như quả
có “hình” mầu xanh. Nói
về mùi vị cũng vậy: quả có vị ngọt bản
chất nó cũng là cam như quả có vị chua…, quả có vị
chua bản chất nó vẫn
là cam như quả có vị ngọt. Tóm lại, Bản chất
quả cam là điều hoàn toàn khác với hình là màu sắc hay mùi vị của nó.
Bây giờ đem
áp dụng vào trong Thánh Lễ, sau lời truyền phép do linh
mục đọc, bản chất
của bánh (“Cái làm cho bánh
là bánh” được biến
đổi thành Thịt Chúa, và rượu “cái làm cho rượu là rượu”)
được biến đổi
thành Máu Chúa, còn hình vẫn y nguyên tức là những
gì mà ngũ quan cảm nhận như mầu sắc, mùi
thơm của bánh, vị cay nồng của rượu. Vì
thế mới nói: khi linh mục lặp lại những lời
“Truyền phép”của Chúa Giêsu nêu trên, thì bản chất bánh không còn là bánh, bản chất rượu không còn là rượu
nữa, nhưng biến đổi thành Thịt
và Máu Chúa Kitô, mặc dầu “hình”
bánh và “hình” rượu vẫn
còn y nguyên.
Trong thực tế, phép lạ biến thể này
quả là một sáng tạo của sự khôn ngoan thông thái
vô biên của Chúa Giêsu: Giả sử Chúa không làm phép lạ
biến thể ấy, mà Chúa lại bảo chúng ta phải
ăn thịt và uống Máu Chúa, mới có sự sống,
thì mỗi lần lên rước, linh mục đưa cho
chúng ta một miếng thịt tươi đỏ lòm, một
ly máu tươi tanh tưởi, hỏi rằng ta có dám lãnh
lấy miếng thịt tươi đó mà ăn, chén Máu
tươi đó mà uống không, dù Giáo Hội bảo ta phải
tin đó là Mình và Máu Chúa Giêsu?
Tạ ơn Chúa,
vì đã biết chúng ta ghê tởm thịt máu tươi sống,
nên đã hóa thành bánh, thành rượu cho ta dễ ăn dễ uống, đang khi chúng ta tin
đó là thịt Mình Chúa thật; đó là Máu Chúa thật.
Sở dĩ ta tin việc biến thể đó có
thể xảy ra được vì có lời Chúa phán dạy.
Đó là một mầu nhiệm vượt
quá trí khôn loài người, nhưng đó vẫn là một sự
thật, vì chính Chúa đã nói thế.
Bốn thế kỷ sau, năm 1965,
Đức Giáo Trưởng Phaolô VI đã dạy lại
giáo huấn ấy trong Thông điệp “Mầu nhiệm
Đức tin” của Ngài.
Đang khi ấy, bên phía Luthêrô và Calvinô đều
chấp nhận có sự hiện diện thực sự
của Chúa Kitô, tuy chủ trương khác một
điểm là bản
chất bánh không biến đi để hóa thành Mình
Chúa, song vẫn tồn
tại song song (theo Luthêrô), và bảo đừng
nhốt sự hiện diện của Chúa vào trong một
tấm bánh, như thế là xúc phạm đến oai nghi
của xác vinh hiển của Chúa Kitô.
Như vậy, vào lúc ấy, quan điểm
của Giáo Hội Công giáo và mấy lãnh tụ Thệ
phản còn đồng nhất về sự hiện
diện thực sự của Chúa, mà chỉ khác nhau về
“cách thức” làm sao thôi (sđd, tr.37). Bên phía Giáo Hội Công
giáo quá nhấn mạnh đến sự hiện diện khách thể
của Chúa – do đó, Giáo Hội Công giáo phát triển các
cuộc kiệu Thánh Thể, chầu Mình Thánh, thờ
lạy Chúa ngự trong Bí Tích, v.v…, nên dễ quên điều
này là Chúa ban Mình Máu Ngài để
chúng ta ăn uống. Còn phía giáo phái
Thệ phản thì nghiêng về khía cạnh chủ quan của việc
hiệp lễ, tùy xác tín và lòng đạo đức
của mỗi tín đồ thẩm định.
Ngày nay, Giáo Hội
Công giáo chính thức vẫn giữ lập trường
của Công Đồng Trentô
nhưng các nhà thần học của cả hai Giáo Hội
đang có những nỗ lực xích lại gần nhau,
nhờ dùng các khái niệm mới.
Bên
phía Công giáo, các nhà thần
học đang tranh luận về khái niệm “Biến
Thể”: “Đành rằng không đặt lại vấn
đề về các phán quyết của Công Đồng
Trentô hay Latêranô, và nhìn nhận sự hợp lý của các
quả quyết ấy về sự hiện diện
thực sự nhờ sử dụng các phạm trù của thời ấy, nhưng chính
những phạm trù ấy khó mà được chấp
nhận bởi những người thời nay…, chúng quá
nghèo nàn để có thể diễn tả hết các khía
cạnh phong phú của ân huệ lớn lao ấy” (sđd,
tr.37).
Theo J.P. Jossua,
thần học gia Công giáo: người ta đã làm cho
sự hiện diện ấy tách khỏi liên hệ với
con người, người ta đã “vô nhân hóa” nó
(déshumaniser), đưa nó vào bình diện vật thể
quá nhiều nên nó xa cách con người, vì thế kém cụ
thể, thực tế. Đàng khác, môn triết học
tự nhiên được sử dụng để
chống đỡ khái niệm biến thể, nay không còn
được người hiện đại hiểu
nổi: Đồng ý Chúa có quyền phép vạn năng
biến đổi bánh thành Mình Chúa, nhưng cái ý
tưởng bánh có một “bản chất” (substance),
một thực thể nằm ở dưới “hình”
là tùy thể (accidents) là điều khó nghe. J.P. Jossua nói
tiếp: “Vì đối với chúng ta, bánh là một tổ
hợp không có một sự duy nhất bản thể, ta
thừa nhận nó là một hợp chất hóa học, nhưng
ta không thể quan niệm nó là một nội dung huyền
bí giữ vai trò thay thế cho một bản chất, có
thể phân biệt với mùi vị sắc mầu bên ngoài:
điều đó ta không thể nghĩ tưởng
được”.
Ở nhiều nơi, các thần học gia Công
giáo đã thử đưa ra những khái niệm mới
về sự “hiện diện thực sự” và nghĩ
rằng chúng thích hợp với não trạng người
hiện đại.
Người
ta dùng từ “biến đích” (transfinalisation): nghĩa
là sau Truyền phép, chất liệu của Bí Tích không còn có
mục đích nuôi hồn nữa: Bánh nay trở thành Mình
Chúa Kitô với mục
đích nuôi dưỡng sự hiệp nhất các tín
hữu và sự hiệp thông của mỗi người vào
sự sống của Đấng Phục sinh.
Hoặc
người ta dùng từ “biến
nghĩa” (transsignification) nó không còn ý nghĩa cũ là bánh
để nuôi, song ý nghĩa mới là bánh hằng sống
từ trời xuống trở nên mối giây liên kết
liên vị các con người.(2)
Nói chung,
trả lại cho Bí tích Thánh Thể tính cách năng
động của nó như
là sức lực biến đổi cộng đoàn và
mỗi người tham dự. Chính vì điều
đó mà Chúa Giêsu tự hiến thân làm thần lương
trong Phép Thánh Thể. Nhưng cũng đừng nhấn quá
mạnh hay nhấn độc nhất trên mặt năng
động tính mà quên đi tính cách hữu thể
(ontologique) mà việc Biến thể muốn nói lên (Thông
điệp Mầu nhiệm Đức tin viện dẫn
trên kia đã thực hiện sự quân bằng này).
Bên phía Thệ phản: Một vài nhà thần học đang tiến
về sự chấp nhận tính cách “hiện diện
thực sự” của Chúa Kitô (chẳng hạn Mục
sư Max Thurian (Taizé, Eucharistie, De Lachaux, 1959); J.M.Paupert (Taizé
et l’Eglise de demain, Fayard, 1967). Như thế có
một sự xích lại các quan điểm giữa các giáo
phái cho gần nhau hơn. C.H.Dodd, L’Interpretation
du 4e evang., ở các
đoạn đá động đến vấn đề
Thánh Thể, vẫn thấy ông coi lời Đức Giêsu
nói ở Ga 6.51 = 1Cor 11.24 = Mt 26.26ss là Bí tích (Thánh Thể), và
ý nghĩa của câu nói ấy là “sự kết hiệp
với Chúa Kitô bởi việc ở trong nhau vì tình yêu (union
au Christ par inhabitation réciproque” par amour) (tr.430-433).
Cuối cùng, dù
biết hay không biết cách thức xảy ra thế nào,
tựu trung điều ta phải chấp nhận là
quyền phép vô biên của Thiên Chúa đã thực hiện
điều Người muốn, chẳng có gì là quá khó
đối với Người.
===***===
|