MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Có Phải Nhiều Người Bỏ Lễ Vì Thánh Lễ Lâu Quá? --- Đức Hồng Y Timôthy M. Dolan
Thứ Ba, Ngày 31 tháng 10-2023
Có Phải Nhiều Người Bỏ Lễ Vì Lâu Quá?

Đức Hồng Y Timôthy M. Dolan

Bài viết nói lên tâm trạng chung nhức nhối của các tín hữu đi Lễ ngày nay

Trong khi chúng tôi chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám mục [hay Công Nghị GM – Synod], tại Tổng giáo phận New York, có gần 7.000 người đã chấp nhận lời mời của chúng tôi để đến tham dự các buổi lắng nghe hoặc trả lời trực tiếp trên võng điện về các vấn đề được quan tâm trong đời sống của Giáo Hội ngày nay. Một câu hỏi tôi thường nêu lên là: "Làm sao chúng ta có thể thu hút được mọi người trở lại Thánh Lễ Chúa Nhật? Tại sao lại có quá nhiều người trong chúng ta không chịu đi Lễ nữa?

Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có sự quan tâm rất cao về sự việc này. Ngoài việc có thể đoán trước được từ cả hai phía - phe cực tả cho rằng cách duy nhất để tăng số người tham dự Thánh lễ là từ bỏ tất cả các quy tắc hướng dẫn phụng vụ và quay trở lại với phong cách "tự mình làm chủ sự" của những năm 1970, hoặc các phe cánh hữu khác thì thúc đẩy việc chuyển hướng xung quanh bàn thờ và bứng bỏ đi các dàn vĩ cầm. Nhưng hầu hết đại đa số đáp trả là lý do chính khiến mọi người không còn đi Lễ Chúa Nhật nữa, đấy là vì: Thứ nhất, họ không hiểu linh mục nói giảng cái gì; thứ hai, giáo xứ của họ đã bị đóng cửa; thứ ba, Thánh Lễ kéo dài lâu quá!

Chúng ta hãy tập trung vào lý do thứ ba. Lúc đầu, tôi có khuynh hướng bác bỏ điều này rất dễ dàng. Nhưng sau khi xem xét lại hàng chục câu trả lời trong số này, thì tôi phải thừa nhận là khác xa với một cuộc khảo sát khoa học, cho nên, tôi đã đi đến kết luận rằng, có lẽ những người này có lý. Phản ứng của họ cho thấy rõ ràng đây là những tín hữu nam nữ yêu mến Thánh Thể, bản thân họ hiếm khi bỏ lỡ Thánh Lễ Chúa Nhật và là một trong những người đầu tiên trở về lại sau khi các lệnh cấm khắt khe của trận đại dịch được gỡ bỏ; họ là những người vui mừng chào đón cuộc canh tân phụng vụ thực sự của công đồng; họ là những người không yêu cầu cho có được một Thánh lễ Chúa nhật “nhanh chóng”, vì họ là những người đều biết rằng việc cử hành Bí tích Thánh Thể cho được sốt sắng, có sự tham gia, vui vẻ thì đòi hỏi phải có rất nhiều thời gian chất lượng, nhưng họ vẫn tin rằng “Thánh lễ marathon, ma-ra-tông” [dai dẳng – kéo dài mãi] đang khiến cho mọi người kiệt sức tan rã và xa rời khỏi.

Họ có thể làm được điều gì không? Một học giả phụng vụ gần đây đã nói với tôi: "Tiến bộ lớn nhất trong việc canh tân phụng vụ sau công đồng là việc khôi phục lại sự nổi bật và tính trang trọng của Đêm Vọng Phục Sinh. Nhưng tác động tiêu cực lớn nhất trong mấy chục năm qua đấy là mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật bây giờ đây cũng đều lâu lắc như Thứ Bảy Tuần Thánh vậy!”

Có một danh sách dài thoòng những câu chuyện ảm đạm đến độ đau lòng mà mọi người đã kể cho tôi nghe. Họ nói với tôi, bây giờ Thánh Lễ bắt đầu với buổi tập hát, [dượt nhạc, thử trống thử đàn trước...], sau đó là tới lời “chào thăm” [hay cho tràng vỗ tay] bắt buộc với những người xung quanh. Thế là đã mất hết 5 phút trôi qua khi Thánh Lễ bắt đầu. Người dẫn chương trình thường có lời giới thiệu dài dòng lê thê. Kinh “Vinh Danh” có thể làm tiêu hao sức lực của cả một ca đoàn, chưa kể đến lời hát thánh vịnh đáp ca bất tận không ngơi nghỉ. Phần cầu nguyện giáo dân sau bài giảng lễ có thể còn kéo dài mãi thiên thu vô tận, với ý chỉ cuối cùng, cầu xin cho người đã khuất rồi cộng thêm luôn hết số người mới mất trước chúng ta đây. Sau đó là tới phần chúng ta ngồi đợi trong lúc quyên tiền và dâng lễ vật.  Kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" có thể lâu bằng một trận đấu bóng chày.  Thường thì, chúng ta có thêm cả “phút tịnh tâm suy gẫm" sau khi Rước Lễ xong, rồi tiếp theo tới màn thông báo các tin tức, [nói nhảm cho vui nhộn hài hước, hay hát sinh nhật, mừng thọ, cắt bánh, tặng hoa kỷ niệm ngày này ngày kia cho các nhân vật quan trọng như cha xứ hay ông bà cố chẳng hạn, hoặc múa lân ì xèo ngày Tết trong cộng đồng VN]. Hơn nữa, không bao giờ quên nguyên cả một danh sách dài thoòng loòng những lời “cảm ơn” đến tất cả mọi người tham dự Thánh lễ, [nhất là cảm ơn “các ban ngành đoàn thể” như phụng vụ, ca đoàn, giúp lễ, ..v.v]. Ôi, nếu như Chúa muốn chúng ta ra đi lên đường bình an sau khi Lễ xong thì phải đợi kết thúc hết cả 5 câu điệp khúc của bài thánh ca kết Lễ mới được phép ra đi [bình an với một thần trí rã rời sau cơn trống nhạc ầm ầm như trong vũ trường tra tấn đầu óc]. Tôi thậm chí còn chưa nhắc tới thủ phạm lớn nhất nữa, là bài giảng lễ vĩ đại của các linh mục và phó tế phớt lờ lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô là hãy nên làm sao cho bài giảng chỉ ở quãng độ trong vòng 8 -10 phút thôi!

Hiện bây giờ, thì dù sao sự việc cũng đã bành trướng quá mức rõ ràng rồi, nhưng tôi không có nói bịa ra chuyện này đâu nhá. Đây là những ý kiến tôi nhận được. Với tư cách là một chủ tế, tôi hơi khó chịu thật, nhưng cứ phải tự hỏi liệu những người tốt lành này, những người mà tôi xin nhắc bạn một lần nữa là, họ có nhận thức ra được rằng để có một nghi lễ đàng hoàng thì cần phải có thời gian hay không, thì may chăng thực sự còn có nghĩa.

Như có một linh mục đã viết, hiện nay lời kinh nguyện thánh thể là điều cần phải được suy nghĩ lại. Ngài nhận xét: “Trước là thế đấy, nhiều người đã hành động sai lầm như thể tất cả mọi sự đều chẳng có gì quan trọng trước khi dâng lễ; còn bây giờ, thì dường như tất cả mọi sự sau phần Phụng Vụ Lời Chúa đều xếp hạng thứ hai”. Ngài dám bảo tôi, “đến giờ thì”. “Một bài hát 'Vinh Danh' hoặc một bài hát thánh vịnh đáp ca, hay kinh 'Lạy Chiên Thiên Chúa' có thể dài lâu hơn cả Lời Kinh Nguyện Thánh Thể.

Kết quả là (các phóng viên của tôi cũng tham gia thảo luận), các Thánh lễ lâu cả một tiếng rưỡi đồng hồ, không chỉ vào các dịp lễ kính trọng thể, mà còn vào mỗi một Chúa Nhật, đã trở thành thông lệ bình thường, và họ thẳng thừng cho rằng đây là một trong những yếu tố khiến mọi người bỏ Lễ.

Tôi không biết phải nghĩ sao nữa. Dường như chỉ là một giấc mơ đâu đó giữa các Thánh lễ Chúa Nhật 28 phút ngày xưa và các Thánh lễ maratông 90 phút ngày nay.

Tôi được biết là, Đức cố Giáo Hoàng đại Thánh Gioan Paulô II đã nói đúng lý ra: Sự thinh lặng phải là một phần của Bí tích Thánh Thể. Người ta không hài lòng với Thánh Lễ kéo dài lê thê lâu quá, là người cử hành Thánh Lễ, chúng tôi cứ phải liên tục lên tiếng và giải thích mọi điều trong mỗi Thánh Lễ, còn khuynh hướng của các ca đoàn là rất giỏi lấp đầy mọi khoảng trống trong phút chốc bằng các ca khúc khác, khiến cho tất cả mọi người ai nấy đều khó chịu làm sao.

Chẳng bao lâu nữa, Thánh Lễ sẽ ngắn bớt đi thôi, bởi vậy các linh mục may ra sẽ đóng vai chính trong đó!

Sóng Biển dịch thuật

Ngày 27/9/2023

Nguồn: catholicreview.org

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768