Đ.- HI VỌNG THẮNG TỘI
Cha K.Rahner viết (sđd, trang 101-113):
“HT biết rằng Maria luôn luôn được khỏi tội, không chỉ
tội nguyên tổ mà thôi, nhưng cả những tội
mình làm nữa, nghĩa là tâm hồn của
Người luôn luôn trong trắng, không hề mắc bóng
dáng của một tội nhỏ. Chính Công Đồng Trentô
năm 1546 đã tuyên xưng như thế.
“Thoạt tiên, chân lý đức tin ấy có
thể làm chúng ta bỡ ngỡ, vì ai chẳng biết con
người là kẻ tội lỗi ! Mà nếu người nào chẳng
nhận mình là kẻ tội lỗi, người ấy
không sống trong sự thật, là kẻ nói láo như KT
đã vạch rõ qua những lời này:
“Nếu ta tự xưng là không có tội, thì
ta tự dối mất rồi và sự thật không ở
trong ta” (1Ga 1.8).
“Thế mà một con người, không kể
ĐK, và là người nữ, lại luột ra khỏi qui
luật nói trên!
- “Được ơn khỏi tội không có
nghĩa là tự mình
cứu thoát lấy chính mình, tự sức riêng mình
ban cho mình ơn khỏi tội ấy. Mà nói cho cùng, không
một ai có thể lập công đức mà mưu lấy
ơn đó cho mình! Tất cả mọi thứ công chính
đều hoàn toàn do ơn dưng không của TC.
- “Được ơn không phạm tội
thì không phải là ít
được cứu chuộc hơn. Thực ra Maria đã
được cứu chuộc và được cứu
chuộc nhiều hơn. Phải nói rằng: một
người sống ở trần gian vốn đang chìm
sâu trong bóng tối của thế tục này, được ơn không mắc
tội, ấy là một ơn thánh lớn hơn, một
ơn cứu độ mãnh liệt hơn, bao quát hơn,
triệt để hơn là một người
tội lỗi được kéo ra khỏi chốn tối
tăm, để đem về lại với ánh sáng
của TC. Được gìn giữ khỏi tội là
được cứu thoát một cách vinh quang và sáng chói
hơn, nhưng vẫn hoàn toàn là được cứu
chuộc.” (HCGH, số 53; Thông điệp “Mẹ ĐCT”,
số 10).
“Như thế, chính nơi Maria, ơn cứu
độ đã trở thành một biến cố thành
tựu cách triệt để, một biến cố toàn
thắng.
Tại sao HT có thể xác tín điều
ấy?
“HT xác tín và tuyên xưng điều đó, vì
chính HT tự xưng mình
là biến cố do ân huệ toàn thắng của TC gây nên
trong thời sau hết, đã được khai mạc
với CK sống lại. Trong
lịch sử cứu độ, HT là hiện thân sống
động của cuộc toàn thắng của ân huệ,
là cộng đoàn của những kẻ thực sự
được cứu thoát.”
“Đành rằng bao lâu còn tiến bước
lữ hành xa TC, HT không thể quả quyết chắc
chắn điều đó về tất cả mọi chi
thể của mình, HT cũng có những phần tử
chết và còn mang nặng những dấu vết của
một lịch sử đầy những chua xót và đau
thương, lịch sử cuộc lưu đày của HT
qua những thời gian tăm tối ở trần gian này.
Tuy nhiên, HT phải có
thể đưa ra một cách rõ ràng ít nhất một vài
thành phần của cộng đoàn của mình đã hoàn
thành cuộc hành trình, và có thể nói
được rằng: “Chính ở nơi những
người này, ta có thể làm chứng trước
mặt thế gian rằng, ân huệ của TC trong ĐK
không chỉ là một lời hứa mơ hồ, nhưng
là một sức mạnh toàn thắng. Và điều đó,
ta thấy HT đã công bố trong các cuộc tuyên thánh.
“Nếu HT đã
có thể làm được điều đó với các
thánh của mình, thì đối
với Mẹ Thánh của Chúa, HT lại càng có lý hơn
nữa để làm điều đó, bởi vì HT có thể nói
được ít nhất một lần rằng: Ơn
cứu rỗi do ân huệ của TC đã hoàn toàn thành công.”
Đ.Maria sống thánh giữa đời
Ta thường quan niệm rằng: sự thánh thiện cũng
như ơn khỏi tội không thể đi đôi
với một đời sống bình thường ở
trần gian này. Do đó mới nghĩ rằng muốn
sống thánh thiện phải ở một nơi có một
bầu khí “thiên đàng”, nơi xảy ra sự thánh
thiện phải là một hình thức “thiên thai”, hay sự
thánh thiện chỉ có thể nẩy nở trong bốn
bức tường của tu viện, hoặc ít nhất
tách khỏi cái thường ngày vất vả bươn
chải của đời người. Thế mà,
đời sống thánh thiện của ĐTN lại
giống kinh khủng với đời sống của ta.
Theo bên ngoài mà xét, ta thấy Người
đã sống một cuộc đời thực sự
đơn hèn, ẩn dật, lam lũ, giữa những cái
tầm thường của một cuộc đời
cực nhọc, như bất cứ một phụ nữ
nghèo nàn nào tại một thôn làng của nước Phalêtin
bé nhỏ, sống ngoài lề những biến chuyển
vĩ đại của lịch sử văn minh và chính
trị thời đó. Người cũng đã lo âu, đã
khóc. Người đâu có hiểu biết hết mọi
sự, và trong suốt đời Người, từ giai
đoạn này đến giai đoạn khác, Người
cũng phải phân vân tìm hỏi như bao người khác,
Người cũng đã không hiểu, cho nên phải
hỏi Con cực thánh rằng: “Hỡi
con, sao con làm vậy, kìa xem cha con và mẹ đã lo lắng
tìm con?” (Lc 2.50). TK còn ghi lại một lần nữa
Người không hiểu (Lc 2.33). Và có lẽ không chỉ có
hai lần…?
Biết bao điều Người đã
phải im lặng đón lấy, phải chấp nhận
và để nằm yên trong thâm tâm của Người
để rồi những điều được ôm
ấp ấy dần dần được sáng tỏ (Lc
2.19,15). Người đã phải nghe câu: “Hỡi bà, việc gì liện can đến bà và tôi?”
(Ga 2.3-4). Và khi Người muốn tới thăm Con
mình, Người được nghe Con mình trả lời: “Ai là mẹ tôi và anh em tôi?…
Bất cứ ai muốn làm theo ý muốn TC thì kẻ ấy
là anh em, là chị em, và là mẹ tôi” (Mc 3.33t). Nhất là
Người đã đứng dưới chân Thập giá, bất
lực đón nhận nỗi đau đớn có thể
chết được khi chứng kiến Con mình bị
đóng đinh!
Người không đóng một vai trò nào
gọi là rạng rỡ trong HT sơ khai thời các Tông
Đồ. Dĩ nhiên, Người có mặt đó,
người Mẹ ĐGK, giữa cộng đoàn tiên
khởi đang kêu nài Chúa Thánh Thần (Cv 1.14). Nhưng
trước mắt những người chung quanh,
Người xem ra quá bình thường và không có chút gì đặc
biệt cả, đến nỗi Người chỉ
được nhắc đến chung với các
người phụ nữ khác và mấy người họ
hàng : Từ núi Ô-liu trở về, “Tất cả các ông (Tông đồ) đều
đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện
cùng với mấy người phụ nữ, với bà
Ma-ri-a thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của
Đức Giêsu.” (Cv 1.14).
“Phải nhờ đến thời gian
mới có thể nhận định, phân biệt
được những gì là vinh quang, là ân huệ của TC
trong tất cả các sự tầm thường ấy. Có
thể nói được rằng HT đã phải suy
gẫm trong nhiều thế kỷ về cuộc
đời Đ.Maria, mới có thể tuyên bố cách rõ ràng
trong một đức tin hoàn toàn ý thức: “Đây là
người tuyệt đẹp, Đấng không
vương mắc tì ố tội lỗi”.
HT phải đợi một thời gian
rất lâu mới có thể reo lên trong hoan hỷ của
đức tin và trong phúc lạc của tâm hồn: Này
đây đã đến lúc trần gian được có
một người thực sự là người, chứ
không phải là một nhân vật tưởng tượng
của tiểu thuyết, một người thực
sự bằng xương bằng thịt, một
người đã nếm cái mặn chát của những
giọt nước mắt, đã nếm cái mệt
nhọc, cùng cực, tối tăm; tuy thế vẫn là
một người hoàn toàn trong sạch, ứ tràn lòng nhân
hậu, yêu thương, trung tín, nhẫn nại, rung
động, mến chuộng thánh giá; một người
hoàn toàn phó thác cho TC đến nỗi đã “đáng”
trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế cho dù cái
“đáng” ấy vẫn hoàn toàn là ân huệ dưng không
của TC, một ân huệ đặc biệt
được ban cho Người chứ không hề là
phần thưởng của một công đức nào khác.
Tuy nhiên, tất cả vinh quang ấy được
giữ kín và đắm chìm trong những cái tầm
thường mà chúng ta biết quá rõ.
Phần chúng ta thì thế nào?
Chúng ta phải quan tâm đến tội. Chúng
ta không thể quên lời TK “Con
người đều dối trá”. Chúng ta phải luôn
cố gắng thẳng thắn đặt câu hỏi này:
Lương tâm tôi có phải đã trở nên quá gian dối,
đã bị khuấy đục đến nỗi tôi không
nhận thấy tôi tội lỗi đến mức
độ nào sao? Khi cầu nguyện, chúng ta phải luôn xin
điều này: “Lạy Chúa, xin chữa con khỏi cả
những tội kín ẩn nữa”. Xin cho con trí minh mẫn,
lòng can đảm để nhìn nhận sự thánh
thiện của Chúa, để nhìn nhận tội lỗi
của mình, để con khỏi có ảo tưởng về
con giữa cái thế gian tràn ngập giả dối này.
Điều ấy có nghĩa gì cho chúng ta?
“Những điều chúng ta vừa suy
gẫm trên đây, không ngăn cản chúng ta
được mạnh bạo nói rằng: “Dù sao, chúng ta
cũng không thể
chấp nhận rằng, trong chúng ta tất cả
đều quá xấu xa, quá hư hỏng, quá
phản nghịch với ánh sáng của TC!” Có thể
rằng một số lớn những nhân đức
của chúng ta, chỉ là lớp vỏ bên ngoài che
đậy cái xấu xa bên trong; nhưng cũng có thể
rằng một phần lớn những gì bên ngoài xem ra
xấu xa, bất toàn lại là tấm màn che những gì ân
huệ của TC đã thực hiện cách toàn thắng
nơi chúng ta.
Nhìn Maria để hy vọng
“Nếu khi đó chúng ta nhìn lên Mẹ Maria,
chốn nương náu của tội nhân, chắc chắn
chúng ta phải nhận rằng: Người tuy là kẻ duy
nhất trên trái đất này được khỏi
mọi tội, nghĩa là được ơn không hề
phạm tội, Người sẽ cho chúng ta can đảm
hy vọng rằng: chúng ta không phải chỉ luôn mãi là con
người tội lỗi; ơn
thánh cũng có thể làm những gì nơi chúng ta như
đã làm nơi Người; chúng ta cũng là
những người được hưởng ơn
thánh, được hưởng tình yêu TC; và do bởi lòng
thương xót của TC, chứ không phải do sức riêng
mình, chúng ta vẫn có thể trung thành, chúng ta sẽ là
những kẻ đứng vững, mặc dù không biết
trước ngày mai đây sẽ là thế nào, để có
sức đương đầu với những đòi hỏi
của cuộc đời và yêu sách của TC; chúng ta là
những người, qua cái tăm tối của cuộc
đời, vẫn được TC yêu thương và chúng
ta vẫn yêu quí TC, như Đức Trinh Nữ…
“Ngay cả trong đời sống tối
tăm, yếu đuối, khổ cực, mê muội, ê
chề và đầy nước mắt này, chúng ta cũng có thể là một
người yêu TC, và được TC yêu (Rm 5.8; 1Ga 4.10), có thể là
một người con của TC, một người
sống đời sống của Chúa Thánh Thần, một
người được nâng đỡ, đùm bọc,
giữ gìn chắc chắn trong lượng nhân từ
của TC.
Khi ngước lên cùng TC, khi bám lấy Ngài và
tin tưởng vào ân huệ Ngài ban, và dựa vào tang
chứng của ân huệ của Ngài hơn là nhìn vào
việc Ngài xét xử và các nỗi khốn cực của
chúng ta – chúng ta có quyền làm như vậy – khi ấy, chúng
ta có thể tin rằng: thực sự đời sống
và nỗi yếu hèn của chúng ta đã được
ơn Chúa nhân lành thấm nhuần, đến nỗi
tận đáy lòng chúng ta đã chứa đựng ánh sáng
chiếu rạng của TC, chứ không phải là thần
khí của tối tăm. Sở dĩ nói được
như thế là vì các đấng tiến sĩ và nhà
thần học cho biết cách sâu sắc rằng :
“Nơi con người, trong thẳm sâu, có TC
dọn sẵn để cho nhận lấy Ngài. TC khắc
sâu nơi con người cái sự cần Ngài, mà Th.Tôma tiến
sĩ bỏ là con người tự bẩm sinh ước
ao được TC. Đó là cái ước ao bẩm sinh
muốn chịu lấy TC, muốn đón nhận TC
(“desiderium naturale Dei”). TC đã tạo dựng con
người có khả năng chịu lấy TC (“capax Dei”),
vì ngoài bản chất thể xác, con người còn có tinh
thần. Với bản chất là tinh thần thì con
người đã đụng chạm đến
được TC, vì TC là tinh thần.
… Tự bản chất là tinh thần, con người có
khả năng về sự thật, có trực giác về
sự thật, có bản lĩnh đón nhận sự
thật… (mà Sự Thật tối cao là chính TC.”
Khi ấy chúng ta có
thể hy vọng rằng: cả
chúng ta nữa, chúng ta cũng đang đi trên
đường về với TC, và đời sống chúng
ta chính bây giờ là một đời sống sẽ
kết thúc trong vinh phúc.r
Cha M.V.Bernadot (sđd, 155-171) sẽ gợi ý
thêm, cho ta biết nhìn lên Đ.Maria ngay giữa lòng cuộc
sống cụ thể nhiều tăm tối, ê chề, sa
ngã, để ta đừng mất hy vọng đến
sự thánh thiện.
Trước hết, một thực tại
mà ta phải đụng đầu trong cuộc sống là cám dỗ và thử thách:
“Cám dỗ, thử thách là một việc chung
cho mọi người: Không ai trong chúng ta mong thoát luật
bí mật ấy được… Các linh hồn
được kén chọn mà sa ngã, tất nhiên làm thiệt
hại cho Nước TC, vì thế ta hiểu
được lý do tại sao các cơn cám dỗ
đến tấn công họ lại nhiều và mạnh
mẽ như vậy.
Đức Mẹ bảo vệ các con cái
của Người
“Là Đấng Vô nhiễm nguyên tội,
Người chẳng là địch thù số một
của Satan sao? Người đã được ủy quyền
đạp dập đầu nó… Là Mẹ CG, Người
muốn bảo vệ Chúa trong ta. Khi ma quỷ tấn công đời sống siêu nhiên
của ta, tựu trung là tấn công chính CG: “Tại sao ngươi bắt
bớ Ta?”. Nó muốn dập tắt đời sống
CK trong ta. Bạn đã hiểu tại sao Mẹ CG lại
xúc động trong cõi lòng và hối hả bênh vực danh
dự của Thánh Tử Người? Vì thật đây là
chuyện liên can đến danh dự TC trong ta. Ta là con cái
TC, là kẻ đồng thừa kế với CK, là
đền thờ Chúa Thánh Thần… Đức Mẹ không
sinh ra ta trong đau khổ ê chề như thế
để rồi bỏ ta rơi vào tay địch thù TC
đâu ! Người hiến cho ta ân sủng như một
lực lượng kháng chiến không bao giờ cạn.
Người đã đo lường ân sủng sao
đủ sức nâng đỡ sự yếu đuối
của ta để có thể chống chọi các cơn cám
dỗ.
“Ta chắc rằng với ân sủng ấy,
khi là chỗ nương náu, khi lại là mãnh lực, thì
không sức lực nào có đủ khả năng làm linh
hồn lìa khỏi TC:
“Ai sẽ phân rẽ ta khỏi lòng
mến CK?… Trong mọi thử thách, chúng ta đã toàn
thắng nhờ bởi Đấng đã yêu mến ta. Vì
tôi thâm tín rằng dù sự chết hay sự sống, dù
Thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay
tương lai, dù quyền năng trên cao hay dưới
thấp, dù tạo vật nào đi nữa, không gì có thể
tách lìa ta khỏi tình yêu của TC (biểu lộ) trong
ĐG Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8.35-39).
“Elida (vị tiên tri trong CƯ) nói với tôi
tớ của ông đang sợ hãi vì toán người
đuổi bắt: “Chúng ta có
nhiều người ở với chúng ta hơn bên phía
họ”, rồi tiên tri nói tiếp: “Hãy xem”. Và ở núi Camêlô hiện ra nhan nhản
những kỵ binh thiên quốc. (Có thể nói) Đức
Mẹ cũng đem đạo binh thiên quốc đến
trợ giúp chúng ta như vậy. Người là Nữ
Vương các Thiên thần: đó không chỉ là một
tước hiệu suông đâu! Việc cai quản các con
cái Người ở trần, Người cai quản
nhờ sự giúp đỡ của các Thiên thần,
nhất là khi phải chiến đấu chống ma
quỷ.
* * *
|