ĐOẠN
V
TÍNH ĐẠI ĐỒNG
CỦA CHỨC THÂN MẪU THIÊN
SAI
VÀ
CỦA LỜI XIN VÂNG
Như
đã trình bày ở trên, tất cả HT Cũ trước
ĐK đã qui tụ về Đ.Maria, Mẹ ĐK, theo
mặt thiêng liêng cũng như mặt thể xác. Và cũng
chính từ Đ.Maria, Mẹ ĐK, mà HT Mới bắt
nguồn từ ĐK sẽ khởi đi. Như vậy,
chức Thân mẫu thiên sai của Người hướng
về hai ngả, hướng về trước và
hướng về sau: đó
là chiều kích đại đồng của
chức vị ấy.
A/ CHIỀU KÍCH ĐẠI ĐỒNG CỦA
CHỨC THÂN MẪU THIÊN SAI
Phải
được định vị trên hai diện: diện
bản chất và diện động lực (Plan ontologique
et plan dynamique).
I.- Riêng về diện bản chất, chức thân mẫu ấy sẽ có tính cách
đại đồng bằng hai cách:
1) Trước hết: Ở trong Con của Đ.Maria,
Ngài là
Đấng, ngay từ Nhập thể, thâu họp nơi
mình tất cả dòng giống Ađam đang cần
cứu chuộc.
2) Rồi
đến: Ở nơi
bản thân Đ.Maria, bởi vì Người
tóm lược và cụ thể hóa trong mình vừa chức
vụ làm Mẹ thiên sai của dân TC, vừa chức làm
Mẹ thiên sai của nhân loại.
Hãy cứu
xét hai điểm ấy:
1) Chiều kích đại đồng của chức
Thân mẫu thiên sai, xét từ Đức Kitô.
Trong CƯ,
cây/vườn nho là biểu tượng về dân Israen (Tv
79.9; Is 5.1tt; Gr 2.21tt). Trên cánh cửa bằng đồng
của Đền thờ Giêrusalem do vua Hêrôđê Cả xây,
có chạm một cây nho lớn bằng vàng, biểu
hiệu của dân được TC tuyển chọn
Nhưng TC không bằng lòng
về vườn nho đầu tiên mà Người đã
vun trồng với bao công phu và yêu thương:
“Nào đối với vườn
nho của tôi, có gì phải làm nữa mà tôi đã không làm?
Tại sao tôi mong nó sai trái, nó lại sinh nho dại?” (Is 5.4).
Ngôn
sứ Giêrêmia cũng coi Israen là “nho dại”, lai giống (Gr 2.21).
Trong TM Nhất Lãm, ĐG dùng
dụ ngôn vườn nho để ám chỉ dân Do Thái, và ví
Cha Ngài như một người chủ vườn đã
không thu hoạch được hoa lợi từ
vườn nho (Mt 20.1-8; 21.28-31, 33-41).
Thế là trong TM 4, thay cho
vườn nho bất trung Israen, ĐG xưng mình là:
“Cây nho đích thực chính là Ta, các
ngươi là nhánh” (Ga 15.5).
Ngài là một cá nhân, Ngài
tự nhận có thể thâu họp nơi mình toàn dân Israen
và tất cả mọi người. Kiểu nói đây không
phải là một sáng chế của ĐG. Việc thâu
họp tập thể nơi một cá nhân vị thủ
lãnh là quan niệm thông thường của dân Do Thái, mà
chỉ nhờ Th.Phaolô ta mới được hiểu rõ, khi ông tuyên bố: Các lời
hứa cứu rỗi đã được ban cho Abraham, và
từ ông, cho dòng dõi. Mà dòng dõi này được thâu gọn
nơi một mình ĐK:
“KT không nói: và cho những dòng dõi, như thể nói về số
nhiều, mà chỉ nói về một:
và cho dòng dõi Người, tức là Đức Kitô.” (Gal 3.16)
Như
vậy trong ĐK, vốn là dòng dõi đích thực của
Abraham, dân Israen được thâu họp ; chưa hết,
trong kế hoạch của TC, Người muốn ĐG “Con của Người làm
Trưởng tử giữa một đàn em đông
đúc.” (Rm 8.29). Thế là Ngài gồm thâu nơi mình không
những dân Israen mà toàn cả nhân loại.
Vì vậy Th.Phaolô viết:
“ Không còn
chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự
do, đàn ông hay đàn bà ; nhưng tất cả anh em
chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gal 3.28).
Thế mà
chính Đ.Maria đã sinh ĐK, dòng dõi đích thực
của Abraham, và cũng là Trưởng tử của
cả nhân loại, như thế chức làm mẹ của
Đ.Maria, một khi đã bao trùm lấy ĐK – mà
trong Ngài, cả Israen cũ lẫn Israen mới gốc dân
ngoại, tức là hai HT cũ và mới, được
thâu họp – thì
đương nhiên chức làm Mẹ ấy cũng bao
trùm tất cả hai HT ấy: Chức Thân mẫu của Người có tính cách
đại đồng là vì vậy!
Tính cách đại đồng ấy càng thêm
tỏ rõ, khi Th.Phaolô công bố sự thâu hồi (récapitulatio) tất cả
hoàn vũ tội lỗi sa đọa (=Israen+dân ngoại, Rm
3.9; Ep 2.1-3) trong ĐK, Ađam mới, như một
quyết định của TC phải thực hiện vào
thời viên mãn:
“Thâu họp vạn vật
dưới một đầu một mối trong ĐK,
vật ở trời cao, vật nơi dương thế.” (Ep 1.9-10)
Các Giáo phụ
Đông Phương cũng như Tây Phương, khởi
từ Irênêô, đều hiểu đạo lý “Thâu hồi
trong ĐK” như thế cả, và coi đó là một gia tài
truyền thống
Song bao giờ thực
hiện công cuộc “thâu hồi” ấy?
Có nhà chú giải nghĩ
rằng: Công cuộc thâu hồi loài người trong ĐK
bắt đầu từ Mầu nhiệm Nhập thể
(Tobac, Bonsirven, v.v…). Nhóm khác cùng với Le Cerfaux quan niệm
rằng: khởi đi từ Phục sinh, “vì ĐK không
xuất hiện như là Ađam mới lúc Nhập thể,
song Ngài đã được nâng lên chức năng ấy
bởi Phục sinh”
:
“TC làm cho
Đức Kitô sống lại từ cõi chết, … (tức là làm Ngài trở nên) “A-đam mới, là thần khí ban sự sống”(1 Cr 15.45), và đã đặt Ngài làm
đầu toàn thể HT là thân thể Đức Kitô...” (Ep
1.20-23).
M. Bobichon
dẫn giải đại ý như sau (tr.97-98): “Đ.Maria
đã thực sự sinh ra Con TC theo phần xác, khi ban cho
Ngài một “thân xác khí huyết”, và vì ĐG do tự Mẹ
(là người trần gian) mà đến, nên Ngài vẫn còn
là “Người trần ai do
tự đất” như
Ađam thứ nhất, nhưng chỉ khi
được tôn vinh, Chúa Cha mới ban cho Ngài
được là “thần khí
tác sinh”, làm cho Ngài trở thành “Ađam
thứ hai” (1Cr 15.44-47); và
làm Đầu Thân thể
mầu nhiệm là HT (Ep 1.21t).”
*
2) Chiều kích
đại đồng của chức Thân mẫu Thiên sai
xét từ bản thân Đ.Maria.
Trong KT, ơn kêu
gọi của một cá nhân đặc tuyển luôn luôn
nhắm đến sự cứu độ của cả
cộng đồng: Abraham, Môsê, các Ngôn sứ đều
được tuyển chọn và kêu gọi trong và vì
sự cứu thoát của dân Chúa. Cũng vậy, sự
tuyển chọn và ơn gọi của Đ.Maria cũng
ở trong và vì sự cứu thoát không chỉ của dân Chúa
mà còn của cả nhân loại. Nói được như
thế là vì nếu các ngôn sứ đã được TC kêu
gọi để làm chứng nhân cho Lời TC trong dân Israen,
thì Đ.Maria được chọn để ban Lời bản thể,
tức là Ngôi Lời TC mặc xác phàm (Ga 1.14), phải là cho
cả thế giới. Đây xin hãy xem TC hứa :
“…Từ nơi ngươi (dân
Israen), Ta sẽ cho xuất hiện
một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en.
Nguồn gốc của Người có từ thời
trước, từ thuở xa xưa.
2 Vì thế, Đức Chúa sẽ
bỏ mặc Ít-ra-en
cho đến thời người
sản phụ sinh con.[…]
3 Người sẽ dựa vào
quyền lực ĐỨC CHÚA,
vào uy danh ĐỨC CHÚA, TC của Người
mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ
được an cư lạc nghiệp,
vì bấy giờ quyền lực Người sẽ
trải rộng ra đến tận cùng cõi đất.” (Mk 5.1-3).
Lời
sấm của ngôn sứ Mi-kha nói: “sản phụ sẽ sinh con”, tức là chỉ
về “dân Israen được nhân cách hóa” sẽ sinh con là
sinh ra “vị có sứ mạng
thống lãnh Ít-ra-en”, tức là Đấng Thiên sai (x. Kh
12.) làm Vua họ; và ngay sau đó còn nói “quyền lực Ngài sẽ trải rộng ra
đến tận cùng cõi đất”, tức là không
chỉ thu hẹp vào dân này.
Vậy khi Lc 1.28-35 thuật lại việc truyền tin,
đó là muốn cho biết HT hiểu lời ngôn sứ
Mi-Kha tiên báo vị Thống lãnh ấy nay là ĐG Thiên sai,
và “Sản phụ sẽ sinh
con” ấy nay chính là Đ.Maria, Người sẽ
sinh ra Đấng Thiên sai thần linh, vốn là Ngôi Lời
TC mặc xác phàm, được đặt tên là Giêsu, Đấng
Cứu toàn thể thế giới.
Như
thế chẳng phải tính
đại đồng của chức Thân mẫu Thiên sai
nằm ngay trong chính bản thân Đ.Maria sao?
Vì thế, sự tuyển
chọn Đ.Maria mang trong
mình lời kêu gọi tất cả nhân loại sa ngã
đón ơn cứu độ, vì Đ.Maria không chỉ là
đóa hoa tuyệt mỹ trên chóp đỉnh của Israen
cũ, mà Người còn đâm rễ vào trong cả dòng dõi
Ađam. Vì thế, “trong công cuộc cứu độ, cái
phần đóng góp của nhân loại được cụ thể hóa cách
tuyệt hảo và chung cục nơi
Đ.Maria, Đấng được kêu
gọi để làm Mẹ của Chúa Cứu Thế,
tức là Mẹ của ơn cứu độ nằm trong
con người ĐG.”
***
B/ CHIỀU KÍCH ĐẠI ĐỒNG
CỦA LỜI XIN VÂNG
a) Nói
lời Xin Vâng thay mặt cho Israen và nhân loại
Như ta đã xem, ngày
truyền tin Thiên sứ dùng lời ngôn sứ Sôphônia (3.14-17)
chào Đ.Maria, vốn là lời chào mà các ngôn sứ
thường gửi đến tập thể “Con gái Sion” (là dân Israen
được nhân-cách-hóa), nay được Thiên Sứ
nói với cá nhân Đ.Maria. Vậy là Đ.Maria
được coi là “Con gái
Sion” tuyệt hảo, thâu họp nơi mình, lúc truyền
tin, tất cả Israen cũ, do đó qua tiếng Xin Vâng,
chính Người sẽ được đặc cách
nhân danh Israen đón nhận lời hứa ban
Đấng Thiên Sai vậy.
Và sau
lưng ĐTN, không những có Israen, mà còn có tất cả nhân loại đang cần
cứu chuộc, vì vậy Người cũng nhân danh
luôn cả loài người mà đón nhận Đấng
Thiên sai Cứu Thế.
Thắc mắc : Căn
cứ vào đâu mà quả quyết điều ấy? Vì
nhân loại chúng ta đâu có ủy quyền cho Người
làm đại diện cho chúng ta?
Đáp : Vấn
đề không phải như vậy : loài người không
bao giờ có quyền ủy thác cho Đ.Maria việc thay
mặt cho ta, cũng như không bao giờ có quyền
ủy thác cho ĐK việc cứu chuộc ta. Cứu
rỗi là sáng kiến thuần túy tuyệt đối
của TC, nên chỉ mình TC
mới có thể chỉ định ai làm Đấng cứu chuộc
ta, và chỉ định
ai làm
đại diện cho ta, để nói lời
ưng thuận đón nhận mà TC chờ đợi.
Khi tạo dựng, TC không
cần hỏi ý kiến và ưng thuận của ta,
nhưng khi cứu chuộc thì - vì Ngài trọng tự do
của ta - Ngài lại cần sự ưng thuận của
ta (theo lời Th.Aogutinô). Vậy nếu Ngài chọn cô thôn
nữ Maria để hỏi lời ưng thuận, thì
đương nhiên cô là người TC chọn làm
đại diện nhân loại mà đáp lời ưng
thuận. Chẳng lẽ TC phải đi hỏi tất
cả mọi người? Không được ! Vì việc
Ngôi Hai sinh ra làm người thì chỉ cần một
người và là phụ nữ mà thôi. Vì thế lời “Xin
Vâng” của Đ.Maria tất nhiên có tính cách đại
đồng, thay mặt cả nhân loại cần
được cứu rỗi.
Muốn xác tín hơn nữa
về tính cách đại đồng của lời Xin Vâng
thì chỉ cần hỏi : Ơn cứu độ là
cứu ai ? Cứu một người hay cứu toàn
thể nhân loại ? Dĩ nhiên: Cứu toàn thể nhân
loại ! Vậy thì tất nhiên lời Xin Vâng của
ĐTN Maria đón nhận Đấng cứu Thế ấy
hẳn cũng phải mang tính cách đại diện cho
toàn thể nhân loại vậy.
Xin lược trích một
đoạn rất hay của Th.Bênađô, có công làm nổi
bật tính cách đại diện đại đồng
toàn thể nhân loại của lời Xin Vâng:
“Hỡi
Đức Trinh Nữ, Người có nghe chăng:
Người sẽ thụ thai một con trai, không phải
từ một người nam, nhưng từ Thánh Thần.
Thiên sứ đang chờ Mẹ đáp lời, vì đã
đến lúc ngài phải trở về với Đấng
đã sai ngài đến.
Ôi Lạy Mẹ, chúng con
cũng đang chờ… Bị đè nặng khốn khổ
dưới án chết, chúng con chờ một lời
thương xót. Này đây lời ấy đã
được trao cho Mẹ,… chỉ cần Mẹ ưng
thuận là chúng con sẽ được tự do ngay.[…]
Hỡi ĐTN dịu
hiền, nguyên tổ Ađam cầu mong trong nước
mắt, vì bị lưu đầy khỏi vườn
Địa đàng cùng với tất cả nòi giống.
Tổ phụ Abraham và vua Đa-vít cùng các tổ phụ khác
– vốn là tổ tiên của Mẹ, đang chờ
đợi ở trong bóng tối – tất cả đều
cùng cầu khẩn và nài van…
Toàn thể thế giới
quì dưới chân Mẹ chờ Mẹ đáp lời.
Họ làm
vậy không phải vô cớ, vì tùy vào lời của Mẹ
mà các kẻ khốn nạn được ủi an, các
kẻ nô lệ được chuộc lại, kẻ
bị kết án được giải phóng, tất cả
những con cháu Ađam – vốn là dòng dõi của Mẹ –
được cứu rỗi. Lạy ĐTN xin
đừng trì hoãn nữa. […] Mẹ hãy mau trả lời
cho Thiên thần, hay đúng hơn, qua Thiên thần trả
lời cho Thiên Chúa. Chỉ một lời đáp, Mẹ
đón lấy Đấng Lời; lời Mẹ thưa lên,
Mẹ sẽ thụ thai Đấng Lời TC, một lời
ngắn ngủi thốt lên, Mẹ sẽ ghì chặt
được Đấng Lời Vĩnh cửu.
Tại sao trì hoãn? Vì sao run
sợ? […] Mẹ hãy làm cho lòng khiêm nhường thành bạo
dạn, sự nhát sợ thành tin cậy. […] Vì nếu
sự dè giữ của Mẹ làm Chúa vui lòng, thì lời
thưa sốt sắng đồng ý của Mẹ bây
giờ lại cần hơn.
Hỡi
Trinh nữ phúc lộc, hãy mở lòng đón đức tin,
mở miệng nói ưng thuận, mở cung lòng đón
Đấng Tạo Hóa. […]
Và quả thật cuối
cùng Đ.Maria nói : “Này tôi là
nữ tỳ của Chúa, xin hãy thực hiện cho tôi
như lời sứ thần nói.”
(Livre des
Jours, tr.76-77)
·
Truyền
thống của HT
Dựa trên nền tảng
mặc khải của lịch sử cứu độ,
đạo lý về tính cách đại đồng và
đại diện của lời Xin Vâng của Đ.Maria
đã được công nhận trong thần học Trung Cổ, và được Th.Tôma tiến sĩ tóm gọn trong
một công thức này: “Lúc truyền tin, TC chờ
đợi lời đáp ưng thuận của Đ.Maria
thay mặt cả nhân loại” (Sum. Théo. IIIa, 9.30, a.1; in c.).
Từ
đó, công thức ấy được các nhà đạo
đức, các nhà thần học, các tác giả sách thiêng
liêng và giảng thuyết lấy lại và cuối cùng
được Huấn Quyền thừa nhận.
Đức Lêô XIII coi ý
tưởng ấy là rất đúng, và trích dẫn ba
lần trong Thông Điệp của Ngài về phép Mân Côi:
“Con hằng hữu của TC,
khi muốn nhận xác phàm để cứu chuộc và nâng
cao phẩm giá con người, và bởi đó phải hoàn
thành một sự kết hợp bí nhiệm với nhân
loại, Ngài không muốn thi hành ý định Ngài mà không có
sự ưng nhận tự do của bà Mẹ đã
được chỉ định (cho Ngài), và là đại diện một
cách nào đó cho cả nhân loại, theo như ý
kiến rất hay và rất đúng của Th.Tôma…”
Đức Piô XII lấy
lại đạo lý ấy của Vị tiền nhiệm
vào trong phần chót của Thông Điệp “Nhiệm
Thể” (Encyclic. Myst. Corp. Bonne Presse, 62).
Nhưng phải thêm ngay
rằng: Lời ưng thuận do Đ.Maria nói thay ta, không
miễn chuẩn cho mỗi người chúng ta phải tái
xác nhận cho mình; cũng như lời Xin Vâng chấp
nhận chết của ĐK (Hr 10.7-10; Pl 2.8) để thi
hành kế hoạch cứu rỗi do Chúa Cha ấn
định, không miễn cho mỗi người chúng ta
được khỏi nói Xin Vâng, ưng thuận tin theo
ĐK và chấp nhận Giao Ước mới với Ngài
cho phần mình.
***
b) Lời Xin Vâng
của Đ.Maria so với lời Xin Vâng của Ngôi Lời
Nhập thể
Khi ĐK xuống làm người, nếu Ngài
cũng đã nói Lời Xin vâng (x. Hr 10.5tt) theo tư cách là
Đầu của dòng giống nhân loại, vậy thì khác
với lời Xin vâng của Đ.Maria thế nào?
Dẫn giải : Bởi vì khởi xướng
cứu độ là do từ TC Cha, cho nên hai lời Xin Vâng
đều nói với TC Cha. Vậy ta hãy xem
1-
Trước hết, Lời Xin Vâng của ĐK:
“Bởi đó lúc vào trần gian
Ngài nói: Hi sinh cùng lễ vật TC đã chẳng màng,
nhưng Người đã nắn nên thân xác cho Con. Các
lễ toàn thiêu cùng tạ tội, Người đã
chẳng đoái. Bấy giờ, Con nói: Này Con đến –
trong cuốn sách đã viết về Con – để thi hành
ý muốn Người, lạy TC”… (Hr 10.5-7).
Khi “Ngài nói: “Này Con đến
để thi hành ý muốn Người”, Ngài loại bỏ
điều trước (tức là các hi sinh, lễ vật…
hiến dâng vật chất chiếu theo lề luật),
để thiết lập điều sau (tức là
hiến tế chính mình)” (c.9).
4 “Thật vậy, máu các con bò, con dê không
thể nào xoá được tội lỗi.” (c.4)… (Cho nên) 12 Đức
Kitô, sau khi dâng lễ tế duy nhất để
đền tội cho nhân loại (xong), Người đã
lên ngự bên hữu TC đến muôn đời.” (cc.11-12)
15 “Bởi vậy, Người là trung gian
của một Giao Ước Mới, lấy cái chết
của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã
phạm …, và đem lại cho những ai được TC
kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu
TC đã hứa.” (Hr 9.15)
Lúc Ngôi Lời mặc xác phàm, đảm
nhận thêm một bản tính nhân loại vào bản tính TC
gốc của mình, thì do đó nơi chinh bản thân Ngài,
Ngài là Trung Gian bẩm
sinh (như chúng ta đã biết), và là thủ lãnh nhân loại
cần cứu chuộc mà Ngài đã sát nhập cách tiềm
ẩn vào thân Ngài. Bởi thế, lời Xin Vâng mà Ngài
thốt ra, là lời
Xin Vâng dâng lên TC để chấp nhận thực hiện
kế hoạch cứu chuộc.
2- Lời Xin Vâng của
Đức Trinh Nữ Maria.
Cũng
với Chúa Cha mà ĐTN nói
lời ưng nhận làm
Mẹ Con TC (Lc 1.26-38), tuy trực tiếp Người nói
với Thiên thần Gabrien, vị này chỉ là một
sứ giả do TC sai đến báo tin (Lc 1.26). Ngang qua
Vị sứ giả ấy, Đ.Maria ưng thuận làm
theo ý định cứu rỗi của TC:
“Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo
lời ngài” (Lc 1.38).
Khi Đ.Maria đáp lời
ưng thuận với TC Chúa Cha qua Thiên thần, lời Xin
Vâng của Người không
trực tiếp nhắm vào việc thực hiện Giao
Ước mới (mà ĐK là Trung gian độc
nhất), song nhắm vào
việc đón nhận Đấng Cứu Thế,
để rồi trong máu hiến tế của Ngài
đổ ra trên thập giá, Giao Ước mới ấy
sẽ được ký kết.
Vậy, lời Xin Vâng của Đ.Maria
lúc Truyền Tin, tựu trung
là đón nhận ĐK Cứu Thế từ Chúa Cha,
cho tất cả nhân loại và nhân danh nhân loại,
để ta được kết hợp với Ngài,
nơi Ngài “thành tựu” cuộc hôn ước thánh, nhờ
đó ta được tiến đến Chúa Cha trong
Người Con của TC, sinh bởi Đ.Maria.
Chính đó
là phần riêng của Đ.Maria
đóng góp vào mầu nhiệm cứu độ, mà
không hề làm suy giảm chút nào đến sự Trung Gian
độc nhất của ĐK.
*
* *
NHỮNG
DÒNG SUY NIỆM
VÂNG PHỤC TRONG TỰ DO
(Toàn bài
Suy niệm này phỏng theo Cha K.Rahner, sđd, trang
76-86)
Trên đây đã trình bày sự vâng phục
của Đ.Maria, khi đáp lời Xin Vâng với TC,
bằng lòng nhận làm Mẹ ĐG, Mẹ TC. Giờ
đây, ta dùng đề tài ấy mà suy niệm, để
rút ra một bài học “Vâng phục trong tự do” cho
cuộc sống Kitô hữu.
KT nói gì về
lời Xin Vâng của Đ.Maria làm Mẹ TC?
Trong lòng
tin, GH đã tuyên xưng rành mạch CG là Con TC và cũng là
TC, còn Maria là Mẹ CG, tức là Mẹ TC… Công Đồng
Êphêsô năm 431 đã xác nhận điều ấy và làm
thành một điều phải tin: “Đức Maria
thực sự trở thành Mẹ TC qua việc Con TC làm
người trong lòng Mẹ.” (Sách GLHTCG, số 466).
Đến khi chúng ta mở TK để tra
cứu về mầu nhiệm đức tin ấy, một
điều làm chúng ta ngạc nhiên là: TK không quan trọng hóa
quá mức việc Maria làm Mẹ phần xác CG, câu ở Lc
11.27-28 cho hiểu điều đó: “Một người phụ nữ lên tiếng
thưa với Người : “Phúc thay người mẹ
đã cưu mang và cho Thầy bú mớm !” 28 Nhưng
Người đáp lại: “Đúng hơn phải nói
rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời
Thiên Chúa.” TK chú ý nhiều hơn đến hành
động của Maria. Và Thánh Sử Luca (1.45) chứng
minh cho ta thấy rằng ĐTN đã trở nên
người nữ diễm phúc, chỉ vì Người
đã nói lên lời “Xin Vâng” biểu lộ một niềm
tin và thái độ tuân phục.
-Lời Xin Vâng gắn với lịch sử
cứu độ
Lời “Xin Vâng” của lòng tin ấy của
Đ.Maria chỉ có giá trị cao cả và chỉ có ý
nghĩa trong lịch sử cứu độ là nhờ
Người đã hoàn toàn
tự do nhận
làm Mẹ ĐK: Do đó, hành
động ấy không chỉ còn nằm trong lãnh
vực tiểu sử cá nhân của Maria, nhưng đã được nâng lên và
gắn liền vào chính lịch sử đức tin và
cứu độ.
Nhờ câu trả lời đơn sơ, vô
điều kiện: “Xin hãy
thành sự cho tôi như lời ngài truyền”của Trinh
Nữ Maria, Con của Chúa Cha hằng sống đã
xuống trần gian, sống trong một thân xác như chúng
ta, trong lịch sử của chúng ta. Từ giây phút
ấy, TC đã chấp nhận trần gian này trong thân xác
Con mình cho đến muôn đời. Qua lời “Xin Vâng”,
phát xuất từ chính lòng tin của mình, Maria đã trở
thành người Mẹ của Chúa. Chính từ lúc đó,
Maria đã thực sự dấn thân vào tấn kịch mênh
mông, vượt hẳn trí khôn của con người,
đó là tấn kịch vĩ đại, bao trùm trời
đất, đã xảy ra giữa TC hằng hữu và dòng
giống nhân loại.
Tấn kịch ấy thế nào?
-TC
tạo một thế giới có tự do chọn lựa
TC đã
tạo thành vũ trụ này, vũ trụ này chính là tác
phẩm của Người. Tất cả mọi sự
đều thuộc về Chúa, vì tất cả những gì
ở trên trời dưới đất đều do Thánh
Ý toàn năng của Người tác thành. TC đã tạo
dựng một thế giới gồm những thụ tạo
có bản vị và có tự do là Thiên thần và loài
người. Chính vì thế mà xảy ra tấn kịch
giữa TC và nhân loại. TC không diễn xuất vở
kịch của lịch sử thế giới như
một trò chơi giật dây. Tuy Người là Đấng
quyền phép toàn năng vô hạn. Nhưng quyền năng khôn lường
của Người chính là ở chỗ Người đã
ban hẳn cho thụ tạo một sự tự do
đích thực. Do đó những vật do
Người tạo dựng nên, lại có thể hoặc chối
từ TC, hoặc để Người đón nhận vào
trong đời sống thiên giới của Người.
Đó là điều mà ta gọi là được tự do lựa chọn con
đường của mình!
Nhưng
đây là điểm đặc biệt: Về phía TC, cuộc đối thoại
luôn được bỏ ngỏ (TC luôn sẵn sàng nói
chuyện với con người, và muốn giao ước
kết thân với họ). Về phía con người,
họ có hoàn toàn tự do để hành động và, trong
khi lịch sử còn đang diễn tiến, họ có
thể thay đổi lập trường đối
với TC.
-Trước sự tự do chọn lựa
ấy, thái độ TC thế nào?
Trước những khả năng sử
dụng tự do của con người, trước những
tiếng chúc tụng hay kêu trách của nhân loại, TC có
thể đáp trả bằng muôn ngàn cách, vì Người là
Đấng quyền năng vô hạn, Người có
sẵn những khả năng vô tận để đáp
trả những thái độ của các tạo vật,
bằng cách nào Người muốn, bằng những
biện pháp ta không hiểu và không lường
được, những biện pháp vượt hẳn
tầm hiểu biết và hành động của tạo
vật. Chúng ta không thể suy đoán được
Người muốn xử trí với người ta
bằng một thái độ công bằng, hay thái độ
khắt khe của một vị quan tòa, hay bằng một
lòng từ bi không đáy? Làm sao ta biết được
Người sẽ quẳng ta ra xa, hay Người muốn
cho ta được thông chia chính đời sống thâm sâu
nhất của Người? Không ai có thể biết
trước được tiếng nói cuối cùng của
Người trong cuộc đối thoại này ra sao.
-TC
đã nói tiếng nói Tình thương
Nhưng TC
đã làm một điều bất ngờ: Người đã công bố
lời cuối cùng và quyết định sau hết
của Người đối với nhân loại! Lời
tuyên bố này không thu hồi lại được… Người thực sự đã
cắm sâu lời ấy vào trần gian đến
nỗi Người không thể rút ra được
nữa, và nó tuyệt đối và chung cục đến
nỗi Người không tìm được một cách nào
khác để trả lời. Đó là: Người đã
gởi xuống trần gian này chính “Lời vô biên của
Người”. “Lời” này diễn tả toàn bản thân
Người, đến nỗi Người hiện
diện ngay trong chính xác thịt nhân loại, như một
chi thể của trần gian.
Lời ấy là Ngôi Hai TC, đã trở nên
thật sự một phần tử của thế
giới này. Khi gửi Ngài xuống trần, TC đã
tạo nên một thực tại quyết liệt không bao
giờ đảo ngược lại được
nữa. Thế là TC đã dứt khoát trong thái độ
của mình, đến nỗi bây giờ trần gian đã bị lôi kéo vào
lòng thương xót của Người, và chỉ còn theo
đuổi một mục đích: Đón nhận chính TC.
Khi chúng ta cúi đầu cung kính mà đọc
rằng: “Chốc ấy Ngôi Hai đã xuống thế làm
người”, chúng ta có ý nói rằng: Lời cuối cùng
của TC không phải là lời kết án, nhưng chính là lời yêu thương;
quyết định cuối cùng của Người không
phải là đẩy chúng ta ra xa Người ngàn trùng,
nhưng là Người đến gần ta đến
cực độ; thái độ cuối cùng của Người
không phải là tỏ ra uy quyền, thánh thiện vô song và
bất khả xâm phạm, nhưng là một mối tình
thương khôn tả, và qua mối tình ấy Người
tự hiến mình cho tạo vật.
-Qua
Đ.Maria, loài người nói lời đón nhận
Vậy
nếu Ngôi Lời TC đã nhập thể, đã trở nên
một người thường bằng xương
bằng thịt, chính là nhờ một Trinh Nữ thuộc
dòng giống nhân loại chúng ta, đã thay mặt chúng ta cúi
đầu chấp nhận sứ điệp do Sứ
thần đem tới, và với một tâm tình hoàn toàn
tự do, với một ý định phó thác trọn
tấm thân mình không tiếc nuối, Trinh Nữ đã nói: “Xin thành sự cho tôi như
lời Thiên thần truyền”.
TC đã muốn chọn sự chấp nhận tự do
ấy là cánh cửa mở rộng đón Ngôi Lời TC vào
trần gian, và đón nhận trần gian vào chính
sự sống của Người. Vì thế Maria, một
nhân vật thuộc dòng giống chúng ta, đã trở nên
cửa mở rộng đón nhận lòng từ bi vĩnh
cửu, qua đó ta mới được cứu,
được đón nhận vào đời sống TC.
-Và
việc chấp nhận làm Mẹ ấy liên can đến
ta
Qua
việc chấp nhận làm Mẹ TC, Maria thật sự đã có một mối liên quan
chặt chẽ với chúng ta là những kẻ sống
trong lịch sử cứu độ ấy. Bởi vì
làm Mẹ của Đầu là Giêsu, thì Maria thực sự
cũng là Mẹ chúng ta là Thân Thể Ngài. Vì thế mà Maria đã có chỗ đứng trong KINH
TIN KÍNH cũng như trong việc tôn sùng của chúng ta.
Khi chúng ta mừng kính Người là Mẹ TC, chúng ta không
chỉ tôn dương một đặc ân riêng tư
của đời Người (là sinh hạ CG), song là tôn
dương biến cố bao trùm cả lịch sử cứu độ.
Chúng ta
nhận thấy có bổn
phận phải chung hợp với mọi thế hệ
để tán dương Người, bởi vì điều mà chúng ta ca
tụng, tán dương: chính là Người Con của lòng đầy ơn phúc,
và chức làm Mẹ TC,
điều đó chính là phần rỗi của chúng ta.
Chúng ta
sẽ không ngừng lặp lại câu của bà Êlidabét: “Phúc cho Mẹ vì đã tin rằng
những điều TC nói cùng Mẹ sẽ thể
hiện”. Vì qua bao nhiêu thăng trầm, thử thách,
đau khổ đầy đọa, Mẹ vẫn luôn kiên
trung tin vững rằng những điều Thiên thần
báo tin cho Mẹ sẽ thể hiện không sai chậy. Và
quả thật, khi sinh ĐG ra tại Bêlem và đặt Con
nằm trong máng cỏ, Mẹ đã thấy rõ như ban ngày
rằng những điều TC nói cùng Mẹ và Mẹ đã
tin, thì nay đã thể hiện sờ sờ ra đấy.
Và mỗi lần cầu nguyện chúng ta
đọc rằng: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa
Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong
giờ lâm tử”. Lời nguyện ấy là lời ta tuyên
xưng chức làm Mẹ Chúa Trời của
Đức Trinh Nữ. Và chúng ta vững tâm nắm
chắc phần rỗi muôn đời của chúng ta, vì
Mẹ đã tin và đã nhận ĐG là Chúa và là phần
rỗi muôn đời của chúng ta trong lòng tin, trong thân
xác, trong linh hồn và trong trái tim Mẹ.
·
Bài học cho đời sống
chúng ta
Qua
những suy niệm trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của sự tự do của
mình trong việc dùng nó định đoạt hướng
đi đời mình sao cho có ý nghĩa. TC đã
ban tự do cho ta, đó là một ơn huệ, ta phải
cảm tạ Ngài muôn đời. Nó bây giờ thực
sự là của ta. Theo gương Đ.Maria, Người
đã sử dụng sự tự do của Người vào
công trình của TC cứu rỗi nhân loại, mỗi
người chúng ta cũng sử dụng tự do mình
thế nào để mưu phần rỗi cho mình và sinh ích
lợi cho phần rỗi đồng loại.
So
sánh với lời Xin Vâng thốt lên trong niềm tuân
phục, nhưng trong tâm trạng hết sức tự do
của Đ.Maria, thì thấy: Sự tuân phục ấy đã mang lại ĐG Cứu
Thế cho nhân loại, chứ không còn phải chỉ
là một hành vi chỉ có giá trị cho cá nhân Đ.Maria trong
liên lạc giữa Người với TC.
Cũng
vậy, mỗi hành vi đón nhận trong vâng phục
của ta, trong một sự tự do hoàn toàn và chính bởi
tự do đón nhận như thế, hành vi ấy có liên
quan đến nhân loại, cũng mang lại – có
thể nói một cách nào đó – ơn cứu độ,
hoặc ơn phúc lành cho nhân loại nữa.
RRXRR
|