MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
“tiếng Kêu Cứu”
Thứ Bảy, Ngày 13 tháng 9-2014

“Tiếng Kêu Cứu”

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
(Lc 2, 14)

Sau buổi cầu nguyện lòng Chúa thương xót, thiện nguyện viên được người LM lãng tử trao nhiệm vụ đến thăm một bệnh nhân với đủ thứ bịnh trong người, đang rất khổ sở, khốn cùng kiệt quệ.

Trước khi lên đường, phải cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần, và Người đã dạy điều cần nhất phải làm khi đi công tác bác ái xã hội là đem Chúa đến với người đang cần giúp đỡ. Người sẽ giúp sức vượt qua những khó khăn thử thách, chịu đựng những đau khổ tạm đời này để đón hạnh phúc lớn lao hơn. Đó là đón chính Chúa, được ở trong lòng thương xót của Chúa.

“Vinh danh Thiên Chúa…” Lời Chúa nhắc nhở mỗi người, chỉ khi nào nhận biết, tôn vinh danh Chúa thì chúng ta mới được bình an.

Mục đích của việc thực hành lòng thương xót không chỉ là “xóa đói giảm nghèo”, chia sẻ của cải vật chất, miếng cơm manh áo, vì chẳng bao giờ ta có đủ điều kiện để tài trợ giúp đỡ cho những người đau khổ thiếu thốn vật chất tinh thần đang sống khắp nơi trên cõi đất này. Mục đích cuối cùng là làm sao cho người ta thấy Chúa, nhận biết Chúa, tôn vinh danh Chúa qua những việc thiện của chúng ta. Mục đích của những việc “từ thiện” phải phát xuất từ “tâm thiện” và “ý thiện”, làm để vinh danh Chúa chứ không để tôn vinh mình. Thiện nguyện viên phải có Chúa để đem Chúa đến cho họ. Có Chúa sẽ có tất cả.

Và để có Chúa, con đường duy nhất là Cầu Nguyện!

Trong những phút giây cầu nguyện trước giờ “xuất quân”, người LM lãng tử mời tất cả các thiện nguyện viên cùng đọc và suy niệm những điều Chúa hướng dẫn, dạy dỗ chị thánh Faustina, được ghi lại trong “Nhật Ký Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi”:

“Mọi linh hồn, nhất là linh hồn các tu sĩ, phải phản ảnh Lòng Thương Xót của Cha. Trái Tim Cha chan chứa tình yêu thương và lân tuất đối với tất cả mọi người. Trái tim của những người dấu yêu của Cha cũng phải nên giống Trái Tim Cha. Trái tim ấy cũng phải tuôn trào nguồn xót thương của Cha cho các linh hồn; nếu không, Cha sẽ không nhận họ là những người thuộc về Cha.” (NK, 1148)

“Có ba cách thực hiện một hành vi xót thương: lời nói xót thương, bằng cách tha thứ và an ủi; thứ hai, nếu không dùng lời nói, thì hãy cầu nguyện – đó cũng là xót thương; thứ ba là các việc làm xót thương. Đến ngày sau hết, chúng ta sẽ phán xét theo điều này, và dựa trên nền tảng này, chúng ta sẽ lãnh nhận phán quyết số phận đời đời.” (NK, 1158)

“Cha cần hy sinh được thực hiện vì tình yêu, bởi vì chỉ có tình yêu mới có ý nghĩa đối với Cha. Những món nợ của thế gian đối với Cha thật vô cùng to lớn; nhưng các linh hồn thanh sạch có thể đền đáp bằng việc hy sinh và thực thi tinh thần nhân ái của họ.” (NK, 1316)

“Cha biết con hiểu điều đó và con làm tất cả những gì trong sức con. Nhưng con hãy viết điều này cho đông đảo các linh hồn thường lo lắng vì không có phương tiện vật chất để thực hiện hành vi nhân ái. Tuy nhiên, nhân ái tinh thần không cần những phép ban cũng chẳng cần những kho của cải, nhưng lại rất đáng công và ở trong tầm với của mọi người. Nếu linh hồn không thực thi nhân ái dưới một hình thức nào cả, họ sẽ không được hưởng nhờ lòng xót thương của Cha trong ngày thẩm xét. Ôi, chớ gì các linh hồn biết thu tích kho tàng vĩnh cửu cho chính họ, họ sẽ không bị xét xử vì đã dùng lòng nhân ái của họ mà chặn trước sự phán xét của Cha.” (NK, 1317)

“Tiếng Kêu Cứu”:

- "Cha oi, giup con cha oi. Con khong con ai. Cha oi dung bo con luc nay. Cha oi, cho con tin mung di cha. Xin cha giup con dung bo roi con cha oi! 093207624..."

- "A noi cha giup em di. Bay gio em ko biet lam sao. E xin cha va anh dung bo em, vi em dang con benh nen fai vo thuoc. E khong co tien dong la ngung thuoc, em fai xuat vien. Toi e lam. Xin cha va cong doan thuong xot giup do! 097563195…"

- “Con moi sinh con, dang nam vien, khong co tien dong vien phi cho nen benh vien khong cho dem con cua con ve. Xin cha thuong me con cua con den dong vien phi de chung con ve que. O day khong nguoi than, kho qua cha oi! 123589761…”

Mỗi ngày người mục tử ấy nhận được rất nhiều “tiếng kêu cứu” như vậy từ khắp nơi. Đó là những lá thư gởi đi từ các mái ấm, từ những gia đình khó khăn ngặt nghèo xin hỗ trợ thực phẩm thuốc men; những email từ các cộng đoàn, các xứ đạo miền quê nghèo xin trợ cấp học bổng, sách vở, quà trung thu, giúp xây cầu, làm đường, làm nhà vệ sinh; những tin nhắn từ các bệnh viện xin hỗ trợ viện phí, thuốc men, lộ phí, lo quan tài chôn cất cho những người chết tứ cố vô thân, hay những tin nhắn từ một con chiên lạc loài không có một người thân nào thăm nuôi chăm sóc trong suốt thời gian nằm viện như người bệnh mà thiện nguyện viên được người LM lãng tử trao nhiệm vụ đến thăm nom, chăm sóc, tìm cách giúp đỡ...

Là con của một gia đình đông anh em, những năm mẹ còn sống, dù đã ngũ tuần và mang trong mình rất nhiều bệnh như u xơ, xẹp phổi, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, chị Trinh, ngụ tại 146/10 Vũ Tùng, Phường 2, quận Bình Thạnh, vẫn đi làm mướn và ở vậy chăm sóc mẹ già. Ngày qua ngày, trong căn nhà rách nát, hai mẹ con rau cháo sớm tối luôn có nhau. Nhưng mẹ đau yếu lắm rồi, thân già không chống nổi với bệnh tật nữa, mẹ để con gái lại và vĩnh viễn ra đi...

Mất mẹ, không còn điểm tựa tinh thần, cũng là lúc bao nhiêu bệnh thi nhau phát tác. Tiền chẳng có để mà đội nón ra đi, còn bệnh thì được nước phát triển mạnh mẽ. Kiệt sức, chị kêu cứu. Một cộng đoàn thương chị hiếu thảo, neo đơn, giúp xây sửa căn chòi thành nhà có vách tường, có mái che mưa, che nắng, tránh được những giọt mưa qua mái rách...

Những tưởng sẽ được yên thân để dưỡng bịnh, bất hạnh ập đến khi những người bà con ruột thịt đòi chị phải bán căn nhà đi. Thật đau lòng. Đó từng là căn chòi kỷ niệm của mẹ và chị đùm bọc nhau bao năm qua, không nỡ bán đi. Vậy là chỉ vì đồng tiền mà anh chị em bà con trở thành người dưng nước lã. Buồn bã đã kéo những căn bệnh vốn có của chị tăng tốc phát triển không thuốc nào cầm được, đã biến bệnh viện Gia Định thành nhà và bác sĩ, y tá thành người thân...

Đến thăm chị vào một ngày nhạt nắng, thiện nguyện viên thay mặt cộng đoàn lòng thương xót đóng tiền viện phí cho chị. Một đóng góp chia sẻ cho cả chục ngày nằm viện, thuốc men, cơm nước… nhưng chị cứ nước mắt ngắn dài xúc động, thật chua xót...

Ngày qua ngày, người mục tử lại nhận được “lời kêu cứu”. Lần này không phải là tin nhắn của chị, mà từ một bác sĩ điều trị trực tiếp cho chị, bác sĩ Hương. Bác sĩ cho hay chị Trinh nằm cũng dài hạn và kéo dài điều trị quá lâu, do chị không còn khả năng kinh tế, cũng cầu cứu đủ nơi nhưng không ăn thua gì, đành nhờ cộng đoàn lòng thương xót giúp đỡ cho chị được tiếp tục điều trị. Hoàn cảnh của chị thật sự bi đát. Chưa bao giờ bác sĩ thấy một bệnh nhân nào nằm viện kéo dài hàng tháng mà không có lấy một thân nhân thăm nuôi.

Thao thức, trăn trở, trằn trọc… cuối cùng người LM lãng tử ấy quyết định tiếp tục nối dài cánh tay của lòng Chúa thương xót, đáp “lời kêu cứu”. Lòng băn khoăn. Thương lắm! Sao nỡ bỏ rơi họ được? Làm sao giúp họ đây? Và mỗi ngày sẽ còn biết bao nhiêu nữa, những mảnh đời bể nát cần được giúp đỡ. Danh sách cứ mỗi ngày một dài hơn... Những “tiếng kêu cứu” cứ vang vọng từng hồi, có khi mới sáng sớm, có khi ngay trưa nắng, cũng có khi giữa đêm trường... Chỉ khi nào có được tấm lòng biết “chạnh lòng thương” như Đức Giêsu trước đoàn chiên bơ vơ tất tưởi không ai chăm sóc, thì mới có thể sẵn sàng lên đường ra đi đáp lại những “tiếng kêu cứu” để những tiếng kêu đó không rơi vào vô vọng…

Người LM lãng tử ấy ghi nhớ lời ĐTC Phanxicô nhắc nhở trong Lễ Kính Mình Thánh Chúa 2014:

"Các nhu cầu của chúng ta, cho dù là chính đáng, cũng không bao giờ khẩn trương bằng các nhu cầu của người nghèo, là những con người không có cả những cái cần để sống nữa…"

"Ai đến với Thánh Thể mà không có lòng cảm thương đối với những ai thiếu thốn và không biết chia sẻ thì không đẹp lòng Chúa Giêsu".

Những “tiếng kêu cứu” bao giờ cũng là “khẩn trương” và ta phải cần đáp ứng “nhu cầu” một cách “khẩn cấp”.

Đến với Thánh Thể, tôn vinh Thánh Thể mà không biết “chạnh lòng thương” anh em mình, không biết chia sẻ với những người thiếu thốn, thì làm sao mà “vinh danh Chúa” được? làm sao mà “Sống Thánh Thể” và chu toàn “Sứ Vụ Thánh Thể” được?

Thánh Thể là bí tích của lòng xót thương. Thực hành lòng thương xót là sống Thánh Thể. Đáp lại “tiếng kêu cứu” của tha nhân là đáp lại lời mời gọi “hãy yêu thương nhau” của Thầy Giêsu. Vinh danh Thiên Chúa là con người được xót thương, được chăm sóc, được yêu thương, được đáp “tiếng kêu cứu”!

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

Lời Chúa mãi vang vọng hằng bao năm qua.
Nào ai thấu hiểu Chúa thương loài người hằng bao năm nay?

Bình an, hai tiếng giản đơn nhưng hàm chứa biết bao ý nghĩa.
Anh em hãy đem bình an đến với nhau.
Anh em hãy chúc bình an cho nhau.
Anh em hãy là bình an của nhau...

Cho đi, nhận bình an.
Thăm viếng, nhận bình an.
Chia sẻ, nhận bình an.
An ủi, nhận bình an.

Nâng đỡ, nhận bình an.
Xót thương người, nhận bình an.
Đem niềm hy vọng, nhận bình an.
Nối dài cánh tay yêu thương, nhận bình an.

Thắp sáng niềm tin cho nhau, nhận bình an.
Đáp “tiếng kêu cứu”, nhận bình an…
Còn anh em?
Còn bạn?
Và tôi?
Ai không muốn nhận bình an?

“Lạy Chúa Giêsu, giờ đây con không biết có gì có thể làm ngưng được lòng mến con dành cho Chúa, cho dù đau khổ, chống đối, lửa thiêu hay gươm chém, và cả cái chết nữa. Con cảm thấy mình mạnh mẽ hơn tất cả những thứ này. Không gì có thể sánh được với tình yêu. Con thấy dưới mắt Chúa, những điều nhỏ mọn nhất nhưng được thực hiện do một linh hồn thành tâm yêu Chúa cũng mang một giá trị vĩ đại” (NK, 340). 

N.A

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 2605: Đức Mẹ Akita, Nhật Bản (2) (9/25/2014)
Cn 2604: Đức Mẹ Akita, Nhật Bản (1) (9/25/2014)
Đọc 10 Triệu Kinh Kính Mừng Cho Ðức Giáo Hoàng Phanxicô (9/24/2014)
Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen Ở Gp Kontum (9/18/2014)
Ai Khiêm Tốn Như Trẻ Thơ Sẽ Cao Trọng Nhất Trong Nước Trời! (9/15/2014)
Tin/Bài cùng ngày
Kính Mừng Maria ! (9/15/2016)
Thư Gởi Đức Mẹ, Mẹ Sầu Bi, Mẹ Thương Xót, Lm. Giuse Trần Đình Long (9/15/2016)
Tin/Bài khác
8 Tháng Chín, Sinh Nhật Ðức Trinh Nữ Maria (9/8/2017)
Cám Ơn Mẹ - Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (9/8/2017)
Kính Nhớ Bảy Sự Thương Khó Của Đức Trinh Nữ Maria (9/15/2016)
Mẹ Sầu Bi (9/15/2016)
Đau Khổ Của Con Là Sầu Bi Của Mẹ (9/15/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768