MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đtc Phanxicô Ngỏ Lời Cùng Thành Phần Lãnh Đạo Các Tôn Giáo Albania
Thứ Ba, Ngày 23 tháng 9-2014
ĐTC Phanxicô ngỏ lời cùng thành phần lãnh đạo các tôn giáo Albania

"Tự do tôn giáo là một không gian chung, một bầu khí tôn trọng và hợp tác cần phải được xây dựng nhờ việc tham phần của hết mọi người, thậm chí bao gồm cả những ai không có những niềm xác tín về tôn giáo"

Các Bạn thân mến,

...... Albania cảm thấy buồn thương khi chứng kiến thấy bạo lực và thảm trạng có thể bị gây ra bởi một thứ cưỡng bức trục xuất Thiên Chúa ra khỏi đời sống tư riêng và cộng đồng. Một khi nhân danh Thiên Chúa để cố gắng loại trừ Thiên Chúa khỏi xã hội thì tiến đến chỗ tôn thờ ngẫu tượng và chẳng bao lâu con người nam nữ bị lạc hướng, phẩm giá của họ bị chà đạp và quyền lợi của họ bị vi phạm. Các bạn đã quá rõ nỗi đớn đau đến đâu gây ra bởi việc chối bỏ tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và từ vết thương đau ấy xuất hiện một thứ nhân loại què quặt vì thiếu mất niềm hy vọng và những lý tưởng hướng dẫn nó.

Những đổi thay diễn ra từ thập niên 1990 đã mang lại, trong số các điều khác, tác hiệu tích cực ở việc tạo nên những điều kiện để thực thi quyền tự do tôn giáo đích thực. Điều này đã làm cho nó trở thành khả thể đối với mỗi một cộng đồng trong việc cải cách các truyền thống không bao giờ thực sự bị dập tắt, bất chấp có bách hại dữ dội chăng nữa. Nhờ tự do tôn giáo mỗi người mới có cơ hội cống hiến theo niềm xác tín về đạo giáo của mình việc tích cực đóng góp; trước hết cho việc tái thiết về luân lý của xứ sở, theo sau đó là cho việc tái thiết về kinh tế. 

Thật vậy, như Đức Gioan Phaolô II đã nói trong chuyến viếng thăm lịch sử của ngài vào năm 1993, "Tự do tôn giáo [...] chẳng những là một tặng ân quí báu của Chúa cho những ai có đức tin: nó còn là tặng ân cho từng người, vì nó là những gì bảo đảm nồng cốt của hết mọi bày tỏ tự do khác [...] Chỉ có đức tin mới nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta có một Đấng Tạo Hóa duy nhất, thì chúng ta tất cả đều là anh chị em với nhau. Tự do tôn giáo là một thứ bảo đảm chống lại tất cả mọi hình thức chuyên chế độc đoán và quyết liệt góp phần vào tình huynh đệ của nhân loại" (Sứ Điệp cho Nhân Dân Albania ngày 25/4/1993). 

Ngay sau đó ngài đã nói thêm rằng: "Tự do tôn giáo thực sự là những gì loại trừ đi khuynh hướng bất khoan nhượng cùng bè phái chủ nghĩa, và cổ võ những thái độ trân trọng và xây dựng đối thoại với nhau" (ibid). Chúng ta không thể nào chối cãi được rằng việc bất khoan nhượng đối với những ai khác với niềm xác tín về tôn giáo là một kẻ thù đặc biệt tinh hiểm, một kẻ thù ngày nay đang được chứng kiến thấy ở các miền đất khác nhau trên thế giới này. Là thành phần tín hữu chúng ta cần phải đặc biệt tỉnh thức, nhờ đó, khi tin tưởng sống giáo lý và luân lý của mình chúng ta bao giờ cũng thể hiện mầu nhiệm chúng ta có ý tôn kính. Điều này có nghĩa là tất cả những hình thức lạm dụng tôn giáo cần phải mạnh mẽ bài trừ như là những gì sai lầm vì chúng bất xứng với Thiên Chúa hay với nhân loại. Tôn giáo chân thực là nguồn bình an chứ phải nguồn bạo lực! Không ai được nhân danh Thiên Chúa để bạo động! Nhân danh Thiên Chúa để sát hại là một thứ phạm thánh nghiêm trọng. Nhân danh Thiên Chúa để kỳ thị là phi nhân

Theo chiều hướng ấy thì tự do tôn giáo không phải là một thứ quyền có thể được bảo đảm chỉ bằng luật pháp hiện hành, cho dù luật lệ là những gì cần thiết. Trái lại, tự do tôn giáo là một không gian chung, một bầu khí tôn trọng và hợp tác cần phải được xây dựng nhờ việc tham phần của hết mọi người, thậm chí bao gồm cả những ai không có những niềm xác tín về tôn giáo. Xin cho tôi được tóm gọn hai thái độ có thể đặc biệt ích lợi trong việc thăng tiến của thứ quyền tự do nồng cốt này.

Thái độ thứ nhất là thái độ coi hết mọi con người nam nữ, cho dù là những ai thuộc những truyền thống tôn giáo khác, không phải là thành phần đối phương, càng không phải là thù địch, mà là anh chị em. Khi một người bảo toàn niềm tin riêng của mình thì không cần phải áp đặt hay áp lực trên kẻ khác: có một niềm xác tín đó là chân lý có quyền lực thu hút của nó. Nói một cách sâu xa thì tất cả chúng ta đều là kẻ hành trình trên trái đất này, và trong cuộc hành trình này, vì chúng ta khao khát chân lý và vĩnh hằng, chúng ta không sống cuộc đời cá nhân một cách tự lập và tự mãn; các cộng đồng tôn giáo, văn hóa và quốc gia cũng thế. Chúng ta cần nhau, và được trao phó cho việc chăm sóc của nhau. Mỗi truyền thống tôn giáo, tự bên trong, cần phải làm sao để có thể chú trọng đến các tôn giáo khác. 

Thái độ thứ hai, thái độ duy trì việc phát động tự do tôn giáo, là công việc được làm để phục vụ công ích. Bất cứ khi nào việc gắn bó với một truyền thống tôn giáo chuyên biệt nào đó cống hiến việc phục vụ đều cho thấy niềm xác tín, lòng quảng đại và mối quan tâm đối với toàn thể xã hội bất phân biệt thì bấy giờ cũng hiện hữu một cuộc sống chân thực và trưởng thành nhờ tự do tôn giáo. Điều này cho thấy nó không chỉ là một vị trí để bênh vực sự tự lập của mình một cách hợp tình hợp lý, mà còn là một khả năng làm phong phú gia đình nhân loại khi nó tiến phát. Con người nam nữ càng phục vụ người khác thì tự do của họ càng cao cả!

Chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta: có rất nhiều người nghèo và thiếu thốn, rất nhiều xã hội cố gắng tìm kiếm một cách thức bao gồm hơn nữa công lý xã hội và đường lối phát triển về kinh tế! Cao cả biết bao tâm can của con người cần phải gắn bó mạnh mẽ vào ý nghĩa sâu xa nhất của các kinh nghiệm trong đời và cắm rễ vào một cuộc tái khám phá thấy niềm hy vọng! Những con người nam nữ, được tác động ở những lãnh vực này bới các thứ giá trị thuộc những truyền thống tôn giáo của họ, có thể cống hiến một thứ đóng góp quan trọng thậm chí đặc thù nữa. Đó thực sự là một mảnh đất phì nhiêu cống hiến nhiều hoa trái, cả ở trong lãnh vực đối thoại liên tôn. 

Thế rồi bao giờ cũng có loại con ma tương đối chủ nghĩa cho "mọi sự đều tương đối". Có một nguyên tắc minh nhiên đó là không thể nào đối thoại nếu đối thoại không xuất phát từ căn tính của con người. Thiếu căn tính không thể nào đối thoại được. Nó sẽ là một thứ đối thoại ảo tưởng, một thứ đối thoại "lơ lửng", không hiệu lực. Mỗi người chúng ta đều có căn tính tôn giáo riêng, và chúng ta trung thành với căn tính ấy. Thế nhưng Chúa biết rằng Ngài đang đưa lịch sử này tới đâu. Chúng ta hãy tiến tới từ căn tính riêng của mình. Không phải để làm cho tin rằng chỉ có một căn tính duy nhất. Điều ấy không có tác dụng, chẳng giúp ích chi. Đó là chủ nghĩa tương đối! Cái mang chúng ta lại với nhau là con đường sự sống. Nó là thiện chí hành thiện đối với những người anh chị em. Là anh em, chúng ta cùng nhau tiến bước. Mỗi người chúng ta cống hiến chứng từ cho người khác thấy cái căn tính của mình, và đối thoại với người khác. Bởi thế, khi việc đối thoại tiến triển một chút về các vấn đề thần học là điều tốt đẹp, thế nhưng điều quan trọng nhất đó là cùng nhau tiến bước mà không phản bội căn tính của mình, không che đậy nó, không giả hình. Khi nghĩ đến điều ấy tôi cảm thấy hay ho......


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-address-to-interreligious-leaders-of-albania

(Nhan đề và những chỗ in nghiêng và mầu do tự ý của người dịch)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 2608: Đức Mẹ Akita, Nhật Bản (4) (9/26/2014)
Cn 2606: Đức Mẹ Akita, Nhật Bản (3) (9/25/2014)
Cn 2605: Đức Mẹ Akita, Nhật Bản (2) (9/25/2014)
Cn 2604: Đức Mẹ Akita, Nhật Bản (1) (9/25/2014)
Đọc 10 Triệu Kinh Kính Mừng Cho Ðức Giáo Hoàng Phanxicô (9/24/2014)
Tin/Bài khác
Với Bộ Áo Đức Bà Tôi Sẵn Sàng Chết Vì Đạo Công Giáo (7/17/2019)
Đặc Ân Ngày Thứ Bảy (cho Người Đeo Áo Đức Bà) (7/17/2019)
Kính Mừng Maria ! (9/15/2016)
Thư Gởi Đức Mẹ, Mẹ Sầu Bi, Mẹ Thương Xót, Lm. Giuse Trần Đình Long (9/15/2016)
Kính Nhớ Bảy Sự Thương Khó Của Đức Trinh Nữ Maria (9/15/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768