MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tâm Hồn Yêu Chân Lý
Chủ Nhật, Ngày 3 tháng 5-2015

Tâm hồn yêu chân lý

1.   Bác sĩ đã về hưu: “Khi biêt mình đã già, chẳng còn sống đưọc bao lâu, rồi tôi cũng như mọi người là phải nằm xuống đáy mồ, đât lấp lại, thế là xong hay sao? Nếu đó là tât cả cuộc đời của mỗi con người thì thật là vô lý và vô nghiã quá. Tôi băt đầu tìm hiểu Phật giáo. Tôi đọc sach Phật giáo, tiêp xuc với vài vị sư. Tôi thăc mắc: con người từ đâu đến? Có Thượng Đế không? Tại sao có vũ trụ này? Sau khi chêt, con người đi đâu?.. Những sach vở tôi đọc, và cac vị sư không giải đáp những thăc măc của tôi, mà cứ bảo những điều đó không cần biêt, điều cần hiện tại là hãy làm lành, lánh dữ. Tôi thăc măc: tại sao đi trên một con đường mà mình không biêt băt đầu từ đâu và đi đến đâu, làm sao mà đến đich? Làm sao mà có được lòng phấn khởi? Lấy gì làm chỉ đạo? Sau hơn 2 năm học Phật pháp, tôi hiểu Phật giáo chủ trương cái gì cũng vô: vô Thượng Đế, vô mọi sự và vô cả con người của chính mình, “vô ngã”. Đến nươc này, tôi không thể chịu đựng được, tôi là một người có thật, đang khao khat đi tìm chân lý, mà bảo rằng không có tôi, thì ai đang thăc măc và đi tìm chân lý đây? Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi quyêt định thêm một chữ vô vào Phật giáo là: một tôn giáo không đáng vô (vô ở đây có nghiã là vào, là gia nhập)
 
Tôi băt đầu tìm hiểu Thiên Chúa Giáo. Tôi đọc Kinh Thánh và tiêp xuc với vài linh mục. Qua Kinh Thánh, tôi nhận thấy Chúa Giêsu thật là Thiên Chúa Ngôi Hai, bởi nguồn gôc, lời nói, việc làm của Ngài tỏ rõ điều đó. Đoạn Kinh Thánh mà tôi suy nghĩ nhiều là đoạn Ngài nói: “Ai làm điều gì dù cho người bé nhỏ nhât, là làm cho chính ta.” Câu nói này cho tôi nghĩ: Ngài là Người Cha của cả nhân loại. Một Người Cha luôn muốn con cái của mình yêu thương nhau. Sau gần 2 năm theo học Thiên Chúa Giáo, tôi quyêt định cùng với cả gia đình gia nhập hàng ngũ con cái Chúa, lúc tuổi đời tôi đã gần 70. Dù muộn màng, nhưng đã biêt: tôi từ đâu đến, tôi sống để làm gì, và tôi biêt tôi sẽ đi về đâu. Tôi vui mừng  cảm tạ Thiên Chúa đã ban ơn cao trọng này cho gia đình tôi.”
 
2.   Trí thức Phật giáo:  “Vì có bạn theo Thiên Chúa giáo, tôi tò mò tìm hiểu Thiên Chúa giáo, bởi tôi nghĩ: muốn hiểu rõ về mình, thì phải có cái gì ở ngoài mình để so sánh. Sau khi học hỏi một số giáo lý căn bản của Thiên Chúa giáo, tôi lý luận: mình không biêt Đạo Phật đúng hay Đạo Chúa đúng; nhưng theo lẽ khôn ngoan buộc mình phải theo Đạo Chúa; bởi Đạo Chúa dạy người ta chỉ sống trên đời này có một lần. Nếu đúng thế, không theo Đạo Chúa, là không sống đúng nghĩa làm người, sẽ bị phạt đời đời trong hỏa ngục. Ngược lại, nếu Đạo Phật đúng, không theo Phật kiêp này, thì còn kiêp sau, kiêp sau nữa. Nhưng nếu Đạo Chúa đúng mà không theo...ôi thôi, mât mat đời đời, không lấy gì chuộc lại được. Nên theo Đạo Chúa; lợi, thì lợi vô cùng, lợi đời đời; còn nếu có thiệt, giả sử Đạo Chúa sai, Đạo Phật đúng, mà mình theo Đạo Chúa, thì chỉ chậm vào niêt bàn; mà những ai ham vào niêt bàn là chưa diệt dục xong, và như thế cũng chẳng hy vọng vào niêt bàn. Tôi chọn theo Chúa để được an tâm ở đời này, và ở đời sau”.
 
3.  Đại đức Nguyễn Huệ Nhật. Khi là một chú bé, vì khao khat chân lý, đã tầm sư học đạo từ năm 1957. Năm 1959 Huệ Nhật là chú tiểu của chùa Hải Hội, Huế. Đến tháng 7, năm 1968, ông được thọ giới Tỳ Kheo, tức là Cụ Túc Giới, và Bồ Tat Giới, được đốt vài cái sẹo trên đỉnh đầu, là giới phẩm được coi như bậc “Thế Gian Sư”, tại Phật Học Viện Nha Trang. Người tu sĩ đến địa vị “Thế Gian Sư”, thì it có người can đảm bỏ địa vị của mình, vì quyền lợi qúa lớn về tinh thần cũng như vật chât do nhà chùa, và quần chúng Phật tử dành cho. Nhưng tâm hồn khao khat chân lý, không cho phép ông ngừng lại ở đó. Sau khi đọc Kinh Thánh, ông nhận rõ chân lý không ở nơi tôn giáo mà ông đã bỏ bao tâm huyêt và lòng nhiệt thành đeo đuổi. Ông đã ghi lại cuộc hành trình tìm về chân lý, qua nhiều tac phẩm, bài viêt, và hằng trăm bài thơ giá trị.

Dưới đây là 2 bài thơ của ông:

Chúa ơi,
Trở về trong Chúa Giêsu
Thấy ra con đã bị tù quá lâu
Ngày xưa giọt lệ hoen sầu
Bây giờ lệ ấm chan mầu phước ân

Ngày xưa mỏi bước phong trần
Giờ ôm Thiên Chúa hai chân nhảy mừng
Ngày xưa nước mắt rưng rưng
Bây giờ nước mắt vui mừng tạ ơn

Ngày xưa mấy bận tủi hờn
Bây giờ bỏ giận thôi hờn hát ca
Ngày xưa lạc nẻo quê nhà
Nay về cố quận đường xa vui mừng ...

Một bài thơ khác của ông.

Ngày xưa có cúng ở chùa
Bây giờ có Chúa ở cùng vui thay.
Ngày xưa cầu đạo cạo đầu
Bây giờ Ðạo tỏ nhiệm mầu trong Cha.

Ngày xưa mặc áo ca sa
Bây giờ miệng cứ hát ca Ơn Trời
Ngày xưa xác tả hồn tơi
Bây giờ Thiên Chúa ban Lời yêu thương.

Ngày xưa lặn lội miên trường
Bây giờ Sự Sống, Con Ðường, Giê-Xu
Ngày xưa sương gió mịt mù
Bây giờ thấy Ðấng Thiên Thu trong hồn

Ngày xưa chết hụt, chưa chôn
Bây giờ chết thật, linh hồn tái sinh.
 
4.Paul Williams  là Giáo sư của đại học University of Bristol, và là chủ tịch Hội nghiên cứu Phật giáo của Vương quôc Anh “United Kingdom Association for Buddhist Studies”. Năm 1978, Paul Williams gia nhập Phật giáo. Nhưng sau khi Paul Williams đọc sach của Thoma Aquino, một người Công giáo, ông nhận ra:  đức tin vào Thiên Chúa không hề phản lại lý trí; hơn thế, Paul Williams còn quả quyết là hình ảnh con người theo Phật giáo rất lẻ loi và tiêu cực; trái lại hình ảnh con người theo Công giáo hoàn toàn tich cực, ông viêt:  “Nếu Phật giáo là chân thực, thì cuối cùng đối với mỗi chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại chỉ là hư không và hoàn toàn vô giá trị; nhưng nếu Công giáo là chân thực, thì bấy giờ cuộc sống của mỗi chúng ta có giá trị vô cùng và hoàn toàn viên mãn.” .  Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams gia nhập Công Giáo.
 
5. Bác sĩ Lert Srichandra: "Việc tôi chú tâm tìm hiểu Phật Pháp đã giúp tôi mở mang kiến thức về lãnh vực này, nhưng ngược lại nó lại làm tôi xa khỏi tôn giáo ấy. Nếu đúng theo lời Đức Phật dạy rằng ước muốn chính là căn nguyên làm ngăn trở một người tiến tới cõi Niết Bàn, thì tôi sẽ không bao giờ có thể đạt được cái cõi Niết Bàn ấy.
 
Sự bình an vĩnh cửu là cứu cánh của đời sống con người và nếu Niết Bàn là sự bình an vĩnh cửu ấy thì tôi muốn đạt tới Niết Bàn. Nhưng nếu chính sự ước muốn này: ước muốn để đạt tới, ước muốn để sống và hành động để có được Niết Bàn, lại là một ngăn trở khiến người ta không đạt được Niết Bàn, thì tốt hơn, tôi nên đầu hàng trước khi ước muốn.
 
6.  Bác sĩ Chang Shu-Wen : “Tôi nhận thấy sự khiếm khuyết của Phật giáo, có thể gom tóm như sau:

6.1.  Về phương diện Khoa học:                                                                              

Tôi học và hoạt động trong lãnh vực Y Khoa. Với khoa học, mọi sự đều phải được chứng minh. Những câu chuyện, sự kiện kể trong sách Phật thiếu chứng tích lịch sử, chỉ là những chuyện thần thoại như thuyết luân hồi chẳng hạn. Những giáo thuyết này rất quan trọng nhưng không thể minh chứng theo khoa học, lịch sử hay luận lý.
 
6.2.  Giáo thuyết xa vời:                                                                                              

Được trở thành Phật là cứu cánh của hầu như tất cả các Phật tử, nhưng để đạt được cứu cánh này, người ta phải trải qua ba hình thức hay trạng thái: trạng thái khổ hạnh, trạng thái hữu thực và trạng thái hư không. Người ta phải thoát ra ngoài sự nhơ nhớp và tội lỗi của thế tục. Nhưng làm sao một người có thể thoát ra ngoài thế tục được nếu họ bắt buộc phải sống trong thế tục đó?

6.3.  Giáo lý trừu tượng và quá huyền bí:                                                                    thì vô số kể. Xét về phương diện văn học, những sách này rất có giá trị dù khi đã được dịch ra ngoại ngữ, nhưng tất cả đều quá khó hiểu, khiến người đọc không thể tiến xa hơn được. Giáo lý có thể rất cao vời, nhưng cần phải được diễn đạt trong tầm hiểu biết của mọi người. Trong Phật giáo, nghi lễ theo phái Chuan chẳng hạn, được mọi người ưa thích. Qua nghi lễ này, người tham dự hy vọng sẽ được siêu thoát, được linh sáng khi suy niệm. Nhưng phương pháp suy niệm lại không hợp lý khiến ngừơi ta cảm thấy trống rỗng khi kết thúc và sự siêu thoát có vẻ quá cao vời bất khả đạt.
 
6.4.  Sự mâu thuẫn và đối nghịch:

Trong Phật pháp nhấn mạnh về "cấm sát sinh".

Một ngày nọ, tôi đến thăm nhà sư nổi tiếng Tai-hsu và hỏi ông: "Chúng tôi là Bác sĩ Y Khoa, chuyên tìm tòi, sát hại tiêu diệt các loại vi khuẩn độc tố. Phật pháp có cho phép chúng tôi làm việc này không?". Sau một lúc im lặng, nhà sư Tai-hsu trả lời: "Tiêu diệt các loại vi khuẩn độc tố có hại cho con người không thuộc về giới luật "cấm sát sinh". Tôi im lặng, nhưng phải giải thích thế nào về nguyên lý bình đẳng của sinh vật? Làm sao có thể phân biệt được lúc nào là sát sinh và lúc nào là không sát sinh?

Một thí dụ khác: Lamaism là một phái của Phật giáo tại Trung Hoa. Mỗi năm, phái Lamas tổ chức một buổi lễ Trừ-Tà trong lâu đài Yung-Ho, Bắc Kinh, để xua đuổi tà thần và chúc lành cho dân chúng. Một trong những vật dụng xử dụng để đánh đuổi tà thần này là một cây roi dài kết bằng da người. Họ dạy cấm sát sinh trong khi lại xử dụng một cây roi làm bằng da người là làm sao?
 
6.5.  Sự thờ ơ lãnh đạm:

Từ bi là một nhân đức quan trọng của Phật pháp. Nhưng sự từ bi này theo tôi có vẻ rất vô tình: Được thực hiện về hình thức nhiều hơn; làm việc bố thí đồng thời khinh thường kẻ nhận bố thí.

Những điều này và còn nhiều điều khác nữa tôi không nhớ hết, đều là những ý kiến cá nhân, có thể không đúng với ý kiến của những người khác. Nhưng chính những điều này đã là những động lực khiến tôi bất đồng và rời bỏ Phật giáo. Từ đó, không bao giờ tôi đến viếng một ngôi chùa nào và thăm hỏi một nhà sư nào nữa.
 
7.  Choi Nam Sơn là học giả và là nhà ái quốc được dân tộc Đạihàn rất kính trọng. Choi Nam Sơn đã nghiên cứu Khổng giáo, Phật giáo... Ông đã đeo đuổi Phật giáo gần 60 năm, sau cùng ông gia nhập Công giáo.

Ông viết:

"Khi muốn nói về việc phát triển xã hội cho đất nước Đại Hàn. Đầu tiên, nếu chúng ta muốn có một căn bản tinh thần vững chắc làm nền tảng, chúng ta không thể từ chối sự hướng dẫn của Giáo hội Công giáo. Giáo hội không phải chỉ xuất hiện gần đây như một Cột Sáng dẫn đường, nhưng từ ngàn xưa, được coi như một toà lâu đài xây trên đá tảng vững chắc không thể bị lay chuyển dù phong ba bão táp, điều này đã được chứng minh qua lịch sử của nhân loại, qua bao nhiêu biến cố của các thời đại."
 
8.   Học giả Mashaba người Ấn độ sinh tại Bihar.  Sẵn có khuynh hướng về thần bí học, ông sống độc thân để nghiên cứu cac tôn giáo.

Ông nói:   "Sở dĩ mỗi tôn giáo công dụng khac nhau, vì mỗi giáo tổ nhìn thấy một khía cạnh đau khổ của con người và tìm cach cứu giup theo khía cạnh đó. Có thứ kêu gọi từ bi quảng đại, có thứ chủ trương diệt dục hy sinh, có thứ dùng hiếu thảo nhân nghĩa, có thứ giup tu thân cứu đời, công bằng bac ái, nhưng không tôn giáo nào đầy đủ như Thiên Chúa giáo, vì xây dựng cho con người một cuộc sống có ý nghĩa cao thượng, bảo đảm cho một tương lai hạnh phuc, và có nhiều đặc điểm mà cac tôn giáo khac không có, như:

+ Vị giáo tổ bởi Trời giáng thế và đã được Sấm ký báo trươc từ mấy ngàn năm trong lịch sử hẳn hòi, khac hẳn với những giáo tổ khac, chỉ là người trần tục.

+ Có từ Trời xuống lập đạo, thì đạo đó mới có khả năng đưa con người về Trời.

+ Đạo Trời thì như thuốc trường sinh, dùng thuôc này thì không cần thuôc nào nữa; vì cac đạo khac chỉ xoa dịu, hay làm quên đau khổ trong thời hạn, còn ĐạoTrời chẳng những cứu khổ, còn ban cho con người sự sống đời đời, đó mới thật là ươc vọng cao nhât của mỗi người.

+ Đưc Chúa Giêsu chiến thắng sự chêt, đã sống lại và về Trời, bảo đảm cho cuộc hành trình và niềm hy vọng vững chăc của người tín hữu.

+ Vì mang săc thái siêu phàm và chứa đựng những gía trị cao thượng vượt mưc, nên Đạo Trời thường bị gen tị, hiểu lầm hay lấn ap, thế mà vẫn phat triển điều hòa, vẫn vững bền giữa mọi gian lao thử thach, khiến cho nhiều người trươc kia thờ ơ lãnh đạm hay thù get, phải tìm hiểu và cảm phục, và từ đó trở nên tín hữu nhiệt thành.

Ông kêt luận bằng một ví dụ: trươc khi mặt trời mọc, người ta đã thấy ánh sáng của Đạo Trời chiếu vào nhân loại, trươc khi chính Con Trời giáng thế làm sáng tỏ hẳn Đạo Trời. Nay ngày của cuộc đời đã đến luc chính ngọ, thì không ai mà không được ánh sáng của Đạo Trời soi tới.”
 
Kính tặng những tâm hồn khao khát chân lý.
Nguyễn Hy Vọng tổng hợp
 
 
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 2927: Thêm Vào Bí Mật Fatima (4) (5/7/2015)
Cn 2926: Chi Tiết Về Bí Mật Fatima Thứ Ba (3) (5/6/2015)
Cn 2925: Điều Kỳ Diệu Của Cuộc Hiện Ra Famila (2) (5/6/2015)
Cn 2924: Tiết Lộ Các Điều Kỳ Diệu Của Cuộc Hiện Ra Famila (1) (5/6/2015)
Xin Mẹ Ban Cho Con Lòng Trông Cậy Mẹ Như Con Thảo! (5/6/2015)
Tin/Bài khác
Xin Mẹ Xuống Phước Hải Hà Đoái Thương Con Cái Thiết Tha Van Nài (5/2/2015)
Xin Mẹ Dủ Lòng Thương Cứu Giúp Con Mọi Nơi Mọi Lúc (5/2/2015)
Thiên Chúa Đã Ban Cho Mẹ Quyền Lực Và Sứ Mệnh Đạp Nát Đầu Satan (5/2/2015)
Giải Thích Khoa Học Về Phép Lạ Tại Fatima (5/1/2015)
Chuyện Loài Hoa (4/30/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768