MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu Thăm 3 Nước Kenya, Uganda Và Cộng Hòa Trung Phi
Thứ Bảy, Ngày 28 tháng 11-2015
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu

Thăm 3 Nước Kenya, Uganda và Cộng Hòa Trung Phi

 Viaggio Apostolico del Santo Padre in Kenya, Uganda e Repubblica Centrafricana, 25-30 novembre 2015

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch

   các bài nói từ chính website của Tòa Thánh

          http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2015/outside/documents/papa-francesco-africa-2015.html

                                                                      và các hình ảnh từ website Official Vatican Network


Thăm Nước Kenya


Bài Giảng trong Thánh Lễ ở Khu Đại Học Nairobi Thứ Năm 26/11/2015

Inline image 1

"Các gia đình Kitô giáo có sứ vụ đặc biệt này, đó là chiếu tỏa tình yêu thương của Thiên Chúa, và làm tràn lan những giòng nước Thần Linh ban sự sống của Ngài".


Lời của Thiên Chúa nói với chúng ta trong thẳm cung của cõi lòng chúng ta. Hôm nay, Thiên Chúa nói với chúng ta rằng chúng ta thuộc về Ngài. Ngài làm nên chúng ta, chúng ta là gia đình của Ngài, và Ngài sẽ luôn hiện diện với chúng ta. Ngài nói với chúng ta rằng "Đừng sợ, Cha đã chọn các con và Ta hứa ban cho các con phúc lành" (xem Isaia 44:2).


Chúng ta đã nghe thấy lời hứa này ở Bài Đọc 1 hôm nay. Chúa nói với chúng ta rằng Ngài sẽ tuôn đổ nước nơi mảnh đất khát khô trong sa mạc; Ngài sẽ khiến cho con cái thuộc dân của Ngài nẩy nở như cỏ đồng nội và như những cây dương liễu xum xuê. Chúng ta biết rằng lời tiên tri này đã được hoàn tất nơi việc tuôn đổ Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Thế nhưng chúng ta cũng thấy lời tiên tri ấy được nên trọn ở bất cứ nơi nào Phúc Âm được rao giảng và những dân tộc mới trở nên phần tử của gia đình Thiên Chúa là Giáo Hội. Hôm nay đây chúng ta hân hoan vì lời tiên tri ấy đã được nên trọn nơi mảnh đất này. Nhờ việc rao giảng Phúc Âm mà anh chị em cũng đã thuộc về đại gia đình Kitô giáo.

Lời tiên tri của Isaia mời gọi chúng ta hãy nhìn đến các gia đình của chính chúng ta, và nhận thức được tầm quan trọng của nó biết bao nơi dự án của Thiên Chúa. Xã hội Kenya đã từng được chúc phúc từ lâu bởi đời sống gia đình vững mạnh, bởi một niềm tôn trọng sâu xa đối với sự khôn ngoan của các bậc lão thành và đối với tình yêu thương các con trẻ. Sự lành mạnh của bất cứ xã hội nào cũng đều lệ thuộc vào sự lành mạnh của các gia đình trong xã hội ấy. Vì họ cũng như vì thiện ích của xã hội, niềm tin tưởng của chúng ta nơi lời Chúa kêu gọi chúng ta hãy nâng đỡ các gia đình trong sứ vụ của họ nơi xã hội, ở chỗ chấp nhận con trẻ như là một phúc lành cho thế giới chúng ta, cũng như ở chỗ bênh vực phẩm vị của từng con người nam nữ, vì tất cả chúng ta đều là anh chị em trong cùng một gia đình nhân loại duy nhất. 

Tuân theo lời Chúa, chúng ta cũng được kêu gọi để chống lại những việc làm dung dưỡng tính cách kiêu căng ngạo mạn nơi con người, gây đau đớn hay khinh bỉ nữ giới và đe dọa sự sống của những bào thai vô tội. Chúng ta được kêu gọi để tôn trọng và phấn khích nhau cũng như để vươn tới tất cả những ai thiếu thốn cần thiết. Các gia đình Kitô giáo có sứ vụ đặc biệt này, đó là chiếu tỏa tình yêu thương của Thiên Chúa, và làm tràn lan những giòng nước Thần Linh ban sự sống của Ngài. Sứ vụ này đặc biệt là quan trọng hôm nay đây, vì chúng ta đang thấy tình trạng gia tăng những thứ sa mạc mới được tạo nên bởi một thứ văn hóa duy vật và dửng dưng lạnh lùng với người khác.

Ở nơi đây, giữa lòng của khu Đại Học này, nơi hình thành tâm trí của các thế hệ mới, tôi đặc biệt kêu gọi giới trẻ của đất nước này. Chớ gì các thứ giá trị cao cả của những truyền thống Phi Châu, sự khôn ngoan và chân thật của lời Chúa, và lý tưởng rạng ngời của tuổi trẻ các bạn hướng dẫn các bạn trong việc hình thành một xã hội công chính hơn bao giờ hết, bao hàm và trân trọng phẩm giá con người. Chớ gì các bạn luôn quan tâm đến nhu cầu của người nghèo, và loại bỏ tất cả những gì dẫn đến chỗ thành kiến và kỳ thị, vì những điều ấy chúng ta biết rằng không bởi Thiên Chúa. 

Tất cả chúng ta đều quen với dụ ngôn của Chúa Giêsu nói về người xây nhà của mình trên cát hơn là trên đá. Khi giông tố xẩy ra thì bị sụp nát (xem Mathêu 7:24-27). Thiên Chúa là tảng đá chúng ta được kêu gọi xây lên. Ngài nói với chúng ta điều này trong Bài Đọc 1 và Ngài hỏi chúng ta rằng: "Ngoài Ta ra còn có một vị Thiên Chúa nào na hay chăng?" (Isaia 44:8). 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, khi Chúa Giêsu Phục Sinh nói: "Thày được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18) là Người đang muốn nói với chúng ta rằng Người, Con Thiên Chúa, chính là tảng đá ấy. Ngoài Người ra không còn tảng đá nào khác. Là Đấng Cứu Tinh duy nhất của nhân loại, Ngài muốn kéo con người nam nữ thuộc mọi thời và mọi nơi đến cùng Người, nhờ đó Người có thể mang họ về cùng Cha. Người muốn tất cả chúng ta xây dựng cuộc đời của chúng ta trên nền tảng vững chắc lời của Người.  

Đó là trách nhiệm Chúa trao phó cho từng người chúng ta. Người muốn chúng ta trở nên thành phần môn đệ thừa sai, nên những con người nam nữ tỏa rạng sự thật, sự mỹ và quyền năng thông ban sự sống của một ngôi nhà sừng sững. Một ngôi nhà là gia đình, nơi mà cuối cùng anh chị em sống với nhau một cách hòa hợp và tương kính, theo ý muốn của Vị Thiên Chúa chân thật, Đấng đã tỏ cho chúng ta thấy, nơi Chúa Giêsu, con đường dẫn đến tự do và bình an là những gì tất cả mọi tâm can đều mong muốn. 

Xin Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành, tảng đá chúng ta xây nhà của mình, hướng dẫn anh chị em và gia đình của anh chị em trên con đường thiện hảo và tình thương suốt cả cuộc sống của anh chị em. Xin Người chúc lành cho tất cả nhân dân Kenya bình an của Người.

"Hãy kiên vững trong đức tin! Đừng sợ!" Vì anh chị em thuộc về Chúa.

Mungu awabariki! (Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!)

Mungu abariki Kenya! (Thiên Chúa chúc lành cho Kenya!)


(Sau Thánh Lễ Đức Thánh Cha gặp gỡ thành phần tu sĩ và chúng sinh ở sân vận động Trường Thánh Maria)



Thăm Văn Phòng Liên Hiệp Quốc ở Nairobi Kenya Thứ Năm 26/11/2015

Inline image 2

"Công việc của Liên Hiệp Quốc cũng như của tất cả hoạt động đa diện của tổ chức này chớ gì trở thành 'một bảo chứng cho một tương lai an toàn và hạnh phúc của các thế hệ mai sau. Và để được như vậy thì thành phần đại diện các Quốc Gia cần phải gạt đi những lợi lộc bè phái và ý hệ, cùng thành thật nỗ lực để phục vụ cho công ích'"


.... 

Trên đường đến sảnh đường này, tôi được yêu cầu trồng một cái cây trong khu vườn của Trung Tâm Liên Hiệp Quốc đây. Tôi đã hân hoan thực hiện tác động tiêu biểu đơn sơ đầy ý nghĩa nơi nhiều nền văn hóa này.


Việc trồng một cái cây, trước hết và trên hết, là một lời mời gọi hãy tiếp tục chiến đấu chống lại hiện tượng như phá rừng và sa mạc hóa. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo toàn và trách nhiệm quản trị "những buồng phổi phong phú các sự sống khác nhau nơi hành tinh của chúng ta", bao gồm ở châu lục này, "những lòng chảo Congo" (biệt chú của người dịch: Lòng chảo Congo này ám chỉ một khu vực tràn đầy sự sống, nơi ở Phi Châu đầy những thú vật, sông ngòi và rừng cây bao gồm 6 quốc gia: Cameroon, Cộng Hòa Trung Phi, Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Cộng Hòa Congo, Equatorial Guinea và Gabon), một nơi thiết yếu "cho toàn trái đất cũng như cho tương lai của nhân loại". Nó cũng ám chỉ đến nhu cầu cần phải cảm nhận và phấn khích "việc dấn thân của các cơ quan quốc tế cùng những tổ chức xã hội dân sự trong việc lôi kéo sự chú ý của quần chúng về những vấn đề này, cùng cống hiến việc hợp tác quan thiết, bằng cách sử dụng các phương tiện thúc đẩy hợp lệ, để bảo đảm rằng mỗi một chính phủ đều thi hành trách nhiệm thích đáng và bất khả chuyển nhượng của họ hầu bảo trì môi sinh cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của xứ sở họ, mà không nhường lại cho những thứ lợi lộc giả tạo của địa phương hay của quốc tế" (Thông Điệp Laudato Sí, 38).  

Việc trồng một cái cây cũng là một sự khích lệ trong việc gìn giữ niềm tin tưởng, hy vọng, và nhất là hoạt động một cách cụ thể để đảo ngược tất cả những tình trạng bất công và suy thoái tụt hậu chúng ta hiện đang trải qua.  

Trong ít ngày nữa, một cuộc họp quan trọng về tình trạng thay đổi khí hậu sẽ được tổ chức ở Paris, nơi cộng đồng quốc tế lại đối đầu với những vấn đề này một lần nữa. Thật là đáng buồn, thậm chí tôi dám nói rằng còn thật là thảm thương nữa, khi mà các lợi lộc riêng biệt thắng vượt công ích và dẫn tới chỗ mạo dụng tín liệu để bảo vệ các hoạch định và các dự phóng riêng của họ. 

Trong bối cảnh quốc tế này, chúng ta đối đầu với một thứ chọn lựa không thể nào bỏ qua, ở chỗ một là cải tiến hai là hủy hoại môi sinh, thế thôi. Hết mọi cố gắng chúng ta thực hiện, dù lớn hay nhỏ, dù riêng hay chung, trong việc chăm sóc cho thiên nhiên tạo vật đều mở ra một con đường vững chắc cho "một sự sáng tạo bao rộng và xứng đáng có thể mang lại những gì tốt đẹp nhất nơi con người" (cùng nguồn vừa dẫn, 211). 

"Khi hậu là một thứ công ích, thuộc về tất cả mọi người và nhắm đến tất cả mọi người"; "tình trạng thay đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu bao gồm cả những thứ liên can hệ trọng về môi sinh, xã hội, kinh tế, chúng trị và việc phân phối các sản vật; nó tiêu biểu cho một trong những thách đố chính mà nhân loại đang phải đương đầu trong thời đại chúng ta đây" (cùng nguồn vừa dẫn, 23 và 25). Việc chúng ta đáp ứng cái thách đố này "cần kết hợp chặt chẽ với một phối cảnh xã hội quan tâm đến những quyền lợi nồng cốt của người nghèo cũng như của những ai bất hạnh" (cùng nguồn vừa dẫn, 93). Vì "việc lạm dụng và hủy hoại môi sinh cũng được kèm theo bởi một tiến trình loại trừ tàn nhẫn" (Diễn Từ với Liên Hiệp Quốc ngày 25/9/2015). 

COP21 là biến cố tiêu biểu cho một giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển một hệ thống năng lượng mới lệ thuộc vào việc sử dụng tối thiểu những thứ nhiên liệu từ hóa thạch, nhắm đến chỗ hiệu lực năng lượng và giúp vào việc sử dụng các nguồn năng lượng ít hay không còn chứa thán chất. Chúng ta đang đối diện với một trách nhiệm lớn lao về chính trị và kinh tế trong việc nghĩ lại và điều chỉnh những hội chứng rối loạn và méo mó của thứ mẫu thức phát triển hiện nay

(Biệt chú của người dịch về COP21: COP21 là chữ tắt của cụm từ Conference Of Parties thứ 21 trong năm 2015 ở Paris Pháp quốc, từ 30/11/2015 đến 11/12/2015. Hội Nghị của Các Phần Tử hằng năm, đặc biệt là lần 21 này sẽ có 147 trong số 195 vị lãnh đạo quốc gia phần tử tham dự. Mục đích chính của hội nghị hằng năm của các phần tử trong cuộc này là để kiểm điểm việc áp dụng Thỏa Ước được ký kết ở Thượng Nghị Trái Đất tại Rio Ba Tây - the Rio Earth Summit - năm 1992, một hiệp định đã chấp nhận cái sườn về vấn đề thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc - the UN Framework on Climate Change gọi tắt là UNFCC, trong việc tác hành để làm sao ổn định tình trạng cô đọng không khí gây ra bởi các thứ khí thải nhân tạo - greenhouse gases (GHGs) hầu tránh "bị chi phối bởi việc phòng uế nguy hiểm cho cơ cấu khí hậu". Theo tiến trình của Hội Nghị Các Phần Tử COP hằng năm này thì COP1 ở Bá Linh Đức quốc năm 1995, sau đó có một số COP đã thêm những văn bản quyết định và áp dụng như COP3 với Kyoto Protocal, COP11 với Montreal Action Plan, COP17 ở Durban Phi Châu với việc thiết lập Quĩ Khí Thải - Green Climate Fund. COP21 ở Paris Pháp quốc lần này sẽ là lần đầu tiên trong 20 năm trong những lần thương thảo của Liên Hiệp Quốc nhắm đến chỗ làm sao để có được một thỏa hiệp toàn cầu về khí hậu có tính cách bó buộc về pháp lý để giữ cho tình trạng hâm nóng toàn cầu ở dưới mứ 2%C). 
...............

Đồng thời chúng ta tin rằng "nhân loại, trong khi có khả năng trở nên thành phận tệ hại nhất, cũng có khả năng vượt lên trên chính mình, biết lại chọn những gì là tt đẹp và bắt đầu lại" (Thông Điệp Laudato Sí, 205). Niềm xác tín này dẫn chúng ta đến chỗ hy vọng rằng, trong lúc giai đoạn hậu kỹ nghệ có thể được tưởng nhớ rõ ràng như là một trong những giai đoạn vô trách nhiệm nhất trong lịch sử, thì "nhân loại ở vào lúc rạng đông của thế kỷ 21 sẽ được tưởng nhớ vì đã quảng đại gánh vác những trách nhiệm nặng nề của mình" (cùng nguồn vừa dẫn, 165). Nếu điều ấy xẩy ra thì nền kinh tế và chính trị cần phải được sử dụng để phục vụ các dân tộc, nhờ đó "con người ta, hợp với thiên nhiên, kiến tạo nên toàn thể hệ thống sản xuất và phân phối, để làm sao các khả năng và nhu cầu của từng người được thể hiện một cách tương xứng trong đời sống xã hội". Đó không phải là một thứ lý tưởng huyền hoặc mà là một viễn tượng thiết thực làm cho con người cùng với phẩm vị của con người trở thành khởi điểm và là đích điểm của hết mọi sự" (xem Diễn Từ cho Các Phong Trào Quần Chúng ngày 9/7/2015). 

......................

Có nhiều gương mặt, nhiều câu truyện và nhiều tác dụng hiển nhiên nơi đời sống của hằng ngàn ngàn những con người mà nền văn hóa tụt hậu và thải trừ đã biến thành vật tế thần cho những thứ ngẫu tượng lợi lộc và hưởng thụ. Chúng ta cần phải báo động về một dấu hiệu buồn thảm nơi "thứ toàn cầu hóa dửng dưng lạnh lùng": ở chỗ chúng ta từ từ trở nên quen thuộc với khổ đau của người khác, như thể nó chỉ là những gì bình thường vậy thôi (xem Sứ Điệp Ngày Thế Giới Lương Thực, 16/10/2013, đoạn 2), hay thậm chí chiều theo những thứ "sử dụng và thải trừ" thái quá và tệ hại, cùng với việc loại trừ về xã hội như là các hình thức mới nô lệ, buôn người, bắt ép lao động, làm điếm và buôn bán các cơ phận thân thể con người. "Một thảm trạng đã xẩy ra nơi số người di dân tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo khổ đang trở nên trầm trọng do bởi tình trạng thoái hóa về môi sinh. Họ không được các hiệp định quốc tế công nhận như là thành phần tị nạn; họ chịu đựng việc mất mát sự sống họ để lại sau lưng nhưng không được hoan hưởng bất cứ sự bảo vệ nào về pháp lý gì hết" (Thông Điệp Laudato Sí, 25). Nhiều cuộc sống, nhiều câu truyện, nhiều mộng ước đã bị chìm xuồng ở thời đại chúng ta đây. Chúng ta không thể giữ thái độ dửng dưng lạnh lùng trước tình trạng này. Chúng ta không có quyền làm thế. 


Cùng với việc coi thường môi sinh, chúng ta còn chứng kiến thấy hiện nay đang diễn ra một tiến trình nhanh chóng tình trạng thành thị hóa, một tình trạng trong nhiều trường hợp rất tiếc đã dẫn đến "một thứ gia tăng chênh lệnh và phóng túng nơi nhiều thành phố là những nơi đã trở thành thiếu lành mạnh để sống một cách hụt hẫng" (cùng nguồn vừa dẫn, 44). Ở đó chúng ta đang thấy gia tăng những dấu hiệu trục trặc về một tình trạng đổ vỡ về xã hội gây ra "bạo lực hơn nữa cùng với các hình thức mới về việc xâm lược xã hội, buôn bán ma túy, giới trẻ càng hút sách, mất đi căn tính" (cùng nguồn vừa dẫn, 46), "một tình trạng thiếu cội rễ và vô danh xã hội" (cùng nguồn vừa dẫn, 149). 

.............

Phi Châu đang cống hiến cho thế giới một vẻ đẹp và phong phú thiên nhiên là những gì tác động nên việc chúc tụng Đấng Hóa Công. Gia sản này của Châu Phi cũng như của toàn thể nhân loại được liên lỉ phơi bày ra trước cái nguy cơ bị hủy hoại gây ra bởi cái vị kỷ đủ loại của con người cũng như bởi việc lạm dụng các trường hợp nghèo khổ và loại trừ. Trong bối cảnh của những mối liên hệ về kinh tế giữa các Quốc Gia cũng như giữa các dân tộc, chúng ta không thể câm lặng trước những hình thức buôn chuyển bất hợp pháp xuất phát từ các trường hợp nghèo khổ mà ngược lại dẫn tới chỗ càng bị nghèo khổ hơn và bị loại trừ hơn nữa. Thương vụ buôn chuyển bất hợp pháp nơi các thứ kim cương và các thứ đá quí, các thứ kim loại hiếm hoi hay những giá trị chiến lược lớn lao, cây cối, những sản phẩm về thể chất và thú vật sinh học, như việc buôn bán ngà voi và sát hại những con voi liên hệ, đều là những gì gây bất ổn về chính trị, gây ra chủ nghĩa khủng bố và tội ác có tổ chức. Cả tình trạng này nữa cũng đang là một tiếng kêu vang lên từ nhân loại và chính trái đất, một tiếng kêu cần được nghe thấy bởi cộng đồng quốc tế. 


Trong cuộc viếng thăm Tổng Hành Dinh của Liên Hiệp Quốc mới đây của mình ở Nữu Ước, tôi đã bày tỏ niềm ước muốn và hy vọng rằng công việc của Liên Hiệp Quốc cũng như của tất cả hoạt động đa diện của tổ chức này chớ gì trở thành "một bảo chứng cho một tương lai an toàn và hạnh phúc cho các thế hệ mai sau. Và để được như vậy thì thành phần đại diện các Quốc Gia cần phải gạt đi những lợi lộc bè phái và ý hệ, cùng thành thật nỗ lực để phục vụ cho công ích" (Diễn Từ với Liên Hiệp Quốc ngày 25/9/2015).

.................



​(Trước khi đến khu ổ chuột Kangemi dưới đây, ĐTC đã gặp gỡ giới trẻ ở Vận Động Trường Kasarani)


Thăm Khu Ổ Chuột Kangemi ở Nairobi Thứ Sáu 27/11/2015


"Những thực tại vừa được tôi đề cập tới không phải là một thứ tổng hợp ngẫu nhiên các vấn đề chẳng có liên hệ gì với nhau đâu. Chúng là thành quả từ những hình thức mới mẻ của chủ nghĩa thực dân muốn biến các xứ sở Phi Châu thành 'những cơ phận của một cái máy, thành những cái mấu khớp của một bánh xe khổng lồ'"

...............

Trước hết tôi muốn tỏ ra ủng hộ những giá trị anh chị em đang thực hành, những thứ giá trị không được định giá trong cuộc trao đổi cổ phần, không phải là vấn đề của đầu tư tích trữ và cũng không có cái giá ở trên thị trường. Tôi chúc mừng anh chị em, tôi hỗ trợ anh chị em và tôi muốn anh chị em biết rằng Chúa không bao giờ quên anh chị em đâuĐường lối của Chúa Giêsu được bắt đầu từ những nơi xa xôi hẻo lánh, nó đến từ người nghèo và với người nghèo mà hướng đến những người khác. 


Để thấy được những dấu hiệu ấy của việc sống tốt đẹp đang hằng ngày gia tăng giữa anh chị em không phải là bỏ qua tình trạng bất công đáng sợ của việc loại trừ ở thành thị. Đó là những vết thương gây ra bởi thiểu số thành phần bám lấy quyền lực và phú quí, thành phần sống phung phí một cách vị kỷ trong khi đó đa số càng ngày càng gia tăng đang buộc phải lẩn trốn ở những nơi xa xôi hẻo lánh bị bỏ rơi, bẩn thỉu và kiệt quệ 

Tình trạng này thậm chí còn tệ hơn nữa khi chúng ta thấy việc phân phối đất đai bất công (nếu không ở nơi vùng lân cận này thì cũng ở các vùng khác) dẫn đến nhiều trường hợp tất cả gia đình phải trả những thứ thuê mướn thái quá và bất công hoàn toàn không xứng đáng với vấn đề cư trú. Tôi cũng nhận thấy vấn đề trầm trọng áp đặt bởi những "nhà khai triển tư" vô hình dung là thành phần đầu cơ tích trữ những miền đất và thậm chí cố gắng để chiếm hữu những sân chơi thuộc các học đường của trẻ em. Đó là những gì đang xẩy ra vì chúng ta quên rằng "Thiên Chúa đã ban tặng trái đất cho toàn thể loài người để bảo dưỡng tất cả các phần tử của họ, mà không loại trừ hay thiên vị một ai" (Thông Điệp Bách Niên, 31). 

Về khía cạnh này có một vấn đề rất nghiêm trọng đó là thiếu phương tiện về hạ tầng cơ sở cùng các dịch vụ căn bản. Tôi cố ý nói đến những nhà vệ sinh, những cống rãnh, nơi chứa rác rưởi, điện lực, đường xá, cũng như trường học, nhà thương, trung tâm giải trí và thể thao, các xưởng vẽ và công xưởng cho các nghệ sĩ và thủ công viên. Tôi đặc biệt nói đến phương tiện có được nước uống. "Phương tiện có được nước có thể an toàn uống được là một quyền lợi căn bản và phổ quát của con người, vì nó là những gì thiết yếu cho việc sống còn của con người, và vì thế, là một điều kiện cho việc hành xử các quyền lợi khác của con người. Thế giới của chúng ta nặng nợ về xã hội với người nghèo đang thiếu phương tiện có được nước uống, vì họ bị chối từ quyền có được một đời sống hợp với phẩm giá bất khả nhượng của họ" (Thông Điệp Laudato Sí, 30). Từ chối nước với một gia đình nào đó bằng bất cứ cái bình phong quan liêu nào bất kể đều là một thứ bất công cả thể, nhất là khi người ta kiếm lợi từ nhu cầu này. 

Tình trạng dửng dưng và thù hằn được cảm nghiệm thấy nơi những vùng lân cận nghèo nàn ấy đang trở nên trầm trọng hơn khi bạo lực lan tràn cùng với các tổ chức tội ác, vì quyền lợi kinh tế hay chính trị, sử dụng trẻ em và giới trẻ như là "những con cờ thí - canon fodders" cho các thương vụ nhẫn tâm của họ. Tôi cũng cảm phục những cuộc đối chọi của những nữ nhân anh hùng chiến đấu để bảo vệ những người con trai và con gái của mình khỏi rơi vào những thứ nguy hiểm ấy. Tôi xin Thiên Chúa cho các vị thẩm quyền có thể cùng với anh chị em dấn thân vào đường lối bao hàm xã hội, giáo dục, thể thao, hoạt động cộng đồng, và bảo vệ các gia đình, vì đó là việc bảo đảm duy nhất của một thứ hòa bình chân chính, đích thực và bền bỉ.

Những thực tại vừa được tôi đề cập tới không phải là một thứ tổng hợp ngẫu nhiên các vấn đề chẳng có liên hệ gì với nhau đâu. Chúng là thành quả từ những hình thức mới mẻ của chủ nghĩa thực dân muốn biến các xứ sở Phi Châu thành "những cơ phận của một cái máy, thành những cái mấu khớp của một bánh xe khổng lồ" (Tông Huấn Giáo Hội ở Phi Châu, 52). Thật vậy, các xứ sở này thường bị áp đảo phải chấp nhận những chính sách theo mô mẫu của thứ văn hóa thải trừ, như các chính sách nhắm đến chỗ hạ mức độ sinh sản xuống, những chính sách tìm cách "hợp pháp hóa mô mẫu hiện nay về vấn đề phân phối, được một thiểu số tin rằng họ có quyền hưởng thụ một cách không bao giờ có thể phổ quát hóa" (Thông Điệp Laudato Sí, 50). 

...................

Các anh chị em cận nhân thân mến, anh chị em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, làm việc và dấn thân để bảo đảm rằng hết mọi gia đình có được nhà ở, có được nước uống, nhà vệ sinh, có các nguồn nhiệt lượng soi sáng khả tín, có phương tiện nấu nướng và cải tiến nhà cửa của họ; bảo đảm rằng hết mọi khu lân cận có được đường xá, quảng trường, học đường, nhà thương, những khu vực thể thao, giải trí và nghệ thuật; bảo đảm có được các dịch vụ căn bản cho từng người anh chị em; bảo đảm là những lời thỉnh cầu của anh chị em và những lời yêu cầu của anh chị em có thể được cơ hội lắng nghe hơn; bảo đảm rằng tất cả mọi người có thể hoan hưởng hòa bình và an ninh họ có thực sự xứng đáng được hưởng dựa trên phẩm vị làm người vĩnh viễn của họ. 


Mungu awabariki! Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!

Xin anh chị em làm ơn đừng quên cầu nguyện cho tôi.


​(ĐTC đang từ giã Kenya để sang Uganda)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Là Nhờ Chúa Giêsu (12/8/2017)
Cn 3279: Lời Tiên Tri Của Đức Mẹ Từ Quito, Ecuador, Nam Mỹ (12/2/2015)
Phong Trào Đức Mẹ Của Các Linh Mục Và Giáo Dân (12/2/2015)
Kính Chào Đức Mẹ Maria (11/30/2015)
Tuần Cửu Nhật Kính Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (11/29/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Mẹ Vô Nhiễm (12/8/2017)
Vô Nhiễm Nguyên Tội (12/8/2017)
Đức Mẹ Vô Nhiễm (12/8/2017)
Tin/Bài khác
Người Của Thiên Chúa (lễ Đức Mẹ Dâng Mình) (11/22/2015)
Ngày 21 Tháng 11: Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ (11/21/2015)
Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình 2015 (11/20/2015)
Xin Mẹ Đem Tinh Thần Phúc Âm Thấm Nhuần Tất Cả Các Cơ Cấu Quốc Gia! (11/18/2015)
Từ Ấy Gót Chân Mẹ Bước Đến, Vẫn Mãi Đầy Ơn Phần Hồn, Ơn Phần Xác! (11/18/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768