MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Xã Hội
Thứ Tư, Ngày 27 tháng 7-2016

TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I. VÀO ĐỀ

Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề và đường hướng mục vụ là “Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội” cho năm 2016 này, tiếp nối chủ để và đường hướng mục vụ của 2 năm trước là “Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến” (2015)  và “Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình” (2014).

Chúng ta đã ở vào cuối tháng 7 của năm 2016, có nghĩa là chúng ta chỉ còn 3 tháng nữa (8,9&10) để tập trung vào việc thực hiện đường hướng mục vụ của năm nay là “Tân phúc hóa đời sống xã hội” Việt Nam  (1).

Chúng ta hãy nhìn vào trực trạng xã hội Việt Nam và đi tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp.

II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY: KIỂM TRA TỚI ĐÂU SAI PHẠM TỚI ĐÓ

Nói về thực trạng xã hội Việt Nam ta hiện nay, không có lời nào tóm kết đầy đủ thực trạng ấy cho bằng câu: “Kiểm tra tới đâu, (thì thấy) sai phạm tới đó”. Câu nói này đã được nói lên nhiều lần trên các kênh của đài truyền hình VTV của Nhà Nước.

Câu nói ấy thật không sai và không có tính phóng đại. Khi kiểm tra ngành giáo dục thì thấy nhiều bằng giả, nhiều bằng được mua bằng tiền, nhiều trường học xây rồi bỏ hoang, trong khi ngành giáo dục vẫn thiều trường ốc cho học sinh. Khi kiềm tra ngành y tế thì không thiếu cảnh thuốc giả, bác sĩ thiếu y đức và khả năng. Khi kiểm tra ngành sản xuất thì không ít nơi sản xuất đồ gian, hàng kém chất lượng. Khi kiểm tra ngành thực phẩm thì không thiều hàng kém chất lượng và độc hại. Khi kiểm tra rừng thì nào là lâm tặc, nào là phá rừng. Khi kiểm tra nước thì nào là nước nhiễm độc, nước thiếu vệ sinh. Khi kiểm tra các công trình xây dựng thì có biết bao công trình hàng ngàn tỷ bị bỏ hoang hoặc xuống cấp ngay sau khi mới đưa vào sử dụng. Khi kiểm tra lãnh vực quản lý bất động sản thì nào là dự án treo, nào là nhà xây không phép, nào là chương trình tái định cư không hài lòng người dân. Khi kiểm tra lãnh vực làm ăn buôn bán của các doanh nghiêp hay tư nhân thì nào là phí “bôi trơn”, tiền “chung chi” cho cán bộ, công an
. Khi kiểm tra tình hình xã hội thì nào là nạn lừa đảo, trộm cắp, cướp giựt, chém giết người, buôn bán ma túy, phụ nữ và trẻ em. Khi kiểm tra cán bộ thì không ít cán bộ bất tài, tham nhũng, cấu kết với các phần tử xầu để làm giầu cho bản thân mà làm hại cho đất nước, cho đồng bào mình (2).

Nói tóm lại là “kiểm tra tới đâu (thì thấy) sai phạm tới đó”!

III. TÌM NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN: TẠI ANH TẠI Ả TẠI CẢ BA BÊN

Chỉ cần suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nguyên nhân của tình trạng đáng buốn trên của xã hội Việt Nam. Tốt nhất chúng ta hãy bắt đầu từ chính bản thân và cộng đoàn mình (người Công giáo) trước khi nói đến người khác (người dân và chính quyền Việt Nam)

3.1 Phía người Công giáo Việt Nam: Có thể nói phần đông người Công giáo Việt Nam chưa thực hiện “cương lĩnh” của mình trong mối tương quan với đời sống xã hội mà Công đồng Vatican II đã xác định trong lời mở đầu Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong thế giới ngày nay, “Vui Mừng và Hy Vọng = Gaudium et Spes”:

“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Ki-tô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Ki-tô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại”.

Đại đa số giáo dân vẫn thơ ơ với sứ vụ làm muối, làm men, làm ánh sáng trong môi trường xã hội của mình. Đại đa số giáo dân vẫn xem những lãnh vực chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội và giáo dục là những lãnh vực đời, không liên quan gì tới đời sống đức tin của mình. Đại đa số giáo dân vẫn cho rằng muốn nên thánh thì phải năng lui tới nhà thờ chứ không phải là đi sâu vào các môi trường xã hội, nghề nghiệp để tìm Chúa trong đó và thánh hóa (biến đổi) các môi trường ấy, như Công đồng Va-ti-can II đã minh định trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, “Ánh Sáng Muôn Dân = Luumen Gentium” số 31:

“Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân. Thực vậy các phần tử trong hàng giáo sĩ dù đôi khi có thể lo những việc trần thế, hoặc hơn nữa, hành nghề giữa đời, nhưng vì ơn kêu gọi đặc biệt, sứ mệnh chính yếu và rõ rệt của họ vẫn là sứ vụ thánh. Phần các tu sĩ, do bậc sống của họ, làm chứng cách hùng hồn và cao quí rằng người ta không thể cải tạo thế giới và cung hiến nó cho Thiên Chúa được, nếu không có tinh thần các mối phúc thật. Vì ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với
bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Ki-tô cho kẻ khác, vì thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ý Chúa Ki-tô, hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ.”

Rõ ràng là người Công giáo Việt Nam nói chung và người giáo dân Việt Nam nói riêng chưa hoàn thành sứ mạng hay trách nhiệm xã hội của mình. Nhưng nếu họ có lỗi trong việc để cho xã hội ngày càng tổi tệ thì cũng không thể trách họ được, vì họ đâu có quyền tham gia, đâu có quyền có ý kiến, đâu có quyền lãnh đạo!

3.2 Phía người dân Việt Nam: Trong bối cảnh chung của xã hội, Việt Nam vẫn là một trong các nước nghèo trên thế giới, đại đa số người dân còn nghèo, dân trí còn thấp và chìm ngập trong nền văn hóa thực dụng. Người Công giáo đã thờ ơ với việc đời như thế thì có chi lạ khi người dân Việt Nam thờ ơ với việc nước.

Đại đa số người dân suốt ngày chỉ biết kiếm tiền để tạo dựng cho mình một cuộc sống no đủ. Một số không nhỏ còn bị vấn đề cơm áo gạo tiền khống chế như tù nhân, không sao ngoi lên được. Một số khác thì lo làm giầu, thậm chí bất chấp thủ đoạn.

Thêm vào đó là chế độ độc đảng và chính sách kỳ thị lý lịch, không cho phép người dân được hưởng những quyền chính đáng mà đáng lẽ họ được hưởng. Nên người dân Việt Nam thụ động và thờ ơ với những gì xẩy ra trong xã hội.

3.3 Phía Chúnh quyền Việt Nam: Nếu người dân, trong đó có người không Công giáo và người Công giáo, đã có lỗi trong tình trạng tồi tệ của xã hội VIệt Nam hiện nay thì lỗi lớn nhất thuộc về chính quyền, nhìn dưới hai góc độ:

* Chính quyền là người tổ chức, quản lý, lãnh đạo mọi tổ chức và mọi hoạt động xã hội thì bất cứ sai phạm nào đều có phần lỗi của chính quyền.

Lỗi của chính quyền thì hoặc do cán bộ không đủ năng lực (bất tài) , hoặc do cán bộ tham những (vô đạo đức), hoăc do cơ chế và các qui định của pháp luật không phù hợp.

* Đảng cầm quyền là độc đảng nắm giữ hết mọi họat động, tổ chức thì người dân, lương cũng như giáo, không có chỗ để thi thố tài năng mà đóng góp.

IV. ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP  CHO THỰC TRẠNG TRÊN

4.1 Với Chính Quyền Việt Nam:

Chúng tôi nêu mấy đề nghị sau:

1.- Chính Quyền không chỉ nhận ra những cái sai mà cần phải triệt để sửa sai, thậm chí phải thay đổi cả những nguyên tắc cơ bản của chế độ (ví dụ thực hiện hết ý nghĩa của những từ: tự do, dân chủ, nhân quyền, nhân dân làm chủ).

2.- Cán bộ, viên chức chính quyền phải vừa chuyên vừa hồng. Nhưng trong thực tế rất rất nhiểu cán bộ, viên chức không chuyên và chưa hồng. Việc huấn luyện đào tạo viên chức cán bộ cần đầy mạnh hơn nữa.

3.- Chính Quyền nên chia sẻ trách nhiệm chăm lo cho dân và phát triển đất nước với các cộng đồng tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự và chính trị ngoài đảng.

4.2 Với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam:

Chúng tôi nêu mấy đề nghị sau:

1.- Mọi người, nhất là những ngưới có học, hãy mạnh dạn nói lên suy nghĩ nhận định của mình về tình trạng xã hội. trong các buổi sinh hoạt hội  đoàn và tổ dân phố.

2.- Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn và ý thức xã hội, tôn trọng công ích cho con em và làm gương cho chúng.

4.3 Với Giáo hội Công giáo Việt Nam:

Chúng tôi nêu mấy đề nghị sau:

1.- Các vị lãnh đạo Giáo hội nên dũng cảm và chủ động đóng góp ý kiến với các lãnh đạo chính quyền các cấp, để ích chung được mau thực hiện.

2.- Các vị lãnh đạo Giáo hội nên quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ giáo  dân trưởng thành, giáo dân đích thực:

“Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, cũng chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người, nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng giáo phẩm. Thật vậy, Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân.

Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 21)

3.- Giáo dân Việt Nam, nhất là thành phần giáo dân nòng cốt (HĐMVGX, lãnh đạo  các Hội đoàn) nên chủ động và tích cực trong việc học hỏi Thánh Kinh, nghiên cứu Công đồng và áp dụng Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội.

4.- Giáo dân Việt Nam phải xem việc biển đổi hay tân phúc âm hóa xã hội (làm muối, làm men, là ánh sáng) là chiều kích quan trọng và không thể không có (sine qua non) trong linh đạo của mình.

4.3 Với Phong trào Cursillo Việt Nam:

Chúng tôi xin nhắc các Cursillistas điều quan trọng này: Phong Trào của chúng ta có mục đích là đi vào và biến đổi môi trường (hiểu là môi trường xã hội). Vì thế mọi hoạt động của Phong Trào cũng như của mỗi Cursillista là hướng về xã hội, diễn ra trong xã hội, chứ không phải trong nhà thờ hay xung quanh nhà thờ.

Sài-gòn ngày 21/07/2016

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
K3N tại Boston (USA) Hè 2004

Ghi chú:
(1) Vào tháng 10/2016 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ có Đại Hội (3 năm một lấn) và bình thường thì các Giám Mục sẽ đưa ra một đường hướng hay chủ đề  mục vụ mới cho năm 2017 tính từ Chúa Nhật I  Mùa Vọng (27.112016).
(2) Đọc Báo Cáo của Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trong Buổi Lễ Khai Mạc Quốc Hội Khóa XIV ngày 20/07/2016 đăng trên Báo Tuổi Trẻ ngày 21/07/2016.

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Làm Phép Trừ Quỷ (8/2/2016)
Danh Cực Thánh Đức Maria (8/2/2016)
Điệp Khúc Tháng Tám (7/31/2016)
Cn 3648: Kinh Mân Côi Quan Trọng Vô Cùng (7/31/2016)
Cn 3647: Thực Hành Các Mệnh Lệnh Fatima (7/31/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Chưa Thấy Ai Xin Mẹ Về Không. (7/27/2016)
Sự Kiện Đức Mẹ Lộ Đức (lourdes) (7/27/2016)
Tin/Bài khác
Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (7/22/2016)
Cn 3635: Chuỗi Mân Côi Giải Quyết Mọi Vấn Đề Nan Giải (7/21/2016)
Sự Kiện Đức Mẹ Lộ Đức (lourdes), Pháp (7/20/2016)
Sự Kiện Đức Mẹ Lavang, Việt Nam (7/20/2016)
Không Ngờ Tôi Được Đón Nhận Phép Lạ Nhiệm Mầu! (7/20/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768