MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Người Khách Lạ Trên Đường Emmaus --- Trần Mỹ Duyệt
Thứ Tư, Ngày 19 tháng 4-2023
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.     

 

Họ là ai? Câu chuyện của họ có liên quan gì đến chúng ta hôm nay? Và chúng ta có thể học hỏi được gì từ câu chuyện này?

 

Con đường dài chừng mười cây số (7 dặm) giữa Giêrusalem và Emmaus hôm ấy có ba bộ hành cùng đi bên nhau. Trong một chú giải Kinh Thánh thì Cleopas, người được nêu tên trong bài tường thuật cũng có tên khác là Clopas. Ngoài ra, ông còn được biết đến với tên là Alphaeus. Ông là người mà cả truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo tin là em trai của Thánh Giuse, bạn trăm năm của Đức Maria, và dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Vợ ông tên là Maria, người đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu cùng với Mẹ của Ngài [1]. Có lẽ từ mối dây liên hệ gia đình, ruột thịt như vậy nên sự buồn bã, xót thương của hai người càng trở nên thấm thía. Ngoài ra, bởi vì họ là những người đặt nhiều tin tưởng, đi theo Đức Giêsu. Họ hy vọng với những lời giảng dậy, với uy tín và những phép lạ Ngài thực hiện, Đức Giêsu có thể giải thoát Israel khỏi ách nô lệ của người La Mã, thiết lập triều đại huy hoàng cho dân tộc Israel. Và biết đâu, trong cái triều đại huy hoàng ấy, họ cũng có một chút địa vị. Nhưng rồi, Giêsu đã bị bắt, và bị giết: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (21).

 

Và Chúa Giêsu đã không để cho những người thân yêu của mình phải rơi vào tuyệt vọng. Ngài đã kịp thời giải thoát những suy tư, những ước vọng tiêu cực, trần thế của họ bằng một cuộc trò chuyện rất tự nhiên và đầy hứng thú. Ngài, người lữ hành cô đơn đã nhập bọn với họ, và bắt đầu câu chuyện bằng cách hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?” (17). Thế là câu chuyện được mở ra giữa ba người liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp cũng như cái chết, và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Nhưng trong suy nghĩ của hai người, thì những thứ đó bây giờ coi như viễn vông, không có gì làm bằng chứng cả. Kết quả trước mắt chính là việc họ đang trở về làng cũ để sống với nghề nghiệp và cuộc sống như trước.

 

Thật ra những gì hai người đã nhận xét về biến cố vừa qua đều đúng dưới cái nhìn thực tế và con người, nhưng câu truyện của đằng sau những biến cố này là những gì họ không biết, hoặc nói theo từ ngữ của Chúa lúc bấy giờ thì: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (25-26)

 

Điểm mấu chốt ở đây là hai người không mặc cảm về sự yếu kém Thánh Kinh của mình, nên đã lắng nghe chăm chú. Còn người khách lạ cũng không cảm thấy bị xúc phạm vì sự hiểu lầm của hai người bạn đồng hành. Một mối tình thân thiết đã triển nở: “Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn” (28-29). Chúa Giêsu đã nhận lời ở lại với họ, nhờ đó họ đã nhận ra người khách lạ suốt hành trình trước đó là ai, và đã phản ứng một cách mạnh mẽ: “Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp gỡ Nhóm Mười Một… thuật lại những gì đã xảy ra trên đường và việc đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (24: 33, 35).  

 

Cuộc đời của mỗi chúng ta cũng phản ảnh hay đúng ra là mô phỏng hành trình Emmaus. Nhiều lần và có lẽ rất nhiều lần chúng ta đã gặp phải những buồn phiền, chán nản và thất vọng. Không phải đối với những chuyện thuộc về thế giới vật chất, mà ngay cả những chuyện thuộc về lãnh vực tâm linh. Trong những hoàn cảnh như thế, chúng ta quên rằng bên chúng ta đang có Chúa, và đã thất vọng vì không nhận ra Ngài.  

 

Trở lại bối cảnh của hai người bộ hành hôm đó, ngoài Cleopas ra, còn người kia là ai? Tại sao thánh ký không nhắc đến tên của người này, phải chăng đó là một ẩn ý? Theo một chú giải về trình thuật này, thì người không được nhắc tên đó là Maria vợ của ông. Như vậy, trên hành trình cuộc sống, bên ta luôn có một người mà người đó có thể là vợ ta, và đặc biệt là bạn, người thầy, và là Chúa của ta. Cũng có thể, người không tên kia là chính mỗi người chúng ta trong tương quan với người khác. 

 

Vậy trong những biến cố của cuộc đời, khi đối mặt với những thử thách, chúng ta cần mở rộng lòng mình để đón nhận thánh ý của Thiên Chúa, và để cho Chúa soi dọi hướng dẫn cuộc đời mình. Phần chúng ta, hãy là người khách lạ không tên khi đi bên nhau.

 

 

 

___________

 

1.  Archdiocese of Indianapolis

https://www.archindy.org › criterion › local › reflection

Who were those disciples on the road to Emmaus?

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768