ĐIỂM II - YẾU TỐ
THỨ NHÌ TRONG SỨ ĐIỆP THIÊN THẦN ĐỀ CẬP ĐẾN SỰ TRINH
KHIẾT CỦA ĐỨC MARIA.
Đây là những dữ
kiện:
1) Ta
phải nhận vấn đề trinh khiết của
Đ.Maria là một
khẳng định không những của Luca (Lc
1.27,34), mà còn của cả Matthêu nữa (Mt 1.18-25). Cả
hai tác giả TM này đều không chứng minh sự
kiện. Các ngài tiếp nhận từ truyền thống
cái khẳng định này, như là một dữ kiện
không thể chối cãi. Dữ kiện ấy, các ngài trình
bày mỗi người một cách, không có dấu vết
đã được hòa hợp với nhau (= hai truyền
thống ấy độc lập).
2) Khẳng
định này không bắt nguồn từ một
động lực hộ giáo (= bênh vực đạo) để
đối phó với người Do Thái, do nghĩ rằng
họ chống lại việc thụ thai đồng trinh
mà Công giáo tin. Không. Họ không chống, mà nói đúng hơn,
việc thụ thai đồng trinh đối với
họ không thành vấn đề, lý do là các kinh sư Do Thái
đọc Isaia 7.14 theo bản Hipri, bản này không nhất
thiết coi người phụ nữ sẽ sinh Emmanuen là
một cô trinh nữ, mà chỉ có nghĩa là một
người phụ nữ trẻ, hoặc là một
người con gái đến tuổi lấy chồng ; có
khi lại là một cung phi nào đó trong Hậu cung của
vua Akhaz. Chỉ Kitô giáo chúng ta tin điều ấy,
khi đọc KT theo bản dịch Hy Lạp 70, ở
đây chữ “Almah” (tiếng Hípri) đã được
dịch ra tiếng Hy Lạp là “Parthenos” đúng nghĩa là
“trinh nữ” mà TM Mt chấp nhận và lấy lại (Mt
1.18-25).
3) Bằng ba lần, Luca nói
đến “tình trạng”
trinh khiết của Đ.Maria đang sống vào lúc
Truyền tin:
Thiên sứ Gabrien
được sai đến với một “trinh nữ”
(1) đã “đính hôn” với Giuse (Lc 1.27), và tên “trinh nữ”
(2) ấy là Maria.
Rồi chính Đ.Maria xác nhận là Người chưa
biết đến
việc
vợ chồng (Lc 1.34), tức là “còn trinh” (3), vì hiện
tại tuy đã được gả cho Giuse, song hai ngài
chưa chung sống.
Tuy vậy, thiết
tưởng điều cần lưu ý ở đây là: Đối với
các trình thuật TM, đức
đồng trinh cá nhân
của Đ.Maria là điều thứ yếu.
Phải hiểu rằng: theo não trạng người Do
Thái, “đồng trinh” không phải là một nhân
đức, mà là một sự nghèo nàn, bất lực còn
hơn là “son sẻ” nữa (Is 3.25 – 4.1)… Mà son sẻ là
hết dòng sự sống, chẳng khác gì như chết
vậy, tên tuổi bị chặt đứt khỏi
trần gian; vì trước khi ĐG đến,
người Do Thái chưa được mặc khải
về “đời sau”, cho nên mọi hy vọng của
họ là ở trần gian này, và phần thưởng
của họ là được Chúa ban giàu có và có dòng dõi
nối tiếp mãi trên trần gian…
Nhưng TC lại yêu riêng
sự hèn yếu, bất lực (1Cr 1.27t), cho nên từ
đó nảy ra điều ngược tự nhiên của
kế hoạch TC mà Th.Phaolô tỏ bày trong 2Cr 12.9: “Quyền năng được
thi thố trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Vậy
đồng trinh của Đ.Maria là yếu đuối,
bất lực, nhưng từ cái bất lực ấy
đã được mãnh lực Thần khí đến gầy dựng
nên tạo thành mới, với sự xuất hiện
của ĐG, đó là điều Thiên sứ báo sẽ
xảy ra: “Thánh Thần sẽ
ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng
Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, trẻ
sắp sinh ra sẽ được gọi là Đấng
Thánh, là Con Thiên Chúa.” (Lc 1.35)
Nếu
đối với trình thuật TM, đức đồng trinh cá nhân của
Đ.Maria là điều thứ yếu, thì điều
thiết yếu hơn đó là việc Đ.Maria thụ thai ĐG một cách
đồng trinh (viết tắt :“trinh thai”),
tức là chứng tỏ tính cách siêu phàm, thần thiêng
của việc thụ thai đó, nghĩa là Thần khí
Quyền năng TC là nguyên nhân chính, là tác giả chính của
việc thụ thai kia.
4) Nhưng khi nghe Thiên thần
nói : ‘Đavít Cha Ngài’ làm cho
Maria phải thắc mắc, ngờ rằng Thiên thần
báo một việc thụ thai theo lối tự nhiên…. Do
đó Người mới ngỏ nỗi thắc mắc ra
với Thiên thần : “Việc
ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến
việc vợ chồng !” (Lc 1.34). Đây không phải là
một khước từ đề nghị của TC, nhưng
là một câu hỏi về cách thức phải làm thế
nào, có thế thôi,
thật đơn giản và rõ ràng, “câu hỏi… của
một lòng tin tìm kiếm sự soi sáng” (TOB); và câu hỏi
này đã đưa đường cho Thiên thần bày
tỏ cách minh bạch: việc thụ thai đồng trinh là
do quyền phép Thánh Thần tác động (c.35).
Nhưng không phải ai cũng
hiểu như thế, do đó mới nảy ra vấn
đề Maria có muốn (hay khấn) giữ mình
đồng trinh không?
-------------------------------
Vấn đề Maria muốn
(hay khấn) giữ mình đồng trinh
Vấn
đề này đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy
mực. Hãy xem lại trình thuật Truyền tin của Luca
1.26-38: Khi Maria nghe Thiên sứ báo cho mình sẽ thụ thai
(c.31), Người tưởng việc đó sẽ làm theo
thói thường tình, cần một người nam tham dự,
nên Maria nói: “Việc vợ
chồng tôi không biết đến” (c.34) mà dịch sát
mặt chữ KT là“tôi không biết đến
người nam”, “biết” có nghĩa là vợ
chồng giao hợp (x. Kn 4.1,17,25; 19.8; 24.16, v.v…), qua đó ĐTN quả
quyết một sự kiện là không có việc gối
chăn với người nam
(với Giuse). Vậy thì hỏi rằng câu nói ấy có
bộc lộ một ý
muốn (hay khấn) giữ mình đồng trinh không?
1/ Giải
đáp cổ điển.
Trả lời : Có. Chung chung giải
đáp cổ điển đã trở thành phổ
biến trong GH Công giáo qua nhiều thế kỷ. Thời
xưa, để bảo vệ quan điểm cổ
điển này, tác giả sách Nguỵ thư Tiền TM
Giacôbê (9.2) đã mô tả Th.Giuse là một ông già goá
vợ : "Tôi đã có mấy người con và đã già,
còn cô ấy là một thiếu nữ" .
Ngày nay,
cũng có một số tác giả Công giáo nhận giải
đáp cổ điển ấy (chẳng hạn cha René
Laurentin, nhà Thánh mẫu học danh tiếng): Ý muốn (hay khấn)
giữ mình đồng trinh là có nền tảng (sđd, 179
và ghi chú). Nhưng theo
cha P.Benoit, quan điểm này ngày càng bị các nhà chú
giải Công giáo La Mã bãi bỏ. (Revue Biblique, số 65, năm
1958, tr.431).
Có những
học giả Công giáo La Mã khác chống đỡ quan
điểm cổ điển trên, nhờ căn cứ vào
các văn kiện được phát hiện mới đây
(từ 1947…) tại Biển Chết, trong đó thấy nói,
ở thế kỷ II trước C.Ng., có một giáo phái
người Do Thái, gọi là các ẩn sĩ Essêni, đã
sống độc thân.
Thực
tế là thế nào ?
- Các văn kiện ấy nói
rất ít về vấn đề đó, chung qui chúng ta
biết là nhờ những lời của các ông Flavius
Gioseph, Philô và Plinius mô tả về lối sống
độc thân của nhóm ấy. […]
- Và đàng khác có lẽ
việc sống độc thân ấy chỉ là tạm
thời, vì cộng đoàn cần phải duy trì dòng dõi
tư tế Sađốc bằng cách sinh con cái. Chưa kể
có những tác giả còn đặt nghi vấn về
sự kiện sống độc thân ấy, vì thấy
ở khu vực cộng đồng các nhóm ấy lại có
những nấm mồ phụ nữ và trẻ con.
- Vả
lại, sự kiện sống độc thân
được thực hành do lòng đạo đức và
theo kiểu tu hành trong một cộng đoàn tu đức
khổ hạnh như thế làm sao lại có thể
đem ra áp dụng cho một cô gái trẻ tuổi làng quê
bước vào hôn nhân ? Quả thật là kỳ cục.
Cũng để bảo
vệ quan điểm cổ điển này, có một
số tác giả nữa
trưng ra bằng chứng: có một trào lưu ở
thời ĐG, “đã nhận thức rất sâu xa về
sự tiết dục…” đó là nhóm phụ nữ Thérapeutes
ở bên Ai Cập sống đồng trinh độc thân
suốt đời.
- Nhưng thử
hỏi một trào lưu như thế với những
tập tục xã hội và tôn giáo xa xôi tận mãi bên Ai
Cập ngoại giáo, hoàn toàn xa lạ với tập tục
và tôn giáo Do Thái dân riêng của TC, thì làm sao có thể ảnh
hưởng hay chi phối cuộc đời những
người phụ nữ Israen được ?
·
Các nhà
thần học, tu đức Công giáo cách riêng thời
xưa – vì quá ước muốn đề cao đức
đồng trinh của Đ.Maria, - và biết đâu
cũng muốn nâng cao giá trị cũng như củng
cố nếp sống độc thân của mình – khiến
họ cố quyết phải bảo vệ và đề
cao đức đồng trinh của Đ.Maria với
bất cứ giá nào – nên đã cắt nghĩa câu hỏi
của Đ.Maria như là lời khấn giữ trinh
khiết trọn đời.
Những trào lưu đề cao đức
đồng trinh của Đ.Maria như thế phần
lớn diễn ra ở bên Tây phương, nơi
người ta chú trọng nhiều đến chủ
nghĩa cá nhân, chủ trương nam nữ bình quyền,
nhưng không biết hay không đếm kể đến
các luật lệ, phong tục và tập quán của dân Do
Thái, vốn ràng buộc gò bó cách riêng những gì liên quan
đến giới phụ nữ, nên họ đã suy
nghĩ theo quan điểm người phương Tây.
Trong dân Do Thái, phong tục tập quán rất
khác, tất cả đều hướng vọng về
Đấng Mêssia, cách riêng những người trong dòng
họ vua Đavít, được những lời tiên tri
tiên báo là từ họ sẽ xuất ra Đấng ấy
(mà Đ.Maria có thể là người thuộc dòng họ
này), thì không thể nào lại dại dột giữ mình
đồng trinh mà từ bỏ vinh dự và nhiệm
vụ thiêng liêng ấy được.
F.M.Willam, khảo sát phong
tục Do Thái kỹ lưỡng, đã trình bày rõ ràng
hơn:
“Trong dân Israen,…việc lập
gia đình không còn là chuyện cá nhân không liên hệ
đến ai. Bước vào hôn nhân, người ta
đảm trách một nhiệm vụ tôn giáo và dân tộc:
nhiệm vụ lưu truyền nòi giống cho đến
kỳ Đấng Thiên Sai đã hứa trong KT đến.
Trong viễn tượng ấy, việc vô sinh (giữ mình
đồng trinh là vô sinh) không chỉ là một khuyết
tật thể xác, nhưng là khiếm khuyết về
mặt tôn giáo và đạo đức, đó là dấu TC
đã loại người đó ra khỏi kế hoạch
của Người: người ấy vì không có con, thì
như đã ngừng bước, không thể đón
Đấng Cứu Thế qua con cháu mình nữa.” ( “La Vie de
Marie…”, tr.34).
Nói nặng hơn, đó là
một dấu không được TC chúc phúc, và là một
sự tủi hổ không những về mặt đạo
mà cả về mặt đời, vì theo quan niệm
thời xưa, người đàn bà không sinh con thì như
“cây độc không sinh trái, gái độc không sinh con”. Bà
Elidabét vợ ông Dakarya, sau khi được có thai lúc
tuổi già, đã vui sướng thốt lên: “Ấy Chúa đã làm cho tôi
điều ấy, đã cất nỗi hổ nhục
của tôi giữa người đời!” (Lc 1.24-25).
Chính Th.Tôma Tiến sĩ HT, cũng viết:
“Dưới chế độ luật cũ, không ai
được miễn nhiệm vụ sinh sản…; do
đó có thể tin là Mẹ TC, trước khi đính hôn
với Giuse, đã không làm một lời khấn giữ
mình đồng trinh, mặc dầu Người cảm
thấy muốn làm. Ý muốn của Người,
Người đặt vào trong ý muốn TC (Chúa muốn sao
thì Người sẽ làm như vậy). Nhưng sau này, khi
Maria đã (được Giuse rước) về chung
sống, thì cả hai đồng lòng giữ trinh khiết”.
(Trích “Để làm giàu…”, t.V, bài 425).
Cha R.E.Brown còn nói mạnh hơn : "Không
những một lời khấn hay một chủ ý giữ
sự đồng trinh làm cho câu hỏi của Đ.Maria
(ở Lc 1.34) thành khó hiểu, mà còn không có thể chấp
nhận được trong hoàn cảnh xã hội lúc
vị Thánh sử Luca viết trình thuật này”, vì không có
một tục lệ nào và định chế xã hội nào
của người Do Thái bảo vệ cho quyết
định sống đồng trinh như thế.
M.Bobichon cũng cùng một nhận xét :
“Dường như thời ấy không có những thể
chế xã hội bảo vệ cho một quyết
định sống đồng trinh… vì lẽ đó,
đối với (những con người bình dân như)
Maria và Giuse, một quyết định đi ngược
như thế ít ra vẫn là bất thường”… (Sđd,
49t).
Rốt
cuộc, chúng ta phải nhìn nhận rằng: Quan niệm
giữ mình đồng trinh hay độc thân là một quan
niệm xuất phát từ Kitô giáo, với sự
xuất hiện của ĐG Đấng Thiên sai, khi ấy
một THỰC TẠI MỚI TUYỆT ĐỐI :
NƯỚC TRỜI đã đến. Trước
Nước Trời, tất cả mọi sự khác
đều phải nhường bước : phải
từ bỏ cha mẹ vợ con, nhà cửa ruộng
vườn, tiền bạc của cải…; phải
sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình (Mt 10.37-39; Lc
14.25-27; 18.29-30). Do đó giữ mình đồng trinh hay sống
độc thân là vì Nước Trời (Mt 19.12; 1 Cr
7.32-35).
Bởi vậy, xét về
nguồn gốc chúng ta thấy việc giữ mình đồng
trinh hay sống độc thân chỉ được
thịnh hành trong Kitô giáo thời sau, khi họ biết
về việc thụ thai và sinh đẻ đồng trinh
của Đ.Maria được coi như lối sống
lý tưởng; rồi gương của ĐG và Phaolô là
những người sống độc thân, từ đó
đã dẫn đưa giới Kitô giáo đến việc
đề cao lối sống độc thân, và điều
ấy hẳn đưa đến hậu quả là cách
thức đến trần gian qua ngả sinh đẻ
thông thường, bị hạ thấp.
Cha R.E.Brown còn cho biết chính
xác hơn: Xét theo mặt
lịch sử, “Quan điểm cổ truyền (giữ
mình đồng trinh) nói trên phát triển vào thời kỳ
sau khi đạo Chúa được chấp nhận trong
đế quốc La Mã, bởi sắc dụ Milanô (năm
311) của hoàng đế Constantinô. Lúc này không còn bắt
đạo và không còn các cuộc tử đạo nữa,
cho nên lối sống tu hành được đem thay
thế như là một cách đạt sự thánh thiện
; thế là các phụ nữ Kitô giáo đua nhau
bước vào lối sống tu hành để sống
cuộc đời độc thân.
“Và theo hướng đó,
người ta đã nghĩ Đ.Maria cũng đã khấn
đức đồng trinh như thể Người là
một nữ tu. Chứng từ cổ
xưa nhất về quan điểm lời khấn
đồng trinh này được tìm thấy bên Đông
phương trong sách của Giáo phụ Grêgôriô thành Nissa, năm
386 (PG 1140 D-1141A), rồi đã được truyền sang
phương Tây bởi Th.Ambrôxiô và Aogutinô, và từ đó
trở thành quan điểm cổ điển phổ thông
trong GH Công giáo." (The Birth…, tr.304-05).
Xu hướng mê thích
đức đồng trinh càng ngày càng mạnh nơi các tu
sĩ và nơi vài nhóm khổ tu từ thế kỷ thứ
4. Các nhà tu hành và chế dục đó, đã rao giảng và
tuyên truyền sự trổi trang của đức trinh
khiết đôi khi quá trớn, đến độ kết
án hôn nhân và sự sinh sản.
Không kể những
điều quá đáng ấy, thì vẫn phải nhìn
nhận rằng trong tư tưởng Kitô giáo, đôi khi
hai ý tưởng về thanh sạch mặt dục tính và về
sự thánh thiện được nối kết
với nhau: Nhiều vị giảng thuyết vẫn coi
điều răn thứ sáu là điều răn nghịch
với sự thánh thiện hơn cả, chứ không
phải điều răn lỗi bác ái! Nhiều cách nói
vẫn còn coi việc sinh hoạt vợ chồng như là
một sự gì ô uế. Có lúc, có vị khuyên vợ
chồng muốn đi rước lễ, phải kiêng
cữ ăn ở với nhau 3 ngày trước. Và có
những vợ chồng không dám lên rước Mình Thánh Chúa,
bỏ xưng tội, rước lễ mùa phục sinh…
chỉ vì mới cưới nhau, đêm trước đã
làm chuyện vợ chồng bậy bạ!
***
2/ Giải
đáp ngày nay cho câu hỏi nêu trên
Để giải đáp câu hỏi
đặt ra trên kia : “Có chủ ý muốn (khấn hay)
giữ mình đồng trinh không?” Đại đa số
các nhà chú giải ngày nay (x. BJ2, TOB v.v..) cho rằng
qua câu nói đó Maria không có ý bảo: “Không thể có chuyện
thụ thai đó được, vì tôi đã khấn giữ mình
đồng trinh”. Mà đây Maria chỉ có ý nói về một
tình trạng cụ thể là
hiện thời Người không có quan hệ vợ
chồng với người nam, vì thế Người
hỏi cách thức phải làm thế nào để thực
hiện lời Thần sứ truyền bảo.
Bản
dịch KT Đại Kết (TOB, 1973) ở ghi chú j, tr.192 viết: “Người
ta cho rằng nơi Đ.Maria có một ý muốn giữ
mình đồng trinh (như thế câu nói của Đ.Maria
có nghĩa là: Tôi không muốn
biết đến người nam). Nhưng “thì hiện
tại” của động từ cho thấy một tình
trạng, chứ không
phải một ý định”.
Bản dịch KT của
Trường Kinh Thánh Giêrusalem cũng giải thích như vậy:
“Không có gì trong bản văn đòi buộc phải nghĩ
về lời khấn trinh khiết” (B.J. 1973, note j).
Và M.Bobichon
kết luận: “Ngày nay, người ta thường
nghĩ rằng Maria và Giuse có
ý kết hôn như bao đôi bạn khác; vì thế,…
hai ngài chấp nhận ý muốn đó theo cách suy nghĩ
thông thường và phong tục trong dân Israen.
Các ngài phó mặc
tương lai cho TC là Đấng làm nên những
điều kỳ diệu…” (x. St 18.14). Và quả thật,
TC đã ra tay hành động!
Tựu
trung, chúng ta có thể hiểu vấn đề đồng
trinh của Đ.Maria như sau:
Maria không có lời khấn giữ mình
đồng trinh.
Tuy rằng
nếu đi sâu vào tâm hồn ĐTN Maria, có thể nghĩ:
do sự thôi thúc của ân
sủng Vô nhiễm nguyên tội từ lúc đầu thai,
Người rất “mong muốn” sống trọn
đời đồng trinh, khao khát
sống trọn vẹn chỉ thuộc về một mình
TC. Nhưng nếu Thánh Ý TC muốn cho Người sống
bậc hôn nhân như tập tục thường lệ
trong dân tộc, Maria cũng xin vâng và hoàn toàn phó thác cho TC.
Đó mới thật là trọn vẹn vâng phục. Thánh
ý TC mới quan trọng chứ không phải nhân đức
của loài người.
Không thể nào tưởng tượng
được rằng Đ.Maria, một tâm hồn đã
được TC bồi đắp đặc ơn vô
nhiễm nguyên tội – cũng như biết bao đặc
ơn khác, tuy lúc ấy Người có thể chưa ý
thức được mình có ơn ấy – khiến Người
luôn chỉ hướng về TC như la bàn luôn
hướng về phía Bắc, và luôn sẵn sàng tuân
phục TC trong bất cứ điều gì, lại dám
khư khư ôm chặt một lời khấn giữ
“sự đồng trinh” của mình mà từ chối một
đề nghị của TC : "Chuyện Thiên thần nói
sẽ không thể được, vì tôi đã khấn
giữ mình đống trinh!"
Phải "Chữ trinh đáng giá ngàn
vàng", nhưng đó là trước mặt thế gian,
còn trước mặt TC,
sự đồng trinh là cái gì, đáng quí đến
mức nào để Maria có thể, vì muốn giữ
được nó, mà cả gan từ chối cộng tác vào
chương trình vĩ đại cứu rỗi thế
gian của TC?
Nhớ gương Abraham:
Chính đứa “con trai độc nhất” nối dòng
nối giống mà ông cũng đành hi sinh theo lệnh TC,
huống nữa là cái chữ trinh của một cô con gái !
Giả sử Abraham từ chối không hi sinh Isaác theo
lệnh TC bảo thì sao ? Được thôi ! Ông sẽ
giữ được đứa con, rồi ông già và
chết, đứa con của ông cũng chỉ là một
người bình thường, lớn lên lập gia đình,
sinh con đẻ cái rồi chết như bao người
bình thường khác, tên tuổi chẳng ai nhớ
đến, còn ông sẽ không được những
lời hứa vĩ đại sau đó của TC phán
với ông vì đã thuận theo lời Người:
“Bây giờ, Ta biết ngươi là kẻ
kính sợ TC: con một ngươi, ngươi đã không
từ chối với Ta…. Ta lấy mình Ta, Ta thề, vì
ngươi đã không từ chối con một ngươi
với Ta, thì Ta sẽ ban chúc lành cho ngươi, Ta sẽ
làm cho dòng giống ngươi nên đông như sao trên
trời, như cát bãi biển… Mọi dân thiên hạ sẽ
lấy danh dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau,
bởi vì ngươi đã vâng nghe tiếng Ta.” (St 22.12-18).
Cũng vậy,
giả sử Maria vì muốn giữ sự đồng trinh
của mình, không chấp nhận lời sứ giả TC
đề nghị, thì cũng giống như thế thôi…:
Người sẽ giữ lấy sự đồng trinh
ấy, rồi sống bình thường như bao cô gái vô
danh khác trong dân Israen, và rồi chết chôn trong một
nấm mồ, chẳng cống hiến gì cho nhân loại,
chẳng ai còn nhắc đến… Trái lại, chính vì
Người “vâng nghe tiếng của TC”, không từ
chối bất cứ sự gì với TC, liều mình
dấn thân cộng tác vào chương trình của TC, thì
Maria sẽ không thể ngờ rằng TC sẽ làm cho
Người nên vinh hiển và “Từ
đây, muôn đời sẽ khen tôi có phúc” (Lc 1.48), đàng
khác, TC sẽ lèo lái thế
nào đó để Người vẫn có thể làm vợ
và làm Mẹ mà vẫn giữ được đồng
trinh vẹn toàn.
Thật vậy, Thiên sứ
bảo đảm rằng Chúa Thánh Thần sẽ can
thiệp cách lạ lùng, để
bảo vệ sự đồng trinh của Maria
trong việc thụ thai Đấng Cứu Thế:
“Thánh Thần sẽ đến trên
Người, và quyền năng Đấng Tối Cao trên
Người rợp bóng; bởi thế mà trẻ sắp
sinh sẽ được gọi là thánh, là Con TC!” (Lc 1.35)
Lời Thiên sứ nói “rợp
bóng” có nghĩa thế nào ?
Phải nhớ đến Xh
40.34-35: “Đám
mây che phủ Lều Hội Ngộ, và vinh quang ĐỨC
CHÚA đầy tràn Nhà Tạm. 35 Ông
Mô-sê không thể vào Lều Hội Ngộ vì đám mây
đậu trên đó, và vinh quang ĐỨC CHÚA đầy
tràn Nhà Tạm.” Mây che phủ Nhà Tạm trong hoang
địa chỉ về sự hiện diện vinh quang
của TC. Áp dụng vào cảnh truyền tin, ý muốn
nói sự hiện diện vinh quang của TC đáp xuống
bao phủ Maria, nay đã nên như Nhà Tạm bởi
quyền năng sáng tạo của Ngài.
Hoặc cũng
có thể hiểu câu “Quyền
năng Đấng Tối Cao trên người rợp bóng” bằng
hình ảnh con chim thần linh (biểu tượng về
Thần khí TC) dương cánh bao phủ để tạo
nên sự sống trên địa cầu (x. St 1.2), qua câu
đó Thiên sứ muốn bảo: Thần Khí sắp đóng
vai trò nguyên lý sáng tạo và phát sinh sự sống trong lòng
Đ.Maria (ABD, III, 277; IV, 585). Cha G.Thuấn cho hiểu ý
nghĩa cao sâu ấy: “Đó là chứng chỉ báo Thời
sẽ đến đã xuất hiện,
thời (mà mọi sự) hoàn toàn ở dưới (sự
điều động của) mãnh lực của Thần
khí (1Cr 15.44-49).”
Câu nói đây của Thiên
sứ chẳng có vẻ gì là đưa về một hình
ảnh chướng tai gai mắt thường thấy mô
tả trong các cuộc "phối ngẫu thần minh"
trong thần thoại ngoại giáo, ở đó một ông
thần xuống "ăn nằm" với một
phụ nữ trần gian và sinh con. Còn ở câu Luca đây,
hết thảy đều vô cùng tế nhị và hoàn toàn
nằm trong chiều hướng thanh cao của KT. Nếu
chúng ta đem so sánh với 1Sm 16.13 : "Và Thần khí đã đáp xuống Đavít";
với Is 32.15 : "Cho
đến khi Thần khí từ trên cao đổ xuống
trên ta"; và Cv 1.8: "Anh
em sẽ chịu lấy quyền lực Thánh thần
đến trên anh em", thì qua những câu tương
đương ấy cho thấy rõ không có nghĩa dục
tính gì ở đây (R.Brown, The Birth…, 290). ABD, IV, 585 cũng
viết: “Câu Thánh Thần
rợp bóng” (c.35) là một ngôn ngữ hình ảnh, mô
tả hoạt động sáng tạo của TC, để
cho thấy trong việc ấy không có việc phối
hợp vợ chồng bình thường."
Đ.Maria,
sau khi được nghe Thiên sứ giải thích thỏa
đáng, giải tỏa mọi thắc mắc, đã thưa
“Fiat”, “Xin thành sự nơi tôi như lời sứ thần
nói” (Lc 1.38), và để
mặc TC hành động theo ý muốn của Người.
***
Mời xem H.M.Tuấn, Đọc TM Thánh Matthêu,
Tập I, Tuổi thơ lận đận, 1.18 và 23 cắt
nghĩa đầy đủ chữ “Đính hôn” và “Trinh
nữ”. Đây nói sơ qua. “Đính hôn” tức là “gả”
cho Giuse, chứ không phải chỉ là một “hứa hôn”
như phong tục thời nay của chúng ta, cho nên
trước mặt luật pháp Do thái, hai người
đã thành vợ chồng thực thụ rồi, với
đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo
luật pháp. Chỉ có điều hai vợ chồng
chưa về chung sống (Lc 1.34; Mt 1.20). Như vậy,
sự đồng trinh của Đ.Maria về phương
diện sinh lý là điều được nhấn
mạnh, để sấm ngôn Is 7.14 được
thực hiện như Mt 1.18-25 đã nêu ra, khi dựa vào
bản Is 7.14 Hy Lạp, vì bản này dùng chữ “parthênos”
“Trinh nữ”, là có ý nhấn đến tính cách còn trinh
của cô gái.
|