ĐOẠN
IV
GIÁ TRỊ CỨU ĐỘ
CỦA CHỨC THÂN MẪU THIÊN SAI
VÀ CỦA LỜI “XIN
VÂNG”
Trong ngày truyền tin, như
chúng ta đã xem trên, tính cách bản thân cao cả
của chức thân mẫu thiên sai, cũng như giá
trị bản thân của lời Xin Vâng của
Đ.Maria được ghi rõ.
Và chính trong
kế hoạch cứu độ mà ta phải vạch rõ giá
trị cứu độ của chức vị làm
mẹ ấy, cũng như của lời Xin Vâng. Đó là hai
điều ta sẽ bàn dưới đây.
A/ GIÁ TRỊ
CỨU ĐỘ CỦA CHỨC THÂN MẪU THIÊN SAI
Chính trong một thế
giới tội lỗi mà Ngôi Lời đã mang lấy xác
phàm, làm Đấng Trung Gian hòa giải nhân loại tội
lỗi với Chúa Cha. Th.Phaolô xác quyết:
“Chỉ
có một Đấng Trung Gian giữa TC và nhân loại:
(đó là) một người, ĐG Kitô, Đấng đã
thí mình làm giá chuộc thay cho mọi người” (1Tm 2.5t).
Và
Th.Phêrô :
“Hẳn không có ơn cứu độ nơi
một người nào khác nữa” (Cv 4.12; x. Ga 14.6).
Vì vậy
muốn được cứu rỗi, người ta
phải liên kết với Đấng Trung Gian độc
nhất ấy.
·
Mà
người trung gian là gì?
Hơn
một người trọng tài, chỉ dàn xếp một
cuộc tranh chấp giữa hai phe và khi xong việc phủi
tay ra đi. Người trọng tài đứng giữa,
bắt buộc ông phải trung lập. Còn ĐG Kitô không
phải là trọng tài, Ngài cũng không đứng trung
lập. Ngài là trung gian, nghĩa là một người liên kết với cả hai phe xa
cách, đã nắm lấy hai phe ấy mà đem xích
lại với nhau, kết hợp với nhau.
Tình trạng chia rẽ xa cách
đã xảy ra khi loài người phạm tội
nghịch TC, tách lìa TC. ĐG xuất hiện với sứ
mệnh làm trung gian hàn gắn sự chia rẽ : và duy
nhất chỉ mình Ngài mới thật là Đấng Trung
gian, bởi vì một đàng Ngài là TC, đồng bản
thể với TC Cha, đàng khác, Ngài cũng là
người, đồng bản tính nhân loại như ta,
cùng một dòng giống như ta, chỉ trừ không có
một tội nào: như thế là Ngài là Trung gian bởi
chính bản thể mình vậy, Ngài nối kết hai bên
đang chia rẽ nhau, bên TC, bên loài người, ngay trong
chính bản thân mình. Ngài hoàn toàn có đủ tư cách
hơn ai hết để tái lập sự giao hòa đã
bị đổ vỡ.
Như
thế đã rõ, yếu tố căn cốt của
chức vụ trung gian của Ngài là nhân tính (= con người ĐG) được Ngôi Hai TC thâu
nhận lấy, mà không làm
mất đi chút gì của nhân tính ấy, hoàn toàn vẫn là
nhân tính của loài người.
·
Bởi ai, ĐG đã lãnh
được nhân tính ấy ?
Thưa : Bởi Đ.Maria, bà
Mẹ thật của Ngài theo huyết nhục. Không có bà,
ĐG không thể là “trung
gian đồng tính”
(médiateur homogène)
giữa TC và loài người:
“Thật vậy, Đấng thánh hoá là
Đức Giêsu, và những ai được thánh hoá
đều do một nguồn gốc… Như thế, vì con
cái thì đều chung một huyết nhục, nên
Đức Giêsu đã cùng mang lấy huyết nhục
đó. ..”(Hr 2.11,14)
ĐG “đồng tính” với nhân loại, thuộc
về nhân loại, chính là bởi Đ.Maria đã cho Ngài cái
nhân tính của nhân loại. Nhờ Mẹ mà Ngài thuộc
về nhân loại. Bà mẹ ấy đã nối kết Ngài
vào dòng giống nhân loại. Mục sư Amussen nói: “Không có
Đ.Maria, không có ĐG Kitô: đấy không phải là một
công thức tín lý rỗng, do suy luận các nhà thần
học. Tất cả sự rỗi của ta tùy vào đó”
(H.Amussen, Sđd, 13).
Một
vị cứu chuộc không
thật “đồng tính” với nhân loại chúng ta,
không thể gọi theo đúng nghĩa là Cứu Chúa của
ta được. Ông
sẽ là một Cứu Chúa ngoại lai.
Điều hạnh phúc cho đức tin Kitô giáo của ta
là có thể vui mừng tuyên xưng rằng: nơi
Đ.Maria, tức là chính từ giống nòi nhân loại ta,
đã nẩy ra ĐG, vị TC cứu độ; vì thế
có thể nói không sợ sai rằng : chính trong Con của
Đ.Maria mà nhân loại chúng ta leo lên cây Thập giá, ra
khỏi mồ, sống lại và từ nay ngồi bên
hữu TC.
Tuy vậy, để cứu
chuộc chúng ta, thì đồng tính với nhân loại
như thế mà thôi chưa đủ! Vì theo Th.Phaolô,
ĐK còn mang lấy “hình dung xác thịt tội lỗi”,
tức là xác thịt xấu xa tội lỗi y như
vẫn lưu truyền trong dòng giống Ađam từ ngày
ông tổ này phạm tội (Rm 8.3; Hr 9.26). Nói rõ hơn, tuy
bản thân cá nhân Ngài không có tội nào (Hr 4.15), Ngài lại
“Mang lấy vào
thân tất cả tội lỗi của nhân loại, và
đem đóng đinh trên thập giá (1Pr 2.24).
Chỉ
sau khi
“Trải qua gian khổ (và cả cái chết
trên thập giá nữa) mà Ngài trở nên thập toàn.”… Và “khi chính
bản thân đã tới mức thập toàn, Ngài trở nên
nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất
cả những ai tùng phục Ngài.”(Hr 2.10 và 5.9).
Đó là khi Chúa Cha ban thưởng cho Ngài
được phục sinh từ cõi chết, và ban cho Ngài sung mãn thần tính (Col 2.9), tràn
đầy thánh thiện, Thần khí và vinh quang nơi
bản thân, để Ngài trở thành nguồn ơn
cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những
ai tin Ngài. Và từ lúc ấy - phần chúng ta - nhờ tin và
chịu Phép Rửa, ta được nhập vào trong Ngài
để múc lấy ơn cứu chuộc có trong Ngài (Côl
1.14; 2.9-10; Rm 4.25)
Thế mà,
ĐG Kitô nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu
ấy, theo thư Galat 4.4, đã “do bởi người nữ (Đ.Maria) mà sinh ra.”
Thế là
đủ rõ, từ những điều nói trên đây, chức thân mẫu thiên sai
của ĐTN Maria rõ rệt mang tính cách cứu độ
ngay trong bản chất.
***
B/ GIÁ TRỊ CỨU ĐỘ CỦA LỜI
XIN VÂNG
Nói như thế có quá
đề cao công ơn của Đ.Maria chăng?
Chưa
đứng dưới chân thập giá để hợp
công cứu chuộc, chỉ mới nói lời Xin Vâng mà cũng
có giá trị cứu độ ư? Thưa: Xin đừng
quên rằng, nơi TC, không chỉ việc làm mới có giá
trị, mà ngay cả ý muốn, tâm tình tốt lành cũng có
giá trị như vậy ! “Chính
TC đã tác tạo trong anh em cả ý muốn lẫn
việc làm” (Pl 2.13). Cũng vì thế, Thánh nữ Têrêsa Hài
đồng dù không hề bước chân ra khỏi bốn
bức tường Dòng kín, không bôn ba đi khắp nơi rao
giảng TM …như Th.Phanxicô Xavie, mà cũng lại
được GH tôn phong là Bổn mạng các xứ
truyền giáo!
Hiểu
được như vậy, thì phải nhìn nhận
lời Xin Vâng của Đ.Maria hẳn có giá trị
cứu độ. Nó là một
biến cố thuộc lịch sử cứu độ
chúng ta. Như thế, nó có tầm quan trọng
đối với ta hơn là đức tin của Abraham và
việc ký kết Giao Ước ở núi Sinai.
·
Ý kiến các nhà thần học. Để minh chứng giá trị cứu
độ của lời Xin Vâng, một số nhà thần
học lập luận thế này:
a) Bởi vì khi Đ.Maria nói
Xin Vâng ưng thuận, Người phải biết
đầy đủ trọn vẹn điều mình ưng
thuận là điều gì.
b) Mà trong lời Xin Vâng ở
truyền tin thì bao hàm cả sự chấp nhận cuộc
Thương Khó và Tử Nạn cứu chuộc của CK.
c) Kết luận:
Đ.Maria đã ưng thuận chấp nhận trọn
vẹn cả công trình cứu độ : gồm cuộc
Nhập Thể, cuộc Thương khó và Tử nạn
cứu chuộc của Con mình.
Phê bình: Chỉ có thể
chấp nhận lập luận trên, với điều
kiện là vế nhì (b) của lập luận trên phải
đúng: Đ.Maria có “biết đầy đủ trọn
vẹn cả công trình cứu độ” gồm cuộc
Nhập Thể, cuộc Thương khó và Tử nạn
cứu chuộc của Con mình như nói đó không?
·
Nhiều
tác giả ngờ vực chuyện đó. Bằng chứng:
+Trong sứ điệp
truyền tin, Thiên sứ không nói gì về các các đau khổ để
cứu chuộc.
+Mặt
khác, cha Lagrange còn cho biết rằng: Do Thái giáo không chấp nhận ý tưởng về
một Đấng Thiên Sai thống khổ: “Nói cách
chung, Do Thái giáo do các kinh sư lãnh đạo đã nhắm
mắt trước những bản văn TK báo
trước các đau khổ của Đấng Thiên Sai …
Không bao giờ sự chết của Ngài đã
được họ coi như một giá trị
đền tội chút nào cho dân Israen” .
Là tín đồ đạo Do Thái, thường nghe các kinh
sư giảng dạy, Đ.Maria rất khó mà thoát khỏi
tư tưởng phổ thông ấy !
·
Nhưng
có những chứng cứ tích cực.
Rất có
thể trong lời Xin Vâng ở truyền tin, Đ.Maria có
biết, không nhiều thì ít, đến sứ mệnh
cứu độ của Đấng Thiên sai, vậy
điều đó do đâu?
Nếu chúng ta nhớ
đến lòng đạo
đức gia đình, nơi Đ.Maria sinh ra
và được dưỡng dục, và nhớ đến
tâm tình đạo đức
của “nhóm Người Nghèo của TC, những
người khiêm hạ và trung tín, hằng trông đợi
sự cứu độ của TC”, mà Đ.Maria là thành
phần, thì khó có thể bảo rằng: Người đã
không biết chút nào tính cách cứu độ của các
lời tiên báo trong KT CƯ.
Cha L.Dumeste
viết: “Tất cả đều như cho phép ta nghĩ
rằng: Thánh Gioakim và thánh Anna, song thân của Đ.Maria,
thuộc về nhóm nhỏ những người Israen trung
tín, những người dù sống trong sự tôn trọng
lề luật Môsê, nhưng không vì thế mà quên đi
những bài học lớn lao của sứ điệp các
ngôn sứ; những người mà tác động âm
thầm và thấm thía của Thần Khí mở lòng cho
hiểu “ý nghĩa thiêng liêng” của các lời hứa
cứu rỗi. Đứng ngoài vòng hoạt động
chính trị và khởi nghĩa của nhóm Ái quốc, họ
chờ đợi trong thinh lặng và cầu nguyện
cuộc Giáng Lâm của Đấng Cứu Tinh Thiên Sai, mà
cả một loạt các dấu chỉ đã cho phép
đoán được ngày ấy sắp tới.”
Chúng ta biết, lòng
đạo đức của “nhóm người nghèo của
TC” đó thường được nuôi dưỡng
bằng các lời Thánh vịnh. Vì các Thánh vịnh là Sách Kinh
nhật tụng và cũng là Thánh ca của dân Israen, trong kinh
nguyện gia đình cũng như những buổi sinh
hoạt tại hội đường, và các lễ hội
ở Đền thờ. Mà các Thánh vịnh lại thấm
nhuần tinh thần các sứ ngôn.
Có thể
từ đó luận rằng: Nhờ thường tiếp
xúc với KT trong kinh nguyện gia đình, hay nghe giảng
ở Hội đường các ngày sabát (chẳng hạn
các đoạn sách ngôn sứ về người Tôi Tớ
thống khổ, và các Thánh vịnh thiên sai nói về đau
khổ và vinh thắng của người công chính),
Đ.Maria rất quen thuộc đến nằm lòng, các
tư tưởng cứu độ ấy của các Thánh
vịnh và các Sứ ngôn.
Chúng ta
cũng đừng quên rằng Đ.Maria đã
được “ơn vô nhiễm nguyện tội”, (tuy có
thể hồi đó Người không ý thức mình có ơn
ấy), nên trí khôn người sáng suốt minh mẫn
chứ không bị những vương vấn tội
lỗi làm mờ tối. Hơn nữa, như đã xem
ở Phần I, Người cô đọng nơi mình tất cả tinh hoa của
CƯ,
đồng thời được TC tô điểm tất
cả những vẻ đẹp, nhân đức và thánh
thiện để được xứng đáng làm
Mẹ của Con Một TC giáng trần, thì chúng ta không
cần tưởng tượng nhiều, cũng phải
nhận Người có một trí khôn và tâm hồn sáng
suốt đặc biệt, để vào lúc truyền tin
Người có thể hiểu được phần nào
sứ mệnh cứu độ của Người Con siêu
phàm mà Người được đề nghị cưu
mang và sinh ra. Khi TC chọn ai làm một sứ mệnh quan
trọng nào, không bao giờ Ngài để cho họ mù
tịt về sứ mệnh sắp lãnh nhận, Ngài luôn
luôn tỏ cho đương sự biết ít ra phần
cốt cán của sứ mệnh ấy.
Hiểu như thế, sẽ
thấy một vài đoạn KT, chẳng hạn câu này
trong lời Thiên thần truyền tin, sẽ gợi lên ngay
cho Đ.Maria những ý nghĩa sâu xa mà người bình thường
không ngờ được : “Người
sẽ gọi tên Ngài là Giêsu”(Lc 1.31), mà Giêsu nghĩa là “TC
cứu thoát”. Nơi người Do Thái, cái tên không chỉ
để gọi, nhưng còn để chỉ chức
vụ. Chẳng hạn trường hợp ông Phêrô, ĐG
đổi tên ông: “Đức Giêsu
nhìn ông Si-môn và nói : “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ
được gọi là Kê-pha” (tức là Đá) (Ga 1.42),
vì trên đá tảng của lòng tin Phêrô, CG sẽ xây HT Ngài
(Mt 16.18).
Trong
những trường hợp long trọng và đặc
biệt như buổi Truyền tin, cái tên Giêsu là cả
một chương trình, một sứ mệnh. Vậy
chấp thuận lời truyền tin, Đ.Maria chấp
thuận làm Mẹ của Đấng mà Người
hiểu mờ mờ có sứ mệnh cứu thế
giới... (Tuy vậy, như có lần đã nói, không có ý
bảo Đ.Maria biết ngay lúc đó tất cả tầm
mức lớn lao vĩ đại của sứ
điệp báo về Con của mình).
- Nơi bài ca “Hồn tôi tán
dương Chúa”, Th.Luca đã lấy niềm tin của GH
thời ông mà đặt trên miệng ĐTN, vì ông muốn
cho độc giả đọc TM của ông hiểu
rằng Đ.Maria nhận thức được ý nghĩa
cứu độ của sứ mệnh Con mình:
“Người
đã cứu Israen tôi
tớ Người, bởi nhớ lại tình nhân
nghĩa” (Lc 1.54).
-----------------------------
Vấn
nạn: Nhưng Đ.Maria có gán
cho các lời ấy ý nghĩa cứu độ thiêng liêng không hay chỉ cứu
độ vật chất? Đây là điều quan trọng.
Đáp :
Đối với não trạng Sêmít, câu hỏi này dư
thừa, vì họ không hề quan niệm một sự
cứu rỗi mà không là một sự cứu thoát cả
xác lẫn hồn,
vật chất lẫn thiêng
liêng, nói tóm, toàn diện! Th.Phaolô đã hiểu
như thế khi nói : ơn cứu thoát phần hồn mà
bao lâu chưa đạt đến cả “cứu chuộc
thân xác” nữa, thì mới chỉ là một “cứu thoát trong hi vọng” (x. Rm 8.23-24), nghĩa
là đã được cứu phần hồn, vẫn
giữ niềm hy vọng được cứu cả
phần xác. Người Sêmít không phân chia con người ra
hai phần xác-hồn như triết học Hy Lạp mà
ngày nay chúng ta thừa kế.
Qua tất
cả những điều vừa xem trên đây, chúng ta có
thể kết luận rằng lời Xin Vâng của
Đ.Maria thực ra đây là một lời “Xin hãy thành sự (hay :
“thực hiện”) cho tôi theo lời ngài (= Thiên thần)”,
biểu hiện một sự đồng ý dấn thân,
tích cực cộng tác vào công trình cứu thế mà Thiên
sứ gói ghém trong sứ điệp.
Đáng
tiếc là vì từ lâu, chịu ảnh hưởng của
câu “Xin vâng ý Cha dưới
đất cũng như trên trời”, mà ngày xưa cha
ông chúng ta đã dịch không chính xác câu “Fiat voluntas tua” (tiếng La tinh) của Kinh Lạy
Cha ;
bởi đó vô tình đã giảm giá trị cứu
độ của lời Xin Vâng của Đức Mẹ
thành một thái độ nhẫn nhục, thụ
động cam chịu “mọi sự để vâng theo
Thánh Ý Chúa”, vì không còn lối thoát nào nữa! Bởi
vậy, khi hát thánh ca sau đây nên đưa tâm tình theo
hướng tích cực:
“Mẹ ơi
! Đời con dõi bước theo Mẹ / Lòng con quyết
noi gương Mẹ / Xin Mẹ dạy con hai tiếng Xin
Vâng./ Mẹ ơi ! Đường đi trăm ngàn gian khó
/ Hiểm nguy dâng tràn đây đó / Xin Mẹ dạy con hai
tiếng Xin Vâng…”
-----------------------------
·
Ý
kiến các Giáo phụ về giá trị cứu độ
của lời Xin Vâng.
Dựa
vào bằng cứ KT, bộ ba Giáo phụ Giutinô, Irênêô, Tertulianô đã đưa lối so
sánh “Eva-Maria” vào trong Truyền Thống Sống Động
của HT. Lối so sánh ấy đã được gợi
lên trong trí các vị, nhờ đối chiếu trình
thuật cám dỗ của Eva và trình thuật truyền tin của
Đ.Maria. Cả ba vị đều nêu rõ cái tai hại
của sự bất tuân của Eva và tính cách cứu độ của lời Xin
Vâng của Đ.Maria.
Th.Giutinô viết:
“Eva ‘bất tuân gây ra sự chết’, còn Đ.Maria thưa
với Thiên thần: Xin Vâng như lời Ngài truyền.
Như vậy, nhờ bởi người trinh nữ này,
Đấng, mà bao lời tiên tri đã báo, đã đến
trong thế gian; bởi Ngài, TC đập đầu con
rắn và các bộ hạ nó…, và đã đẩy cái
chết lùi xa khỏi những ai từ bỏ các tâm tình
bất chính và tin vào Ngài.” (Đối thoại với
Tryphon, c.4-6).
Th.Irênêô viết : “Eva bất tuân…và do
đó trở nên nguyên nhân sự chết cho mình cũng
như cho nhân loại; Đ.Maria… vâng phục, và trở nên
căn nguyên cứu rỗi cho mình cũng như cho nhân loại”
(Adv. Her. 3,22, PG 7,958).
Ông Tertulianô
đối chiếu sự dễ tin tai hại của bà Eva
với lòng tin cứu thoát của Đ.Maria: “Eva đã tin vào
con rắn; Đ.Maria đã tin vào lời Thiên thần
truyền. Tội do người kia phạm bởi dễ
tin, người này đã sửa chữa bởi lòng tin
mình.” (De Carne Christi, 17; PL 2,781-782).
·
Công
đồng Vat 2 (Hiến Chế
GH, số 56) lấy lại truyền thống các Giáo
phụ nói trên: “Để làm sáng tỏ hơn vai trò của
Đ.Maria trong nhiệm cục cứu rỗi…, TC đã
để Người tự do cộng tác vào việc
cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và vâng phục
của Người”... Thực vậy, Th.Irênêô nói: “Chính
Người, bởi vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho mình và
cho toàn thể nhân loại.”
Và cùng với Th.Irênêô, còn có rất nhiều thánh Giáo phụ
thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy
rằng: “Nút dây đã bị thắt lại do sự
bất tuân của Eva, nay được tháo cởi nhờ
sự xin vâng của Đ.Maria ; điều mà trinh nữ
Eva đã buộc lại bởi cứng lòng tin, ĐTN Maria
đã gỡ ra nhờ lòng tin”. Và so sánh với Eva
được KT tặng biệt hiệu “Mẹ các kẻ
sống”, các ngài gọi Đ.Maria là “Mẹ thật các
kẻ sống” vì: “Bởi Eva đã có sự chết, thì
nhờ Đ.Maria lại được sự sống”.
Cha M.V.Bernadot viết
(sđđ, tr.13-15): “Bởi
một quyết nghị tự do của khôn ngoan Ngài,
TC đã từ đời đời quyết định:
Mầu nhiệm CK sẽ chỉ thực hiện với
sự ưng thuận của Đấng sẽ trở nên
“Người phụ tá Ađam-mới”. Khi tự do ưng
thuận (lời Thiên thần truyền tin), Maria
bước vào mầu nhiệm ấy với tư cách
một người cộng tác, và đã lập công thực
sự để ban cho ta ơn thánh. Lời Người
đáp vị sứ giả TC: “Này
tôi là Nữ tỳ Chúa, xin hãy thành sự cho tôi như
lời thiên sứ truyền” (Lc 1.38), đã hẳn là
một lời vâng phục, song hơn thế, là một
lời đáp tích cực và hoàn toàn tự do quyết
định, lời đầy uy lực. Khi Người chưa ưng
thuận, mọi sự như còn lơ lửng.
Nghị quyết cứu độ đời đời
của TC chỉ thực hiện với lời “Xin Vâng”
mà Maria có quyền nói ra hay giữ lại. Lời “Xin Vâng”
(Fiat) của Người khiêm tốn thật, song
đầy năng lực vô biên; ta có thể sánh với
lời “Hãy có” (Fiat) tạo thành nên vũ trụ và nhân
loại. Bởi lời “Xin Vâng” (Fiat), Đ.Maria còn dấn
bước vào cộng tác cho nhân loại trở nên chi
thể của Ngôi Lời Nhập Thể, và nên nghĩa
tử của TC.”
***
·
Phụng
vụ tuyên xưng niềm xác tín
nói trên:
Cả hai GH La Tinh và Đông
Phương đều đặt lễ Truyền Tin trong
toàn bộ công cuộc cứu chuộc: Nhập thể,
Tử nạn và Phục sinh, với sự cộng tác
của Đ.Maria:
“Lạy
Chúa, Chúa đã muốn cho Ngôi
Lời của Chúa thực sự mặc lấy bản tính
loài người trong lòng Trinh Nữ Maria,
chúng con nài xin Chúa cho chúng con, khi tuyên xưng Đấng
cứu độ chúng con là Chúa và là người, thì
được xứng đáng trở nên giống bản
tính TC của Ngài.” (Lời nguyện đầu lễ).
“Lạy
Chúa, chúng con nài xin Chúa làm cho nhiệm tích đức tin chân
chính được vững mạnh trong tâm hồn chúng con,
để khi chúng con tuyên xưng Đấng do ĐTN cưu mang là Chúa
thật và là người, thì nhờ quyền năng sự
sống lại sinh ơn cứu độ của
Ngài, chúng con được xứng đáng hưởng
niềm hoan lạc vĩnh cửu muôn đời.” (Lời
nguyện hiệp lễ).
Và lời nguyện của
kinh Truyền Tin, tín hữu Công giáo đọc khi chuông
nguyện mỗi ngày:
“Lạy
Chúa, xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con, là
kẻ đã nhờ lời thánh
Thiên thần truyền, mà biết thật CK là Con
Chúa đã xuống thế làm
người; thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết
trên cây Thánh giá, (và nhờ lời chuyển cầu
của Đức Mẹ), cho chúng con ngày sau khi sống
lại được đến nơi vinh hiển…”.
- Phụng vụ Bydăngtin đã diễn
tả cuộc phục hồi siêu nhiên của chúng ta thành
một tấn bi kịch được lồng trong
một cuộc đối thoại giữa Thiên sứ và
Đ.Maria:
“Khi động lòng trắc
ẩn thương tình công trình tay Người đã
tạo ra (bị hư hoại), Đấng Tạo Hóa
vội vàng đến ngự trong lòng một Trinh nữ,
con gái TC. Tổng lãnh Thiên sứ Gabrien đã đáp xuống
bên Cô và chào: “Kính mừng, Đấng đầy ân sủng,
TC ở cùng Cô… Cô đã được ân sủng mà
người mẹ nguyên thủy chúng ta đã đánh
mất. Cô sẽ thụ thai trong dạ Vị TC làm
người, Đấng sẽ dùng cuộc Thống
khổ mà đem loài người – nhờ Cô – về lại
tình trạng nguyên thủy.” (Mercenier, Sđd, 343t).
“ĐTN Maria thưa lại
với Thiên sứ, sau khi đã được giải
đáp mọi lo âu thắc mắc: “Xin hãy thành sự nơi
tôi như lời ngài truyền. Tôi sẽ sinh cho đời
Đấng vốn không có xác thịt, Người sẽ
nhận xác thịt bởi tôi, để đem loài
người về lại chức vị nguyên thủy
xưa, vì chỉ mình Người có thể thực hiện
được việc ấy bởi mang lấy xác
thịt làm người” (Sđd, 348).
Như một ca đoàn, loài
người phụ họa trong tiếng tung hô:
“Này đây
xuất hiện cuộc giao hòa chúng ta một cách không
thể tả, TC kết hợp với loài người.
Bởi lời Tổng Thiên sứ, các sai lầm của
chúng ta được xóa bỏ ra không, và ĐTN được
vui mừng, các vật dưới thế đổi thành
các vật trên trời, thế giới được
giải thoát khỏi nguyền rủa xưa. Tạo
vật hãy vui mừng lên và lớn tiếng ca rằng:
Lạy Chúa, Đấng tạo thành và cứu chuộc chúng
con, vinh quang cho Người.” (Sđd, 352-353).
* *
*
|