Ca tụng,
tạ ơn lúc bị khủng hoảng, đau khổ, hy
sinh…
Thường ta chỉ ca tụng và tạ
ơn Chúa vì đã được ơn (vật chất hay
tinh thần). Còn khi gặp phải cảnh đời bi
đát như đau khổ, bệnh tật, hoạn
nạn, nhất là khi chúng kéo dài… ta sẽ liên lỉ van xin
Chúa cất các nỗi bất hạnh ấy đi. Nhưng
nếu ta tin rằng mọi sự xảy đến cho ta,
sướng hay khổ, đều do sự an bài của
một người Cha yêu thương thì ta sẽ làm
ngược lại: gặp phải đau khổ, thử
thách, khắc khoải, căng thẳng, khủng hoảng, ta
sẽ chân thành cám ơn Chúa, ca tụng Chúa!
Việc đó không dễ tí nào!
Thế mà Đức Mẹ đã sống
những tâm tình như vậy trong giờ bi đát,
khủng hoảng… Là một tâm hồn thấm nhuần
đạo đức KT, Đức Mẹ không thể không
nhớ tới lời chúc tụng của ông Gióp khi gặp
phải những thử thách nặng nề:
“Giavê đã cho, Giavê đã lấy
lại, đáng chúc tụng thay Danh Giavê” (G 1.21)
“Chúng ta nhận điều
tốt lành từ TC, làm sao chúng ta lại không nhận
điều bất hạnh (Người cho phép xảy
đến)?” (G 2.10).
Hoặc
Người nhớ những lời ca tụng ngợi khen
đang hay sau khi gặp gian nan trong các Thánh vịnh, là kinh
nguyện hằng ngày của dân Israen:
-
“Nào chúc tụng Chúa Trời chúng ta, muôn dân
hỡi,
trổi vang lên lời tán dương Người,
9 Người là Đấng
bảo toàn mạng sống
và giữ gìn ta khỏi lỡ bước sa chân.
10 Vâng lạy Chúa, Ngài đã
từng thử thách,
luyện chúng con như luyện bạc trong lò,
11 đã để cho rơi vào
cạm bẫy,
gánh nặng nề chồng chất cả trên vai,
12 mặc thiên hạ cỡi lên
đầu lên cổ.
Cơn nước lửa, chúng con từng gặp bao
lần,
nhưng Ngài đã cứu thoát, đem ra chỗ thảnh
thơi”.…
(Tv
66.8-12).
-
“3 Dù cả một đạo quân
vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì.
Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ
cậy tin.
6…Tôi sẽ dâng lễ tế trong
thánh điện,
lễ tạ ơn, nhã nhạc vang lừng,
tôi sẽ đàn ca mừng kính CHÚA.
9 …Xin chớ bỏ rơi, xin
đừng xua đuổi,
lạy TC, Đấng cứu độ con.
10 Dầu cha mẹ có bỏ con đi
nữa,
thì hãy còn có CHÚA đón nhận con.
14 Hãy cậy trông vào CHÚA,
mạnh
bạo lên, can đảm lên nào !
Hãy cậy trông vào CHÚA.”…
(Tv 27.3-14).
- 5 Tôi đã tìm kiếm CHÚA, và
Người đáp lại,
giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.
6 Ai nhìn lên CHÚA sẽ vui
tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
7 Kẻ nghèo này kêu lên và CHÚA đã
nhận lời,
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
8 Sứ thần của CHÚA
đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người.
9 Hãy nghiệm xem CHÚA tốt lành
biết mấy :
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người !
10 Kính sợ CHÚA đi, đoàn dân
thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi!”
(Tv 34.5-10)
Và còn biết bao Thánh vịnh như
vậy. Phải nhận rằng lòng đạo đức
của dân Israen đầy vui mừng hi vọng, chúc
tụng hân hoan!
Mà sao lại không hi vọng, đầy lòng
trông cậy và vui mừng chúc tụng Chúa, vì Đức
Mẹ vẫn được nghe cha mẹ kể lại
từ hồi nhỏ các kỳ công của TC làm đối
với toàn dân cũng như từng người. Như
chuyện ông Giuse, con của tổ phụ Giacóp: Đang
được cha yêu thương, sống trong sung túc, thì
bị anh em ghen tức, bán cho lái buôn đưa sang Ai
Cập làm nô lệ. Sau nhiều gian truân, bị tù đày vì
vu oan, Giuse có công nên vua Pharaôn đặt lên làm Tể
Tướng. Lúc ấy nạn đói lớn xảy ra. Mấy
anh em đã bán ông ngày xưa, chạy sang Ai Cập mua thóc
lúa. Lúc đầu không nhận ra ông, sau đó ông tỏ mình
ra cho họ. Sợ hãi và hối hận, họ sấp mình
xuống trước ông. Nhưng ông nói:
“Anh em đừng phàn nàn nữa vì
tội ác đã phạm. Đừng hối hận vì đã
bán tôi sang bên này. Chính Chúa Quan phòng đã cho tôi sang
trước, để rồi sau cứu mạng sống
cho cả gia đình… Anh em mưu bán tôi, nhưng TC đã biến tội ác thành
điều lành, và cứu sống một dân
lớn.”(St 45.5t)
Sau này Th.Phaolô, một người cũng
được trui luyện trong lòng đạo đức
của Dân Israen, cũng sẽ nói:
“Ta
biết rằng: với những ai yêu mến TC thì Người đồng công
cộng tác biến mọi sự nên lành, tức là
những ai đã được Người kêu gọi
theo ý định của Người…” (Rm 8.28).
Nhưng niềm tin cậy và hi vọng
của ta không phải chỉ dựa trên quyền phép
của một vị Biến hóa thần thông, hóa tội ác
thành việc lành, nhưng còn chính vì Ngài là Đấng khởi xướng mọi sự,
chủ động đặt kế hoạch để
dẫn đưa các con cái Ngài tới hạnh phúc của
ơn cứu độ.
Chính vì lý do ấy mà ĐG dạy chúng ta
rũ bỏ mọi lo âu về đời sống cơm
ăn áo mặc:
“Anh em chớ lo cho
mạng sống mình, ăn gì, uống gì, mặc gì… Hãy xem
chim trời, chúng không gieo không gặt, không thu tích vào kho
lẫm, và Cha anh em Đấng ngự trên trời nuôi nấng
chúng. Anh em không hơn chúng sao?…
Hãy ngắm hoa huệ
ngoài đồng… Không nhọc nhằn, cũng chẳng canh
cửi… Nhưng… Salômôn trong tất cả vinh hoa đời
ông cũng không ăn bận sánh tầy một đóa hoa đó.
Nếu cỏ đồng nội, nay còn mai sẽ bị
quăng vào lò mà TC còn mặc cho như thế, thì huống
chi là anh em, hỡi quân yếu tin…
Vậy chớ lo…
ăn gì, uống gì, lấy gì mà mặc… Cha anh em
Đấng ở trên trời, biết rõ anh em cần
đến các điều ấy. Hãy tìm kiếm Nước
(Chúa) trước đã và sự công chính của
Người; còn các
điều ấy sẽ được ban thêm cho anh
em…” (Mt 6.25-33).
Hoặc mọi lo lắng về mạng
sống mình:
“Đừng
sợ những kẻ giết được xác, nhưng
không thể giết được hồn… Hai con chim
sẻ há không bán một đồng tiền sao? Thế mà
không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha anh em.
Cả những sợi tóc trên đầu anh em cũng đã
được đếm kể cả rồi. Vậy
đừng sợ, anh em quí giá hơn nhiều con chim
sẻ” (Mt 10.28-31).
Những
ai tin tưởng trong lòng một cách chắc thật
những lời KT dạy trên, họ thấy lòng bình an, vui
tươi, thảnh thơi. Vì thế dù có gặp gian truân,
thử thách, bất công, đau khổ gì gì đi nữa
của cuộc sống bể dâu, họ vẫn một
niềm tin xác tín rằng mọi sự đều nằm
trong Quan Phòng của TC, chứ không phải là những
điều ngẫu nhiên do một lực đẩy mù
quáng… Và Quan Phòng đó là của Cha trên trời, Đấng
đầy yêu thương con cái, mọi sự đều
chỉ nhắm làm ích cho họ, cho dù ngay lúc ấy họ
không thấy cái ích đó, mà chỉ thấy cái khổ. Ông
Giuse lúc bị bán sang Ai Cập, bị tù, ngay lúc ấy
chắc chỉ thấy cái khổ. Nhưng chúng ta đã
biết, sau đó, TC đã bẻ lái công chuyện ra sao
rồi, đến nỗi Giuse phải nói: “TC đã biến sự dữ nên lành, đã cho tôi sang
đây trước, để cứu cả nhà, cả dân
tộc ta khỏi chết đói”.
Giả sử ông Giuse được trí khôn
thấu biết trước tương lai sẽ như
thế, hẳn ông yên lòng chịu khổ và hơn thế
sẽ ca tụng, tạ ơn Chúa trước. Chúng ta
cũng vậy, ta không có trí khôn thông suốt để
hiểu kế hoạch Chúa, song may nhờ có lời Chúa
dạy trên kia (x. St 45.5t; Rm 8.28), ta hãy trở nên khôn ngay lúc này đi, hiểu
lòng Chúa sắp đặt mọi sự chỉ để
làm ích cho ta (phần hồn hay phần xác); tin vậy
rồi, thì nếu không tạ ơn, ngợi khen, chúc
tụng Chúa được,
ít ra biết vui lòng chấp nhận, dù đang trong thử
thách, tật bệnh, hay bất cứ trạng huống bi
đát nào…
Và kinh nghiệm cho thấy nhờ chính thái
độ tâm hồn này khiến lấy lại
được quân bình trong linh hồn, được bình
an, sự bình an sâu thẳm mà CK đã hứa:
“Thầy để lại cho anh em
sự bình an, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em; không
phải thế gian ban cho như thế nào, thì Thầy
cũng ban cho như vậy đâu. (Vậy) lòng anh em
chớ xao xuyến, chớ nhát đảm.” (Ga 14.27).
Bình an theo lối thế gian là không xảy ra
cãi cọ, chiến đấu, hay chiến tranh giặc giã,
Bình an ĐG ban là ngay cả trong những khi xảy ra
những tình huống bất an đó, ta vẫn
được bình an trong tâm hồn. Vì ta biết ta
đặt niềm tin tưởng, phó thác nơi ai, ta
đặt cả vận mạng đời ta nơi ai:
nơi sự an bài dẫn dắt của một người
Cha, và cũng là TC toàn năng; nơi ĐG và cũng là
Đấng cứu độ ta. Khiến Th.Phaolô kêu lên:
“Ai sẽ tách
ta ra khỏi lòng mến của ĐK? Phải chăng là
gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng,
hiểm nguy, gươm giáo ư? Các điều ấy,
chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng
ta! Tôi thâm tín rằng: không tạo vật nào, không sự gì
có thể tách ta ra khỏi TC, trong ĐG Kitô Chúa chúng ta!” (Rm
8.35-39).
Đó chính là bí quyết của tâm hồn
đầy yêu mến và phó thác của Đức Mẹ
Maria, trong ngày Truyền tin cũng như ngày sầu thảm
đứng bên Thập Giá Con mình chịu chết… Văn hào
Pascal (người Pháp) đặt vào miệng ĐG câu nói
này: “Hãy để con được hướng dẫn
theo lề luật Ta. Hãy xem Ta đã dẫn dắt thế
nào ĐTN và các Thánh là những người đã bằng
lòng để Ta hoạt động trong họ.” (Pensées).
Cha Bernadot diễn tả (Sđd, 109-111):
“Một lời nói của CG đã tóm tắt cả
đời Ngài: lời Ngài đã nói lên khi nhập trần
gian: “Này Con đến, lạy
Chúa, để làm theo Ý Chúa”. Một lời Maria cũng
tóm tắt đời Người, lời Người
đã đáp lại vị Tổng Lãnh Thiên sứ: “Xin hãy thành sự nơi tôi theo
như lời Ngài”. Cả hai Đấng sống theo
lời đã thốt ra buổi đầu của cuộc
đời, đó là tiếng kêu mạnh mẽ của lòng
khiêm tốn, diễn tả tâm trạng thâm sâu của linh
hồn hai Đấng.”
Đức
Mẹ nhắc ta nhớ rằng Người sống tinh
thần vâng phục và phó thác ấy, nó là bằng chứng
cao cả hơn hết của tình yêu. Song ta có chắc là ta
có tình yêu ấy chưa? Vài người nhạy xúc cảm
tưởng đã tiến bộ rất cao trên
đường lên đỉnh thánh thiện, vì họ mau
xúc động, mau nước mắt, mau lời hứa.
Lời của CG đã cho ta thoát khỏi cảm tình lừa
dối: Tình yêu là ở trong làm
theo ý muốn của TC! CG đã phán một lời
lạ lùng về việc ấy: “Ai
làm theo ý muốn Cha Ta, người ấy là anh, là chị và
là mẹ Ta” (Mt 12.50).
ĐG nói : “Người
ấy là Mẹ Ta”, thế nghĩa là bởi làm theo ý
muốn TC, người ấy là mẹ, thụ thai ĐG
cách thiêng liêng, sinh Ngài ra, nuôi Ngài trong lòng mình bằng
thực hành việc thiện. Đó là vinh dự cao cả
của Kitô hữu: “Sinh TC ra”.
Đ.Maria giúp ta đạt được sung
mãn của đời sống
Không chỉ nêu gương phục tùng, tín
thác cho ta để các căng thẳng và khủng hoảng
của vận mệnh đời ta được
giải quyết êm thắm, trong an bình, không bi đát, mà Người còn tác động
nơi ta để ta đạt được sung mãn
của đời sống con người.
Đời
Đức Mẹ đã là một tiếng “Xin hãy thành sự nơi tôi” hoàn hảo và tồn
tại trước ý muốn TC, hiến toàn thân Mẹ cho
TC: Vì thế Chúa Cha có thể nhờ Mẹ hoàn thành kế
hoạch cao cả của Ngài.
Cũng bởi sự tùng phục ý TC mà
Đức Mẹ sẽ đem ta tới chỗ thực
hiện ơn kêu gọi ta. Chẳng phải Th.Phaolô đã
viết: “TC muốn anh em nên
thánh?” Chúa Ba Ngôi hằng hành động không ngừng
để thực hiện ý muốn ấy. Bạn hãy
thử nghĩ đến kết quả sẽ như
thế nào, nếu bởi tâm hồn ta thuận theo Ngài mà TC
được toàn quyền thực hiện tới cùng
nguyện vọng của Ngài? Bao nguồn ân sủng phong phú
sẽ tràn ngập ta, ngày mà sự tùng phục của ta
đáp lại tình yêu thương của Ngài. Và Đức
Mẹ sẽ vui mừng biết bao vì thấy các ý
định cao cả của TC sẽ được
thực hiện nơi ta, các con cái của Người.
ĐTN thành Nadarét là người “đầu
tiên” đã tin, và chính bằng lòng tin này, Mẹ muốn tác
động trên tất cả những
ai phó thác cho Mẹ, như những người con. Và
người ta biết rằng các người con này càng
kiên trì và tăng tiến trong thái độ ấy, thì Đ.Maria càng đem họ
đến gần “sự giàu có khôn lường của
ĐK” (Ep 3.8). Và
nhờ vậy, họ sẽ nhận ra rõ nét hơn phẩm giá của con
người với tất
cả sự viên mãn và ý nghĩa cuối cùng của ơn
gọi họ…. Như vậy, Đ.Maria đưa
chúng ta đến gần sự giàu có khôn lường
của CK và làm cho ta nhận rõ hơn phẩm giá của
mình, ý nghĩa của đời mình, nhờ nhìn vào Bản
mẫu là CK.
Bản mẫu ấy tìm thấy ở
đâu?
Thưa trong KT. Vì
tất cả KT nói về CK: “Khởi
từ Môsê và hết thảy các tiên tri, Ngài dẫn giải
cho họ các điều đã viết về Ngài trong toàn
bộ Kinh Thánh” Cách riêng bốn cuốn TM vẽ
lại dung mạo toàn vẹn của CK cho ta chiêm ngắm và
họa lại. Nhìn vào CK, ta mới thấy ta là ai, với
những khả năng lớn lao, những tài trí,
đức độ đến chừng nào. Tất cả
vận mệnh đời ta, ý nghĩa ơn gọi làm
người, làm con Chúa, phẩm giá ta, v.v… nằm trong dung
mạo CK!
ùùöùù
Mời đọc: M.R.Carothers, Quyền
năng của tâm hồn biết ca ngợi.
|