CHƯƠNG
2
Ý NGHĨA VÀ MỨC ĐỘ
CỦA VIỆC
CHUYỂN BẦU PHỔ QUÁT
CỦA ĐỨC MARIA,
SO VỚI VIỆC CHUYỂN
CẦU TRÊN TRỜI CỦA CHÚA CỨU THẾ, TRUNG GIAN
ĐỘC NHẤT
Tránh đừng làm giảm nhẹ chút nào các
dữ kiện KT về việc chuyển cầu của CG
trên trời, khi người ta tìm cách định vị cho
sự chuyển cầu của Đ.Maria trên thiên quốc.
·
Đường
hướng để khảo sát:
Vậy nếu muốn duy trì, đồng thời
hòa điệu sự chuyển cầu tối thượng
của CK và lời chuyển cầu từ mẫu của
Đ.Maria, chúng ta phải khảo sát bản chất
việc chuyển cầu của Chúa Cứu Thế
trước mặt Chúa Cha là thế nào, và bản chất
việc chuyển cầu của Đ.Maria trước
mặt Con mình là làm sao.
ĐIỂM 1 - Bản chất việc chuyển cầu của
CK trước
Chúa Cha trên trời:
a/ Chuyển cầu này là
hậu quả việc cứu chuộc ở Núi Sọ.
Mà việc cứu
chuộc trên Núi Sọ, thì
+Theo tư cách là Đầu, ĐK đại
diện trực tiếp và đủ tư cách trước
Chúa Cha cho nhân-loại-mới mà Ngài cải tạo canh tân.
+Ngài đảm nhận tất cả nhân
loại, mà Ngài đã mang trong mình cách tiềm ẩn từ
ngày Nhập thể, vào trong hành động cứu chuộc
của Ngài.
+Và trong nhân loại ấy, Ngài đảm
nhận cả Đ.Maria nữa, cùng với hành vi tham gia
đồng thống khổ của Người, vào trong
tế hiến cứu chuộc của Ngài.
Vì
chính bởi tế hiến này, theo
tư cách là Thượng tế, mà Ngài là Đấng trung
gian chuyển
cầu trên trời, đúng như lời KT đã phán: Vì
Ngài đã tự hiến mình làm tế lễ, nên Ngài “…có thể chung tất cứu
những kẻ nhờ Ngài đến gần TC, sống
luôn mãi để chuyển cầu cho họ” (Hr 7.25).
b/ Bằng chuyển cầu này, Ngài
đảm nhận tất cả lời khẩn cầu
của họ, bao hàm cả lời chuyển cầu
của Đ.Maria trước tiên, những lời này
vốn chỉ có giá trị trước Chúa Cha, vì đã
được Ngài đảm nhận trong lời
chuyển cầu của Ngài.
ĐIỂM
2 - Bản Chất việc chuyển cầu của
Đ.Maria trước mặt Con mình.
Th.Bênađô diễn tả bằng một công
thức gẫy gọn: “Đ.Maria là Nữ-Trung-gian cho ta
trước tòa Đấng-Trung-gian” (là ĐK).
Tất cả mọi tác giả
đều nhất trí, và không chỉ các ngài mà hầu hết
mọi tầng lớp trong Kitô giáo đều hiểu: Việc
chuyển cầu của Đ.Maria cho ta được
mọi ơn là bởi
việc Người nguyện cầu, nghĩa là trình
bày trước TC hay CK Con của Người
các công việc và những nhu cầu của loài
người, xin TC đoái đến.
- Hãy nhớ
đến các hang toại đạo (nơi trốn lánh
cơn bắt đạo ngày xưa, đồng thời
cũng là nơi chôn cất thi hài các thánh tử đạo
ở Rôma), các nghệ sĩ, họa sĩ thời ấy
của HT thường vẽ Đ.Maria trong thái độ
giang tay cầu nguyện.
- Rất lâu trước Công Đồng Ephêsô
(năm 431), tâm thức Kitô giáo đã ưa nhìn nhận
nơi Đ.Maria có một uy quyền chuyển cầu
đặc biệt. Họ nghĩ rằng : Một bà
Mẹ TC hẳn phải được Con mình nghe Bà
cầu xin hơn bất cứ lời cầu xin nào của
các thánh lớn nhất trong Thiên quốc.
- Văn chương đạo đức
vẫn thường diễn tả niềm xác tín ấy. Và
rất sớm, người ta coi những lời khẩn
xin của Đ.Maria trên trời như không thể bị
Chúa từ chối: “Tất cả đều phải
nhượng bộ trước lời cầu xin của
Đ.Maria: Chúa Con như một người mắc nợ
phải nhận lời Mẹ mình cầu xin” (Georges de
Nicomédie, Oratio, PG 100, 1440).
Lời nói trên vào năm 880 chẳng diễn
tả gì khác hơn công thức: Đ.Maria là “Đấng
chuyển cầu rất thần thế” của các thế
kỷ sau này. Đức Lêô XIII nói: “Một quyền thế
(chuyển cầu) hầu như vô hạn đã
được TC ban cho Đ.Maria” (Adjutricem populi, trong Enseig.
Pontificaux, 122, n.169).
Lm. Bernard lưu ý: “Lời cầu xin của
Đ.Maria đã hẳn không thể có sức bằng
lời chuyển cầu của CG, nhưng có một
sức mạnh hơn các lời cầu xin của các thánh.”
(sđd, 448). Tức là chỉ thua kém lời chuyển
cầu của CG trước nhan Chúa Cha (Hr 7.25), vốn là
lời cầu có uy thế tuyệt đối. Lý do là vì
Chúa Cha yêu mến tuyệt đối Con chí ái của
Người, và vì Chúa Con tuân phục tuyệt đối Cha
Ngài:
“Lạy Cha, Con tạ ơn Cha vì
Cha đã nhận lời Con. Con biết
Cha hằng nhậm lời Con” (Ga 11.41t).
…“Vì Cha đã
yêu mến Con từ trước tạo thiên lập
địa” (Ga 17.24).
Đúng thế, các công
phúc vô cùng của Ngài đưa vào trong các lời nguyện
một uy tín khiến Chúa Cha không thể từ khước
được. Lm. F.X.Durrwell diễn tả : “CG ngự bên
hữu Cha và chuyển cầu cho ta bằng chính sự
hiện diện của Ngài (Hr 9.24)…một sự hiện
diện trong cung lòng Cha với 5 dấu tử
thương trên mình, bằng chứng của sự Ngài
vâng phục và thuộc về Cha đến nỗi hiến
thân chịu chết vì tội lỗi loài người.
Hiện diện ấy có sức nài ép yêu thương trên
trái tim TC vì ta.” (HMTuấn, ĐG PS, t.I, trang 206).
- Tuy lời chuyển cầu
của Đ.Maria không có
uy thế tuyệt đối như của CG Con mình,
nhưng Người cầu với niềm chắc
chắn được nhận của một bà Mẹ TC.
Không có vị thánh nào, cho dù đạt đỉnh trọn
lành hơn hết, đã có những quan hệ khôn tả
với Đấng Lời TC như Đ.Maria. Không có vị
thánh nào, dù cộng tác mật thiết với công cuộc
cứu chuộc của ĐK, (như Th.Phaolô chẳng
hạn), có thể sánh bằng vai trò đại đồng
của Đ.Maria trong hai mầu nhiệm chính của
phần rỗi chúng ta: Nhập thể và Tử nạn.
Th.Anselmô nói: “Những gì
các Thánh hợp cùng Mẹ mà có thể làm, thì một mình
Mẹ cũng có thể. Nếu Mẹ giữ thinh lặng,
không ai sẽ cầu xin cho chúng con, không ai sẽ giúp chúng
con. Nhưng xin Mẹ hãy cầu nguyện, lúc ấy
người khác sẽ cầu nguyện và giúp chúng con”
(Pseudo Anselme, Orat. 49 ad BMV PL 158. 946-948).
Biết thế, nhưng
1) Trong việc chuyển cầu cho ta
trước nhan Chúa Cha, không
được để ngang hàng ĐG và
Đ.Maria, cho dù ta có phân phô rằng lời chuyển cầu
của Đ.Maria tùy thuộc Con mình (HC GH, số 62).
2) Không được giải thích sự
chuyển cầu của Đ.Maria trên trời như bổ túc, hoặc thêm vào chút nào cho việc
chuyển cầu của CK, cũng hệt như sự
cộng tác của Người vào việc cứu chuộc
không thể bổ túc chút nào cho công việc cứu chuộc
đầy đủ của CK Đấng Trung gian duy nhất.
3)
Có thể hiểu việc chuyển cầu của
Đ.Maria trên trời là điều kiện cần
để lời cầu của ta và của các thánh
được chấp nhận, nhưng không
được phép hiểu việc chuyển cầu
của Người là
điều kiện cách nào, dù chút ít, cho lời
chuyển cầu của CK trước nhan thánh Chúa Cha
được hiệu nghiệm. Trái lại, chính
lời chuyển cầu của CK phục sinh vinh hiển
trên trời mới là điều kiện để lời
chuyển cầu của Mẹ Ngài được hiệu
nghiệm (xem HC GH, số 60 và 67).
4) Việc chuyển cầu của Đ.Maria phải hướng
về CK như nguồn ơn phúc, chính vì vậy,
việc chuyển cầu
của Đ.Maria hiện bây
giờ (trên trời) không thể nào khác với lúc
Người đang còn ở dưới thế.
Đức Giáo Trưởng Gioan Phaolô 2, trong Thông
điệp “MĐCT” (từ số 21), đã làm nổi
bật việc chuyển
cầu của Đ.Maria trước mặt CK Con mình,
nhờ lấy mẫu trong sự kiện Cana
được TM Ga 2.1-12 ghi lại.
Qua truyện đó, được thấy :
a) Đ.Maria có lòng quan tâm tới nhu cầu của loài
người. Người nhìn thấy sự hết
rượu, ám chỉ việc Người để ý
thấy sự nghèo túng và thiếu thốn mọi mặt của
loài người.
b) Đ.Maria làm môi giới.
Người đứng giữa Con mình và loài người
trong cảnh sống đầy thiếu thốn, nghèo túng
và khổ đau của họ. Mà “đứng ở
giữa”, tức là hành động như trung gian, nhưng
trung gian với tư cách là mẹ, Mẹ ý thức mình có
thể trình bày cho Con những nhu cầu của loài người.
c) Môi giới mang sắc thái một
sự chuyển cầu:
Đ.Maria khẩn cầu cho loài người. Lời
Người nói “Họ thiếu rượu” không chỉ là
trình bày, mà còn hàm ý chuyển cầu để quyền
năng cứu độ của Con mình bộc lộ ra,
nhằm giải thoát con người khỏi sự dữ
đang đè nặng trên cuộc sống của họ.
đ) Đ.Maria là phát ngôn viên của Chúa.
Đây là một khía cạnh thiết yếu khác trong vai trò
làm Trung gian và làm Mẹ của Đ.Maria, điều đó
được tỏ hiện qua lời Mẹ nói với
gia nhân: “Người bảo gì,
các anh cứ làm theo”. Như thế Người phát
biểu ý muốn của Con
mình, khi đưa ra một số đòi hỏi
cần được thi hành thỏa đáng, để
quyền năng cứu độ của Đấng Thiên
Sai được thực hiện.
Như vậy, ta có thể nói rằng:
đoạn TM này của Th.Gioan trình bày cho ta như một
lời loan báo đầu tiên, về
việc chuyển cầu của Đ.Maria trên trời.
Đã hẳn, từ khi
hồn xác được rước về trời, Người chuyển cầu
trước Con Cực thánh của Người, với
tư cách siêu việt hơn khi còn dưới thế.
Tuy vậy, người nữ đã từng tự nhận
là “Nữ tỳ TC” ngày Sứ thần Truyền tin, thì
cũng vẫn trung thành với danh hiệu đó, dù nay, khi
đã về trời, Người được dự
phần trong Vương quốc của Con Mẹ và
được tôn vinh làm “Nữ Vương Vũ trụ”,
Đ.Maria không từ bỏ vinh dự làm “Nữ tỳ TC”,
và cứ thi hành sự phục vụ mãi mãi cho tới lúc
hoàn tất vĩnh viễn việc cứu rỗi mọi
người được tuyển chọn.
·
Ý kiến của phía Giáo Hội ly khai
Để kết thúc, chúng ta vui mừng
nhận thấy bên phía GH cải chánh, cũng có những nhà
thần học chủ trương quan điểm gần
gũi với Công giáo chúng ta.
- Mục sư Max
Thurian đã
nhắc nhở cho các Giáo-Hội Cải-chánh rằng:
Lời chuyển cầu không có gì xa lạ
với tinh thần TM! Ông viết: “Chẳng phải lời
cầu nguyện cho nhau, cầu cho kẻ khác, cầu cho
mình là những biểu lộ có ý nghĩa nhất về
mầu nhiệm thông công giữa các thánh trong HT sao? Cùng
với lời (Chúa) và Thánh Thể, lời cầu thay là
chất xi-măng gắn chặt Cộng đồng
Kitô-giáo với nhau…
Nếu chúng ta có thể xin anh em còn sống
cầu thay cho ta, tại sao,
khi ta chắc chắn rằng những anh em đã qua
đời đang sống trong CK, ta lại không thể xin các anh em lành thánh đã qua
đời ấy cầu nguyện (cho ta)…? Như người ta
nại đến sự chuyển cầu của CK,
tại sao người ta lại không xin những
người đang sống trong thân mật với Ngài
cầu thay cho mình? Họ không lìa khỏi chúng ta hơn lúc
họ còn sống đâu! Th.Phaolô, Th.Phêrô hay Đức Bà Maria… vẫn ở
gần ta như các vị đã từng ở gần
các người đồng thời trong HT lúc ấy.”
(Mariology, 317-318).
Lập luận của mục sư
M.Thurian đã đưa ta từ sự chuyển cầu
của các tín hữu còn sống cho nhau, đến sự
chuyển cầu của họ khi đã qua đời, khi
họ vào trong sự sống của CK. Bởi vì họ vẫn sống, tuy
đã lìa trần, như chính ĐK đã quả quyết:
“TC không
phải là TC của kẻ chết, mà là của người sống, vì đối
với Người, tất cả đều đang
sống.” (Lc 20.38),
và chính vì thế mà Môsê đã
gọi TC là “TC của Abaham,
của Isaac, và của Giacob”, là những người
hiện đang sống, tuy đã rời bỏ thân xác và lìa
trần.
- Cũng trong
chiều hướng ủng hộ việc trung gian
chuyển cầu của Đ.Maria, Mục Sư Martin Leuner nói: “Khi một
người Công giáo cầu Đ.Maria, họ không cầu
với Bà như cầu cùng TC hay CK, họ cầu với Bà
là để Bà chuyển cầu cùng TC hay CK đến
giúp chúng ta”.
Ông nói tiếp: “Kinh Kính Mừng Maria không là
một lời cầu nguyện (theo nghĩa mạnh), vì
đọc kinh ấy, chúng ta nói với Đ.Maria không
phải để Người trực tiếp cứu giúp
ta, nhưng để Người
chuyển cầu cho ta. Người ta không nói với TC:
“Xin chuyển cầu cho chúng con”, vì chuyển cầu là
việc làm của các thụ tạo của Người…Và
bởi vì trong kinh Kính Mừng Maria của GH La Mã dâng lên ca
tụng Đức Trinh Nữ, có kèm theo sau một lời
khẩn cầu như thế này “Thánh Maria, Đức
Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con…”, cho nên ông Vilmar coi kinh Kính Mừng
là điều có thể hoàn toàn chấp nhận
được đối với các tín đồ Tin Lành.
“Mà quả thật, nếu
thực có một sự thông công sống động
với các thánh trên trời, thì làm sao người ta có
thể phản đối việc khẩn cầu với
Đ.Maria để xin Bà chuyển cầu cho chúng ta?… Chính
vì thế mà cùng với ông Vilmar ở điểm này, tôi tách lìa khỏi các công thức
tuyên tín của GH Lutherianô và tôi nói: Nếu có một tín
đồ Tin Lành nào sùng kính Đức Trinh Nữ, mà
cảm thấy nhu cầu thỉnh thoảng dâng lên cho
Mẹ cao sang của TC một kinh Kính Mừng sốt
sắng, tín đồ ấy cứ việc làm với
lương tâm hoàn toàn yên ổn! Vì kinh Kính Mừng hoàn toàn
có tính Kitô-học, nó nhắc ta nhớ luôn đến
việc Nhập thể (của CK), và lời nguyện xin Đ.Maria
chuyển cầu cho chúng ta, không hề làm tổn
thương chút gì đến sự trung gian độc
nhất của CK, cũng như đến vinh quang dành cho
mình TC (Soli Deo gratia)”.
Trước quan điểm xích
lại gần đó của một số nhà thần
học của GH cải chánh (Tin Lành), Công Đồng Vat 2
diễn tả niềm vui mừng: “Thánh Công Đồng
rất vui mừng và được an ủi, khi thấy
ngay giữa các anh em ly khai không thiếu những
người dâng lên Mẹ Chúa Cứu Thế vinh dự
Người đáng được”. (HC GH, số 69).
Trích dẫn một việc cầu nguyện rất
cảm động của Đức Mẹ: Ngày 8-12-1981, sau khi nói vài lời
với các thị nhân, “Đức Mẹ quì cúi sâu xuống,
trang nghiêm đưa hai tay ra, và cầu nguyện cùng Chúa
Giêsu :
“Hỡi Con yêu dấu của Mẹ, Mẹ nài xin
Con sẵn lòng tha thứ cho thế giới tội lỗi
nặng nề của họ đã xúc phạm đến
Con.”
|