C/ Đ.Maria,
gương mẫu của HT trong tư cách là Mẹ.
Chức vị
làm Mẹ của Người bao trùm lấy cả HT.
Sứ mệnh (làm Mẹ) của Người khởi
sự, khi Người ban cho ĐK một thân thể xác
thịt, giờ đây, Người ban cho ĐK một thân
thể thiêng liêng. Với máu và sữa mình, Người
đã tạo nên thân thể cá nhân ĐK; với tấm lòng,
với tình âu yếm luôn hành động, Người đã
gầy tạo nên Nhiệm Thể của Chúa. Giêsu chỉ
là “Con đầu lòng” (Lc 2.7).
Như Eva, Maria là “Mẹ các
kẻ sống” (St 3.20).
Người tìm các kẻ được tiền
định để kết hiệp họ với CK.
Tất cả những ai được tiền
định có ơn thánh, cũng được tiền
định làm con cái Người. Người gắng công
để làm các linh hồn nên một trong Nhiệm Thể.
Đó là công việc của chức năng làm mẹ:
người mẹ tạo các chi thể trong lòng, và kết
hợp chúng thành một thân thể thế nào, thì Đ.Maria
cũng gầy tạo mỗi phần chi thể mầu
nhiệm của CG và kết hợp họ cách sống
động với Ngài là Đầu như thế.
“Trong Kinh cầu
Đức Bà, ta cầu khẩn Người dưới
tước hiệu “Hòm Bia Giao ước”. Hòm bia Giao
ước của CƯ, chứa đựng trong thầm lặng
của Cung Cực Thánh hai tấm bia đá tạc 10
Điều Răn TC, là của quí báu của Dân Chúa, cũng
đồng thời là sức phù hộ và sự trông
cậy của họ. Cũng vậy, Đ.Maria là Hòm Bia Giao
ước của HT, Người là mãnh lực thầm kín
của HT, là quả tim của sự thánh thiện HT,
nhưng luôn ẩn mình khi hành động, song lại
đứng ở đầu nguồn sự sống
của HT. Như mọi bà mẹ, Người ẩn mình
trong thầm kín của gia đình, nhưng ban phát sự
sống.” (M.V.Bernadot trang 28-29).
“Chính vì HT mà
Người đã nán lại trần gian sau ngày Chúa Kitô Con
của Người lên trời. Người làm cho HT
những gì Người đã làm cho CG. Như một
người Mẹ, Người lo lắng săn sóc HT
sơ khai. TK đã ghi lại cho ta một cảnh tuyệt
đẹp: Các tông đồ và anh em CG tụ họp quanh
Người trong cùng một tinh thần và trong kinh
nguyện (Cv 1.14). Họ cần có Người để
bảo tồn tinh thần CG và để khỏi nao núng
trong cuộc bắt bớ đang chớm phát. Những nguy
hiểm rình hại trẻ sơ sinh ở Bêlem (x. Mt 2.), nay
cũng rình hãm hại Nhiệm Thể non nớt của Ngài
(Kh 12.17).
Chính vì đã linh cảm được
những điều ấy, nên sau khóa 3 của Công
Đồng Vat. II, Đức Giáo Trưởng Phaolô 6 đã
công bố Đ.Maria là “Mẹ Hội Thánh” (Diễn từ
ngày 21-11-1964).
Đáng mừng nhất là mới đây, ngày
03/03/2018, Toà thánh Vaticăng đã công bố Sắc lệnh
của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích, ký
ngày 11 tháng 2 năm 2018, thiết lập Lễ kính nhớ
ĐTN Maria, Mẹ Hội Thánh.
Sắc lệnh ấy cho
biết những lý do của việc thiết lập
lễ này:
“Việc ĐTN Maria, Đấng
vừa là Mẹ của Chúa Kitô vừa là Mẹ của
Hội Thánh, đã được khơi lên trong suy
tư của HT từ những gợi ý của Th.Aogutinô và
Th.Lêô Cả Giáo Hoàng (hồi xa xưa). Theo Th.Aogutinô,
Đ.Maria là Mẹ của các chi thể CK, vì Mẹ đã
yêu thương cộng tác vào việc tái sinh các tín hữu
trong HT. Theo Th.Lêô, khi Đầu được sinh ra
thì toàn thân thể cũng được sinh ra, vì thế
Đ.Maria vừa là Mẹ của CK, Con TC, vừa là Mẹ
của các chi thể của nhiệm thể Ngài chính là HT.”
Cũng theo
Sắc lệnh ấy, những khẳng định liên
quan đến tư cách Đ.Maria là Mẹ HT “còn có
nguồn gốc lên cao hơn nữa, đạt đến
cao điểm nơi hy tế thập giá, ở đó
Mẹ đã đón nhận lời trối trăng
đầy yêu thương của CG Con Mẹ (x. Ga 19.25-27),
và nơi người môn đệ được Chúa
sủng ái, Mẹ đã tiếp nhận mọi người
như những người con được tái sinh vào
đời sống thần linh, và như thế, Mẹ
đã trở nên người Mẹ từ ái của HT.”
- Theo gương Đ.Maria, Hội
Thánh cũng là Mẹ.
Th.Phaolô nói:
“Giêrusalem trên cao (= HT) là Mẹ chúng ta” (Gal 4.26).
Th.Aogutinô (+430)
viết: “HT cũng là trinh nữ và là Mẹ, HT bắt
chước Đ.Maria, Đấng đã sinh ra Chúa chúng ta.
HT cũng sinh ĐG, vì HT sinh ra những kẻ chịu phép Rửa
tội là chi thể của Ngài (1Cr 12.27). Vậy HT rất
giống Đ.Maria.” (PL 40, 249; 46,938).
“Khi chiêm
ngưỡng sự thánh thiện siêu phàm và noi gương
bác ái của Đ.Maria, và khi trung thành chu toàn thánh ý Chúa Cha, HT cũng được làm
Mẹ vì lãnh nhận lời TC trong đức tin :
thực vậy, nhờ rao giảng và ban bí tích Thánh Tẩy,
HT sinh hạ con cái, những người được
thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và được TC
sinh ra cho đời sống mới và bất diệt…” (HC
GH, số 64).
Là Mẹ, HT còn nuôi dưỡng con cái
từ khi sinh cho đến lớn bằng sữa của
Lời Chúa (l Pr 2.2), và bằng bánh Mình Thánh CK: “HT không
ngừng lấy Bánh ban sự sống từ bàn tiệc
Lời Chúa và bàn tiệc Mình CK để trao ban cho các tín hữu…
Lời Chúa có sức mạnh và quyền năng có thể
nâng đỡ và tăng cường cho HT…, đồng
thời đem đến cho con cái HT sức mạnh
của đức tin, lương thực của linh
hồn, nguồn sống siêu nhiên tinh tuyền và
trường cửu.” (HC Lời TC, số 21).
- Làm Mẹ trong đau
đớn
Trong sách Khải huyền, hình ảnh
người Phụ nữ “đang
quằn quại sinh con” (Kh 12.2), ám chỉ về HT Dân TC
trước tiên, nhưng cũng ám chỉ cách cụ
thể về Đ.Maria dưới cây thập giá, đã
hợp các đau đớn thống khổ của mình vào
hiến tế cứu chuộc của CG để sinh ra
các con cái, vì chính vào lúc ấy vang lên lời trăng trối
của CG: “Hỡi bà, này là con
bà…” là đứa con vừa sinh ra trong đau đớn
quằn quại.
Ngay từ thời Trung cổ, Rupertô thành Deutz (+1130) đã
nói: “Với những đau đớn ở cữ (Kh 12.2)
kết hợp với cuộc khổ nạn của Con
Một mình, Đ.Maria diễm phúc đã sinh ra sự cứu rỗi cho ta (nghĩa
là ban sự sống là ĐK cho ta), vì thế Người là
Mẹ chúng ta hết thảy… (In Johan.13; PL.169, 789t).
Nhưng cuộc
sinh hạ này không chỉ sinh trong đau đớn: “Khi sinh con, người đàn bà
lo buồn vì đến giờ của mình, song ĐG báo
trước: “Sinh con rồi,
thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi
được chan chứa niềm vui vì một con
người đã sinh ra trong thế gian.” (Ga 16.21). Đ.Maria
dưới cây thập giá, đang hợp đau đớn
thống khổ của mình với tế lễ hy sinh
của ĐG trên thập giá, như thể đang quằn
quại để sinh ra các con cái, đến khi vừa nghe
ĐG phán: “Này Con bà đây!”
Thế là Người quên hết đau đớn, chỉ
còn vui mừng vì đã có một người – là nhân
loại – sinh ra trong
đời sống thần linh, trong Vương quốc TC,
“cho đời sống mới và bất diệt” (HC GH,
số 64).
Đến lượt HT làm Mẹ sinh con cái thì cũng giống vậy: Trong việc ban
phát các ân sủng, nhất là bởi rao giảng và ban các bí
tích, HT cũng quằn quại đau đớn, có khi còn
phải đổ máu ra… Kể làm sao hết những
đau đớn quằn quại đã xảy ra cho HT và
cho các vị tông đồ của HT, nói chung cho tất
cả những người cộng tác bằng công
đức, bằng cầu nguyện, bằng hy sinh,
bằng máu và nước mắt, vào việc sinh ra và
dưỡng dục các con trai và con gái của HT. Th.Phaolô đã
trải qua kinh nghiệm ấy và ông viết cho giáo hữu
Galat:
“Này anh em, con cái của tôi,
những kẻ tôi lại phải quặn đau mà sinh ra,
mãi cho đến khi nào ĐK được thành hình trong
anh em!” (Gal 4.19).
Nhưng sau khi sinh ra con cái, HT cũng quên
hết đau đớn, chỉ còn vui mừng vì đã sinh
ra những đứa con trai con gái cho đời sống
mới và bất diệt.
- Nhờ tác động của Thánh Thần
Chức làm Mẹ của HT còn giống
chức làm Mẹ của Đ.Maria ở chỗ: do tác động của Chúa Thánh
Thần mà Người được thụ thai và làm
Mẹ (Lc 1.35), thì HT cũng vậy, “HT sinh hạ
những người con, được thụ thai bởi
phép Đức Chúa Thánh Thần.” (HC GH số 64)
Cuộc sinh hạ thần diệu ấy
diễn ra thế nào?
Đó là cuộc sinh hạ “bởi Thần
khí” vọt ra từ thân thể Đấng bị
đóng đinh (Ga 19.30) và được tôn vinh (Ga 7.38-39),
mà hồi còn ở tại thế, ĐG đã nói cho ông
Nicôđêmô:
“Quả
thật, quả thật, tôi bảo ông : ai không sinh bởi
nước và Thần Khí thì không thể vào được
Nước Thiên Chúa, 6 Sự gì sinh bởi xác
thịt là xác thịt; sự gì sinh bởi Thần Khí là
thần khí. 7 Ông đừng
ngạc nhiên vì tôi nói : các ông cần phải được
sinh lại bởi trên.” (Ga 3.5-7)
Thông Điệp MĐCT (số 43) bồi
thêm: “Vì được Chúa Thánh Thần ban sức sống,
HT sinh ra những người con nam cũng như nữ
trong gia đình nhân loại để sống một
đời sống mới trong ĐK.”
- Có Đ.Maria cộng
tác
Sau đó (số 44), Thông Điệp vạch
rõ: “Đ.Maria không phải chỉ là gương mẫu và
hình ảnh của HT, nhưng còn hơn thế,
Người cộng tác vào việc sinh hạ và
dưỡng dục những người con nam cũng
như nữ của Mẹ-Hội-Thánh” bằng việc
trung gian mọi ơn phúc của mình…
HT không thể thực hiện tốt vai trò làm Mẹ
của mình nếu không nhờ sự trung gian đặc
biệt này của Đ.Maria.”
Đ/
Đ.Maria, mẫu gương Tông đồ
Ta còn có thể nói rằng: Đ.Maria là gương mẫu cho HT trong việc Tông
đồ. Nghĩa là thế nào?
Như ta đã biết, Đ.Maria thuộc
giới phụ nữ, không thuộc hàng giáo phẩm, không
được CK trao cho sứ vụ làm tông đồ
trực tiếp, đi rao giảng TM và thu nạp môn
đệ, nhưng Người làm tông đồ theo nghĩa căn bản này: Mang
CK trong mình rồi đem Ngài đến cho người khác
đón nhận trong tin yêu. Đ.Maria đã làm như
thế nhờ cầu nguyện, hi sinh và các việc làm khác,
chẳng hạn chúng ta thấy Người đi thăm
viếng gia đình bà Elidabét: Người đã đem CK
đang trong lòng mình tới gia đình ấy, để thánh
hiến cách riêng Gioan Tẩy Giả làm ngôn sứ ngay trong
lòng mẹ ; hoặc sau này,
trong HT sơ khai, có lý mà tin rằng, những ai đến
với Người chẳng ai về không mà không nhận
được từ Người ánh sáng của CG Con
của Người, và sự vỗ về an ủi, sự
khích lệ trong đau khổ, v.v…
Thông Điệp MĐCThế (số 41) còn
nói: “Vì thế, Đ.Maria trở thành người đầu tiên trong số những
người phục vụ ĐK nơi tha nhân, những
người này khiêm nhường và kiên nhẫn dẫn
đưa anh em mình đến cùng Đức Vua… Khi
đã về Trời, Đ.Maria không từ bỏ vai trò
(phục vụ) cứu độ… cho tới lúc hoàn tất
vĩnh viễn việc cứu rỗi mọi người
được tuyển chọn…”.
Có một điều đáng ngạc nhiên là
Công Đồng Vat.2 coi tính
từ mẫu của Đ.Maria là động lực
của việc tông đồ: “Trong hoạt
động tông đồ, HT thật có lý khi nhìn lên
gương mẫu là Người Mẹ đã sinh ra ĐK,
để đến lượt HT, ĐK cũng
được sinh ra và lớn lên trong lòng các tín hữu
nhờ HT. Phải, Đ.Maria là một gương mẫu
của tình yêu thương mang đậm tính từ
mẫu. Tính từ mẫu này
của Đ.Maria phải là động lực cho
tất cả những ai cộng tác vào sứ mệnh tông
đồ của HT để tái sinh nhân loại” (HC GH,
số 65).
Thật thế, khi HT làm việc tông
đồ bằng lời rao giảng và ban các Bí tích, cách
riêng phép Thánh Tẩy, nhờ đó HT sinh hạ những
người con vào trong đời sống bất diệt
của TC, rồi nuôi dưỡng bằng sữa lời
Chúa và bánh Mình Thánh Chúa, trong tất cả những việc
ấy, HT phải noi gương từ mẫu của
Đ.Maria, Người đã
đối xử yêu thương thế nào với ĐG,
HT cũng phải đối xử yêu thương như
thế với con cái mình.
E/ Đ.Maria, gương
mẫu hoàn thiện của Hội Thánh
HT thấy sự toàn thiện của mình
được thực hiện nơi Đ.Maria:
Người là gương
mẫu, nhưng không là gương mẫu ở xa mà
HT sẽ gắng nhìn lên để noi gương, trái
lại như một sự
thực hiện đầu mùa của sự thánh thiện
của chính mình.
HC GH (số 65) của Công Đồng Vat 2 cho
biết: “Trong con người của ĐTN Maria, HT đã
đạt tới sự toàn thiện, nhờ đó “không còn vết nhơ hay nếp
nhăn (Ep 5.27)”, tuy nhiên (cá
nhân) các Kitô hữu thì
vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội
lỗi để tiến
trên đường thánh thiện. Vì thế, họ
ngước mắt nhìn lên Đ.Maria là một mẫu
gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể
cộng đoàn những người được
chọn. Nhờ thành kính tưởng nhớ Đ.Maria và
chiêm ngưỡng Người trong ánh sáng của Ngôi
Lời Nhập Thể, HT cung kính tiến sâu hơn vào
mầu nhiệm Nhập Thể cao cả, và càng ngày càng nên
giống Phu quân mình hơn.
“Thật vậy,
Đ.Maria đã qui tụ và phản chiếu nơi mình
những đòi hỏi cao cả nhất của đức
tin, cho nên khi các tín hữu nghe rao
giảng về Người và tôn sùng Người, họ
được Người mời gọi đến Con
của Người, đến với hy lễ của Ngài
và đến với tình yêu của Chúa Cha. Khi tìm kiếm
vinh quang CK, HT ngày càng nên giống khuôn mẫu cao cả
của mình (là Đ.Maria) hơn, luôn tiến tới trong
niềm tin, cậy, mến, tìm kiếm và vâng theo thánh ý TC
trong mọi sự”.
- Đ.Maria, hình ảnh cánh-chung của thời
tận thế
Đ.Maria không chỉ là gương mẫu
các nhân đức như trên vừa nói, Người còn là hình ảnh cánh-chung cho HT
vươn tới vào ngày tận thế. HC GH (số 68)
viết: “Nếu ngày nay, Mẹ CG đã được vinh
hiển cả hồn xác trên trời, là hình ảnh và
khởi đầu của điều mà HT sẽ hoàn thành
ở đời sau; thì ngay dưới đất này,
Người cũng tỏa sáng như dấu chỉ
của lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho
dân Chúa đang lữ hành cho tới ngày Chúa đến (x. 2
Pr 3.10).”
Thông Điệp MĐCT (số 6) dẫn
giải: “Cuộc lữ hành đức tin không còn là
điều mà Thân Mẫu Con TC phải hoàn thành nữa, vì
khi đã đạt được tôn vinh trên trời bên
Con của mình, Đ.Maria vĩnh viễn băng qua bậc
thềm ngăn cách niềm tin với ơn hưởng
kiến “mặt nhìn mặt” (1Cr 13.12). Tuy nhiên, dầu đã
đạt tới tình trạng cánh-chung, Đ.Maria vẫn
luôn luôn đồng thời là “Ngôi sao biển” (Maris Stella)
chiếu soi dẫn đàng cho tất cả những ai rong
ruổi trên đường lữ hành trong đức tin,
khi họ ngước mắt lên Người bất cứ
ở chốn nào trong cuộc đời này.”
- Ta sẽ được nên vinh hiển
giống như Đ.Maria
TC đã thực hiện trước nơi
Đ.Maria điều Ngài sẽ thực hiện chung cho HT
và cho mọi tín hữu trung thành với ơn gọi.
Như Đ.Maria, cả thân xác khốn hèn của ta cũng
sẽ được biến đổi thành thân xác vinh
hiển như thân xác của Người.
M.Bobichon (sđd, tr.166-168), góp ý: “Do ý
định tuyệt vời của Chúa Cha, việc tôn vinh
Đ.Maria (trọn vẹn cả hồn xác lên trời) là
việc mà qua đó TC chứng nhận rằng: Đ.Maria
không chỉ là Mẹ Chúa Con lúc ở dưới thế, bây
giờ lên trời, Người vẫn là Mẹ Ngài, mối
dây liên kết Người với người Con ấy thì
vinh quang trên trời không làm đứt được… Qua
việc tôn vinh đó, chẳng phải TC muốn nhắc
nhở một cách sống động, cho ta nhớ
rằng Người nhìn nhận thân xác ta có một
tầm quan trọng: Thân xác không là một thành phần
tùy phụ hay xa lạ với ta (hay đáng khinh chê vất
bỏ, để linh hồn được siêu
độ). Nếu thân xác đáng khinh chê, TC đã chẳng
cho thân xác ĐG Con của Người sống lại.”
Và khi cho thân xác ĐK sống lại thì chúng
ta cũng được ăn theo, như lời thư 1
Corintô làm chứng :
“Quả
thế, như mọi người vì liên đới với
A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ
liên đới với Đức Kitô, cũng
được TC cho sống.” (15.22).
Ngay
tại cõi đời này, TC dứt khoát thu nhận thân mình
chúng ta “đã được TC
cho sống”, làm chi thể của ĐK và làm đền
thờ Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6.13-15,19). Còn đến sau này
thì TC hoàn tất công trình cứu độ, bằng cách không
những cho chúng ta sống lại mà còn biến
đổi thành bất diệt, bất tử như
lời Th.Phaolô viết :
“Đây tôi nói cho anh em biết
mầu nhiệm này :…. tất cả chúng ta sẽ
được biến đổi, …
khi tiếng kèn cuối cùng vang lên…, chúng ta, (những kẻ
còn sống sót) chúng ta sẽ được biến
đổi. 53 Quả vậy, cái thân phải hư
nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt ; và cái
thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất
tử.” (1 Cr 15.51-53)
Chỗ khác Th.Phaolô diễn tả rõ hơn :
“Từ
trời cao sẽ đến Vị Cứu Chúa mà ta ngóng
đợi, CG Kitô, Ngài sẽ biến đổi thân xác
khốn hèn của ta sao nên đồng hình dạng với
thân xác vinh quang của Ngài, chiếu theo phép mầu làm Ngài
bắt cả vạn vật hàng phục Ngài” (Pl 3.20-21).
Công trình cứu độ toàn diện
tuyệt diệu đó của TC, đã khởi sự
với CK phục sinh, thì TC thực hiện nơi Đ.Maria đầu tiên khi cho Người lên trời
cả hồn xác (x. 1Cr 15.22-23).
Đ.Maria đã
đón nhận vinh quang này để cho tất cả
mọi con cái đều vui mừng, để cho lòng
trung tín (với lời hứa cứu rỗi) của TC Cha
và quyền năng của Danh Giêsu được tôn
dương (x. 2Cr 1.18-22; Pl 2.9-11).
Hơn nữa “Người đã đón
nhận vinh quang ấy để
làm Đấng trợ giúp HT, và trợ giúp mỗi
người chúng ta trên con đường đạt vinh
quang ấy… Quả thật HT vẫn hướng về
Thân Mẫu Đấng Cứu Thế để nài van: “Xin
hãy cứu giúp chúng con”, vì HT nhìn thấy vị Thân Mẫu
diễm phúc của TC hiện diện sâu xa trong lịch
sử loài người… HT nhìn thấy Người hiện
diện và trợ lực bằng tình Mẹ trong mọi
vấn đề phức tạp ngày nay và đang đi theo
cuộc sống của mỗi người, của các gia
đình và các quốc gia; HT nhìn thấy Người cứu
giúp đoàn dân Kitô giáo đang liên lỉ đấu tranh
giữa sự thiện và sự ác để đoàn dân
ấy không gục ngã, hoặc nếu vấp ngã lại
chỗi dậy được” (MĐCT, số 52).
G/ Ưu việt của Đ.Maria
Trong mối tương quan với HT,
Đ.Maria vẫn giữ một sự ưu việt
trổi vượt HT: Khi ta nói Đ.Maria và HT giống nhau
ở nhiều điểm, không phải là nói Đ.Maria và
HT bằng nhau, một mình Đ.Maria đã đủ là Giêrusalem,
là Hiền Thê, là Mẹ. Còn nói gì đến phẩm giá riêng
của Người, là Đức Thánh Nữ đồng
trinh, là Mẹ TC, là trung
gian các ơn, v.v… Đ.Maria
trổi vượt trên HT tuy vẫn không ở ngoài HT,
Đ.Maria là phần tử cao quí tuyệt hảo nhất.
“Không kể chức vị làm Mẹ TC đã
đặt Người lên đỉnh chót vót mà HT không
thể nào có, và ơn Vô Nhiễm đã làm cho Người
trổi vượt mọi thành phần khác của HT,
họ sinh ra đã nhuốm vết đen tội lỗi, và
trong cuộc đời đã vấp phạm bao nhiêu
lầm lỗi… Họ đã phải: “giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con
Chiên” (Kh 7.14) trong Bí tích Rửa tội và Giải tội.
Còn Đ.Maria thì vô nhiễm nguyên tội, và trọn
đời không dính dáng chút bơn nhơ tội lỗi nào.
Chính Đ.Maria chuyển cầu cho HT, cho mọi cấp
bậc trong HT: hàng Giáo phẩm Giáo sĩ, bậc
đồng trinh, tu sĩ, giáo dân, mọi gia đình, mỗi
người… được đạt sự thánh
thiện.
“Thật Người là Vinh quang của
Giêrusalem mới (= HT), là niềm hân hoan của Israen mới,
là vinh dự của dân tộc thánh (X. Gđt 15.9-10). Đ.Maria là Mẹ HT, là
Mẹ siêu nhiên của cả chủ chăn lẫn tín
hữu và của mọi tâm hồn” (Trích phỏng theo M.
Dubois, 368-370). Đức Phaolô 6, ngày 21-11-1964 khi tuyên dương Đ.Maria là Mẹ HT,
đã đưa ra những lý lẽ sau đây:
“Tước Mẹ HT
của Đ.Maria được xây
dựng vững chắc trên địa vị Người
là Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể : do bởi Người
là Mẹ ĐK, mà ĐK vừa khi mặc lấy bản
tính loài người trong cung lòng Mẹ, đã gắn bó
Nhiệm Thể mình là HT vào với chính mình là Đầu,
vì thế với tư cách là Mẹ ĐK (Đầu),
Đ.Maria cũng phải được coi là Mẹ
của các giáo hữu và các chủ chăn, nói tóm là Mẹ
của HT”.
Dĩ nhiên nền tảng
của hai “chức làm Mẹ” (Mẹ CK và Mẹ HT) đó
của Đ.Maria vẫn khác nhau: Với ĐK, Người
làm Mẹ vừa về diện thể lý, vừa về
diện siêu nhiên. Với HT, Người làm Mẹ về
diện “siêu nhiên” mà thôi. (Mari-học, tr.214-21)
***
Kết luận:
Nhìn sâu vào tương quan Đ.Maria với HT,
ta đã thấy rõ hơn mầu nhiệm của HT.
Nhưng không nên chỉ coi HT
như là Mẹ, chúng ta là con cái mà thôi, vì HT còn là chính chúng ta.
Mỗi người tín hữu mang và sống mầu
nhiệm HT trong đời mình. Nhận định
được như thế, không thể nào ta còn lơ là
với HT, coi HT như một vật khách quan ngoài chúng ta,
tệ hơn nữa như một bộ máy cai trị, hay
một tổ chức uy quyền xa lạ… Nhận
định như thế, ta không thể không gắn bó yêu
mến HT, vì HT cũng là chính chúng ta vậy.
Tước hiệu Đ.Maria
làm Mẹ HT, tựu trung xem ra cũng đồng nghĩa
với tước “Mẹ các tín hữu”, thành ra chẳng có
gì lạ, tuy vậy tước ấy bị chống
đối rất nhiều. Một trong những lý do
được viện ra là “không lợi cho việc
hiệp nhất các Giáo Hội”, vì có những GH không
nhận Người là Mẹ.
Bởi tước hiệu này
“không lợi cho việc hiệp nhất các Giáo Hội”, nên
trong HC GH của Công Đồng Vat.2 không có tước
hiệu này, tuy ở số 61 lại nói rằng :
“Người thật là Mẹ chúng ta trên bình diện ân
sủng”. Và Đức Phaolô 6 đã tuyên dương
tước đó trước mặt các Nghị phụ
họp Công Đồng (xem Doc. Cat. 06-12-1964, số 1437).
|