Hiệp
nhất với anh em Thệ phản :
- Ms. R.Schutz
phản ánh những chướng ngại và những lý do hy
vọng, khi ông viết trong cuốn “Le Magnificat” của
Martinô Luthêrô (édit. Salvator, 1967). Trước hết, ông
đưa ra một nhận định tình hình :
“Chúng ta phải đếm kể đến
gánh nặng của một lịch sử dài hơn 4
thế kỷ, ở đó, cứ từng giai đoạn
nối tiếp nhau, Đức Trinh Nữ Đức Maria
đã trở thành chủ đề đối địch
nhau, ngay cả chia rẽ nhau giữa các kẻ cùng
được Thanh Tẩy. Những người Thệ
Phản, với ý định giữ mình khỏi lâm vào
những điều họ cho là quá khích – đôi khi còn cho là
“sùng bái ngẫu tượng” nữa – trong thái độ tôn
sùng Mẹ Đức Kitô của người Công Giáo,
họ đã đi đến chỗ đưa ra một
phản đối chính Người Mẹ ấy.
“Còn những người Công Giáo, bị xúc
động bởi những cái mà trong phản ứng
của người Thệ Phản họ coi là quá đáng –
và nhiều khi là phạm thượng – họ đã gia
tăng những biểu lộ sùng kính Đức Trinh
Nữ Đức Maria đến mức gây ra một
sự mất quân bình ngay ở trong toàn bộ việc tôn
sùng: họ làm thế vì hi vọng dùng những biểu
lộ tôn kính vừa nhiều vừa đẩy xa như
thế mà đền bù lại điều xúc phạm
đến tình yêu dâng lên Mẹ Chúa Kitô.
“Như thế, người ta lâm vào một
thế phản ứng dây chuyền, trong đó thái
độ người này gây phẫn uất mạnh hơn
nữa trên tình cảm của người kia. Ngay suy tư
thần học đã chẳng phản ánh tình trạng
đó sao, khi trở thành bút chiến hộ giáo?..
Rồi ông cho biết : “… Ngày nay, với mong
muốn được gỡ khỏi những phản
ứng vô-lý-tính đó, chúng ta có thể nhìn lên Mẹ Chúa
Kitô, Nữ tỳ Chúa và hình ảnh của Giáo Hội. Chúng
ta muốn thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn những
chống đối mà lịch sử quá khứ đã giam
hãm chúng ta. Phong trào Đại kết ngày nay đã tạo ra một
thái độ mới về khía cạnh ấy.
Trong các Giáo Hội Thệ Phản chú trọng lịch
sử (Eglises protestantes historiques), người ta không còn
thấy chống đối kịch liệt Đức
Trinh Nữ nữa. Sự chống đối ấy
chỉ còn dây rớt trong một vài nhóm. Trong Thệ
Phản giáo, có một lòng sùng kính Mẹ Đức Kitô,
thường được đặt trong tương
quan với xác quyết về vai trò người phụ
nữ trong Giáo Hội.
“Trong Công Giáo, cuộc canh tân hiện
đại đã lập lại thế thăng bằng
giữa lòng tôn sùng Đức Maria với mầu nhiệm
Đức Kitô và Hội Thánh. Bằng chứng là
chương 8 của Hiến Chế về Hội Thánh
(của Công Đồng Vat 2). Những tương quan
giữa Đức Maria và Giáo Hội được
thảo luận khởi từ xác quyết Chúa Kitô là
Đấng Trung gian.
“Nguyện vọng tuân theo lời dạy
của Chúa Kitô về vấn đề hiệp nhất Giáo
Hội Ngài, đòi tất cả chúng ta phải dấn thêm
những bước vượt bực khác. Chúng
tôi luôn luôn mong đợi những anh em Công
Giáo và Chính thống giáo điều này: trong các hình thức
biểu lộ lòng sùng kính, tình yêu mến chân thực
vốn có của họ đối với Mẹ Chúa Kitô
phải được biến hình siêu thoát (transfiguré). Chúng
tôi xin họ hãy thanh lọc lòng tôn sùng Đức Maria
khỏi những sự phình to quá lạm (excroissance),
hầu Đức Trinh Nữ Đức Maria luôn
được giữ trong sự khiêm nhường sâu
thẳm được Kinh Thánh nhìn nhận là tư cách
đặc biệt của Người, trong một
cuộc sống ẩn dật bên cạnh Đức Kitô.
“Chúng tôi chờ đợi ở các anh em Công
Giáo việc nhấn mạnh mối tương quan của
Đức Trinh Nữ Đức Maria với tất cả
Giáo Hội, hầu đừng bao giờ đặt
Người trong trạng huống ngược với thái
độ khiêm nhường và phục vụ của
Người, Đấng đã muốn trước tiên là
“Nữ tỳ của Chúa”.
“Một điều hiển nhiên là trong
việc tôn sùng Đức Maria, bất cứ chút gì
ngược với vai trò khiêm nhường của
Người, bất cứ cái gì đưa đến
biểu lộ lòng tôn sùng bằng những danh từ “tôn
vinh” sẽ gây chướng ngại và đẩy ta xa
Người Mẹ của Chúa chúng ta… (Đằng khác)
Ước mong cũng đừng tái sinh một phong trào
tân-jansêniô (bên Công giáo), tân-thanh-giáo (bên Thệ Phản),
hai phong trào này vì sự lạnh lẽo khô cứng của
họ và những phê phán ngấm ngầm, cũng không thông
truyền Chúa Kitô ra được! Không niềm vui trong Giáo
Hội, chẳng có gì của Chúa Kitô có thể thông
truyền ra được cả!
“Bên phía Công Giáo cũng đòi
anh em Thệ Phản xét lại: chẳng phải những
phản ứng của họ (chống lại việc sùng
kính Đức Maria của bên Công Giáo) đã đưa
họ đến chỗ cô lập Chúa Kitô, và trình bày Ngài
không liên quan gì với tất cả Giáo Hội, với
những người đã đi trước chúng ta
(về bên trời hạnh phúc), với đám mây các
chứng nhân thánh? Từ đó, người Thệ Phản
liều mình bám vào cái Đầu mà thôi, không nhấn mạnh
đủ tới sự kết hợp của họ
với toàn thân của Chúa Kitô.
“Còn điều này, bên phía Thệ Phản
chúng ta có thể có sự
tự mãn, khi chỉ trích lòng trông cậy vào
việc chuyển cầu của Đức Trinh Nữ
của các anh em Công giáo và Chính thống giáo. Nếu chúng ta
trông cậy vào những người thân thiết nhất
của chúng ta (đang còn sống dưới thế), khi
xin họ cầu thay cho ta, thì từ chối không mời
một người đã khuất cùng hợp với ta
cầu nguyện, chẳng phải là ta nghi hoặc sự
sống đời đời của những người
đã về với Chúa Kitô ư? Do đó, chúng ta có thể
hiểu tại sao anh em Công Giáo lại có một lòng trông
cậy lớn đến thế nơi việc cầu
bầu liên lỉ của Mẹ Chúa Kitô”.
- Sau cùng, lý do
mạnh nhất cho phép hy vọng là lời nguyện
của Chúa cho sự hiệp nhất, trong
lời nguyện đó mọi lời nguyện của
thế giới Kitô giáo đang chia rẽ được hòa
vào. Chúa chúng ta không chỉ thốt ra một ước
vọng nồng nhiệt về hiệp nhất, mà
Ngài đã cầu cùng Cha cho sự hiệp nhất
ấy vào lúc quan trọng nhất của cuộc
đời Ngài:
“Con không chỉ cầu xin cho chúng
mà thôi nhưng còn cho những kẻ nhờ lời chúng mà
sẽ tin vào Con: Để hết thảy chúng nên Một
cũng như, Lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong
Cha, ngõ hầu chúng ở trong Chúng Ta, và thế gian tin là Cha đã
sai Con” (Ga 17.20-21).
Lời nguyện ấy có tính cách tuyệt
đối, vì đối tượng của lời
cầu là chính mục tiêu của sứ mệnh Ngài giữa
loài người, sứ mệnh – theo lời Thánh Gioan – “thu họp con cái Thiên Chúa tản
mác về lại làm một mối” (Ga 11.52). Mà khi Chúa
chúng ta cầu nguyện cách tuyệt đối, Ngài
biết Ngài luôn được nhận lời :
“Con biết Cha
hằng nhậm lời Con: nhưng vì dân chúng đứng
xung quanh mà Con đã nói, ngõ hầu chúng tin rằng Cha đã
sai Con” (Ga 11.42).
Vậy hiệp nhất sẽ thành tựu
nơi các kẻ cứu chuộc, vì Đức Kitô đã
cầu nguyện cách tuyệt đối cho họ.
Khi nào sẽ thành tựu?
Đó là bí mật của TC.
Nhưng chúng ta có thể làm giờ ấy mau đến
bởi lòng nóng nảy hiệp nhất giữa chúng ta
với Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau.
Tại sao Chúa
Cha cho phép xảy ra sự chia rẽ ? Tuy sự chia rẽ là điều không
tốt, và là gương xấu trước thế gian –
song chắc cũng gián tiếp có lợi ích nào đó:
Vì Thiên Chúa là chuyên gia biến sự dữ nên lành (x. St
50.20…; Rm 8.28). Lợi ích ấy có thể là kích thích sự
ganh đua giữa các Giáo Hội (x. Rm 11.11-14). Chẳng
phải lịch sử vẫn thường cho thấy
lạc giáo là cơ hội cho GH đào sâu tín lý hơn sao?
Giáo Hội Tin Lành chuyên chú học Kinh Thánh, Giáo Hội Rôma
chuyên về Thần học, về Luân lý và Tổ chức…
để cuối cùng, một khi đã hiệp nhất
lại thì sự phong phú càng thêm phong phú hơn (Rm 11.12,15;
25-32).
- Thêm lý do hy
vọng nữa là Chúa chúng ta đã chống đỡ
lời cầu nguyện cho hiệp nhất bằng việc tự
hiến tế mình: Ngài không chỉ cầu
nguyện cho hiệp nhất, mà còn hy sinh chịu chết
để thực hiện hiệp nhất Hội Thánh.
Thánh Gioan nói rõ: Ngài “phải chết để
thu họp con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm
một” (Ga 11.52). Còn Thánh Phaolô cũng nói điều
ấy với lời văn rắn rỏi và cụ
thể trong thư Ephêsô:
“Vì chính Ngài là sự bình an của
ta, Đấng đã làm cho đôi bên nên một, triệt
hạ tường ngăn thành chắn (tiêu biểu cho)
mối thù hằn – nhờ thân xác Ngài – thủ tiêu Lề
Luật nguyên những điều răn lệnh chỉ,
ngõ hầu trong Ngài, Ngài tạo dựng hai loại
người ấy nên một người mới, đem
lại bình an và giảng hòa hai dân – trong một thân mình –
với Thiên Chúa, nhờ
Thập giá, giết chết hằn thù – nơi mình Ngài.
Và Ngài đã đến loan báo Tin Mừng bình an cho anh em
những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở
gần. Vì chính nhờ Ngài, chúng ta đôi bên, trong một
Thần Khí, được đến cùng Cha” (Ep 2.14-18).
|