ĐỜI SỐNG CỦA
ĐỨC MARIA SAU PHỤC SINH
Sau Phục Sinh Đ.Maria
đã sống trong GH sơ khai thế nào?
Chúng ta
thường chú trọng nhiều đến việc
Đ.Maria hợp tác với CG trong công cuộc cứu
chuộc, kể từ khi Người đón nhận
việc Truyền tin cho đến lúc Người
đứng dưới chân thập giá, hợp những
đau khổ của mình làm một với việc Tử
Nạn của CG mà cứu chuộc nhân loại. Nhưng
chúng ta ít
chú ý đến giai đoạn sau phục sinh và Thăng
thiên, vì quả thật ở giai đoạn này, KT nói
về Đ.Maria rất ít, hầu như chỉ có một
câu:
“Tất cả
các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần
cầu nguyện cùng với mấy người phụ
nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giêsu…” (Cv 1.14).
Rồi từ đó, Đ.Maria hòa mình vào trong
Cộng đoàn Kitô hữu sơ khai… và không được
nhắc đến nữa…
Chúng ta rất
muốn biết sau khi Người đã được Con mình từ trên thập
giá đặt làm Mẹ
tất cả nhân loại, Người thi hành tình mẫu tử ấy làm
sao: trước tiên trên các Tông đồ và sau là trên
những kẻ nghe các Tông đồ rao giảng mà tin vào CG
và lập thành HT trong thế giới ? Chúng ta vẫn
ước mong có ai tả cho chúng ta những nét thật
của đời sống tin, yêu và từ mẫu của
Đ.Maria trong HT sơ khai.
Cũng
đã có một vài sách, do một vài người gọi là
“thần bí” hay “thụ khải”, được Đ.Maria
mặc khải cho biết – thường là qua thị
kiến – mà viết lại Tiểu sử cuộc
đời Người.
Ngoài ra, nếu có sách nào làm như thế, chắc không tránh
được việc phải suy diễn từ
gương các tín hữu tiên khởi mà áp dụng cách
vượt trổi hơn cho Đ.Maria, tỉ dụ: các
tín hữu tiên khởi đã sống “chuyên cần với giáo huấn của các Tông
đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh
nguyện…” (Cv 2.42) huống chi Đ.Maria, Người còn
sống các việc ấy với tất cả niềm yêu
mến khôn tả, với lòng tin tuyệt đối hơn
biết bao…
Đại loại là như thế!
Sau khi ĐG từ trên thập giá thiết
lập Người làm Mẹ tất cả nhân loại, và
đặc biệt sau khi Chúa T.Thần hiện xuống, Đ.
Maria được tràn đầy Th.Thần lần
nữa, lần này Chúa Th.Thần ngự xuống trên
Người và các Tông đồ dưới hình lưỡi
lửa và sức mạnh của cuồng phong (x. Cv 2.1-4),
tức là biểu tượng về mãnh lực rao
giảng và làm tông đồ, Đ.Maria được hiểu rõ hết mức vai trò
của Người trong GH sơ khai non trẻ, mà
Người phải trông nom săn sóc, dạy dỗ như
xưa đã trông nom săn sóc ĐG Hài nhi. Cả
đến sau này khi Người được
rước cả linh hồn và xác về trời,
Người tiếp tục vai trò làm Mẹ ấy của
Người không những đối với HT mà còn
đối với toàn thể nhân loại.
Giờ đây, chúng ta tìm hiểu về
đời sống và hoạt động của Đ.Maria
trong HT sơ khai.
I.- Việc đầu tiên ta
muốn biết là Người có được CK Phục
Sinh hiện ra với riêng mình không?
Như đã nói ở cảnh Cana, Đ.Maria
thuộc vào hàng những người không cần thấy
mà tin, vì dù chưa được thấy phép lạ nào
của ĐG, Người hiểu ý và tin tưởng Con
mình, khi xin Ngài can thiệp cứu hoàn cảnh hết
rượu của tiệc cưới (Ga 2.3-5). Qua đó mà
suy ra: thì hẳn Người cũng có một niềm tin chắc
chắn về sự sống lại của CG, Con mình, nên
không cần đến bằng chứng hoặc dấu
chỉ nào. Người biết Con mình là ai bởi đã
sống bao nhiêu năm cạnh Con mình, và đã
được Thiên sứ truyền tin cho biết
Người thụ thai một Đấng từ trời
đến với sứ mệnh vĩ đại như
thế nào (Lc 1.26-38), và được nghe sau đó bao
lời mặc khải về Ngài (Lc 1.43; 2.17,33-34,38,40)…, cho
nên dù chứng kiến cái chết thập giá để đền
tội nhân loại của Con, nhưng Người vẫn tin
rằng sứ mệnh của Con mình không thể kết
thúc trong thất bại được… Một cách nào có
thể nói Đ.Maria hiểu: “ĐK
phải đau khổ như thế đã để
rồi mới bước vào vinh quang” phục sinh, cho
nên “vào lúc ấy, tất cả những gì có trên đất
về hi vọng sống lại của CG đều
tập trung trong trái tim Người” (F.M.Willam). Người chỉ còn chờ
đợi sự sống lại xảy ra.
Vì thế các sách TM không cần nêu
Người ra trong các biến cố sau Phục Sinh, vốn
là những trình thuật về tiến trình của
những môn đệ chậm tin, hay cứng tin (như
Tôma) đang cần những bằng cứ để đi
lần tới niềm tin đầy đủ (Ga 20.28).
Giả sử ĐG Phục Sinh có hiện ra
cho Người, thì hầu như không phải để làm
chứng là mình đã sống lại, nhưng đúng hơn
là để chia sẻ
và đem Mẹ dự vào nguồn vui và chiến thắng
vinh hiển của mình. Người vốn là cộng
sự viên đắc lực vào chương trình của
Chúa lúc khởi đầu khi Ngài vào trần gian, thì lúc
kết thúc chương trình ấy trong vinh quang, bởi
được tôn vinh lên bên hữu TC, lẽ tất nhiên
không thể nào Ngài lại bỏ lơ Mẹ Ngài. TC là
Đấng có thủy có chung mà !
Biết vậy, nhưng vẫn muốn
biết thực tế CG phục sinh có hiện ra riêng
cho Thân Mẫu Ngài không ?
Các sách thánh không nói minh bạch. Trong kinh
cầu Đúc Mẹ Mùa Thương khó, lòng đạo
đức bình dân của tín hữu xưa nay vẫn tin: “CG
sống lại trước hết đi viếng
Đức Mẹ”. Nhưng TM Mc 16.9 lại nói: “trước tiên, ĐG hiện
ra cho cô Maria Magđala”. Cho dù đây nói hiện ra
“trước tiên” cho cô ấy, bởi vì có thể Mác-cô không
biết việc ĐG hiện ra riêng tư với Mẹ
Ngài. Còn TM Gioan 20.17 thì cho biết CG phục sinh hiện ra
với cô ấy là để trao cho cô sứ mệnh đi
báo cho các tông đồ việc Ngài lên cùng Chúa Cha. Như
vậy, thấy rõ TM là trình thuật của ơn cứu
độ cho nhân loại, không phải là nhật ký của
chuyện đời riêng tư, chuyện thân mật trong
vòng gia đình và người thân thuộc. Qua nhiều
đoạn TM, chúng ta đã biết là ĐG không muốn
việc riêng tư hoặc tình cảm, hay dây huyết
nhục lấn át sứ mệnh phổ quát của Ngài.
Ngài đã đến thế gian là để cho mọi
người nhận biết CHÚA CHA, gia nhập vào gia
đình thiêng liêng và được cứu độ,
chứ không đến để thuật truyện gia
đình ruột thịt (x. Mc 3.31-35,53). (Phỏng theo CGPACN, C, CN2, p.s).
Ta phải đành dựa
vào một số chỉ dẫn để suy diễn.
Một điều chắc chắn :
Đ.Maria có mặt tại núi Sọ chiều thứ 6
tử nạn (Ga 19.25-27). Vài giờ sau khi hạ xác và chôn
táng là bắt đầu Hưu lễ, cũng như
suốt ngày thứ bảy ấy Người không thể
đi đâu xa, chắc chỉ ở quanh Giêrusalem, cho
đến sáng hôm sau Chúa Nhật phục sinh. Tất cả
các trình thuật Chúa sống lại và hiện ra ta đã
được nghe các TM thuật lại. Lúc ấy
Đ.Maria ở đâu?
Có thể nghĩ rằng Người ở
với nhóm các phụ nữ thánh thiện và đạo
đức mà đoạn TM Gioan nói trên đã ghi lại,
hoặc tại một gia đình quen biết nào đó
đã cho các bà trú ngụ suốt thời gian hành
hương lễ Vượt Qua. Hoặc nếu theo câu
của Ga 19.27b: “Từ giờ
ấy, người môn đệ lãnh bà về nhà mình”,
thì có thể nghĩ Người ở cùng môn đệ
Gioan, mà Gioan thì những ngày lễ ấy ở cùng với
các môn đệ khác (Lc 24.33,36tt; Ga 20.19-28). Nếu vậy
khi Chúa Phục Sinh hiện ra cùng các môn đệ tại nhà
cửa đóng kín, có thể trong đó có mặt Đ.Maria.
Vậy Người đã gặp Con đã phục sinh !
Muốn biết CG phục sinh có hiện ra riêng tư
với Người lúc nào khác, thì TM không thuật lại.
Các Tin Mừng có kể
lại việc mấy phụ nữ đạo đức
có lòng yêu mến Thầy Thánh, ngay tảng sáng Chúa nhật
phục sinh, họ đã đi viếng mộ nơi
đặt thi hài Thầy và đã được CG
hiện ra với họ (Mt 28.9-10; Ga 20.14-18). Nhưng xem
ra Đ.Maria không góp mặt với các phụ nữ này trong
việc đi viếng mộ. Hẳn là có ý nghĩa
lắm: Không chỉ vì nhờ suy niệm KT và cẩn
thận lắng nghe lời dạy của ĐG,
Người biết chuyện gì phải xảy ra, mà còn có
thể Người đã gặp mặt Con mình phục sinh
rồi nên chẳng cần đi viếng cái mộ
trống rỗng trong đó không còn có Ngài?
Ta hãy nghe Đức thánh
Giáo Trưởng Gioan Phaolô II phát
biểu về vấn đề này trong một bài nói
chuyện ngày 21-05-1997:
“...Có lý mà nói là CG sống lại trước hết đến
viếng Đức Mẹ, ngay cả trước khi
hiện ra với các chứng nhân khác – cho dầu các Phúc Âm
giữ thinh lặng về vụ này.” Đức Giáo Trưởng đã lặp
lại niềm tin của các Giáo Phụ thời xưa. Sedulle, một tác giả thế
kỳ XV, nói rằng: Đầu tiên, Đức Kitô đã
tỏ mình ra cho Mẹ Ngài thấy trong sự rực
rỡ, huy hoàng của sức sống Phục Sinh của
Ngài.
Đức Giáo Trưởng nói tiếp :
“Sự im lặng của các Phúc Âm không cho phép kết
luận rằng sau khi CG sống lại đã không
đến viếng Đức Mẹ; ngược lại,
việc im hơi lặng tiếng này lại mời gọi
chúng ta kiếm tìm các lý do của thái độ chọn
lựa im lặng như vậy từ phía các tác giả
viết TM. […] Rất có thể do các vị ấy nghĩ
rằng: làm chứng một việc như thế có
thể bị những kẻ chối không tin Chúa sống
lại coi như quá phò tá phe phái nên chẳng đáng tin.
“Vả lại, các TM chỉ trình thuật
một số nhỏ các lần hiện ra của CG
sống lại, chứ không đưa
ra một bản tường thuật đầy
đủ về mọi sự xảy ra suốt 40 ngày sau
Phục Sinh. Bằng chứng là Th.Phaolô cho biết
rằng ông truyền lại một truyền thống mà
chính ông đã nhận được, đó là việc CG
phục sinh sau khi hiện ra cho các Tông đồ, còn
hiện ra cho hơn 500 anh em một lượt, phần
lớn trong số này vẫn còn sống cho đến lúc
ông viết thư cho giáo đoàn Corintô, còn một số khác
đã yên giấc ngàn thu (1Cr 15.6). Sự kiện hiện ra ấy
của Chúa phục sinh cho một số đông môn
đệ như thế, mà các tác giả TM có nhắc
đến đâu!
“Vậy, đấy chẳng là bằng
chứng rằng có các lần hiện ra khác nữa của
Đấng Phục Sinh song không được (hay không
thấy cần) tường thuật lại. Như
vậy, nếu nghĩ rằng Đ.Maria là người
đầu tiên được ĐG Phục Sinh đến
thăm, lại chẳng chính đáng và hợp lý sao?”
Còn nếu nói về các lần CG hiện ra
chung, trong đó có thể Đ.Maria hiện diện, thì
chúng ta lưu ý cách riêng đến việc CG phục sinh
thường hiện ra cho các môn đệ trong một
bữa ăn, và Ngài đồng bàn ăn uống với
họ.
Những bữa ăn này có thể một số là tiệc
Thánh Thể.
Thử hỏi, trong những bữa ăn của các môn
đệ có Chúa Phục sinh đồng bàn ấy, chẳng
lẽ Đ.Maria lại vắng mặt?
Đang khi ở tiệc cưới Cana, hai
Mẹ Con cùng dự tiệc với nhau. Đừng làm cho
CG phục sinh vốn có tình người và bình dân hơn
chúng ta tưởng, đã bị những phạm trù
thần học đặt Ngài lên những tầng trời
quá cao siêu, làm Ngài xa cách loài người mất rồi.
Nếu TM Gioan thuật lại là "các môn
đệ mừng rỡ vì được thấy Chúa" (Ga 20.20), huống hồ
Mẹ yêu dấu của Ngài mà lại không được
hưởng niềm vui mừng như họ ? Nếu các
môn đệ được Chúa báo trước :
"Một ít nữa anh em sẽ không còn trông
thấy Thầy… anh em phải ưu phiền, nhưng
Thầy sẽ thấy anh em lại thì lòng anh em sẽ vui
mừng, và nỗi vui mừng của anh em không ai giật mất
được" (Ga 16.16,20-22),
hẳn tâm trạng buồn vui ấy càng mãnh
liệt nơi Mẹ yêu dấu của Chúa hơn biết
chừng nào: Người đau đớn vì thấy Chúa
chịu khổ nạn bao nhiêu, thì càng vui mừng khi gặp
lại Chúa, Con yêu quí của mình, sống lại bấy
nhiêu.
***
II.- Việc
thứ hai, ta muốn biết là từ sau Thăng Thiên,
Đ.Maria đóng vai trò gì trong HT?
Ở sách Công vụ 1.13-14 có một chỉ
dẫn: sau khi chứng kiến việc CG Thăng Thiên,
từ núi Cây Dầu nhóm môn đệ về lại Giêrusalem
“vui mừng khôn xiết” (Lc
24.52). “Họ lên lầu trên chỗ họ lưu ngụ…
Hết thảy họ đồng tâm nhất trí chuyên
cần cầu nguyện cùng với các phụ nữ, và
Đ.Maria, Mẹ ĐG, và các anh em Ngài”(Cv 1.13-14).
Cha Nil Guillemette dẫn giải: “Một
tiếng “và” tách biệt Đ.Maria khỏi nhóm phụ
nữ… (có ý làm cho nổi bật lên). Chỉ có Đ.Maria
được nêu đích danh (kèm) với tước riêng
là Mẹ ĐG… Sự hiện diện của Người
ở đây lúc này không phải là ngẫu nhiên: Người
phải có mặt, do bởi vai trò quan trọng của
Người vào giờ khai sinh GH, là Nhiệm Thể ĐK
tiếp tục và sống động.”
Vậy KT cho biết sự hiện diện
của Đ.Maria trong HT trước tiên là :
A) Đ.Maria
cùng cầu nguyện chờ đón Chúa Th.Thần.
Như đã xem ở Phần I, nếu toàn
cả CƯ hướng vọng và chờ đón Đấng Thiên Sai, mà Đ.Maria –
bởi ơn đầu thai Vô Nhiễm nguyên tội của
Người – là kết tinh và tinh hoa của các đợt
tuyển lựa của TC trong CƯ, mục đích
để đón đợi Đấng ấy, thì nay,
Đ.Maria cũng là chóp đỉnh của lòng khát khao chờ đón Chúa Thánh Thần
ngự đến trong HT TƯ như thế:
“Chính cùng với Đức Mẹ, như sách
Công Vụ ghi, mà các môn đệ hội nhau lại
để cầu nguyện. Các lời cầu của
họ có thể nói là được kết lại trong
lời cầu của Đức Mẹ, lòng khát khao của
họ bừng cháy khi tiếp xúc với lòng khát khao Chúa Thánh
Thần của Người, sự đón đợi
của họ vươn lên theo mức độ của
sự chờ đón của Người…” (F.M.Willam, tr.393).
Ở đây Đ.Maria được nêu tên
lần độc nhất trong tư thế cầu
nguyện cộng đồng với các tông đồ và anh
em mình. Sau khi CG đã về trong vinh quang Chúa Cha, tất
cả tình yêu mẫu tử của Người, tất
cả lo lắng của Người bây giờ dồn cả
cho công trình của Con của Người đang bắt
đầu phát triển. Cho nên khi các Tông đồ, theo
lời CG truyền, bắt đầu cầu nguyện
để chờ đón Chúa Thánh Thần ngự xuống,
Người đã cùng hợp lòng với họ, bằng
tất cả lửa mến nồng nhiệt của trái
tim, tất cả tha thiết của tình yêu. Vì Người
biết Chúa Thánh Thần sẽ là Đấng hướng
dẫn, Đấng Phù trợ và hoàn thành công cuộc thánh hóa
các linh hồn con cái của GH, sẽ là quyền lực
đẩy mạnh công cuộc truyền giáo giữa
thế gian, bằng lời rao giảng của các Tông
đồ.
Xưa Đ.Maria
đã được Chúa Thánh Thần ngự xuống và
quyền năng của Đấng Tối Cao rợp bóng
trên mình (Lc 1.34), làm trổ sinh Đấng Cứu Thế,
giờ đây, theo lời truyền dạy của CG,
Đ.Maria cùng với các Tông đồ và môn đệ tiên
khởi cầu nguyện chờ đón Chúa Thánh Thần
hiện xuống (Cv 1.8), lần này để làm cho Hội
Thánh sinh ra công khai trước mặt thế giới, theo
tư cách một đoàn dân mới đã được Con
của Mẹ cứu chuộc.
Đ.Maria nhớ lại rằng CG trên
thập giá đã đặt Người làm Mẹ HT đó,
mà Gioan là đại diện:“Hỡi
Bà, này là con Bà”(Ga 19.26), vì Người hiểu rằng
Gioan mà ĐG phú giao cho Người không phải chỉ là cá
nhân người môn đệ, song sẽ là cộng đoàn
các môn đệ, các tín hữu mọi nơi, mọi
thời. Chính vì lý do ấy mà dưới chân thập giá, TM
thứ 4 không nêu tên cá nhân “Gioan” mà cố tình chỉ nói
“người môn đệ yêu dấu”, để nêu lên tính
cách tiêu biểu và đại diện cho tất cả HT là
những kẻ được Chúa yêu dấu! Đ.Maria
đã hiểu ý nghĩa của lời trối trăng
đó.
Như thế, Người hiểu CG đã
đặt Người làm Mẹ HT để như xưa
Mẹ đã săn sóc Ngài hồi thơ ấu thế nào
thì nay, HT là thân thể nối dài của Ngài, cũng
được Mẹ săn sóc như thế trong thời
buổi sơ khai non trẻ lúc ban đầu. Đ.Maria
không thể lơ là với sứ mệnh Con mình đã ký
thác trối trăng trong cơn hấp hối trên thập
giá, như thế sẽ là phản bội với lời
truyền của Con chí thánh của Người! Đ.Maria
sẽ dồn tất cả nỗ lực, chú tâm và tình yêu
của mình mà lo cho cộng đoàn sơ khai đang phát
triển mạnh mẽ về cả phẩm lẫn
lượng.
Theo mặt tự nhiên, người mẹ nào
thương con mà chẳng quan tâm đến công việc
của con. Bà mong con sẽ thành công rực rỡ. Ai phá
hoại công việc của con là đá động
đến chính mình bà. Huống hồ Đ.Maria hơn ai
hết, là người ngay từ đầu và suốt
cả cuộc đời trần thế, đã cộng tác
mật thiết với ĐG Con mình trong công cuộc
cứu chuộc. Tất nhiên Đ.Maria không thể dửng
dưng với hoa quả của công trình CG đã gầy
dựng, tức là với tiền đồ của HT:
đó là chuyện không thể tưởng tượng
được.
Để chu toàn sứ mệnh lớn lao
mới này, Đ.Maria rất
cần phải được đổ tràn linh hồn
bởi Chúa Thánh Thần, do đó ta thấy Người
sốt sắng cùng với các Tông đồ cầu nguyện
mà chờ mong Chúa Th.Thần đến. Vì lần này
hiện xuống, Chúa Thánh Thần sẽ đổ tràn linh
hồn Đ.Maria một cách khác lần thụ thai Ngôi Hai
ngày Truyền tin, cốt để giúp Người chu toàn
một sứ mệnh mới, do CG đã trao từ trên
thập giá, tức là săn
sóc và giáo hóa “thân thể cộng đồng GH” là
Nhiệm Thể CG Con Mẹ.
Và thực tế Thần Khí được
Chúa Cha hứa từ CƯ (Cv 2.16-18), và qua miệng ĐG
(Ga 16.7) đã hiện xuống trên các môn đệ và trên cả
Đ.Maria, làm cho Người tràn đầy thêm sự
sống và sức mạnh cùng mọi ơn huệ Thần
Khí (Ep 1.3-14), để chu toàn sứ mệnh săn sóc và giáo hóa HT sơ khai.
B) Đ.Maria
săn sóc và giáo hóa HT sơ khai
Lúc này tâm tình Người giống như điều
Th.Phaolô viết trong thư gửi giáo hữu Philíphê:
“Đối với tôi, sống
là chính ĐK, và chết là một mối lợi, nhưng
nếu sống ở trần gian để hoạt
động rao giảng TM, thì tôi không biết phải
chọn đàng nào. Tôi bị giằng co đôi ngả: tôi
ước mong được thoát khỏi kiếp sống
này và được ở cùng ĐK, thật là điều
tối hảo. Đàng khác, ở lại trần gian,
lại là điều cần thiết vì anh em… Vậy tôi
biết tôi sẽ ở lại, ở bên anh em mà giúp anh em
hết thảy tiến tới và được vui mừng
của lòng tin, ngõ hầu anh em được tràn
đầy vinh hiển trong ĐK Giêsu…” (Pl 1.21-26).
Đ.Maria cũng vậy, Người
hằng mong ngày mãn cuộc sống dương thế này
để được ở cùng CG Con mình. Nhưng nay,
Người lại ý thức rằng GH non trẻ đang cần đến Người,
cần sự hiện diện cũng như chứng tá
của đời Người. Vì thế, như Th.Phaolô,
Người “bị giằng co
đôi ngả”…Nhưng cuối cùng Người biết
rằng “ở lại trần
gian, lại là điều cần thiết cho GH”, vì
vậy Người “sẽ ở lại bên các môn
đệ mà giúp họ hết thảy tiến tới…”
Chúng ta không biết Đ.Maria đã sống
bao lâu với GH sơ khai để săn sóc GH… cho
đến ngày Người mãn cuộc đời trần
thế, được rước cả hồn xác lên
ở bên Con mình trên Nước hằng sống, nhưng
chúng ta có thể biết được tâm tình của
Người, mà ông J.Guitton mô tả sau đây (sđd, tr.67tt):
“Người ta có thể nói, sau CG Thăng Thiên, coi như
ĐTN đã chết. Những năm tháng còn lại của
cuộc đời Người chỉ là một khoảng
thời gian thặng dư, không còn thuộc về
Người mà thuộc về các người khác… Đó là
tâm tình của một hiền thê mà cõi lòng đã chết
bởi cái chết của người chồng yêu dấu,
nay chỉ sống vì con cái.”
Đ.Maria cũng vậy, hiện thời
Người chỉ sống vì HT, tuy Người hằng
mong ngày mãn cuộc sống dương thế để
được ở cùng CG Con mình, như những ngày nào
trong 30 năm trường, Người sống bên Con.
Những ngày hạnh phúc ấy – tuy lao động và
vất vả, nghèo đói, tuy phải sống trong tăm
tối của lòng tin – nhưng là những ngày đầy
ánh sáng và an ủi. Đời Người, Người
chỉ sống vì Con. Toàn thân Người chỉ để
phục vụ Con. Lẽ sống Người là Giêsu: “Đối với tôi, sống là
chính ĐK” (Pl 1.21).
Nhưng
nay, Người lại ý thức rằng GH non trẻ đang cần đến Người,
cần sự hiện diện cũng như chứng tá
của Người. Đức Chúa Cha vĩnh cửu
xưa kia “đã tín nhiệm Người, cô Trinh nữ làng
Nadarét, khi trao phó cho Người chính Con Một trong Mầu
Nhiệm Nhập Thể” ,
cũng vậy, giờ đây Con Mẹ đã trao GH – mà Gioan
là tiêu biểu và đại diện – cho Người,
người Nữ tỳ trung hậu, đảm đang,
bất khuất của TC, vì thế Người phải hi
sinh niềm ước mơ riêng tư, mà ở lại
trần gian trong cuộc lữ hành đức tin với GH,
để giúp các con cái Người “tiến tới và được sự vui mừng
của lòng tin, ngõ hầu họ được tràn
đầy vinh hiển trong ĐK Giêsu”(Pl 1.25-26), cách riêng
khi chân trời càng ngày càng tối sầm đe dọa GH, do
các cuộc bắt bớ càng ngày càng trở nên dữ
dội.
J.Guitton (Sđd, 63tt) viết tiếp:
“Đ.Maria giữ vai trò giáo hóa. Nhưng không chỉ giáo
dục một con người, Người giáo dục
một tập đoàn, một xã hội... (GH sơ khai gồm
có các Tông đồ và các môn đệ). Việc ấy gây ra
biết bao vấn đề cho một người phụ
nữ trong tay không có chút quyền hành gì. Nhưng chính
thế, giáo dục không đòi điều kiện phải
có quyền hành! Người cha trong gia đình nắm
giữ quyền hành hơn bà mẹ, nhưng ông không ảnh
hưởng trên con cái bằng bà mẹ. Như có hai
“cực” trong mọi xã hội: “cực” quyền hành và
“cực” ảnh hưởng; hai cực ấy cùng chung
sống và nâng đỡ lẫn nhau.”
|