(8) Suy Nghĩ Về Các Bí Mật
§ Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn, DCCT
Sơ Emmanuel viết:
- Đã có biết bao nhiêu điều người ta ức đoán về tương lai,và chúng cứ ám ảnh thế giới của chúng ta. Duy có một điều chắc chắn 100%, đó là chúng ta sẽ phải ngạc nhiên hết sức trước những gì Chúa đang chuẩn bị cho chúng ta, trong hiện tình của chúng ta.
Tại Mễ Du, Ivanka chắc chắn là thị nhân được biết nhiều hơn ai hết về tương lai thế giới. Đức Maria khiến cô viết ra nhiều tập vở dày kín về tương lai thế giới, và cô có nói với tôi một ngày nào cô sẽ cho ấn hành các bản viết đó. Vicka cũng được nhiều thông tin về vấn đề, bởi vì Gospa có tiết lộ cho cô một số điều hồi năm 1985, sau khi đã thuật cho cô nghe về Tiểu sử cuộc đời của Mẹ, cả bằng lời nói và hình ảnh. Riêng Mirjana thì biết rõ cả ngày giờ chính xác của từng bí mật, theo các công bố của cô với cha Tomislav Vlasic vào năm 1983. Mirjana đã khẳng định là việc chọn lựa ngày 18/3 cho cuộc hiện ra hàng năm không có gì liên quan tới ngày sinh nhật của cô cả. Cô nói với tôi: “Sau khi tiết lộ các bí mật, người ta sẽ biết tại sao Gospa lại đặt quan trọng cho cái ngày đó. Cũng vậy, ngày mồng 2 mỗi tháng không phải một sự lựa chọn ngẫu nhiên, sau này người ta sẽ hiểu ý nghĩa của ngày đó”.
()
Tôi vẫn hay tự hỏi, tại sao Đức Trinh Nữ bình thường tỏ ra rất minh bạch và thẳng thừng trong những can thiệp của Người, lại thấy cần cho mọi người biết Người trao các bí mật cho vài em thiếu niên? Mẹ có thừa sức để dự phòng một số phản ứng có xu hướng tọc mạch,
xao xuyến, xách động không chừng. Mẹ cứ trao bí mật cho các thị nhân mà không cần chúng ta biết về chuyện ấy được không? Có nhiều vị chủ chăn trong Giáo Hội cảm thấy ngại ngùng đứng trước các bí mật và khựng lại trước vấn đề này.
- “Ôi giá mà tôi là Gospa, tôi sẽ ...” - Thế đó, Gospa thỉnh thoảng đến làm đảo lộn các đường lối mục vụ của chúng ta.
Gospa trao các bí mật bởi vì Mẹ là mẹ, mẹ một cách thần tình và những bí mật là sản phẩm của tình mẹ ấy: Mẹ biết rằng trong những thông điệp Mẹ chuẩn bị cho chúng ta, có một số chứa những điều đôi khi ta khó nghe khó nuốt. Và chúng ta vẫn chưa sẵn sàng đón nhận. Nhưng Mẹ đoán trúng tim đen ta: hễ mà vớ được cái từ “bí mật”, tức thì ta giăng ăng ten ra liền, ta ngong ngóng rình giờ tiết lộ và gán một tầm quan trọng lớn cho nội dung của bí mật đó. Cũng giống như khi một đứa trẻ đang ngán ngẩm, không thèm nghe ai nói, và chạy trốn mọi cuộc đối thoại, chỉ cần hứa với nó một điều bí mật là mắt nó bật sáng lên liền. Nó vểnh tai chú ý, sẵn sàng bước đến tiếp xúc, và bấy giờ ta có thể nói với nó điều quan trọng nó cần biết. Điều này có thể là êm ái hay đau xé ruột gan, không sao ...
Thông điệp đã hẳn là quan trọng, nhưng các bí mật lại hệ trọng ở một bình diện khác, chúng thuộc về những thực tại cánh chung. Khi chúng được thực hiện, chúng có thể làm rung chuyển thế giới như chưa hề xảy ra bao giờ từ trước tới nay. Thông điệp là trường học để dạy dỗ, còn bí mật thì trực tiếp liên hệ đến kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại. Khi cha Tomislav Vlasic hỏi các thị nhân xem lý do nào Gospa tuyên bố: “Mẹ đến kêu gọi thế giới lần cuối cùng lo ăn năn trở lại” hoặc: “Đây là lần cuối cùng Mẹ hiện ra trên trái đất” thì được họ trả lời rằng họ không thể nói ra lý do, bởi như thế sẽ tiết lộ phần nào đó các bí mật.
Khi ban các bí mật, Đức Maria không chỉ ban với tư cách là Mẹ, như một người Mẹ Thiên Chúa có thể làm, mà còn như một Nữ vuơng quyền thế. Mẹ nhìn sâu vào các quyết định của Thiên Chúa, Mẹ thấy rõ tận bên kia các cảnh vực của chúng ta. Ngay hồi còn dưới thế, Mẹ đã kinh nghiệm rằng việc trao bí mật cho các người thân cận, là việc Thiên Chúa đã từng làm qua lịch sử cứu độ, không phải điều gì mới mẻ đối với Người. Cặp tình nhân nào cũng có những bí mật trao đổi cho nhau, mà Thiên Chúa thì như si tình loài người quá mức! Tri âm thân mật với Thiên Chúa là chắc chắn sẽ được đón nhận các bí mật của Người.
Khi tôi đến Mễ Du, không hiểu tại sao, ý nghĩ về các bí mật làm tôi rất vui sướng. Tôi hiểu ra rằng, các bí mật bảo vệ an ninh cho chúng ta. Chúng minh chứng Thiên Chúa nắm trong tay hết mọi sự, Người kiểm soát và chỉ huy cả thế giới. Người là Vua, là chủ mọi thời mọi nơi, và chúng ta không phải là những kẻ mồ côi bị phú mặc cho những định mệnh phi lý, do tay những tên phù thủy đầu sỏ thế gian này giật dây! Nhưng là Một Trái tim chi phối và điều khiển cả thế giới này! Số phận của tôi nằm trong tay một vị Vua Tình yêu!
Phải chăng có vài bí mật chấp chứa những hình phạt (chẳng hạn mấy cái cuối cùng, được trao cho Mirjana)? Ở chuyện này cũng vậy, tôi dâng lời tạ ơn! Bởi vì giả sử tôi là mẹ, mà thấy sự sống của con tôi bị đe dọa trầm trọng bởi một phần chi thể bị nhiễm trùng hư thối, tôi sẽ phải nhắm mắt cưa chân nó để bảo tòan mạng nó! Độc ác chăng? Không! Trái lại, đó là tình thưong từ mẫu ra tay hoạt động.
Cũng vậy, các bệnh tật của nhân lọai ngày nay: ma túy, mê tín dị đoan, đồi trụy, Siđa, phá thai, ly dị, tự vẫn, sát hại hàng loạt, hận thù, gây chiến, bạo lực v.v., đang làm hư thối nhân loại (x. MĐLC, số 801tt)... thì Thiên Chúa vận dụng tài khéo của lòng thương xót mà khử sự dữ đi, trong khi chúng lây lan sự chết đời đời sang cho tôi. Mặc cho ai coi việc đó là hình phạt, phần tôi, tôi tạ ơn Thiên Chúa, và chúc tụng Chúa Giêsu chịu đóng đinh thập giá vì lòng yêu thương vô bến bờ của Ngài, bởi vì “hình phạt (đáng lẽ giáng trên ta) thì Ngài đã lãnh lấy để chuộc lại bình an cho ta” ngôn sứ Isaia đã báo như thế về Ngài. Mà bình an chính là điều Thiên Chúa ước muốn ban cho chúng ta.
Ý tưởng một Thiên Chúa nóng nẩy đánh phạt lung tung là một phát minh của Satan (hay ít ra đã du nhập từ não trạng sợ hãi của ngoại đạo). Tôi chỉ biết có Chúa Giêsu và Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Ngài đã mang lấy, đã đảm nhận tất cả tội lỗi nhân loại vào thân mình Ngài và đem đóng đinh vào thập giá, để hủy diệt chúng, hầu cho tôi được giải thoát khỏi tội và sự chết. Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa cứu độ (x. Ga 3.16-17). Còn phần phạt –(theo gốc của danh từ là “sửa dạy”) – có thể coi như là một phát minh của Thiên Chúa để đưa ra một cái phao cuối cùng cứu hộ cho đứa con đã thích làm bạn với tội lỗi, đùa với tử thần hơn là đi theo ánh sáng.
Chỉ vì chúng ta quá ngang ngược tìm mọi cách tránh lánh lòng thương xót Thiên Chúa đến cứu độ, và ban cho chúng ta sự an lạc, nên Thiên Chúa chỉ còn giải pháp trừng phạt (sửa dạy). Giữa hai đàng: hỏa ngục và trừng phạt, trừng phạt vẫn nhẹ hơn!
(Theo thiển ý chúng tôi, trừng phạt thường gợi lên trong đầu chúng ta một tai hoạ do Thiên Chúa gửi đến. Đành rằng Thiên Chúa có quyền làm như thế...Chúng ta cứ nhớ lại tích Chúa Giêsu lấy roi đánh đuổi con buôn trong đền thờ Gierusalem đã bị họ làm mất tính cách tôn nghiêm của nơi thờ tự...Nhà cầm quyền mới hỏi Ngài: “Ông lấy quyền đâu mà làm việc đó?” Rõ ràng Chúa có quyền.. Nhưng cho dù vậy, người ta cũng thấy ngay trong việc đó có một sự sửa dạy: “Đừng biến Nhà Cha Ta thành một cái chợ...thành hang trộm cướp!” Thư Do thái (11.5-12) cho biết: “Con ơi đừng có khinh màng việc Chúa sửa dạy,...vì còn gì là con, kẻ người cha không sửa dạy...Ta có cha mẹ phần xác làm người sửa dạy và (nhờ đó) ta cải thiện, há ta lại không tỏ lòng tín phục hơn sao đối với Cha của các thần thiêng, để được sống? Đã hẳn bị sửa dạy, ngay tại chỗ thì hình như vui chẳng có, chỉ có buồn, nhưng về sau (mới thấy) nó sinh lợi...tức là hoa quả bình an, công chính.”
Còn nữa, ta cũng nên nhớ đến cách trừng phạt của Thiên Chúa: không phải Thiên Chúa sẽ gửi trực tiếp tai hoạ đến như nói trên kia, nhưng thường là Thiên Chúa để mặc sự dữ, sự tội mà ta yêu thích, hoành hành trên ta. Th Phaolô đã nói rất rõ trong thư Rm 1.18-32. Đức Mẹ cũng thường nhắc đến chữ: “tự huỷ diệt” mình. Cứ mở mắt ra coi, chẳng phải thế giới chúng ta đang tự hủy diệt mình, hủy diệt nhau đó sao? (X. MĐLC, số 801 tt).
Chỉ có việc ăn năn trở lại trong cầu nguyện và chay tịnh mới “ngăn chận được chiến tranh và các tai hoạ của thiên nhiên”, nói khác đi ngăn chận được hình phạt.
*
Trong bài phỏng vấn, cô Mirjana bảo người ta đến hỏi Vicka và Jakov là hai người đã được Đức Mẹ cầm tay dắt vào thiên đàng tham quan. Và Sơ Emmanuel đã dẫn ta đến nghe Vicka kể:
|