MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Luyện Ngục Đầy Bí Ẩn: Chương 2b - Phỏng Vấn Bà Maria Simma, Phần 2
Thứ Sáu, Ngày 7 tháng 11-2008

Phỏng Vấn Bà Maria Simma, phần 2

§ Kim Hà

Chương 2: Phỏng Vấn Bà Maria Simma, Phần 2 (của tác phẩm "Luyện Ngục Đầy Bí Ẩn")

IV: Dâng Một Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Họ.

16. Hỏi: Thưa bà Maria, xin bà cho chúng tôi biết phương cách nào hữu hiệu nhất để giúp giải thoát các linh hồn ở luyện ngục?

Bà Simma: Phương cách hữu hiệu nhất là Thánh lễ.

17. Hỏi: Tại sao lại là Thánh lễ?

Bà Simma: Bởi vì chính Chúa K-iTô dâng hiến mạng sống Ngài vì tình yêu để đền tội cho chúng ta. Đó là hy lễ hiến tế mà Chúa KiTô dâng lên Chúa Cha . Một hy lễ đẹp đẽ. Vị linh mục là vị đại diện của Thiên Chúa, nhưng chính là Chúa dâng hiến Mình Ngài và hy sinh bản thân cho chúng ta. Hiệu lực của Thánh lễ đối với người chết còn lớn hơn sự kiện những người suốt đời làm việc phúc đức cầu cho người chết. Nếu người ta tham dự Thánh lễ và cầu nguyện với tất cả trái tim, nếu người ta tham dự Thánh lễ mỗi ngày thì sẽ có nhiều ích lợi cho họ. Đây là một vụ mùa mà người ta gieo gặt.

Một linh hồn ở luyện ngục nhìn thấy rõ mọi sự trong ngày tang lễ của mình và biết ai là người thật sự cầu nguyện cho họ hay ai là người giả bộ hiện diện để chứng tỏ là mình có mặt ở đó. Các linh hồn nói rằng nước mắt không giúp gì cho họ, mà chỉ có lời cầu nguyện mà thôi. Các linh hồn phàn nàn rằng những người đến dự tang lễ mà không chịu cầu nguyện với Chúa cho phần rỗi linh hồn người chết mà chỉ biết khóc thôi. Nước mắt thật là vô ích!

Nói về Thánh lễ thì tôi xin trích một đoạn trong bài giảng của thánh Cure thành Ars nói với giáo dân. Ngài bảo họ rằng:

“Các con thân mến,

Một linh mục tốt cảm thấy buồn khi mất một người bạn mà ngài thương mến, vì thế ngài cầu nguyện rất sốt sắng cho linh hồn ấy được nghỉ ngơi.

Một ngày kia, Thiên Chúa nói với vị linh mục rằng bạn của ngài đang ở trong luyện ngục và đang đau đớn vô cùng. Vị linh mục thánh thiện tin rằng ngài có thể dâng một Thánh lễ để cầu nguyện cho linh hồn người chết. Trong giây phút thánh hiến, ngài dâng Bánh Thánh giữa các ngón tay của ngài và nói rằng:

“Lạy Cha Hằng Hữu, là Đấng Thánh, xin cho chúng con được hoán đổi. Cha cầm linh hồn của bạn con là kẻ đang ở trong luyện ngục, còn con cầm Mình Thánh của Con Cha trong tay cúa con. Lạy Cha thánh thiện và nhân lành, xin giải thóat bạn con và con dâng lên Cha Người Con của Cha với công nghiệp của Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô và Cái Chết của Ngài.”

Lời đề nghị được nhận lời. Thực sự, trong giây phút ấy, ngài thấy linh hồn của bạn ngài sáng láng trong vinh quang, bay lên Thiên Đàng. Chúa Cha đã chấp nhận cuộc trao đổi.

Các con thân mến, khi chúng ta muốn giải thoát các linh hồn trong luyện ngục, một linh hồn thân thương với chúng ta thì hãy bắt chước làm theo ngài; hãy dâng lên Chúa, qua lễ hiến tế, Con yêu dấu của Ngài với tất cả công nghiệp của Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô và Cái Chết của Chúa KiTô. Lúc ấy Chúa Cha sẽ không thể từ chối điều gì.”

V. Đừng Phí Phạm Sự Đau Khổ Trên Trần Gian:

Có nhiều phương cách khác đầy quyền thế để giúp các linh hồn luyện ngục; đó là bằng cách dâng hiến những nỗi đau khổ của mình, bằng sự thống hối, ăn chay, từ bỏ chính mình…và dĩ nhiên, những nỗi đau khổ khác như bệnh tật hay sự thương tiếc.

18. Hỏi: Thưa bà Maria, bà được mời gọi để chịu đau khổ cho các linh hồn luyện ngục hầu họ sớm được giải thoát. Xin bà vui lòng kể cho chúng tôi nghe những cảm nghiệm và sự chịu đựng của bà trong những thời gian ấy.

Bà Simma: Lần đầu tiên, một linh hồn hỏi tôi nếu tôi có thể chịu đựng đau khổ trong ba tiếng đồng hồ trong thân xác tôi để đền tội cho linh hồn ấy không, rồi sau đó, tôi sẽ được làm việc trở lại. Tôi tự nhủ:

“Nếu chỉ có 3 tiếng đồng hồ chịu đau khổ thì tôi chấp nhận.”

Trong suốt ba giờ ấy, tôi có cảm tưởng là nó kéo dài như trong ba ngày. Tôi cảm thấy đau đớn khủng khiếp. Cuối cùng, khi tôi nhìn đồng hồ thì cơn đau chỉ kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Linh hồn ấy bảo tôi rằng khi tôi chấp nhận đau khổ với tình yêu trong 3 tiếng đồng hồ thì tôi đã cứu bà ấy thoát khỏi 20 năm ở trong luyện ngục!

19. Hỏi: Vâng, nhưng tại sao bà chỉ đau khổ trong 3 tiếng đồng hồ mà linh hồn ấy tránh được 20 năm trong lửa luyện ngục? Bà đau khổ như thế nào?

Bà Simma: Bởi vì sự đau khổ trên trần gian không có giá trị giống nhau. Trên trần gian, khi chúng ta chịu đau khổ thì ta có thể trưởng thành trong đau khổ, ta có thể tạo công nghiệp, nhưng ở luyện ngục thì không tạo công nghiệp được. Nơi luyện ngục thì sự thống khổ chỉ là để thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi. Trên trần gian, chúng ta có tất cả những ân huệ. Chúng ta có tự do để chọn lựa.

Những điều này khích lệ chúng ta vì cho chúng ta hiểu thêm ý nghĩa của sự đau khổ. Nếu ta dâng hiến sự đau khổ, tự nguyện hay không tự nguyện, ngay cả những sự hy sinh nhỏ mọn nhất, chẳng hạn như sự đau khổ, bệnh tật hay thất vọng…Nếu chúng ta chịu đựng với sự kiên nhẫn, nếu chúng ta đón nhận những điều ấy với sự khiêm nhường, thì các sự đau khổ có thể là những quyền năng âm thầm, cứu các linh hồn mà không ai biết.

Bà Maria kể cho chúng ta rằng điều tốt nhất để làm là hiệp thông các đau khổ ấy với Chúa Giêsu, hãy đặt những đau khổ ấy trong bàn tay của Mẹ Maria. Mẹ là Đấng biết rõ nhất cách thức sử dụng các sự đau khổ vì thông thường thì chúng ta không biết những nhu cầu khẩn thiết chung quanh chúng ta.

Dĩ nhiên, Mẹ Maria sẽ trả lại cho chúng ta vào giờ lâm tử của mình.

Bạn thấy đấy, những nỗi thống khổ được dâng hiến sẽ là những kho tàng quý giá trong thế giới khác. Chúng ta hãy tự nhắc nhở và khuyến khích nhau khi phải chịu thống khổ.

VI. Và Hãy Cầu Nguyện:

Bà Maria bảo cho chúng ta một phương cách hữu hiệu khác là hãy đi đàng Thánh Giá, bởi vì khi ta suy gẫm Cuộc Khổ Nạn Chúa Ki Tô là chúng ta từ từ bắt đầu ghét tội lỗi, và mong ước được ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Điều lành này xuất phát từ trong trái tim của chúng ta sẽ mang sự giải thoát cho các linh hồn ở luyện ngục.

Chặng đàng thánh giá cũng dễ làm cho chúng ta thống hối; chúng ta bắt đầu sám hối khi đối diện với tội lỗi.

Một điểm khác rất hữu ích cho các linh hồn trong luyện ngục là hãy đọc kinh Chuỗi Mân Côi, cả 15 mầu nhiệm (nay có 20 mầu nhiệm) để cầu cho các linh hồn. Qua việc đọc kinh Mân Côi, nhiều linh hồn được giải thoát khỏi luyện ngục hàng năm. Chúng ta cần đọc kinh Mân Côi vì Đức Mẹ Maria sẽ xuống luyện ngục để giải thoát các linh hồn. Điều này tốt lành vì các linh hồn ở luyện ngục gọi Đức Mẹ Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót.

Các linh hồn cũng nói với bà Maria rằng ân xá rất có giá trị cho các linh hồn được giải thoát. Có khi ta tỏ ra tàn nhẫn vì không thực hiện kho tàng quý báu ấy để đem lợi ích cho các linh hồn. Các ân xá nếu mà giải thích ở đây thì rất dài dòng, nhưng tôi có thể giới thiệu cho bạn đọc những tài liệu mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết vào năm 1968. Bạn có thể hỏi các linh mục trong giáo xứ của bạn, hay tìm mua sách ở các nhà sách Công giáo.

Do đó, ta có thể nói rằng ý nghĩa cao cả của việc giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục là cầu nguyện tổng quát, đọc đủ mọi lời cầu nguyện. Ở đây, tôi muốn chia sẻ với bạn một cảm nghiệm của ông Hermann Cohen, một nghệ sĩ người Do Thái đã trở về đạo Công Giáo năm 1864 và rất tôn kính Bí Tích Thánh Thể.

Trong lúc tôn sùng phép Thánh Thể, ông xin Thiên Chúa hoán cải mẹ của ông, người mẹ rất thân thương. Thế rồi mẹ ông chết mà không được ơn hoán cải, nên ông Hermann buồn sầu đến nằm sóng soài trên mặt đất trước Nhà Tạm Thánh Thể, và cầu nguyện tha thiết với Chúa rằng:

“Lạy Chúa, con nợ Chúa mọi sự. Đó là sự thật, nhưng con đã từ chối Chúa điều gì? Tuổi trẻ, niềm hy vọng nơi thế gian, sức khỏe, niềm vui của một gia đình, sự nghỉ ngơi, và mọi sự hy sinh khác, khi Chúa gọi con. Chúa là Đấng Hằng Hữu, Nhân Hậu, Chúa đã hứa ban cho con gấp trăm lần, thế mà Chúa từ chối linh hồn mẹ của con. Chúa ơi, con bị đè bẹp bởi sự tử đạo, con sẽ không ngừng phàn nàn.”

Ông khóc lóc nức nở. Bỗng dưng, ông nghe một tiếng nói kỳ diệu bên tai:

“Ôi con người kém tin! Mẹ con đã được ơn cứu độ. Con hãy biết rằng lời cầu nguyện rất mạnh thế trước Nhan Thánh Ta. Ta đã gom góp các lời cầu nguyện của con để dành cho mẹ con, và sự quan phòng của ta đến với mẹ con trong giờ phút sau cùng. Khi mẹ con trút hơi thở cuối cùng, Ta đến với bà; bà thấy ta và khóc lên:

“Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!”

Con hãy can đảm lên vì mẹ con thoát khỏi lửa hỏa ngục, và những lời cầu nguyện cùng đền tội của con sẽ giúp cho bà sớm được giải thoát khỏi lửa luyện ngục.”

Và chúng ta biết rằng linh mục Hermann Cohen, sau đó được thấy một thị kiến thứ hai khi mẹ của ngài được bay lên Thiên Đàng.

Tôi xin các bạn cầu nguyện lời kinh của Thánh Bridget vì kinh ấy giúp ích nhiều cho các linh hồn ở luyện ngục. Có một điều quan trọng là: các linh hồn ở luyện ngục không thể làm được gì cho họ; họ hoàn toàn bất lực. Nếu những người sống mà không cầu nguyện cho họ, thì họ bị bỏ rơi hoàn toàn. Do đó, điều quan trọng là hãy hiểu được quyền năng của lời cầu nguyện, một quyền năng cao cả mà mỗi người chúng ta có trong bàn tay để giải thoát cho các linh hồn đang đau khổ nơi luyện ngục.

Chúng ta không suy nghĩ hai lần khi giúp một đứa trẻ đang rớt từ trên cây xuống và gẫy xương. Dĩ nhiên, chúng ta có thể làm mọi sự để cứu giúp em bé ấy. Vậy chúng ta cũng nên chăm sóc cho các linh hồn, vì các ngài cần chúng ta chú ý và dâng lời cầu nguyện, dâng Thánh lễ để cho họ bớt thống khổ. Đó là cách làm việc bác ái tốt lành nhất.

Tôi nghĩ đến sự tử tế của người Samaritan trong Phúc Âm đối với một người bị đánh gần chết và bỏ nằm chảy máu giữa đường. Người này tùy thuộc vào lòng tốt của những người đi qua.

20. Hỏi: Thưa bà Maria, tại sao người ta không lập công nghiệp ở luyện ngục, mà lại lập công nghiệp ở trên trần gian?

Bà Simma: Bởi vì trong giờ chết thì cơ hội để lập công nghiệp đã chấm dứt. Nếu chúng ta sống trên trái đất, ta có thể sửa sai những sự dữ mà chúng ta đã làm. Các linh hồn nơi luyện ngục thèm khát cơ hội này. Ngay cả các thiên thần củng ghen với nhân loại vì chúng ta có cơ hội để trưởng thành khi ta còn ở trên trái đất.

21. Hỏi: Thông thường, sự đau khổ trong đời sống của chúng ta dẫn ta nổi loạn. Chúng ta gặp khó khăn lớn lao khi chấp nhận và sống như vậy. Làm cách nào mà chúng ta chịu sống chịu đựng đau khổ để sinh hoa trái?

Bà Simma: Sự đau khổ là bằng chứng lớn lao nhất về tình yêu của Thiên Chúa. Nếu ta biết dâng hiến sự đau khổ thì sẽ cứu được nhiều linh hồn.

22. Hỏi: Nhưng làm sao chúng ta đón nhận đau khổ như một ân sủng chứ không phải là một sự trừng phạt (mà ta thường nghĩ) hay một sự sửa phạt?

Bà Simma: Chúng ta cần dâng mọi sự cho Đức Mẹ Maria. Mẹ là Đấng biết rõ nhất những ai đang cần gì và Mẹ sẽ dành cho họ những ân sủng để được ơn cứu độ.

Tôi muốn nói đến cảm nghiệm lạ thường mà bà Maria nói về đề tài đau khổ cho chúng tôi biết. Năm 1954 có rất nhiều các tảng băng đá trượt xuống một làng gần nhà của bà Maria. Sau đó, cũng có những tảng băng khác trượt xuống nhưng ngừng lại một cách kỳ diệu, trước khi đè bẹp các làng mạc; vì thế, không ai bị thiệt hại gì.

Các linh hồn giải thích cho bà Maria rằng đó là nhờ vào sự dâng hiến đau khổ của một người phụ nữ trong làng ấy mà các tảng băng đá không rơi xuống làng.

Người phụ nữ này chịu đựng đau khổ với lòng kiên nhẫn. Bà Maria kể cho chúng ta rằng: nếu người phụ nữ ấy có sức khỏe tốt thì chắc chắn ngôi làng ấy đã không được cứu thoát. Bà Maria nói thêm rằng nếu ta chịu đựng đau khổ với lòng kiên nhẫn thì có thể cứu được nhiều linh hồn, hơn cả lời cầu nguyện của chúng ta dành cho họ. Nhưng lời cầu nguyện giúp ta chịu đựng những đau khổ của chúng ta.

Chúng ta không nên nghĩ rằng đau khổ là sự trừng phạt. Ta có thể chấp nhận đau khổ như là sự đền tội chẳng những cho mình mà còn cho những người khác nữa. Chúa Ki-Tô vô tội mà Ngài còn chịu đau đớn triền miên để đền tội cho tội lỗi của nhân loại.

Chỉ ở trên Thiên Đàng thì lúc ấy chúng ta mới biết qua đau khổ và kiên nhẫn mà hiệp thông với Chúa Ki-Tô thì ta nhận được biết bao ơn lành.

23. Hỏi: Thưa bà Maria, các linh hồn ở luyện ngục có nổi loạn khi phải đối diện với sự đau khổ không?

Bà Simma: Không, họ muốn thanh tẩy chính họ; họ hiểu đó là đìều cần thiết.

VII. Vào Giờ Chết:

24. Hỏi: Vai trò của sự ăn năn thống hối vào giờ chết có quan trọng không?

Bà Simma: Sự ăn năn rất quan trọng. Các tội lỗi của chúng ta được tha thứ, trong vài trường hợp, nhưng hậu quả của tội lỗi vẫn còn. Nếu ta muốn nhận được ơn toàn xá vào giờ chết để được lên thẳng Thiên Đàng thì linh hồn ta phải thoát ra khỏi mọi ràng buộc của thế gian.

Ở đây, tôi muốn chia sẻ một cảm nghiệm lý thú của bà Maria. Có một số người liên lạc với bà Maria để tìm hiểu về số phận của một phụ nữ mà họ tin rằng linh hồn bà đã hư mất, bởi vì bà ta đã sống một cuộc sống tồi tệ. Bà ta bị một tai nạn và rớt xuống khỏi xe lửa và chết. Một linh hồn nói với bà Maria rằng linh hồn người phụ nữ được ơn cứu độ vì trong giây phút chết, bà ta cầu nguyện với Thiên Chúa rằng:

“Lạy Chúa, Chúa rất đúng khi lấy mạng sống của con, bởi vì bằng cách ấy, con sẽ không còn xúc phạm đến Chúa nữa.”

Lời cầu nguyện ấy tẩy xóa đi tất cả những tội lỗi của bà ta. Ví dụ này rất quan trọng, vì nó chứng tỏ chỉ có một giây phút khiêm nhường, một sự ăn năn trong giờ chết thì có thể cứu chúng ta. Điều này không có nghĩa là bà ta không phải vào luyện ngục, nhưng bà ta tránh được hỏa ngục mà lẽ ra bà phải vào chốn khốn khổ ấy.

25. Hỏi: Thưa bà Maria, tôi xin được hỏi bà: Vào giờ chết, liệu một linh hồn có đủ thì giờ để trở lại với Chúa không, ngay cả sau khi sống một cuộc đời tội lỗi. Tôi muốn nói rằng lúc sắp chết và lúc chết?

Bà Simma: Có, có chứ, Thiên Chúa cho ta nhiều phút để ta có thì giờ ăn năn và trở lại với Chúa, và để quyết định: Tôi chấp nhận hay tôi không chấp nhận đi gặp Chúa. Lúc ấy, ta được nhìn thấy cuốn phim của cuộc đời mình.

Tôi biết có một người đàn ông tin vào lời giảng dạy của Hội Thánh, nhưng không tìn vào cuộc sống vĩnh cửu. Một ngày kia, ông ta bị đau nặng và hôn mê. Ông nhìn thấy mình ở trong một phòng với tấm bảng ghi rõ những hảnh động của mình, những điều tốt và xấu. Rồi tấm bảng biến mất, cũng như bức tường của căn phòng, rồi một cảnh đẹp hiện ra. Sau đó, ông ta ra khỏi cơn hôn mê và ông quyết định thay đổi đời sống ông.

Điều này củng giống như cảm nghiệm của những người chết đi, sống lại. Họ cảm nghiệm được luồng ánh sáng siêu nhiên mà khi được nhìn thấy luồng ánh sáng này thì không thể sống cuộc đời như cũ nữa.

26. Hỏi: Thưa bà Maria, vào giờ chết, liệu Thiên Chúa có tỏ lộ chính ngài cùng một mức độ giống nhau cho các linh hồn không?

Bà Simma: Mỗi người được Chúa ban cho một trình độ hiểu biết về cuộc sống của mình và những nỗi thống khổ sắp phải chịu; nhưng không phải ai cũng biết như nhau. Mạc khải của Thiên Chúa ban cho là tùy theo cuộc đời của mỗi người.

27. Hỏi: Thưa bà Maria, liệu ma quỷ có quyền tấn công chúng ta vào lúc chết không?

Bà Simma: Dạ có, con người cũng có ơn lành để chống trả ma quỷ và đuổi chúng nó đi. Nếu con người không muốn theo ma quỷ thì chúng chẳng làm được gì.

28. Hỏi: Đó là một tin tốt! Nếu một người biết mình sẽ chết sớm thì người ấy phải làm cách nào để chuẩn bị tốt?

Bà Simma: Từ bỏ chính mình hoàn toàn cho Chúa. Dâng lên Chúa tất cả những đau khổ của mình. Hãy hoàn toàn hạnh phúc trong Chúa.

29. Hỏi: Chúng ta cần có thái độ nào trước khi có người chết? Chúng ta cần làm cách gì tốt nhất cho người ấy?

Bà Simma: Cầu nguyện nhiều! Chuẩn bị tư tưởng người ấy về cái chết; chúng ta cần nói sự thật.

30. Hỏi: Bà có lời khuyên gì cho những ai muốn trở nên một vị thánh ở trên trần gian không?

Bà Simma: Phải rất là khiêm nhường. Đừng lo cho mình quá đáng. Sự kiêu ngạo là cái bẫy lớn nhất của ma qủy.

31. Hỏi: Xin bà cho chúng tôi biết liệu chúng ta có thể xin Chúa cho ta đền tội mình trên trái đất, thay vì đền tội sau khi chết không?

Bà Simma: Vâng, tôi biết một linh mục và một phụ nữ trẻ cùng bị bịnh ho lao và nằm trong bịnh viện. Người phụ nữ nói với vị linh mục rằng:

“Cha và con hãy xin Thiên Chúa cho chúng ta chịu đau khổ trên trái đất càng nhiều càng tốt để khi chết, chúng ta có thể lên thẳng Thiên Đàng.”

Vị linh mục trả lời rằng ngài không dám xin điều ấy. Gần đấy có một nữ tu nghe được câu chuyện đó. Rồi người phụ nữ chết trước, vị linh mục chết sau. Sau đấy, vị linh mục hiện về với người nữ tu và nói rằng:

“Nếu tôi có một niềm tín thác như người phụ nữ kia thì tôi cũng đã được lên thẳng Thiên Đàng rồi.”

32. Hỏi: Cám ơn bà Maria đã chia sẻ những cảm nghiệm tuyệt vời.

Lúc này, bà Maria xin nghỉ năm phút để bà ra cho bầy gà ăn…và khi bà trở lại, chúng tôi bắt đầu câu chuyện ngay.

(Chương 2 còn tiếp 2 kỳ nữa)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 88 (5) (11/8/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 82 (4) (11/8/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 81 (3) (11/8/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 58 (2) (11/8/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 21 (1) (11/8/2008)
Tin/Bài khác
Đức Bà Của Mọi Quốc Gia (2) (11/6/2008)
Những Hình Ảnh Kỳ Lạ Chụp Được Tại Medugorje Kỳ Hành Hương 15 (11/6/2008)
Đgh Piô Xii Nói Rằng Đã Thấy Phép Lạ Mặt Trời 4 Lần (11/5/2008)
Đức Bà Của Mọi Quốc Gia (11/5/2008)
Thông Điệp Mẹ Maria Ban Từ Medjugorje, Ngày 2 Tháng 11 Năm 2008 Qua Thị Nhân Mirjana (11/2/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768