MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Các Chứng Từ Về Mẹ: (146 --- 150) Hạnh Phúc Sung Mãn
Thứ Sáu, Ngày 14 tháng 11-2008

(146) Hạnh Phúc Sung Mãn

§ Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn, DCCT

Bình an chính là sung mãn hạnh phúc, vui mừng và tình yêu trọn hảo nhất: đó là hoa quả của Thánh Thần. Đó là ân huệ vô biên của Thiên Chúa, làm cho nhân loại hạnh phúc. Bình an, đó là sự thanh thản nội tâm: hài hòa, hiệp nhất, nhân hậu. Đó là kho tàng từ tâm hồn tràn chảy ra khắp bản thân. Thánh Aogutinô định nghĩa sự bình an là: trí lòng yên tĩnh, quả tim đơn sơ, tình yêu hòa hợp, tình bạn hiệp nhất...

Thiên Chúa muốn và ước ao mỗi người nói riêng, và mọi dân tộc nói chung, sống trong hòa bình và tình yêu. Nhưng vì tội lỗi loài người, cả thế giới sa vào tội ác, chịu đựng biết bao khốn khổ gây nên bởi chia rẽ, hận thù, tàn sát, chiến tranh... Loài người không thể tự cứu giúp mình. Thiên Chúa thương xót họ. Thiên Chúa sai Con Ngài đến gõ từng cánh cửa, từng tâm hồn, để thi hành sứ vụ hòa bình: hòa giải con người với Thiên Chúa và người người với nhau.

Đêm Chúa giáng trần, thiên thần ca hát: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao và bình an dưới thế cho người Chúa thương!” (Lc 2.14). Bình an của Chúa Kitô khác hẳn với bình an của thế gian. Bình an của Chúa không chỉ là thôi chiến tranh, nhưng là một cuộc sống trong tinh thần và trong tình thương. Chúa Giêsu đã chuộc lại sự bình an đó cho chúng ta. Bằng Tử nạn trên thập giá, Ngài đã hòa giải loài người với Thiên Chúa và đã mở cửa trời cho chúng ta.

Bởi lẽ đó, bình an là một ân huệ, một quà tặng của Chúa Giêsu cho ta. Bình an của Chúa Giêsu đã được rao giảng từ 20 thế kỷ. Chúng ta hết thảy được kêu gọi cộng tác để xây dựng hòa bình. Chúng ta hết thảy phải khao khát hòa bình và ra sức thực hiện. Nếu chúng ta luôn sống theo tinh thần Phúc Âm ở khắp nơi, nếu chúng ta đầy Thần Khí Thiên Chúa, nếu chúng ta dấn thân cổ võ và cầu nguyện cho hòa bình, ấy là chúng ta xây dựng bình an của Chúa Kitô. Chúng ta được đếm kể vào hàng ngũ những người Chúa Kitô tuyển chọn: “Hạnh phúc thay những ai tác tạo hòa bình, vì họ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5.9).

· Làm sao lãnh được bình an?

Điều cần thiết trước tiên là chúng ta sống bình an với chính mình, với người lân cận và với Chúa. Muốn được như vậy, ta phải dứt bỏ tội lỗi, giữ lương tâm trong sạch, lòng không còn vương vấn gì. Người nô lệ tình dục, không thể có bình an.

Chúa phán (Ysaia 48.22): “Không có an bình cho lũ ác nhân.” Thánh vịnh có câu: “Kẻ yêu luật Chúa hưởng phúc bình an.”

Nếu lương tâm bạn khiển trách bạn một tội nào đó, gây xao xuyến tâm hồn, bạn hãy mau loại trừ nó ra bằng việc xưng tội thành thật. Để duy trì bình an tâm hồn và tình giao hảo với Thiên Chúa, cần có lòng thống hối ăn năn thật tình. Như vậy, trong mọi lúc, cần chế ngự xu hướng xấu. Rồi chúng ta phải bền lòng tìm cách sống, làm việc và nghỉ yên trong Trái Tim Chúa Giêsu.

(147) Một ví dụ để đời:

Cách đây mấy năm, trong một thành phố Thổ, một người thợ giày tên là Kratky, 81 tuổi, qua đời. Khi lâm chung, ông cụ thú nhận đã giết chết ông chủ nợ tên Bahnjika, chỉ vì lòng tham muốn sang đoạt của cải tiền bạc.

Điều gì đã khiến ông ấy phạm tội ác như thế, trong khi ông ta đã 70 năm sống cách lương thiện, được mọi người chung quanh tôn trọng? Có thể ông ta làm hành động đó để mong bảo đảm cho tuổi già được sống đầy đủ, vô lo. Nhưng như vậy là ông ta đã tính lầm! Suốt 12 năm, ông luôn sống hồi hộp, lo sợ bị phát hiện. Ông không tài nào ngủ yên. Trước khi chợp mắt thì lo lắng, lúc ngủ dậy thì kinh hoàng. Ông không dám nhìn thẳng mắt người khác, vì sợ người ta đọc được việc ông đã làm. 12 năm sống trong lo sợ, bất an và lương tâm cắn rứt. Suốt thời gian đó, ông giữ được im lặng. Nhưng từ đây, ông thấy không mang nổi gánh nặng này nữa, vì cảm thấy thần chết đến gần. Ông la lên lớn tiếng khiến cho những người tụ họp quanh giường ông phải hoảng sợ. Ông đã tự thú:

- Tôi đã giết chủ nợ Bahnjika!

Biết bao người không được bình an, vì lương tâm họ còn vướng mắc nhiều tội trọng. Họ sẽ được giải thoát dễ dàng khỏi gánh nặng nếu họ lắng nghe tiếng Chúa: “Hãy đến với Ta, hỡi những ai lao nhọc và gánh nặng. Ta sẽ nâng đỡ cho.” Chỉ như vậy, con người mới làm hòa được với Thiên Chúa, với chính mình và với đồng loại. Chính nhờ đó, con người được an tâm, mặc dù bản chất họ còn nghiêng chiều về tội lỗi, và mặc dù họ còn mỏng manh dễ sa ngã.

Ơn bình an là hoa quả Chúa Thánh Thần (Gal 5.22), của tình yêu hoàn hảo. Chúa Kitô đã lãnh cho ta ơn bình an đó nhờ sự chết và sống lại của Ngài. Tất cả những ai được Chúa Giêsu cứu giúp cách này cách khác, hoặc được chữa lành bệnh tật, hoặc được tha thứ tội lỗi đều lãnh được bình an của Ngài. Chính vì thế, Ngài bảo họ: “Hãy đi bình an!”

Đức Mẹ cũng nói:

“Mẹ kêu gọi các con hoàn toàn suy phục Thiên Chúa. Các con không cảm nhận được tình Chúa yêu thương các con lớn lao dường nào! Bởi yêu thương, Người cho phép Mẹ ở với các con, để Mẹ có thể chỉ bảo và giúp các con tìm kiếm con đường an bình. Nhưng các con không khám phá ra con đường này, nếu các con không cầu nguyện. Bởi vậy, hãy từ bỏ mọi sự và dành thời giờ cho Chúa, Chúa sẽ ban các ân huệ và chúc lành cho các con.” (25-3-88).

“Các con yêu dấu! Thiên Chúa cho phép Mẹ cùng với Ngài tạo ra Ốc đảo hòa bình này (tức Mễ Du). Mẹ xin các con hãy bảo vệ nó. Chớ gì ốc đảo này luôn thanh sạch.” (26-6-86).

“Các con yêu dấu! Hận thù gây chia rẽ. Nó làm cho người ta không nhìn thấy ai và thấy gì cả. Mẹ mời gọi các con luôn thực hiện hiệp nhất và hòa bình. Các con yêu dấu! Đặc biệt hãy gieo rắc tình thương ngay nơi các con sinh sống. Ước chi tình yêu thương luôn luôn là khí cụ duy nhất trong cuộc đời các con.” (31-7-86)

“Các con thân yêu! Bữa nay, Mẹ kêu gọi các con tới hòa bình. Mẹ đến đây với tư cách là Nữ Vương Hòa Bình và ao ước làm cho các con dẫy tràn bình an của lòng Mẹ. Các con yêu dấu! Mẹ yêu các con và khao khát đem tất cả các con tới an bình. Điều này chỉ Thiên Chúa mới cho được và làm dẫy tràn nơi trái tim mỗi người. Mẹ mời gọi các con hãy trở thành những người mang bình an và làm nhân chứng cho sự an bình của Mẹ cho cái thế giới bất an này. Ước chi hòa bình thống trị toàn thế giới đang không có hòa bình và khao khát hòa bình.” (26-7-90)

Lời kêu gọi không mệt mỏi kia chẳng qua là lời mời gọi loài người ăn năn hoán cải, cầu nguyện, sống đức tin và chay tịnh. Qua những sứ điệp của Đức Trinh Nữ, chúng ta biết được bình an là một điều tuyệt hảo nhất và cần thiết nhất. Đức tin, cầu nguyện, hối cải và chay tịnh là điều kiện lãnh nhận ơn bình an ấy.

Khi con tim chưa được giải giới, thì vô phương giải giới đôi tay và thế giới. Bình an đến từ Thiên Chúa. Có được bình an chỉ khi có sự tương quan hòa giải với Thiên Chúa và với con người. Sức mạnh của quyền lực chỉ đưa đến chiến tranh chứ không đến hòa bình. Trong các cuộc giao tranh, người ta thường đổ lỗi cho đối thủ. Chỉ có sự hối cải mới từ bỏ cáo tội người khác và mới chuẩn bị con đường đến hòa bình. Cho nên trong việc đấu tranh cho nền hòa bình chính đáng và bền vững, cần phải bắt đầu bằng sự hối cải của mỗi người.

Tại Mễ Du, tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu việc thú tội ghê hồn, cảm động, hạnh phúc. Ở đấy, rất nhiều người đã tìm lại được bình an cho tâm hồn họ, và đã rũ bỏ mối hận thù và các tà thuyết lầm lạc của họ. Thời kỳ bình an mà Mẹ Thiên Chúa đã báo trước tại Fatima, nay đang tiến hành...

Chúng ta có thể thay đổi thế giới nhờ cầu nguyện và sống thánh thiện. Nhận thức được điều đó thật là quan trọng. Đức Mẹ cho chúng ta 5 món vũ khí (như 5 hòn sỏi của Đavít đốn ngã Gôliát):

(148) 1. Khí giới đầu tiên chống lại satan là cầu nguyện:

Chắc các bạn đã biết trong các thông điệp của Mẹ ở Mễ Du, lời kêu gọi “cầu nguyện” luôn luôn vang lên hàng ngàn lần... Hiếm khi nào không có lời ấy trong thông điệp của Mẹ. Cầu nguyện quả thật vô cùng quan trọng. Nó là trọng tâm của Kế hoạch Đức Mẹ. Nhưng thế giới lại không hiểu thế. Đức Mẹ nói:

“Các con thân yêu, các con không ý thức được sự cầu nguyện quí giá chừng nào khi các con còn không tự nhủ mình rằng: “Bây giờ là thời điểm cầu nguyện...” ; “Hiện tại không có gì quan trọng đối với tôi hơn là cầu nguyện”...; hoặc “Với tôi, không ai quan trọng bằng Thiên Chúa”. Các con yêu dấu, hãy cống hiến toàn thân cho việc cầu nguyện với niềm tin yêu đặc biệt. Chỉ nhờ đó, Thiên Chúa mới ban ơn sủng của Người cho các con.” (2-10-1986, số 623)

“Các con thân mến, hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện đi!” (25-10-1989 và nhiều lần khác như vậy, số 510 bis)

Mễ Du là: cầu nguyện, và chỉ là cầu nguyện. Cầu nguyện phải là một việc hằng ngày ta dâng lên Thiên Chúa:

“Hãy làm cho cầu nguyện nên cơm bữa hằng ngày của các con.” (30-5-1985, số 557)

· Cầu nguyện: Hồn Của Lòng Tin

Không thể có một việc hối cải căn bản, sâu đậm và bền bỉ được, nếu không có cầu nguyện kèm theo. Đức Maria đã không ngớt kêu gọi người ta cầu nguyện. Cầu nguyện là trái tim, là hồn của lòng tin, của sự hối cải và của sự bình an. Cầu nguyện là một ân huệ của Chúa. Con người ước ao tha thiết được gần Chúa, được nói với Ngài, sống kết hợp với Ngài:

“Các con yêu dấu! Hãy biết rằng Mẹ là Mẹ của các con, Mẹ tới trái đất để dạy các con biết vâng nghe bằng tình thương, biết cầu nguyện với tình yêu...” (29-11-1984).

Để được bền đỗ sống đức tin, lòng hối cải và cầu nguyện, chúng ta hãy sẵn sàng hi sinh và từ bỏ. Chúng ta cũng phải ăn chay. Bởi chay tịnh, người ta đạt đến đức tin. Tâm hồn người ấy ngày càng trở nên mạnh mẽ mà học biết làm chủ mình. Chỉ có người nào đủ sức tự chế mình thì mới được tự do và có khả năng phụng sự Thiên Chúa và đồng loại, như đức tin đòi hỏi.

(149) Một bạn trẻ kể:

Tại Mễ Du này, tôi đã hiểu rõ tại sao tôi sống. Tại nơi này, nơi mà Trời mở ra và Mẹ Chúa Trời hiện đến, tôi đã cầu nguyện như sau:

“Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Trời và là Mẹ con, con tin là Mẹ đã hiện ra nơi này. Mẹ đến đây cũng vì con nữa. Con xin Mẹ hãy tiến cử con với Con Mẹ, ban cho con ơn hoán cải. Con chắc chắn Con Chí Thánh của Mẹ sẽ nghe lời Mẹ bầu cử. Con không thể tiếp tục sống như vầy nữa, vì đó không phải là sống. Mẹ ơi! Nếu Mẹ không giúp con, con không còn có cách nào thoát. Hỡi Mẹ bình an, hãy cầu khẩn cho con trước mặt Con Chí Thánh của Mẹ. Con nài xin Mẹ.”

Từ lúc đó, như có một sự trống rỗng, tôi không còn biết gì cả, không biết nói gì hơn. Bỗng đâu, trong một khoảnh khắc, tôi cảm thấy cần đi xưng tội.

Sự gì đã xảy ra trong việc chữa lành ấy của linh hồn, chỉ có Chúa, vị linh mục và tôi biết không bao giờ quên được những giây phút này. Trong hoàn cảnh ấy, diễn tả được các sự việc bằng lời là một điều rất khó. Tôi sống và cảm nghiệm tình yêu Chúa trong tôi, Đấng chữa lành, giải thoát, tha thứ, canh tân và cứu rỗi. Không gì trên thế gian này có thể ban hạnh phúc cho ta như thế.

(150) Cha Tomislav Vlasic Phát Biểu Về Cầu Nguyện:

Khi Đức Mẹ bảo ta cầu nguyện, Người không chỉ nói cầu nguyện cho nhiều, nhưng là gặp gỡ Thiên Chúa. Các lời cầu nguyện chỉ có mục đích dạy ta biết cầu nguyện. Các vị thánh, đến cuối đời mà vẫn nói mình chưa học được cách cầu nguyện. Học cách cầu nguyện phải là mục tiêu của mọi người Kitô hữu có quyết tâm đạt tới sự thánh thiện. ( ...) Một đứa trẻ biết rất rõ phải xin cách nào với mẹ nó, cha nó, đối với nó, đấy là điều rất tự nhiên, dễ dàng. Các sứ điệp của Đức Mẹ mời gọi chúng ta sửa lại hai thái độ trong cuộc sống. Trước tiên, phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa một cách vô điều kiện, kế đó luôn luôn có một tấm lòng mở rộng sẵn sàng đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Khi các bạn bắt đầu cầu nguyện, các bạn hãy phó thác mình vô điều kiện. Chẳng cần phải gợi cho Chúa biết những nhu cầu của mình. Phó thác như vậy có nghĩa là bỏ đi sự âu sầu, là chết đi cho các lo lắng, cho những đắng cay, cho những gì tiêu cực trong chúng ta. Và lúc bấy giờ, đúng thế, Chúa Thánh Thần sẽ cầu nguyện trong chúng ta.

Nếu chúng ta sửa đổi hai thái độ ấy, bấy giờ các phép lạ sẽ xảy ra như một điều hợp lý và tự nhiên trong cuộc đời của ta. Và như vậy ta sẽ cầu nguyện một cách sáng tạo, cả cuộc sống ta sẽ có tính sáng tạo. Và khi đã có óc sáng tạo thì có thể đứng ra điều khiển nhóm được rồi đấy.

Ơn huệ sáng tạo và xử trí khôn ngoan là kết quả của một trái tim thong dong sau khi đã phó thác (...) . Mễ Du là nơi Đức Mẹ đến loan báo một chương trình sống cho cả nhân loại, có khả năng thanh lọc hết mọi hoạt động, bởi vì Thiên Chúa đã quyết định thay đổi hẳn bộ mặt địa cầu.

Chúng ta đang ở vào thời điểm tế nhị trong biến cố Mễ Du. Bởi vì thiên hạ cứ tiếp tục đặt câu hỏi: “Vậy Gospa muốn gì? Đức Mẹ nói gì nữa đây?” Chúa Giêsu đâu có lặp lại bản Tin Mừng! Thiên Chúa muốn nói gì với tôi? Người mong muốn gì ở tôi? Người muốn chúng ta mở tai mở mắt ra. Sau 10 năm cuộc hiện ra (hiện giờ là 18 năm) chúng ta có nguy cơ bị lỗi thời, vì ta vẫn chưa biết phải làm gì. Ta phải nên thánh, lúc đó mới có khả năng hiểu ra điều gì phải làm. Bởi vì, năm hôm sau,thông điệp của Đức mẹ với Marija vẫn cứ nói:

“Các con hãy cầu nguyện để có thể hiểu được những gì Thiên Chúa ước muốn qua sự hiện diện của Mẹ.”

Hết lần này đến lần khác, Đức Mẹ xin chúng ta cầu nguyện. Mẹ xin ta học biết giá trị và bản chất sự cầu nguyện. Cầu nguyện là bước đầu tiên trong đời sống thiêng liêng, và mọi sự khác tùy thuộc cả vào đó. Phải làm cho cầu nguyện trở thành đường lối sống. Chúng ta phải khám phá sự cầu nguyện. Chúng ta phải kiên trì trong cầu nguyện:

“Hãy kiên nhẫn và bền vững trong cầu nguyện. Đừng để Satan làm nản lòng các con. Nó đang nỗ lực hoạt động ráo riết trong thế giới. Hãy cẩn thận đề phòng!” (14-1-1985)

“Những ngày này, các con cầu nguyện quá ít, và làm việc quá nhiều.” (5-7-1984, số 511)

Cô Ivanka cho biết: “Đức Mẹ bảo chúng ta phải cầu nguyện nhiều hơn một chút, vì mọi người bận tâm lo nghĩ đến tiền bạc và các sự vật chất khác, mà chỉ dành chút xíu thì giờ cho Thiên Chúa” (số 668).

Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn, CSsR

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Truyền Thống Và Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving (11/26/2008)
Thank You, My God! (11/26/2008)
Thông Điệp Ngày 25/11/2008 Từ Medjugorje, Nam Tư. (11/25/2008)
Fatima Và Những Lời Cảnh Báo Rùng Rợn (11/25/2008)
Tràng Chuỗi Mân Côi Nối Kết Hai Thương Binh Kẻ Thù (11/22/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 460 (36) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 412 (35) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 411(34) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 345 (33) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 334 (32) (11/14/2008)
Tin/Bài khác
Cảm Nghiệm Medu 238: Mẹ Thắp Sáng Niềm Tin Cho Con. (11/13/2008)
Ơn Lành Đức Mẹ Ban Qua Ảnh Vảy Phép Lạ (11/13/2008)
Lòng Tin Tưởng Nơi Đức Mẹ Maria (11/13/2008)
Chứng Từ Đức Mẹ Hiện Ra Của Ông Louis Saia ... (11/12/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" #377 (29) (11/8/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768