MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Linh Mục: 1. Linh Mục, Ngài Là Ai?
Chủ Nhật, Ngày 4 tháng 1-2009

1. Linh mục, ngài là ai?

§ Lm Peter Vũ Chương

“Theo Thánh Phao-lô, làm linh mục trước tiên có nghĩa là: Là người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mọi người phải nhìn chúng ta như người thừa hành của Đức Kitô và là người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Giờ đây, điều đòi hỏi người quản lý phải có là mỗi người phải tỏ ra trung thành .

Từ “quản lý” không có thể được thay thế bằng một từ nào khác vì nó đã đâm rễ sâu trong Phúc âm.

Chúng ta còn nhớ dụ ngôn người quản lý trung tín và người quản lý bất trung. Người quản lý không phải là ông chủ, ông là người mà ông chủ trao phó tài sản nhờ ông quản lý một cách công bằng và với tinh thần trách nhiệm.

Cũng thế, vị linh mục nhận nơi Đức Kitô các ơn ích của sự cứu rỗi để rồi ban phát lại một cách xác đáng cho những ai mà linh mục được sai đến phục vụ.

Đó là các ơn ích của đức tin.

Vì thế, linh mục là con người của Lời Chúa, con người của Bí tích, con người của các Mầu nhiệm đức tin.

Nhờ đức tin, linh mục mới đạt được các ơn ích thiêng liêng, làm thành gia sản của việc cứu chuộc do Con Thiên Chúa thực hiện. Không ai được quyền coi mình là chủ nhân của các ơn ích này, tất cả chúng ta đều là kẻ được nhận, nhưng nhờ việc Chúa Kitô đã ấn định, người linh mục có bổn phận phải quản lý các ơn ích này.

Một cuộc trao đổi lạ lùng.

Ơn gọi linh mục là một mầu nhiệm của việc trao đổi lạ lùng: Admirabile commercium ! giữa Thiên Chúa với con người.

Việc trao đổi này đã mang lại nhân tính cho Đức Kitô để Ngài dùng như dụng cụ thực hiện ơn cứu rỗi và làm cho con người này trở nên như bản thân thứ hai của Ngài.

Nếu không hiểu được sự mầu nhiệm của việc trao đổi này, chúng ta không hiểu được thái độ của chàng thanh niên, khi anh ta nghe lời mời gọi: “Hãy theo Ta”, chàng liền từ bỏ tất cả vì Đức Kitô với niềm tin chắc chắn rằng: đi theo con đường này, chàng sẽ thực hiện được hoàn toàn bản lãnh con người của mình.

Ở trần gian này, có cách nào thực hiện được nhân tính của chúng ta một cách cao cả hơn là mỗi ngày trong nhân vị Đức Kitô, chúng ta dâng lên hy lễ cứu chuộc, chính hy lễ mà Đức Kitô đã dâng trên thập giá.

Trong hy lễ này, một đàng có sự hiện diện chính Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi một cách sâu sắc; đàng khác toàn thể vũ trụ thụ tạo như được thu gọn trong đó: và phép Thánh Thể cũng được cử hành và dâng lên trên bàn thờ toàn thể lao động của con người và đau khổ của thế giới, theo cách nói hoa mỹ của Teilhard de Chardin.

Vì thế mà để tạ ơn sau Thánh Thể, chúng ta đọc ca khúc của ba chàng thanh niên trong Cựu Ước:

“Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa;
muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn”
(Tc Đn 3, 57).

Thực ra, trong Phép Thánh Thể, tất cả mọi loài thụ tạo hữu hình và vô hình, đặc biệt con người, đều chúc tụng Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và là Cha; và chúc tụng Thiên Chúa với những lời và hoạt động của Đức Kitô, Con Thiên Chúa.

Linh mục và Phép Thánh Thể

“Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”...

Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Lc 10: 21-22).

Những lời này của Phúc âm Thánh Luca đưa chúng ta vào thâm cung Mầu nhiệm Đức Kitô, đồng thời cũng giúp chúng ta tới gần Mầu nhiệm phép Thánh Thể.

Trong phép Thánh Thể, người Con đồng bản thể với Cha, Đấng mà chỉ có Cha biết được – Ngài dâng lên Cha chính bản thân mình làm lễ hy sinh cho nhân loại và cho toàn thể loài thụ tạo.

Trong phép Thánh Thể, Đức Kitô hoàn trả lại cho Cha tất cả những gì đã từ Cha mà phát sinh ra. Như thế thể hiện được Mầu nhiệm công bình sâu xa của thụ tạo đối với Đấng sáng tạo. Con người phải tôn vinh Đấng Tạo hóa bằng cách dâng lên Ngài với lòng tạ ơn và ngợi khen tất cả những gì mà con người nhận lãnh nơi Ngài. Con người không thể bỏ mất ý thức món nợ này vì chỉ một mình con người trong muôn vàn thụ tạo mới có khả năng nhận ra và thanh toán được với tư cách là thụ tạo được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Nhưng, đồng thời vì khả năng hạn hẹp của một thụ tạo và thêm vào đó, tội lỗi nó đã phạm, con người có thể không đủ khả năng để hoàn thành tác động công bình này đối với Đấng Tạo hóa.

Nếu chính Đức Kitô, người Con đồng bản tính với Cha và cũng là con người thật, nếu Ngài không có sáng kiến lập ra phép Thánh Thể. Chức linh mục, tự nguồn gốc nó, là chức linh mục của Đức Kitô. Ngài đã dâng lên Chúa Cha làm lễ hy sinh chính mình Ngài, cả thịt máu Ngài và với lễ hy sinh này, Ngài làm cho toàn thể nhân loại, và một cách gián tiếp tất cả loài thụ tạo, được trở nên công chính trước mặt Chúa Cha.

Vị linh mục khi dâng thánh lễ mỗi ngày được đi vào tận trung tâm Mầu nhiệm này. Vì thế, đối với linh mục, việc cử hành Thánh lễ, không thể không là giây phút nghiêm trang nhất của ngày sống và không thể không là trung tâm điểm của đời mình.

“In persona Christi” - “trong bản vị Đức Kitô”,
“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.

Những lời mà chúng ta lặp lại để kết thúc Kinh Tiền Tụng đưa chúng ta về biến cố thảm kịch của Chúa nhật Lễ Lá. Đức Kitô lên Giê-ru-sa-lem để đương đầu với lễ tế đẫm máu của ngày thứ sáu Tuần Thánh. Nhưng trước đó một ngày, trong Bữa Tiệc ly, ngài lập phép Bí tích của Buổi Tiệc này.

Ngài đọc trên Bánh và Rượu lời Truyền phép :

“Đây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”. “Chén này là giao ước mới, lập bằng Máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22: 19-20), (xem Mt 26: 26-29; Mc 14: 22-25).

Tưởng nhớ thế nào ?

Chúng ta biết từ này có một ý nghĩa vượt trên sự hồi tưởng chỉ có tính cách lịch sử.

“Nhớ” đây phải hiểu theo nghĩa Kinh Thánh, nghĩa là làm cho biến cố hiện diện trước mắt. Đó là sự nhớ hiện diện.

Bí quyết của việc lạ lùng này chính là tác động của Chúa Thánh Linh mà chính linh mục kêu cầu khi người đặt tay trên của lễ: Bánh và Rượu. “Chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa lễ vật này để trở nên cho chúng con Mình và Máu Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con”.

Không chỉ một mình linh mục tưởng niệm các biến cố của sự Thương Khó, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô mà thôi. Chính Chúa Thánh Thần làm cho các biến cố trên được thực hiện lại trên bàn thờ qua tác vụ thánh của linh mục. Đúng là linh mục hành động “in persona Christi” (Trong bản vị Đức Kitô).

Điều mà Đức Kitô đã hoàn thành trên thánh giá và trước đó đã thiết lập thành Bí tích trong Nhà Tiệc ly thì linh mục làm lại nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Linh. Trong giây phút này, linh mục như được quyền lực của Chúa Thánh Linh bao phủ và các lời người thốt ra có một hiệu lực như lời chính miệng Chúa Kitô nói lên trong Bữa Tiệc ly.

(Trích từ Chương 8 trong tác phẩm “Hồng ân và Mầu nhiệm” của Đức Gio-an Phao-lô II về đề tài “Linh mục, ngài là ai”)
(ghi ngày thứ năm Tuần Thánh 1997).

(còn tiếp)

Lm Peter Vũ Chương

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Mẹ Là Nữ Vương Các Linh Hồn. (1/7/2009)
Bối Cảnh Lịch Sử Của Biến Cố Fatima: (1/7/2009)
Mối Thù Vạn Đại Giữa Mẹ Maria Khiêm Tốn Và Satan Kiêu Ngạo (1/6/2009)
132) Đức Mẹ, Người Trừ Qủy Giỏi Nhất (1/5/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (1/5/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Đức Mẹ Maria, Nơi Trú Ẩn An Toàn Của Kẻ Tội Lỗi (1/4/2009)
Đtc Nói: ''mỗi Người Chúng Ta Được Mời Gọi Hãy 'đón Nhận Đức Maria Về Tư Gia''' (1/4/2009)
Tin/Bài khác
Video Clip: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Fatima Và Medjugorje, Bosnia (10/7/2018)
Ơn Lạ Đức Mẹ Ban Cho. (1/2/2009)
Áo Đức Bà Carmelô Và Nghi Thức Làm Phép Và Mặc Áo Đức Bà Carmelô (1/2/2009)
Guơng Thánh Nhân, Thứ Năm 1-1, Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa (1/1/2009)
12 Lời Chúc Đầu Năm Tới Quý Vị (12/31/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768